Đề án Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Toàn cầu hoá đang là xu hướng phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Lịch sử đã chứng minh rằng các quốc gia đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao đều thực hiện đường lối mở cửa hội nhập nền kinh tế. Hội nhập không chỉ tạo điều kiện cho các nước tiếp cận nhanh chóng với thành tựu khoa học kỹ thuật mà còn giúp cho các nước có cơ hội tham gia vào thị trường thế giới hiện đại, tiên tiến trên cơ sở tận dụng lợi thế cạnh tranh của mỗi nước, mỗi doanh nghiệp. Là bộ phận của thế giới, Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của toàn cầu hoá, đặc biệt khi chúng ta là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), mọi rào cản thương mại giữa các quốc gia đã được rỡ bỏ,cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Khi đó chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh đắc lực của tất cả các doanh nghiệp. Hệ thống quản lý chất lượng được biết đến như là một tổ chức, một công cụ, một phương tiện để thực hiện mục tiêu chất lượng. Vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may hiện nay là: chất lượng, giá cả, và thời gian. Trong đó, chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Cần phải khẳng định chất lượng được coi là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hoá. Chất lượng đem lại thương hiệu và giúp thương hiệu Việt Nam thâm nhập và khẳng định được mình trên thị trường thế giới. Chất lượng hiện nay không đơn giản chỉ là một sản phẩm hoàn thiện, đầy đủ chức năng, đẹp, đáp ứng được mọi yêu cầu kỹ thuật, mà là độ thoả mãn của khách hàng. Vì thế chất lượng được coi trọng ở tất cả các khâu từ thiết kế, sản xuất đến phân phối. Từ những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam” làm đề tài đề án của mình.

doc38 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá đang là xu hướng phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Lịch sử đã chứng minh rằng các quốc gia đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao đều thực hiện đường lối mở cửa hội nhập nền kinh tế. Hội nhập không chỉ tạo điều kiện cho các nước tiếp cận nhanh chóng với thành tựu khoa học kỹ thuật mà còn giúp cho các nước có cơ hội tham gia vào thị trường thế giới hiện đại, tiên tiến trên cơ sở tận dụng lợi thế cạnh tranh của mỗi nước, mỗi doanh nghiệp. Là bộ phận của thế giới, Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của toàn cầu hoá, đặc biệt khi chúng ta là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), mọi rào cản thương mại giữa các quốc gia đã được rỡ bỏ,cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Khi đó chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh đắc lực của tất cả các doanh nghiệp. Hệ thống quản lý chất lượng được biết đến như là một tổ chức, một công cụ, một phương tiện để thực hiện mục tiêu chất lượng. Vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may hiện nay là: chất lượng, giá cả, và thời gian. Trong đó, chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Cần phải khẳng định chất lượng được coi là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hoá. Chất lượng đem lại thương hiệu và giúp thương hiệu Việt Nam thâm nhập và khẳng định được mình trên thị trường thế giới. Chất lượng hiện nay không đơn giản chỉ là một sản phẩm hoàn thiện, đầy đủ chức năng, đẹp, đáp ứng được mọi yêu cầu kỹ thuật, mà là độ thoả mãn của khách hàng. Vì thế chất lượng được coi trọng ở tất cả các khâu từ thiết kế, sản xuất đến phân phối. Từ những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam” làm đề tài đề án của mình. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử dụng phổ biến và rất thông dụng hằng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường. Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được ngươi tiêu dùng đánh giá cao Theo quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước. Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm: chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó. Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan niệm chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. Còn nhiều định nghĩa khác nhau về Chất lượng sản phẩm xét theo các quan điểm tếp cận khác nhau. Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa: "Chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu". Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn. Do tác dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này được chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay. Định nghĩa chất lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng. Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng sản phẩm nhưng tựu chung lại thì chúng phải bao gồm những khía cạnh sau: - Chất lượng sản phẩm phải là một tập hợp các chỉ tiêu, những đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật nói lên tính hữu ích của sản phẩm; - Chất lượng sản phẩm phải thể hiện trong tiêu dùng và cần xem xét sản phẩm thoả mãn tới mức nào yêu cầu của thị trường; - Chất lượng sản phẩm phải gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và phong tục. Phong tục tập quán của một cộng đồng có thể phủ nhận hoàn toàn những thứ mà thông thường ta cho là “có chất lượng”, có tính hữu ích cao. 1.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua các chỉ tiêu, các thông số kinh tế- kỹ thuật cụ thể. Với mỗi sản phẩm cụ thể vai trò của các nhóm chỉ tiêu trong đánh giá chất lượng là khác nhau. Vì vậy đánh giá chất lượng phải sử dụng phạm trù sức nặng để phân biệt vai trò của từng chỉ tiêu đối với chất lượng sản phẩm Những chỉ tiêu chung nhất phản ánh chất lượng sản phẩm gồm: - Các thuộc tính kỹ thuật: phản ánh công dụng chức năng của sản phẩm. Nhóm này đặc trưng cho các thuộc tính xác định chức năng tác dụng chủ yếu của sản phẩm được quy định bởi các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo về đặc tính cơ, lý, hoá của sản phẩm. Các yếu tố này được thiết kế theo những tổ hợp khác nhau tạo ra chức năng đặc trưng cho sản phẩm và hiệu quả của quá trình sử dụng sản phẩm đó; - Các yếu tố thẩm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, sự hoàn thiện tính cân đối, màu sắc, trang tri, tính thời trang; -Tuổi thọ của sản phẩm: Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm giữ được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo đúng các yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng quy định. Tuổi thọ là một yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng; - Độ tin cậy của sản phẩm: Độ tin cậy được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng của một sản phẩm và đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường mình; - Độ an toàn của sản phẩm: những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành sản phẩm, an toàn đối với sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường là yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với mỗi yếu tố sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng hiện nay. Khi thiết kế sản phẩm phải luôn coi đây là tiêu chí cơ bản không thể thiếu được của sản phẩm; - Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: Cũng giống như độ can toàn, mức độ gây ô nhiễm được coi là một yếu tố bắt buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường; - Tính tiện dụng: Phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản, dễ sử dụng của sản phẩm và khả năng thay thế khi có những bộ phận bị hỏng; - Tính kinh tế của sản phẩm: Đây là yếu tố quan trọng đối với những sản phẩm khi sử dụng có tiêu hao nguyên liệu, năng lượng. Tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trong sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường; Ngoài ra những dịch vụ đi kèm sản phẩm, đặc biệt là dịch vụ sau khi bán đang trở thành một trong những tiêu chí quan trọng trong thành phần chất lượng sản phẩm. Trong nhiều trường hợp chúng đóng vai trò cơ bản cho sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Tên, nhãn hiệu, danh tiếng, uy tín của sản phẩm cũng được coi như yếu tố chất lượng vô hình tác động lên tâm lý lựa chọn của khách hàng, thu hút sự chú ý và kích thích ham muốn mua hàng của họ. 1.3. Các yêu cầu và đặc điểm của chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm chính là kết quả của sự phối hợp thống nhất giữa lao động với các yếu tố công nghệ, kỹ thuật, kinh tế và văn hoá xã hội. Bao hàm trong chất lượng là một tập hợp các thuộc tính thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật đặc trưng phù hợp với môi trường xã hội và trình độ phát triển trong từng thời kỳ; Yêu cầu về sử dụng: phù hợp với mục đích và thời hạn sử dụng cả về hao mòn vật lý và hao mòn vô hình. Để thoả mãn yêu cầu này cần phải lựa chọn nguyên vật liệu may, các vật liệu cho phù hợp. Yêu cầu về vệ sinh: Đòi hỏi các sản phẩm phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ thể trong quá trình sử dụng, quần áo có khả năng bảo vệ được cơ thể, chống lại được các tác động của mội trường. Đồng thời không gây độc hại cho cơ thể do những hoá chất có sử dụng trong quá trình dệt, nhuộm, giặt, là… Yêu cầu đối với quá trình gia công: kích cỡ, đường may phải phù hợp với các yêu cầu đã được xác định theo mẫu… Yêu cầu về chỉnh lý: Các chế độ giặt, ủi, hiệu chỉnh, bao gói, nhãn hiệu phải đạ hiệu quả, phù hợp với sản phẩm… - Yêu cầu về tính thẩm mỹ của sản phẩm: Phong phú về kiểu dáng, màu sắc, tính thời trang độc đáo của sản phẩm Yêu cầu về tính kinh tế của sản phẩm: Phải đạt thực hiện các biện pháp chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường Sản phẩm khi đưa ra thị trường, trở thành hàng hoá phải thoả mãn được khách hàng về cả hai mặt giá trị sử dụng và giá trị. Xuất phát từ bản chất sản phẩm luôn có hai đặc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng phản ánh công dụng cụ thể của sản phẩm và chính công dụng này làm nên tính hữu ích của nó. Và khi nói đến chất lượng sản phẩm không thể chỉ nói đến giá trị sử dụng của sản phẩm mà phải đề cập đến cả mặt giá trị và các dịch vụ khác có liên quan trực tiếp đến sản phẩm, thoả mãn được yêu cầu của khách hàng về mặt kinh tế; Chất lượng sản phẩm phải được hình thành trong tất cả mọi hoạt động, mọi quá trình tạo ra sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ , thống nhất giữa các quá trình trước, trong và sau sản xuất: nghiên cứu thiết kế, chuẩn bị sản xuất, sản xuất và sử dụng sản phẩm. Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và công nghệ liên quan đến mọi hoạt động trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất- kinh doanh. Các yếu tố tác động đến chất lượng mang tính nhiều vẻ, có yếu tố bên trong và bên ngoài, có yếu tố trực tiếp và yếu tố gián tiếp, nguyên nhân và kết quả; Chất lượng sản phẩm có tính tương đối cần được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với thời gian và không gian. Chất lượng sản phẩm không ở trạng thái cố định, mà thay đổi theo từng thời kì phụ thuộc vào sự biến động của các yếu tố sản xuất của khoa học- công nghê, tiến bộ kỹ thuật và yêu cầu của từng thị trường. Trên những thị trường khác nhau có những yêu cầu chất lượng khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cần phải xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện và môi trường kinh doanh, tình hình và khả năng phát triển kinh tế xã hội và công nghệ trong mỗi thời kỳ và của từng nước, từng khu vực thị trường cụ thể; Chất lượng được đánh giá trên cả hai mặt chủ quan và khách quan. Tính chủ quan của chất lượng thể hiện thông qua chất lượng trong sự phù hợp hay còn gọi chất lượng thiết kế. Đó là mức độ phù hợp của thiết kế đối với nhu cầu của khách hàng. Nó phản ánh nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Nâng cao loại chất lượng này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Tính khách quan thể hiện thông qua các thuộc tính vốn có trong từng sản phẩm. Nhờ tính khách quan này chất lượng có thể đánh giá thông qua các tiêu chuẩn, chỉ tiêu cụ thể. Tính khách quan của chất lượng thông qua chất lượng tuân thủ thiết kế. Đó là mức độ phù hợp của các đặc tính chất lượng sản phẩm so với tiêu chuẩn thiết kế đặt ra. Loại chất lượng này phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất đặc điểm và trình độ công nghệ và trình độ tổ chức quản lý, sản xuất của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng loại này giúp các doanh nghiệp giảm chi phí chất lượng; Chất lượng sản phẩm chỉ thể hiện đúng trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với mục đích tiêu dùng cụ thể. Không thể có chất lượng chung cho tất cả mọi điều kiện, mọi đối tượng. Đặc điểm này đòi hỏi việc cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm cho người tiêu dùng là một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với các nhà sản xuất. 1.4. Vai trò của chất lượng sản phẩm Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác động của quy luật cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao thì chúng phải đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất (sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ). Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn tại thì sản phẩm, dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh cao, nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh về nhiều mặt. Quan tâm đến chất lượng, quản lý chất lượng chính là một trong những phương thức tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua: · Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua: Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau. Các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiêp. Khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm có thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có những thuộc tính kinh tế - kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi vậy sản phẩm có các thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. · Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiêp trện thị trường: Khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm. Nhờ đó uy tín và danh itếng của doanh nghiệp được nâng cao, có tác động to lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nâng cao đời sống và phát triển sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua. Mỗi sản phẩm có rất nhiều thuộc tính khác nhau. Khách hàng quyết định lựa chọn mua những sản phẩm có thuộc tính phù hợp với nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có tính kinh tế- kỹ thuật thoả mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn; Khi sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao có tác động lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. Nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường nhờ chất lượng cao là cơ sở cho khả năng duy trì và mở rộng thị trường, tạo sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp; Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp và đánh giá năng lực của tiến bộ khoa học- công nghệ, năng suất lao động, tổ chức quản lý. Trong nhiều trường hợp nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa tương đương với tăng năng suất lao động xã hội. Giá trị sử dụng, lợi ích kinh tế- xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào tăng lên, tiết kiệm các nguồn lực cho sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận, trên cơ sở đó đảm bảo kết hợp thống nhất các loại lợi ích trong doanh nghiệp và xã hội, tạo động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng còn giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian và sức lực khi sử dụng sản phẩm do các doanh nghiệp cung cấp. Nó tạo cho người tiêu dùng những tiện lợi hơn và đáp ứng nhanh hơn, đầy đủ hơn. Suy cho cùng đó là những lợi ích mà mục tiêu của việc sản xuất và cung cấp sản phẩm đưa lại cho con người. Bởi vậy, chất lượng đã và luôn là yếu tố quan trọng số một đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng; Nâng cao chất lượng là giải pháp quan trọng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, trên cơ sở đó đảm bảo kết hợp thống nhất các loại lợi ích trong doanh nghiệp và xã hội, tạo động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp. Nhờ đảm bảo, duy trì và nâng cao chất lượng, các doanh nghiệp, chủ sở hữu, người lao động, người tiêu dùng và toàn xã hôị đều thu được những lợi ích thiết thực. Doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, phát triển thị trường, mở rộng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, người tiêu dùng thoả mãn nhu cầu với chi phí hợp lý, chủ sở hữu có nguồn thu tăng và cuối cùng là Nhà nước tăng ngân sách và giải quyế những vấn đề xã hội; Tóm lại nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng cho việc đảy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa đến nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của sản phẩm hàng hoá Việt Nam và sức mạnh kinh tế của đất nước trên thị trường thế giới. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm được tạo ra trong toàn bộ chu kỳ của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bắt đầu từ khâu thiết kế sản phẩm tới các khâu tổ chức mua sắm nguyên vật liệu triển khai quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm chịu tác động của rất nhiều các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài và những nhân tố bên trong của doanh nghiệp. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc với nhau, tạo ra tác động tổng hợp đến chất lượng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra 1.5.1. Những nhân tố môi trường bên ngoài 1.5.1.1. Tình hình phát triển kinh tế thế giới Xu hướng toàn cầu hoá với sự tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới của mọi quốc gia- đẩy mạnh tự do thương mại quốc tế; Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học- công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đã thay đổi nhiều cách tư duy cũ và đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng; Cạnh tranh gay gắt cùng với sự bão hoà của thị trường. Vai trò của các lợi thế về năng suất chất lượng đang trở thành hàng đầu. 1.5.1.2. Tình hình thị trường Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho sự phát triển chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tồn tại khi nó đáp ứng được những mong đợi của khách hàng. Xu hướng phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu trên thị trường. Nhu cầu càng phong phú đa dạng và thay đổi nhanh càng cần hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. 1.5.1.3. Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ là không giới hạn, nhờ đó mà sản phẩm sản xuất ra luôn có các thuộc tính chất lượng với những chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tốt hơn. 1.5.1.4. Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia Cơ chế quản lý kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nghiên cứu nhu cầu, thiết kế sản phẩm. Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sả
Tài liệu liên quan