Đề cương môn: Ngân hàng thương mại

I. MÔ TẢ MÔN HỌC Ngân hàng thương mại là môn học chuyên ngành sâu dành cho các đối tượng làm trong ngân hàng hoặc đang nghiên cứu về ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng tác động trwcjt iếp tới sự phát triển của mọi lĩnh vực và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Có thể nói rằng, sự hoạt động hiệu quả của hệ thống ngân hàng gắn với sự hưng thịnh của nền kinh tế. Môn chuyên ngành sâu này cung cấp cho học viên các kiến thức về (ii) các hoạt động kinh doanh của ngân hàng; (ii) quản lý tài sản – nợ (iii) quản trị rủi ro, và (iv) cấu trúc tổ chức của ngân hàng – lựa chọn mô hình phát triển. Môn ngân hàng thương mại giảng cho hệ cao học, có những khác biệt so với chương trình ở bậc cử nhân như sau: (i) Các nội dung nghiên cứu được xây dựng theo phương thức tổng hợp, xâu chuỗi, nâng cao từ những chủ đề cốt lõi của ngân hàng thương mại; (ii) Nhấn mạnh đến một số mô hình lý thuyết và thực tiễn khi giải quyết các vấn đề nghiên cứu; (iii) Liên hệ các chủ đề cốt lõi của ngân hàng thương mại bằng các kinh nghiệm quốc tế và ở Việt Nam

pdf12 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn: Ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương môn: Ngân hàng thương mại 1 PHẦN I. GIỚI THIỆU MÔN HỌC Tên môn học Ngân hàng thương mại Mã số ........... Tổng số ĐVHT 3, trong đó giảng lý thuyết là 2 ĐVHT và thực hành là 1 ĐVHT Giáo viên phụ trách môn học PGS,TS Phan Thị Thu Hà PGS,TS Vương Trọng Nghĩa PGS.TS Lê Đức Lữ ThS. Phan Thị Hạnh Th.S. Lê Phong Châu TS. Lê Thanh Tâm Bộ môn phụ trách Bộ môn Ngân hàng thương mại I. MÔ TẢ MÔN HỌC Ngân hàng thương mại là môn học chuyên ngành sâu dành cho các đối tượng làm trong ngân hàng hoặc đang nghiên cứu về ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng tác động trwcjt iếp tới sự phát triển của mọi lĩnh vực và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Có thể nói rằng, sự hoạt động hiệu quả của hệ thống ngân hàng gắn với sự hưng thịnh của nền kinh tế. Môn chuyên ngành sâu này cung cấp cho học viên các kiến thức về (ii) các hoạt động kinh doanh của ngân hàng; (ii) quản lý tài sản – nợ (iii) quản trị rủi ro, và (iv) cấu trúc tổ chức của ngân hàng – lựa chọn mô hình phát triển. Môn ngân hàng thương mại giảng cho hệ cao học, có những khác biệt so với chương trình ở bậc cử nhân như sau: (i) Các nội dung nghiên cứu được xây dựng theo phương thức tổng hợp, xâu chuỗi, nâng cao từ những chủ đề cốt lõi của ngân hàng thương mại; (ii) Nhấn mạnh đến một số mô hình lý thuyết và thực tiễn khi giải quyết các vấn đề nghiên cứu; (iii) Liên hệ các chủ đề cốt lõi của ngân hàng thương mại bằng các kinh nghiệm quốc tế và ở Việt Nam II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC - Về lý thuyết: Môn học trang bị cho cao học viên các chuyên ngành ngân hàng những vấn đề lý luận mang tính tổng hợp, nâng cao, xâu chuỗi các nội dung về hoạt động nghiệp vụ và quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Điểm nhấn trong mục tiêu môn học là hướng tới câu hỏi: làm thế nào để phát triển hoạt động và quản lý của các ngân hàng thương mại theo hướng bền vững, hiện đại? - Về thực hành: môn học trang bị cho cao học viên công cụ phân tích các tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động thực tế của các ngân hàng; Những Đề cương môn: Ngân hàng thương mại 2 luận cứ khoa học để phân tích các khía cạnh hoạt động và quản trị của các ngân hàng thương mại nói chung, của Việt Nam nói riêng. III. TRANG THIẾT BỊ DÀNH CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC - Phấn, bảng hoặc hệ thống máy chiếu, sử dụng máy chiếu - Nếu sử dụng máy chiếu sinh viên cần phải có bản slides trước. IV. KẾ HOẠCH TƯ VẤN, GIÚP ĐỠ HỌC VIÊN TRONG HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU MÔN HỌC - Giáo viên giảng những nội dung mới, nâng cao cho sinh viên, giới thiệu tài liệu đọc trong giờ lên lớp. - Học viên đọc tài liệu, chuẩn bị các nội dung trao đổi trước. - Trong buổi thảo luận, sinh viên sẽ trình bày, trao đổi với nhau các nội dung nghiên cứu dưới sự giúp đỡ cuả thầy. - Giáo viên có thể có kế hoạch giải đáp thắc mắc, bổ túc thêm kiến thức, thực hiện trao đổi chuyên môn ngoài những vấn đề học trên lớp thông qua điện thoại Email, giới thiệu sinh viên tham dự các hội thảo, v.v... V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Trong quá trình tiếp thu môn học sinh viên phải làm 01 bài kiểm tra tại lớp, 01bài tập thực hành và 01 bài thi cuối cùng. Trọng số của mỗi bài kiểm tra và bài tập thực hành là 0,2, trọng số của bài thi cuối cùng là 0,6 tính theo thang điểm chung là 10 điểm. VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC Ngân hàng thương mại là môn kinh tế chuyên ngành sâu. Theo tính chất của môn học mô tả ở trên và những mục tiêu đặt ra, yêu cầu người học phải được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản và cơ sở trước khi nghiên cứu môn học này. Vì vậy, môn học ngân hàng thương mại cần phải được học sau: (i) Các môn học cơ bản như toán cao cấp, phương pháp mô hình toán, kinh tế lượng, Triết học và Phương pháp nghiên cứu; (ii) Các môn kinh tế cơ sở: Kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế chính trị, Lịch sử học thuyết kinh tế; (iii) môn chuyên ngành cơ sở: Lý thuyết tài chính tiền tệ; Tài chính cho phát triển. Đề cương môn: Ngân hàng thương mại 3 PHẦN II: PHÂN BỔ THỜI GIAN GIẢNG DẠY Môn học được kết cấu thành 4 chương lớn theo 4 chủ đề quan trọng mà ngân hàng thương mại nói chung, ngân hàng nói riêng ở các nước đang phát triển quan tâm. Tổng số tiết giảng là 45 tiết (3 đơn vị học trình), được phân bổ cụ thể như sau: Tên chương Tổng số Giảng Thảo luận 1 Tổng quan về ngân hàng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng 15 10 5 2 Quản lý tài sản – nợ trong ngân hàng thương mại 10 5 5 3 Quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại 10 5 5 4 Cấu trúc tổ chức của ngân hàng – lựa chọn mô hình phát triển 10 5 5 6 Tổng số 45 25 20 Đề cương môn: Ngân hàng thương mại 4 PHẦN III: NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 1 Tổng quan về ngân hàng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.1. Mục đích: Trang bị cho các cao học viên những vấn đề tổng quan về ngân hàng thương mại và các hoạt động chính, xu hướng phát triển của các hoạt động trong mối tương quan so sánh với các tổ chức tài chính phi ngân hàng. 1.2. Nội dung I. Tổng quan về ngân hàng 1. Ngân hàng thương mại 1.1 Các khái niệm về ngân hàng – sự tiến triển của các khái niệm 1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng 1.3. Các khuynh hướng ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng 2. Tác động của chính sách và các quy định đối với hoạt động ngân hàng 2.1 Quy định đối với hoạt động ngân hàng 2.2 Ảnh hưởng của quá trình phi quản lý hóa đối với hoạt động ngân hàng II. Các báo cáo tài chính của một ngân hàng 1. Tổng quan về các báo cáo tài chính 1.1. Bảng cân đối kế toán 1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1.4. Các báo cáo tài chính quan trọng khác 2. Sự phát triển của các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán 3. Các dòng tài chính và dự trữ tài chính III. Phân tích và đánh giá hoạt động ngân hàng 1. Đánh giá hoạt động của môt ngân hàng 1.1. Xác định những mục tiêu dài hạn của ngân hàng 1.2. Các mô hình và tỷ lệ đo lường khả năng sinh lời (CAMELS/CAMEL HIS/ PEARLS, etc) 1.3. Sử dụng phương pháp Dupont trong phân tích tài chính ngân hàng 2. Ảnh hưởng của quy mô tới hoạt động ngân hàng Đề cương môn: Ngân hàng thương mại 5 2.1. Vấn đề quy mô, thị trường và các cơ quan quản lý trong việc phân tích hoạt động ngân hàng 2.2. Sử dụng các chỉ số tài chính và các công cụ phân tích khác để theo dõi hoạt động ngân hàng 1.3. Câu hỏi thảo luận 1. Phân tích cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, ảnh hưởng của nó tới các NHTM ở Việt Nam, và bài học kinh nghiệm cho Việt nam. 2. Phân tích sự phát triển của các tổ chức tín dụng ở Việt nam, so sánh sự phát triển của NHTM so với các loại hình tổ chức tín dụng khác. Phân tích xu hướng phát triển của NHTM Việt nam trong điều kiện thực hiện các cam kết WTO. 3. Trình bày về các công cụ phái sinh của NHTM và vấn đề chứng khoán hóa các khoản nợ trong NHTM. Xu hướng phát triển của các công cụ phái sinh trong tương lai? 4. So sánh các tổ chức tài chính phi ngân hàng như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán với ngân hàng. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện nay và trong tương lai? 1.4. Câu hỏi ôn tập 1. Các ngân hàng đã thay đổi như thế nào trong những năm gần đây? 2. Giải thích tại sao những thay đổi đó đã tạo ra nhiều vấn đề lớn cho nhà quản lý ngân hàng và các cổ đông? 3. Những xu hướng nào ảnh hưởng đến cách thức tổ chức của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay? 4. Tại sao các ngân hàng bị kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động? 5. Các hoạt động của ngân hàng và xu hướng phát triển các hoạt động này trong tương lai? 6. Hãy trình bày những khoản mục nợ quan trọng nhất trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. 7. Hãy trình bày những khoản mục tài sản quan trọng nhất trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. 8. Hãy trình bày các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán. Tại sao chúng lại có vai trò quan trọng đối với ngân hàng? 1.5. Tài Liệu tham khảo 1. Phan Thị Thu Hà, 2007, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội – Chương 1, 12. 2. Peter Rose, 2002, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà nội, chương 1,2,3,4. 3. Banghn, William., H., and Charles.E.Walker, eds. The Banker’s Handbook.4th ed. Homewood, III: Business One Irwin, 1990 Đề cương môn: Ngân hàng thương mại 6 4. Rose, Peter S. Money anh Capital Markets: The Financial System in the Economy. 6th ed. Homewood, III: Richard D.Irwin, 1996. 5. "Is Banking a Declining Industry? A Historical Perspective." Kaufman, George G.,anh Larry R. Mote. Economic Perspectives. Ng©n hµng Dù tr÷ Liªn Bang Chicago, May/June 1994. 6. Các tài liệu văn bản về hoạt động ngân hàng trên website www.sbv.gov.vn 7. Các tạp chí và báo chuyên ngành ngân hàng: Tạp chí ngân hàng, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, Tạp chí khoa học ngân hàng, Thời báo ngân hàng..... Đề cương môn: Ngân hàng thương mại 7 Chương 2 QUẢN LÝ TÀI SẢN – NỢ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Mục đích Cung cấp cho sinh viên các phương thức và chiến lược quản lý tài sản và nợ trong ngân hàng, tập trung vào quản lý tiền gửi, tín dụng, đầu tư, và quản lý vốn của chủ trên nền tảng đảm bảo cân bằng giữa lợi nhuận và an toàn. 2.2. Nội dung I. Tài sản và nợ trong ngân hàng thương mại 1. Dự trữ và thanh khoản 2. Tín dụng: tín dụng kinh doanh và tín dụng tiêu dùng 3. Đầu tư 4. Tiền gửi 5. Các khoản vốn phi tiền gửi 6. Vốn của chủ 7. Tài trợ hoạt động ngoại bảng và các hợp đồng tín dụng phái sinh II. Các chiến lược quản lý tài sản và nợ trong ngân hàng thương mại 1. Chiến lược quản lý tài sản 2. Chiến lược quản lý nợ 3. Chiến lược quản lý hỗn hợp 4. Kỳ hạn hoàn vốn, kỳ hạn hoàn trả, quản lý khe hở kỳ hạn 2.3. Câu hỏi thảo luận 1. Hãy trình bày các loại hình tín dụng, phân tích xu hướng phát triển một/một số hình thức tín dụng ở Việt nam trong điều kiện khủng hoảng và suy thoái kinh tế. 2. Trình bày các hoạt động phi tín dụng và các hoạt động ngoại bảng ở Việt nam và trên thế giới, xu hướng phát triển các hoạt động này. 3. Trình bày sự thay đổi trong Basel II so với Basel I và ảnh hưởng của nó đối với vấn đề quản lý vốn chủ sở hữu của NHTM. Xu hướng quản lý vốn chủ sở hữu của NHTM VN trong thời gian tới? 4. Trình bày các hình thức đầu tư của NHTM. Các quy định đối với vấn đề đầu tư của NHTM dựa trên những cơ sở nào? Tại sao? Xu hướng phát triển hoạt động đầu tư của NHTM trong thời gian tới? 2. 4. Câu hỏi ôn tập 1. Phân tích các nhân tố thúc đẩy ngân hàng phát triển các phương thức quản lý tài sản – nợ trong những năm gần đây. 2. Phân tích những yếu tố cơ bản cần lưu ý trong nghiệp vụ tín dụng. 3. Phân tích những yếu tố cơ bản cần lưu ý trong các nghiệp vụ phi tín dụng. 4. Bài tập tính toán, sử dụng các phương pháp chấm điểm, xếp hạng khách hàng của một số NHTM hiện tại, áp dụng cho một số doanh nghiệp đang niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà nội. Đề cương môn: Ngân hàng thương mại 8 5. Bài tập tính toán và phân tích về khe hở kỳ hạn. 2.5. Tài liệu tham khảo 1. Phan Thị Thu Hà, 2007, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội – Chương 2, 3,4,5,7. 2. Peter Rose, 2002, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà nội, chương 6,7,8,9. 3. “Managing Bank Assets and Liabilities”, Stigum, Marcia L. and Rene O. Branch, Homewood III: Dowjone-Irwin, 1983. 4. Glavin, William M. Assets/Liability Management: A Handbook for Commercial Banks. Rolling Meadows, III. Bank Administration Institute, 1982. 5. “Future Options and Their Use by Financial Intermediaries”, Koppenhaver, D.G Economic Perspectives, Ngân hàng dự trữ liên bang Chicago, tháng 1,2- 1986. 6. “Discussion of Off-balance sheet banking”, Pyle David. In the Search of Finanacial Viability: The past fifty years. Ngân hàng dự trữ liên bang Sanfrancisco, 1985. 7. Các tài liệu văn bản về hoạt động ngân hàng trên website www.sbv.gov.vn 8. Các websites của các NHTM trên thế giới và Việt nam: www.hsbc.com.vn; www.standardcharter.com; www.citigroup.org; www.acb.com.vn, ..... 9. Các tạp chí và báo chuyên ngành ngân hàng: Tạp chí ngân hàng, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, Tạp chí khoa học ngân hàng, Thời báo ngân hàng..... Đề cương môn: Ngân hàng thương mại 9 Chương 3 Quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại 3.1. Mục đích Giới thiệu cho sinh viên những vấn đề về rủi ro và quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại, cũng như các giải pháp phòng chống rủi ro khi chưa xảy ra, và hạn chế rủi ro khi đã xảy ra. 3.2. Nội dung I. Tổng quan về rủi ro của NHTM 1. Các loại rủi ro 2. Nguyên nhân gây rủi ro II. Quản trị rủi ro thanh khoản 1. Khái niệm và đặc điểm rủi ro thanh khoản 2. Đo lường rủi ro thanh khoản 3. Quản trị rủi ro thanh khoản 4. Bài tập tình huống về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản III. Quản trị rủi ro tín dụng 1. Khái niệm và những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại 2. Đo lường rủi ro tín dụng 3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 4. Giám sát danh mục rủi ro tín dụng 5. Nghiên cứu tình huống rủi ro tín dụng IV. Quản trị rủi ro lãi suất 1. Giới thiệu về lãi suất trong NHTM 2. Rủi ro lãi suất: Các mô hình đo lường và quản lý rủi ro lãi suất V. Quản trị rủi ro tỷ giá 1. Giới thiệu về tỷ giá và thị trường ngoại hối 2. Rủi ro tỷ giá và quản lý rủi ro tỷ giá VI. Quản trị các loại rủi ro khác theo các cách phân loại khác nhau. 3.3. Câu hỏi thảo luận 1. Trình bày về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong NHTM. Lựa chọn một trường hợp nghiên cứu cụ thể. Đề cương môn: Ngân hàng thương mại 10 2. Trình bày về rủi ro thị trường (lãi suất, tỷ giá) và quản lý rủi ro thị trường trong NHTM. Lựa chọn một trường hợp nghiên cứu cụ thể. 3. Thank khoản và quản lý rủi ro thanh khoản: Bài học kinh nghiệm từ các vụ rủi ro thanh khoản trên thế giới và ở Việt nam 4. Rủi ro vận hành và quản lý rủi ro vận hành trong NHTM. Lựa chọn một trường hợp nghiên cứu cụ thể. 3.4. Câu hỏi ôn tập 1. Hãy giải thích khái niệm khe hở theo hệ số nhạy cảm lãi suất. Tác dụng của công cụ này đói với các nhà quản lý ngân hàng trong việc tính toán và quản lý rủi ro lãi suất thực tế? 2. Mô hình thời lượng, mô hình kỳ hạn đến hạn và mô hình định giá lại trong quản lý rủi ro ngân hàng? 3. Sử dụng hợp đồng tài chính tương lai và hợp đồng quyền chọn trong hạn chế rủi ro lãi suất của ngân hàng như thế nào? 4. Các mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng: mô hình định tính, mô hình điểm số Z, mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình cấu trúc kỳ hạn của rủi ro tín dụng. 5. Rủi ro thanh khoản: phân tích và lượng hóa rủi ro thanh khoản trong NHTM 6. Các bài tập tính toán cụ thể về rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản. 3.5. Tài liệu tham khảo 1. Phan Thị Thu Hà, 2007, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội – Chương 6,7. 2. Peter Rose, 2002, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà nội, chương 6, 8, 10, 11. 3. Nguyễn Văn Tiến, 2002, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, chương 1,2,3,4,5,6,7,8. 4. “Interest Rate Caps, Collars and Floors”, Abken, Peter A. Economic Review, Ngân hàng dự trữ liên bang Atlanta, tháng 11,12,1989, trang 2-24. 5. Joel Besis, Risk Management in Banking, John Wiley & Sons, 1999. 6. Hennie Van Greuning, Sonja Brajovic Bratanovic: Analysing Banking Risk, the World Bank, 1999. 7. Các tài liệu văn bản về hoạt động ngân hàng trên website www.sbv.gov.vn 8. Các websites của các NHTM trên thế giới và Việt nam: www.hsbc.com.vn; www.standardcharter.com; www.citigroup.org; www.acb.com.vn, ..... 9. Các tạp chí và báo chuyên ngành ngân hàng: Tạp chí ngân hàng, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, Tạp chí khoa học ngân hàng, Thời báo ngân hàng..... Đề cương môn: Ngân hàng thương mại 11 Chương 4 Cấu trúc tổ chức của ngân hàng – lựa chọn mô hình phát triển 4.1. Mục đích Giới thiệu cho sinh viên những vấn đề liên quan tới các vấn đề về cấu trúc tổ chức của ngân hàng hiện đại, quản trị hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng, và phát triển các hoạt động ngân hàng quốc tế. Đây là những vấn đề quan trọng đối với các nền kinh tế mới nổi và đang chuyển đổi như Việt nam. 4.2. Nội dung I. Thiết lập và quản lý mạng lưới dịch vụ ngân hàng 1. Quá trình thành lập một ngân hàng 2. Quản trị hoạt động của ngân hàng mới 3. Lựa chọn mô hình phát triển ngân hàng hiện đại II. Quản trị hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng (M&A) 1. Giới thiệu về M&A trong ngân hàng 2. Lựa chọn đối tác và tiến hành sáp nhập – những yếu tố quyết định sự thành công của M&A 3. Phân tích các yếu tố pháp lý của M&A ở Việt nam III. Các hoạt động ngân hàng quốc tế 1. Các loại hình tổ chức ngân hàng nước ngoài 2. Quy định đối với hoạt động ngân hàng quốc tế ở các thị trường tiềm năng của Việt nam 3. Các dịch vụ cung cấp trên thị trường quốc tế 4. Những vấn đề nảy sinh đối với các ngân hàng quốc tế trong tương lai. 4.3. Câu hỏi thảo luận 1. M&A ngân hàng: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho VN. Phân tích cơ hội và thách thức trong việc phát triển M&A ngân hàng ở Việt nam? Xu hướng phát triển hoạt động này? 2. Các mô hình tổ chức và quản lý ngân hàng hiện đại – xu hướng lựa chọn mô hình tổ chức và quản lý ngân hàng ở Việt nam. 3. Thành lập ngân hàng/chi nhánh/phòng giao dịch mới – những lựa chọn và thách thức 4. Phân tích SWOT đối với hoạt động ngân hàng quốc tế ở Việt nam, và của ngân hàng Việt nam trên trường quốc tế. 4.4. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày các quy định pháp lý ở Việt nam khi thành lập một ngân hàng mới, một chi nhánh mới. So sánh với một số quốc gia và phân tích lý do khác biệt. Đề cương môn: Ngân hàng thương mại 12 2. Phân tích những lợi thế và bất lợi của các kênh phân phối ngân hàng hiện đại (e-banking) với ngân hàng truyền thống. 3. Phân tích những yếu tố căn bản cần xem xét khi thực hiện M&A (định giá, lựa chọn đối tác,....)? 4. Trình bày các bước cần tiến hành để nâng cao khả năng thành công cho một vụ sáp nhập ngân hàng? Tại sao nhiều vụ sáp nhập lại thất bại? Bài học kinh nghiệm? 5. Trình bày những nội dung cơ bản trong hiệp ước Basel, và giải thích tại sao hiệp ước này lại đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực hoạt động ngân hàng quốc tế. 6. Phân tích các phương pháp phân tích mức độ rủi ro đối với một quốc gia trong phát triển các hoạt động ngân hàng quốc tế. 7. Bài tập tính toán về phần bù sáp nhập và tỷ lệ trao đổi của một số vụ sáp nhập ngân hàng ở Việt nam và trên thế giới. 8. Bài tập tính toán về quản lý chi phí đối với các hoạt động ngân hàng quốc tế. 4.5. Tài liệu tham khảo 1. Peter Rose, 2002, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà nội, chương 21,22,23. 2. Nguyễn Văn Tiến, 2002, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, chương 8,9. 3. “Bank Mergers and Industrywide Structure”, Rhoades, Stephen A. 1980- 94, Staff Study No. 169, Hội đồng thống đốc hệ thống dự trữ liên bang, 1- 1996. 4. “Managing Bank Merger”. Lausberg, Cartern. Peter Rose, Bank Archive 45, 6/1997. 5. “A Country Risk Index: Econometric Formulation and an Application to Mexico”, Melvin, Michael and Don Schlagenhauf, Economic Inquiry, 1994, tr. 601-19. 6. “Bank Cost of Capital and International Competition”, Zimmer Steven A & Robert N. McCauley, Quarterly Review, Ngân hàng dự trữ liên bang New York, 1991, tr. 33-59. 7. Các tài liệu văn bản về hoạt động ngân hàng trên website www.sbv.gov.vn 8. Các websites của các NHTM trên thế giới và Việt nam: www.hsbc.com.vn; www.standardcharter.com; www.citigroup.org; www.acb.com.vn, ..... 9. Các tạp chí và báo chuyên ngành ngân hàng: Tạp chí ngân hàng, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, Tạp chí khoa học ngân hàng, Thời báo ngân hàng.....
Tài liệu liên quan