Đề án Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan

Sau một năm hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công lớn, trong đó không thể không kể tới xuất khẩu rau quả. Đó là một ngành chiếm tỉ trọng tương đối cao trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Đầu thập niên 90 nền kinh tế Việt Nam suy giảm mạnh do mất thị trường xuất khẩu truyền thống ở các nước khối SEV. Từ năm 95 trở lại đây xuất khẩu rau quả nước ta đã hồi phục và đạt được bước tăng trưởng đáng kể. Với các điều kiện, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới và cả một số loại rau quả ôn đới. Cộng với thế mạnh là nguồn lao động dồi dào rau quả của Việt Nam đã vươn tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Nhằm xúc tiến và phát triển kinh tế thương mại Việt Nam đã bắt tay với nhiều đối tác một trong số những số đó là Đài Loan. Từ thập niên 1970 đến nay, Đài Loan lâm vào tình trạng cô lập trên trường ngoại giao. Thời đó chỉ có chưa tới 30 nước còn duy trì mối quan hệ với đảo quốc. Những thập niên gần đây nhờ kinh tế phát triển nhanh chóng Đài Loan trở thành một trong những nước giàu nhất Á châu nên Đài Loan đứng vào hàng “mãnh hổ kinh tế” ở vùng này. Hiện nay diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp Đài Loan vào hàng thứ 3 về mức tăng trưởng cạnh tranh kinh tế. Việt Nam và Đài Loan có mối quan hệ từ rất lâu, có nhiều nét tương đồng và hiểu nhau khá rõ. Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO các bạn hàng của Việt Nam nhìn nhận Việt Nam là một điểm đầu tư đặc biệt thu hút. Trong đó các nhà làm luật Đài Loan tiến cử Việt Nam là nơi đầu tư lý tưởng. Sau chuyến viếng thăm Việt Nam rồi tham dự diễn đàn kinh tế thương mại Việt Nam - Đài Loan, Việt Nam đã được tiến cử như là một thiên đường với nhiều khả năng tiềm ẩn. Mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa Việt Nam và Đài Loan ngày càng thêm củng cố. Việt Nam đã xác định rõ các mặt hàng kinh doanh phù hợp với chức năng, thế mạnh của mình đồng thời phù hợp với nhu cầu từ phía Đài Loan. Rau quả chính là một trong những mặt hàng được đặc biệt quan tâm, xây dựng kinh doanh với Đài Loan ngay từ đầu. Vì thế mà em đã chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan”. Mục tiêu tập trung mô tả các đặc điểm, cơ cấu, phân tích những điểm thuận lợi cũng như khó khăn khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan, từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp cho sự phát triển của ngành rau quả trong những năm sắp tới. Kết cấu đề án được chia thành 3 phần như sau: Chương 1: Vấn đề cơ bản về xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan Chương 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang Đài Loan Em xin cảm ơn trung tâm thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân, các giảng viên khoa Thương Mại. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Giáo sư tiến sĩ Hoàng Đức Thân đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề án này.

docx66 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Diện tích đất canh tác và sản lượng các loại quả của Đài Loan 18 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam qua các năm 31 Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các tháng của 2005 so với 2006 (1.000 $) 32 Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2008 34 Chủng loại rau quả xuất khẩu trong tháng 12/06 35 Chủng loại rau củ xuất khẩu trong tháng 1/2007 37 Bảng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan 40 LỜI MỞ ĐẦU Sau một năm hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công lớn, trong đó không thể không kể tới xuất khẩu rau quả. Đó là một ngành chiếm tỉ trọng tương đối cao trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Đầu thập niên 90 nền kinh tế Việt Nam suy giảm mạnh do mất thị trường xuất khẩu truyền thống ở các nước khối SEV. Từ năm 95 trở lại đây xuất khẩu rau quả nước ta đã hồi phục và đạt được bước tăng trưởng đáng kể. Với các điều kiện, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới và cả một số loại rau quả ôn đới. Cộng với thế mạnh là nguồn lao động dồi dào rau quả của Việt Nam đã vươn tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Nhằm xúc tiến và phát triển kinh tế thương mại Việt Nam đã bắt tay với nhiều đối tác một trong số những số đó là Đài Loan. Từ thập niên 1970 đến nay, Đài Loan lâm vào tình trạng cô lập trên trường ngoại giao. Thời đó chỉ có chưa tới 30 nước còn duy trì mối quan hệ với đảo quốc. Những thập niên gần đây nhờ kinh tế phát triển nhanh chóng Đài Loan trở thành một trong những nước giàu nhất Á châu nên Đài Loan đứng vào hàng “mãnh hổ kinh tế” ở vùng này. Hiện nay diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp Đài Loan vào hàng thứ 3 về mức tăng trưởng cạnh tranh kinh tế. Việt Nam và Đài Loan có mối quan hệ từ rất lâu, có nhiều nét tương đồng và hiểu nhau khá rõ. Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO các bạn hàng của Việt Nam nhìn nhận Việt Nam là một điểm đầu tư đặc biệt thu hút. Trong đó các nhà làm luật Đài Loan tiến cử Việt Nam là nơi đầu tư lý tưởng. Sau chuyến viếng thăm Việt Nam rồi tham dự diễn đàn kinh tế thương mại Việt Nam - Đài Loan, Việt Nam đã được tiến cử như là một thiên đường với nhiều khả năng tiềm ẩn. Mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa Việt Nam và Đài Loan ngày càng thêm củng cố. Việt Nam đã xác định rõ các mặt hàng kinh doanh phù hợp với chức năng, thế mạnh của mình đồng thời phù hợp với nhu cầu từ phía Đài Loan. Rau quả chính là một trong những mặt hàng được đặc biệt quan tâm, xây dựng kinh doanh với Đài Loan ngay từ đầu. Vì thế mà em đã chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan”. Mục tiêu tập trung mô tả các đặc điểm, cơ cấu, phân tích những điểm thuận lợi cũng như khó khăn khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan, từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp cho sự phát triển của ngành rau quả trong những năm sắp tới. Kết cấu đề án được chia thành 3 phần như sau: Chương 1: Vấn đề cơ bản về xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan Chương 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang Đài Loan Em xin cảm ơn trung tâm thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân, các giảng viên khoa Thương Mại. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Giáo sư tiến sĩ Hoàng Đức Thân đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề án này. Chương 1: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN 1.1. Đặc điểm của mặt hàng rau quả Về nguồn hàng Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, có tiềm năng về phát triển rau quả. Với 7 vùng sinh thái khác nhau, tạo điều kiện cho Việt Nam có khả năng trồng luân canh nhiều loại rau và cây ăn quả phong phú, đa dạng. Ở Trung du và miền núi phía Bắc có thể trông mận, hồng, đào, chuối, dứa, vải, nhãn, súp lơ xanh, su hào,... Đồng bằng Sông Hồng thì trồng nhãn, cam, na, quýt, các loại rau vụ đông: bắp cải, cà rốt,… Các loại rau mùa hè như: rau đay, dưa chuột, các loại bí, mướp,… Đồng bằng Sông Cửu Long trồng vải, nhãn, sầu riêng, xoài, dứa,…thanh long, trái bơ, chôm chôm, chuối, mít thì được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Hiện nay nhiều vùng qui hoạch trồng rau quả đã được xác lập trong cả nước. Việc chế biến cũng được đầu tư và nhiều mặt hàng được chế biến bằng phương pháp cổ truyền như sấy, muối chua, muối mặn,… cũng như những mặt hàng đồ hộp của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Với nền công nghiệp mới, hiện đại hơn trước ngành rau quả đã có nhiều sản phẩm đa dạng. Chúng ta đã sấy khô và đóng hộp các loại quả (mít, khoai môn, dứa, chuối, nhãn, vải,…). Nước uống tưới đóng trong lon, chai, hộp giấy hoặc được đóng vào can lớn, hộp lớn. Các loại sản phẩm muối và nước quả cô đặc cũng rất được ưa thích. Với nguồn cung vô cùng đa dạng, phong phú các nhà xuất khẩu của Việt Nam không khó để thu mua các loại rau quả. Nhưng vấn đề đặt ra là phải xác định đặc điểm rau quả từng thời vụ để lên kế hoạch thu mua sao cho tốt nhất, số lượng nhiều nhưng giá mua lại là thấp nhất. Thông thường vào mùa vụ giá cả các loại thường thấp, chất lượng và mẫu mã đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên, có không ít những đơn đặt hàng về các loại rau quả trái vụ, với mặt hàng này khả năng dự trữ là thấp, khó có thể dự trữ lâu dài với số lượng lớn nên không đủ khả năng để cung cấp cho Đài Loan. Từ đó cho thấy Việt Nam cần phải xác định rõ nguồn hàng để cung cấp cùng với nguồn dự trữ của mình. Sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã mở rộng ngoại giao và tự hoàn thiện mình hơn nữa. Bên đối tác có nhiều khắt khe nhưng do Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm đã biết rõ tình trạng này. Nhờ vậy hầu hết những yêu cầu về hoa quả trái vụ chúng ta đều thực hiện tương đối hiệu quả, có uy tín với nhiều nước trên thế giới, luôn giữ được bạn hàng truyền thống là Đài Loan và các thị trường khác như: Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ,… Tuy nhiên Việt Nam đang cố gắng để phát huy hiệu quả của mặt chuyên môn này để có thể thành công hơn nữa trong tương lai. 1.1.2. Về chất lượng của mặt hàng rau quả Hiện nay chất lượng của nhiều loại hoa quả tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu luôn là vấn đề nổi cộm. Chất lượng của rau quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, phương pháp canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển,… Trong đó giống rau quả và kỹ thuật trồng trọt là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng suất và đặc biệt là chất lượng rau quả. Việt Nam có nhiều loại giống rau bản địa phong phú. Sự phong phú này đã được khai thác phát triển một cách triệt để, nhiều giống rau quả hiện nay phù hợp với thị trường trong nước, người dân đã sử dụng giống có sẵn một cách thuần thục. Tuy nhiên vẫn chưa có sự đầu tư thích đáng cho phát triển những giống mới có chất lượng cao hơn, phù hợp với thị trường thị hiếu phức tạp của các thị trường khác nhau. Đó chính là một trong những điểm yếu cơ bản về khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Trên thực tế do tập quan lâu đời của nước ta là vườn cây ăn trái được trồng bằng hạt do vậy bị thoái hóa, bị lai tạp nhiều. Các giống bị lai tạp không thuần chủng tạo ra khó khăn cơ bản cho sản phẩm như tính không đồng đều, sự ổn định về chất lượng tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên, bắt đầu từ vài năm gần đây việc nhập giống tiến bộ, tuyển chọn giống nội địa tốt đã được mọi người dân quan tâm và thực hiện theo. Vải thiều là loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở các tình phía Bắc nhất là Bắc Giang, Hưng Yên. Sản lượng cho nhiều thích hợp cho việc tiêu dùng nội địa nhưng khi chế biến thì quả vải đổi màu sau khi đóng hộp từ 2-3 tháng. Do đó đòi hỏi ta phải tìm kiếm thị trường xuất khẩu từ trước. Nhãn thì hầu hết các giống đang được trồng ở miền Nam và miền Bắc cho chất lượng và số lượng tương đối cao. Một số địa phương như Hưng Yên đã tận dụng nguồn này để chế biến nhiều sản phẩm thơm ngon, chất lượng đảm bảo đó là long nhãn được rất nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, cùi nhãn mỏng và hạt nhãn lại lớn, điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng long nhãn khi chế biến. Giống dứa phổ biến ở Việt Nam hiện nay là giống Queen Victoria cho quả nhỏ năng suất thấp (trên dưới 10 tấn/ha). Nó rất phù hợp cho tiêu dùng tươi. Giống dứa Cayen năng suất cao hơn đạt 50-60 tấn/ha. Nhiều nước và quả thích hợp để chế biến đóng hộp thành dứa khoanh hoặc nước dứa ép, sản phẩm chế biến ra rất thơm ngon được nhiều thị trường đặt mua. Các giống chuối và cây có múi của Việt Nam cũng chỉ phù hợp với thị trường trong nước, chứ chưa phù hợp xuất khẩu ra thị trường quốc tế vì kích thước, năng suất, màu sắc, mùi vị còn chưa phù hợp. Bên cạnh đó nhiều nước trong khu vực đã bằng cách này hay cách khác lấy giống một số loại hoa quả của Việt Nam như thanh long, chỉ một vài năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu nhập nhiều giống chất lượng cao của các nước đối với một số cây ăn quả nhiệt đới như xoài từ Thái Lan, Ôxtraylia, dứa, nhãn từ Trung Quốc và Thái Lan, hồng từ Đài Loan. Mặt hàng rau quả mang tính thời vụ điển hình, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Nhất là các loại rau, nếu điều kiện tự nhiên tốt như mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ. Cho các loại rau đồng đều cả về số lượng lẫn chất lượng mà giá cả lại rẻ. Nhưng nếu thời tiết bất ổn, kéo theo sự sụt giảm về chất lượng rất mạnh. Trong khi đó hàng hóa đem đi xuất khẩu có những đòi hỏi rất khắt khe, bởi đây là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên sẽ được kiểm định chặt chẽ tại quốc gia nhập khẩu. Bất kì dấu hiệu bất ổn nào cũng gây ra bất lợi cho Việt Nam, hàng hóa sẽ bị đem trả lại, gây tổn thất về tài chính và uy tín. Các loại rau vụ đông vừa qua do thời tiết rét đậm rét hại liên tục trong nhiều ngày đã không thể sống và tăng trưởng như dự tính, chất lượng thu về kém hẳn so với mẫu năm trước. Tuy nhiên “mùa nào thức ấy” phải có khí hậu se se lạnh thì mới trồng được. Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải luôn cố gắng hết sức để kiểm soát chất lượng sản phẩm đưa đi xuất khẩu. Do các nước nhập khẩu luôn bảo hộ cho sản xuất trong nước, cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao của người dân. Vấn đề sức khỏe được đặt lên hàng đầu, các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm trở nên rất cao. Để chiếm lĩnh trên thị trường quốc tế và đủ sức để cạnh tranh với các nước khác như: Thái Lan, Trung Quốc… Việt Nam phải đảm bảo tiêu chuẩn hàm lượng các chất trong thực phẩm đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, giảm thiểu sai sót. Về vấn đề bảo quản rau quả Với đặc tính của rau quả đó là những thực phẩm tươi, việc dự trữ mặt hàng này trong một thời gian dài không thể không tránh khỏi ít nhiều sẽ làm giảm đi chất lượng của chúng. Trong khi xuất khẩu luôn đòi hỏi rau quả tươi mới nhất. Vì thế việc bảo quản rau quả như thế nào để vẫn giữ được chất lượng là một vấn đề nan giải và cần thiết. Muốn đáp ứng được yêu cầu của thị trường buộc chúng ta phải có một quá trình chế biến, bảo quản dự trữ thật tốt. Khâu này có thực hiện tốt mới đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Vì chỉ cần một thời gian ngắn nếu không được bảo quản đúng qui cách, rau quả dễ bị biến chất, không sử dụng được. Thu mua sản phẩm đồng đều về chất lượng giữa vố số loại sản phẩm khác nhau là điều rất khó. Vì vậy việc bảo quản gặp nhiều trở ngại, các loại rau quả được thu thập từ nhiều địa phương, hầu hết là đa chủng loại. Trong khi công nghệ bảo quản tại Việt Nam còn thấp, công nghệ chế biến còn lạc hậu, chỉ được sơ chế chứ chưa thực sự được bảo đảm an toàn. Ảnh hưởng đến các thành phần chất của sản phẩm. Đối với rau quả độ tươi được đánh giá rất cao, tiếp theo là hương vị, hình dáng, màu sắc của sản phẩm. Tùy theo từng mặt hàng cụ thể mà chúng ta có những hình thức bảo quản sao cho hợp lý. Nước ta chủ yếu bảo quản rau quả theo những các sau: Bảo quản trên điều kiện thường: nghĩa là không bảo quản lạnh hay bất kỳ cách xử lý nào khác ngoài hệ thống thông gió. Thường được áp dụng cho: khoai tây, củ cải, cà rốt, cải bắp, chuối buồng… Bảo quản lạnh: kho lạnh phải đạt tiêu chuẩn trần và sàn nhà đều phải được cách nhiệt tốt. Bảo quản bằng điều chỉnh khí quyển: phòng kho phải kín, lạnh hoặc không lạnh, có hệ thống thông gió và cung cấp oxy, nitơ, cacbonic, với thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm các khí này một cách tự động. Phương pháp này thường áp dụng cho táo, lê, xà lách, cải bắp, măng tây,... Ngoài ra còn bảo quản rau quả tươi bằng hóa chất được phép sử dụng trong đó có chất chống thối, mốc, chống nảy mầm,… Riêng đối với rau quả chế biến có thể chia thành các nhóm sau: Sơ chế. Đông lạnh: tất cả các loại rau quả đều có thể xắt miếng cho vào bao bì thích hợp bảo quản đông lạnh trong thời gian dài, vận chuyển đi xa. Sấy khô: sấy bằng không khí nóng, với các sản phẩm đặc trưng là táo, chuối, mận, vải,… sấy thăng hoa áp lực cao có thể áp dụng với hầu hết các loại rau quả. Sản phẩm muối: muối mặn, muối chua dùng cho: hành, cà, ngô, dưa chuột, các loại dưa,… Bao bì đóng gói bảo quản các loại rau quả cũng rất cần thiết. Nó có tác dụng bảo vệ rau quả trước tác động của môi trường. Chất liệu đóng gói phù hợp với tính chất của sản phẩm, hình thức đẹp, gây chú ý trong đó phải chứa đựng đầy đủ thông tin về sản phẩm: nơi sản xuất, hạn sử dụng, hàm lượng các chất dinh dưỡng… Nhu cầu về rau quả trên các thị trường Nhu cầu về rau quả các loại (ở dạng tươi hoặc đã chế biến) ngày càng giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Rau quả không chỉ có tác dụng dinh dưỡng mà còn cung cấp cho con người nguôn dược liệu quí giá vì trong rau quả không chỉ có các loại vitamin A, B, C, E, catoren mà còn một số yếu tố vi lượng khác. Đặc biệt trong rau quả còn chứa chất xơ giúp cho bộ máy tiêu hóa làm việc tốt hơn. Vì thế mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới hàng năm cũng tiêu thụ một số lượng lớn thực phẩm là rau quả. Theo số liệu trung tâm thông tin thương mại toàn cầu thì các nước đứng đầu về xuất khẩu rau là Mêhicô, Trung quốc, Hoa Kỳ, EU, Canada. Còn về sản xuất quả lớn nhất thế giới là Trung Quốc, EU đứng thứ 2, đứng thứ 3 là Ấn Độ. Trong đó Trung Quốc có mức tăng trưởng sản lượng cao nhất. Các nước sản xuất rau quả lớn khác là Braxin, Hoa Kỳ, Mêhicô, Chilê và Nam Phi có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Nhu cầu của người tiêu dùng có liên quan tới thu nhập quá trình đô thị hóa, thông tin và giáo dục. Những thông tin và giáo dục về vấn đề sức khỏe đã ảnh hưởng tới ưu tiên trong tiêu dùng đối với rau quả của người dân. Rất nhiều chiến dịch khác nhau đã cung cấp cho người dân những thông tin về lợi ích đối với sức khỏe từ viêc ăn rau quả. Xu hướng tăng cường chế độ ăn kiêng ở các nước phát triển cũng khuyến khích tiêu thụ nhiều rau quả hơn. Tại các nước đang phát triển lượng rau tiêu thụ ở thành phố cao hơn ở nông thôn. Theo số liệu của tổ chức nông lương quốc tế (FAO) nghiên cứu tại Trung Quốc lượng tiêu thụ rau trên đầu người hàng năm ở thành thị cao hơn nông thôn là 40kg. Các nước đang phát triển lại là nước đang trong quá trình đô thị hóa do vậy đây là các thị trường đầy tiềm năng. Một thay đổi nữa đó là xu hướng gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm trái vụ. Người tiêu dùng ở nhiều nước phát triển sẵn sàng trả mức giá rất cao cho các sản phẩm trái vụ. Trong vòng hai thập kỉ qua thương mại rau quả thế giới có bước phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu của FAO thị phần của rau quả xuất khẩu trong tổng thương mại hàng nông sản toàn cầu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 11,7%. Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất thuộc nhóm các sản phẩm phi truyền thống như: xoài, khoai tây, cam, nấm, ngô ngọt, bơ... đều tăng ở mức 2 con số trong suốt những năm vừa qua. Ngược lại cũng trong giai đoạn này tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của các phẩm truyền thống (chuối và quả có múi) giảm đi. Các nước đang phát triển ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong xuất khẩu rau quả, đặc biệt là rau quả phi truyền thống. Hiện nay các nước đang phát triển chiếm khoảng 60% thị phần rau quả xuất khẩu trên toàn cầu. 1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu rau quả của Việt Nam 1.2.1. Sự cần thiết của xuất khẩu rau quả Ngay từ thuở xa xưa con người đã tìm cho mình một loại thức ăn có sẵn từ thiên nhiên, mang đầy giá trị dinh dưỡng và thực sự hữu ích cho sự phát triển của cơ thể con người đó chính là rau quả. Cùng với bước tiến của thời đại rau quả ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình đối với cuộc sống của con người nói chung và đối với sự phát triển của nền kinh tế nói riêng. Đối với một số đất nước có không có điều kiện sản xuất rau quả như: Nhật Bản, Nga và một số nước ở châu phi thì việc nhập khẩu rau quả từ nước khác là không thể tránh khỏi. Trong khi đó nước ta là nước đi lên từ nông nghiệp, đời sống nhân dân còn rất khó khăn, thiếu thốn nhưng lại có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại rau quả. Vì vậy việc trao đổi, mua bán rau quả với nước ngoài là rất cần thiết. Trong khẩu phần ăn của con người ngoài calo, chất béo, chất đạm ra còn cần có vitamin, muối khoáng các axit hữu cơ mà các chất này thì lại có chủ yếu trong rau quả. Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học thì hàng ngày cơ thể của chúng ta cần khoảng 1300 – 1500 calo và nhu cầu tiêu dùng rau quả hàng ngày cho một người là từ 300 – 400 gam (khoảng 9 – 12 kg/người/tháng). Khi đời sống của người dân ở các nước phát triển ngày càng được nâng cao hơn thì rau quả còn có tác dụng giúp làm đẹp và giảm cân. Phát triển rau quả không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà nó còn góp phần tạo ra công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, xoá đói giảm nghèo, tăng ngoại tệ cho đất nước. Rau quả ngày càng chiếm tỉ trọng cao hơn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tất cả các nước trong những thập kỉ qua. Xuất khẩu rau quả không những nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước mà còn giúp nền kinh tế nước ta ổn định và bền vững hơn vì nguồn lực được phân bổ hợp lý, có hiệu quả. Chính điều này sẽ giúp cho những nước đang phát triển như Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật. 1.2.2. Vai trò của xuất khẩu rau quả Xuất khẩu rau quả thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, góp phần thu ngoại tệ: Xuất khẩu rau quả có vai trò rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp nước ta, tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ nâng cao năng lực sản xuất của các đơn vị xuất khẩu mặt hàng rau quả, nhờ vậy ngành sản xuất rau quả có thể phát triển ổn định. Nhờ có hoạt động xuất khẩu mà các vùng trồng cây ăn quả được xây dựng một cách có hệ thống chứ không phát triển một cách tràn lan. Nhờ có xuất khẩu mà các doanh nghiệp và người nông dân đã hình thành nên mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau. Doanh nghiệp cung cấp giống cây trồng, hỗ trợ máy móc còn người nông dân sẽ bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Vì vậy mà hiệu quả kinh tế đã được tăng lên đáng kể. Thông qua xuất khẩu sẽ giúp chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu thích ứng với thay đổi, đòi hỏi của thị trường. Theo đánh giá của các nhà kinh tế và các chuyên gia thì việc sản xuất và xuất khẩu rau quả cho hiệu quả cao hơn so với các nông sản khác. Trong khi các loại cây công nghiệp từ năm thứ 8 trở đi sẽ bắt đầu có lãi, thì với cây vải thiều đến năm thứ 5 đã thu hồi vốn, và từ năm thứ 6 trở đi đã sinh lời. Mỗi năm trên thế giới nhu cầu tiêu dùng rau quả tăng thêm 3,6%/năm; trong khi đó cung chỉ tăng 2,8%/năm. Xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng vào việc tăng thu ngân sách cho nhà nước. Mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng nhanh. Đến năm 2008 nước ta dự kiến sẽ tăng 16,7% đạt 350 triệu tấn. Với những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam thì chúng ta còn rất nhiều cơ hội để gia nhập, cạnh tranh với thị trường thế giới. Xuất khẩu rau quả góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống người dân. Với dân số hơn 81 triệu người trong đó hơn 50 triệu người đang ở độ tuổi lao động, hàng năm lại có thêm 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Việt Nam là một trong những nước có lượng người lao động đông nhất trong khu vực. Tuy nhiên lao động của chúng còn hạn chế về trình độ, lao động thủ công là chính. Rau quả không như những mặt hàng có thể sản xuất quanh năm mà nó có tính thời vụ, những người dân thất nghiệp trong lúc nông nhàn đều kéo nhau lên t
Tài liệu liên quan