Đề tài Ảnh hường của phật giáo Việt Nam

Trong thời đại tân tiến ngày nay, hình như chúng ta có thể thụ hưởng tất cả mọi điều chúng ta muốn nếu chúng ta siêng năng làm việc và có tiền. Tiền bạc chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều tiện nghi văn minh, có thể giúp chúng ta thâu ngắn giờ làm việc và tìm thấy nhiều thú vui trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên đồng thời, chúng ta thấy rằng những tiện nghi tân tiến đó không giải quyết được những vấn đề thiết yếu cho đời sống chúng ta. Một số đông người đang đau khổ vì những lo nghĩ vật chất cũng như tinh thần đã làm lay chuyển căn bản cuộc sống của họ. Ðời sống chúng ta còn luôn bị đe dọa không dứt bởi những làn sóng bất an và sợ hãi. Người hôm qua chúng ta gặp có thể bị tai nạn và chết hôm nay. Và ngày mai, một trận thế chiến khác biết đâu lại chẳng xảy ra để tận diệt toàn thể chúng ta.

docx33 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hường của phật giáo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề Trong thời đại tân tiến ngày nay, hình như chúng ta có thể thụ hưởng tất cả mọi điều chúng ta muốn nếu chúng ta siêng năng làm việc và có  tiền. Tiền bạc chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều tiện nghi văn minh, có thể giúp chúng ta thâu ngắn giờ làm việc và tìm thấy nhiều thú vui trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên đồng thời, chúng ta thấy rằng những tiện nghi tân tiến đó không giải quyết được những vấn đề thiết yếu cho đời sống chúng ta. Một số đông người đang đau khổ vì những lo nghĩ vật chất cũng như tinh thần đã làm lay chuyển căn bản cuộc sống của họ. Ðời sống chúng ta còn luôn bị đe dọa không dứt bởi những làn sóng bất an và sợ hãi. Người  hôm qua chúng ta gặp có thể bị tai nạn và chết hôm nay. Và ngày mai, một trận thế chiến khác biết đâu lại chẳng xảy ra để tận diệt toàn thể chúng ta. Mọi lý thuyết Thần Học về những quyền lực siêu nhân của họ tìm thấy qua sự chữa lành bệnh nhân và các phép lạ không dể dàng chứng thực trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Do đó, chúng trở nên càng khó hiểu và thực hành. Nhiều người đã không thỏa mãn nên khao khát đi tìm một vài giải đáp chân chính cho những vấn đề thắc mắc trong cuộc, có thể thỏa mãn cả hai mặt tinh thần và tình cảm của họ; nhưng họ đã không tìm thấy điều đó trong các tôn giáo cổ truyền và đành bỏ chúng để hy vọng tìm câu giải đáp trong những thế giới ăn chơi dục vọng. Tuy nhiên, họ đã thất bại không tìm ra ý nghĩa cuộc sống qua những cảnh giới hoan lạc nói trên và tinh thần họ trở nên những kẻ cuồng loạn không còn có thể đương đầu với mọi vấn đề sự sống khách quan của họ nữa. Ðức Phật đã giác ngộ sâu xa rằng tất cả chúng sanh hữu tình đều có chung ý muốn ham sống và sự thể hiện nó trong những hoàn cảnh riêng của mỗi người. Mọi người đều gắn liền với thực tại và họ chỉ có thể sống còn nhờ nương vào sự sống của những kẻ khác. Cho nên cuối cùng, đức Phật tin tưởng rằng con đường duy nhất chúng ta có thể áp dụng mà không làm hại lẫn nhau là thực hiện sự đồng nhất căn bản của mọi cuộc sống. Thế giới chúng ta không gì khác hơn ngoài sự thể hiện tánh đồng nhất của cuộc sống trong đó mọi chúng sanh, hữu tình cũng như vô tình đều mật thiết tương quan sinh tồn. Khi một vị đệ tử của đức Phật hỏi: “Ngài có phải là Thượng Ðế không?”. Ðức Phật trả lời: “Không”. “Là một bậc Thánh?”. “Không”. “Vậy Như Lai là người thế nào?”. Ðức Phật đáp: “Ta là người đã giác ngộ”. Câu trả lời của đức Phật đã trở thành danh hiệu của Ngài, bởi đây là điều đức Phật đã thuyết bày. Cho nên chúng ta là những vị Phật sẽ thành, và đức Phật với chúng sanh đều có tương quan liên hệ, nghĩa là trong Phật có chúng sanh và trong chúng sanh có Phật. Ðây không phải là một cảnh giới huyền bí hay ảo tưởng riêng dành cho những kẻ siêu phàm mới có thể đạt được, mà là một cuộc sống thông thường chúng ta có thể thực hiện trong đời sống hằng ngày. Giáo lý đức Phật không phải tìm thấy bởi sự suy luận hay tranh biện mà do ở kinh nghiệm trực tiếp được xây dựng trên chân lý của những luật nhân qủa. Ðức Phật dạy: “Giáo lý của Như Lai không gì khác ngoài lời dạy cuộc sống là khổ đau và phương pháp diệt trừ đau khổ”. Lời dạy của Ðức Phật do đó rất thực dụng và khoa học cùng luôn luôn liên hệ đến những vấn đề sự sống và năng lực phát triển tinh thần của chúng ta. Khi đức Phật sắp nhập diệt, Ngài đã truyền dạy cho đức A Nan một trong những đại đệ tử của Ngài như sau: “Này A Nan! Ngươi hãy tự làm ngọn đuốc cho chính ngươi. Ngươi hãy quay về nương tựa nơi chính ngươi. Ðừng tìm nơi nương tượng nào khác ở ngoài. Hãy nắm vững chân lý làm ngọn đèn soi sáng cho ngươi. Hãy nắm vững chân lý làm nơi nương tựa cho ngươi. Hãy tinh tấn để tự giải thoát” Trải qua hơn 2.500 năm. Phật giáo dù đã được phát triển thành nhiều hệ thống tư tưởng và học thuyết nhưng không ngoài cứu cánh là khai thị cho chúng sanh nhận thức được “Bản Thể Ðồng Nhất Của Sự Sống” qua đức tính bình đẳng Từ Bi và Trí Tuệ của đức Phật. Phật giáo đã trở thành 1 tôn giáo không thể thiếu đối với người dân Việt Nam.Vì vậy chúng ta cần không ngừng nghiên cứu và phát triển Phật giáo hơn nữa,để Phật giáo trở thành quốc giáo của Việt Nam . PHẦN NỘI DUNG 1. Tổng quan về Phật giáo Việt Nam Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ. 1.1. Phật Giáo du nhập qua con đường Hồ Tiêu: Con đường Hồ Tiêu (Chemi des epices) tức là đường biển, xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Srilanka, Indonesia, Việt Nam...lợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn đã tới các vùng này để buôn bán bằng những con thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn dương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá Đạo Phật vào các dân tộc ở Đông Nam Á. Giao Châu tiêu biểu bấy giờ là trung tâm Luy Lâu, là nơi tụ điểm nghỉ chân giao lưu của các thương thuyền. Lịch sử chính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch, Mahoda-con vua A dục (Asoka) đã đưa Đạo Phật vào Việt Nam (2). Tư liệu trong Lĩnh Nam Chính Quái cho biết một dữ kiện chứng tỏ sự có mặt của Đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ trước công nguyên 2879-258). Đó là câu chuyện công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 3 lấy Đồng Tử. Chuyện kể rằng Đồng Tử và Tiên Dung lập phố xá buôn bán giao thiệp với người nước ngoài. Một hôm Đồng Tử theo một khách buôn ngoại quốc đến Quỳnh Viên và tại đây Đồng Tử đã gặp một nhà sư Ấn Độ ở trong một túp lều. Nhờ đó mà Đồng Tử và Tiên Dung đã biết đến Đạo Phật (3). Qua dữ kiện này ta thấy sự hiện diện của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Độ truyền vào Việt Nam khá lâu trước Tây lịch. Một bài nghiên cứu của Ngô Đăng Lợi, viện nghiên cứu khoa học Hải Phòng viết: "Vùng Đồ Sơn mà có nhà nghiên cứu khẳng định chính là thành Nê Lê nơi có bảo tháp của vua Asoka. Nếu quả vậy thì từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Đạo Phật đã được trực tiếp truyền vào nước ta" (4Qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa vào địa lý, thiên nhiên, cư dân, lịch sử có thể cho chúng ta một kết luận chắn chắc rằng Đạo Phật đã được truyền trực tiếp vào Việt Nam chứ không thông qua Trung Hoa bằng con đường Hồ Tiêu. Tuy nhiên, cũng có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh rằng Đạo Phật đồng thời được truyền vào Việt Nam qua con đường Đồng Cỏ. 1.2. Phật Giáo du nhập qua con đường Đồng Cỏ: Con đường Đồng Cỏ (Chemin des Steppes) tức là đường bộ còn gọi là con đường tơ lụa (6) con đường này nối liền Đông Tây, phát xuất từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà. Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông Mekong, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam. Cuốn Lịch sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) có nói rõ: "Các thương nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam (…) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương quốc Kambijan. Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn Độ thành lập trước công nguyên. Rất có thể các tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An". Những dữ kiện về con đường Hồ Tiêu và con đường Đồng Cỏ có liên quan đến sự giao lưu của Việt Nam tuy chưa nhiều chứng minh có những chứng tích mà lịch sử còn để lại, dù lịch sử truyền miệng hay thành văn, theo lịch sử Phật Giáo Việt Nam thì vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, vua Ấn Độ Asoka sau cuộc đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba, vua và trưởng lão Tissa Moggaliputta đã gởi nhiều phái đoàn Như Lai sứ giả lên đường truyền bá chánh pháp cho các nước thuộc vùng viễn đông, trong đó có đoàn của hai vị cao tăng là Uttara và Sona được phái đến Suvana -Bhumi, xứ Kim Địa. Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về vùng Kim Địa nhưng ý kiến trong quyển lịch sử Phật Giáo Thế Giới (7) thì cho rằng vùng Kim Địa này là bán đảo Đông Dương từ Miến Điện kéo dài đến Việt Nam. Vấn đề này được sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (sđđ) viết: "sử liệu Phật Giáo Miến Điện chép rằng hai vị cao tăng đó (Uttara và Sona) đã đến Miến Điện truyền giáo nhưng sử liệu Phật Giáo tại Thái Lan cũng ghi là hai cao tăng Uttara và Sona có đến Thái Lan truyền giáo. Có học giả dựa vào một tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châu tại thành Nê Lê, có bảo tháp của vua Asoka, và học giả đó xác định thành Nê Lê chính là Đồ Sơn hiện nay (cách Hải Phòng khoảng 12km)". Nói chung căn cứ theo các tư liệu trên thì chúng ta có thể khẳng địng rằng Phật Giáo truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch bằng những phương tiện hòa bình và vì thế không một giọt máu nào đã chảy, không một giọt lệ nào rơi vì sự truyền bá Đạo Phật vào Việt Nam. 2. Những giá trị của học thuyết Phật giáo: 2.1. Đặc điểm của Phật giáo: Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là 'In như sự thật': Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật. Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy. Cho nên đạo Phật cũng gọi là Đạo Như Thật. Đặc điểm thứ hai là 'tôn trọng sự sống'. Không sát sanh, ăn chay, là những điều tượng trưng cụ thể cho đặc điểm ấy. Đạo Phật xem sự sống trên tất cả. Hết thảy cái gì gọi là có giá trị là phải bảo vệ sự sống ấy.. Đạo Phật đặc biệt chú trọngvà nêu cao chủ nghĩa lợi tha, nhưng chữ lợi ấy là phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống. Đặc điểm thứ ba của đạo Phật là chỉ thừa nhận sự 'tương quan sinh tồn'. Đạo Phật dạy cho người ta thấy ở đời phải tự lập chứ không phải biệt lập. Phật tử không thấy, không tạo nên một đối phương. Bởi thế cho nên phân ly là tự tạo một ung nhọt, mà chiến đấu (theo nghĩa hẹp) chỉ là tương đối. Đặc điểm thứ tư của đạo Phật là xác nhận 'người là trung tâm điểm của xã hội loài người'. Đạo Phật không nói duy tâm, không nói duy vật, mà tất cả đều do người phát sinh và đều phát sinh vì người. Kết luận này thực tế ở đâu cũng rõ rệt cả. Đặc điểm thứ năm của đạo Phật chú trọng 'đối trị tâm bịnh con người trước hết'. Lý do rất dễ hiểu. Con người là trung tâm điểm của xã hội loài người, xã hội ấy tiến hóa hay thoái hóa là hoàn toàn do hoạt động con người chi phối; mà hoạt động con người lại do tâm trí con người chủ đạo, vậy xã hội phản ánh trung thành của tâm trí con người. Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là phải cải tạo con người, cải tạo tâm bịnh của con người. Đặc điểm thứ sáu, mục đích đạo Phật là 'đào luyện con người thành bi, trí, dũng'. Bi là tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là hành động sáng suốt lợi lạc. Dũng là quyết tâm quả cảm hành động. Dũng không có bi và trí thì sẽ thành tàn ác và manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ trở thành gian xảo và mộng tưởng. Bi không có trí và dũng sẽ thành tình cảm và nhút nhát. Bi là tư cách tiến hóa, trí là trí thức tiến hóa, dũng năng lực tiến hóa. Con người như thế là con người mới, căn bẳn của xã hội mới. Đặc điểm thứ bảy của đạo Phật là 'kiến thiết một xã hội mới' mà căn bản là con người mới. Cho nên tranh đấu cho xã hội mới ấy, trở lại vấn đề, là phải chiến thắng chính mình trước hết. Đặc điểm thứ tám của đạo Phật là 'tiến lên vô thượng giác'. Đào luyện một con người mới, kiến thiết một xã hội mới rồi, không phải mục đích của đạo Phật cứu cánh ở đó. Cao xa, đạo Phật còn hướng dẫn con người lên chóp đỉnh của sự tiến hóa là địa vị vô thượng giác, địa vị vô minh toàn diệt, trí tuệ toàn giác, địa vị Phật đà. Đặc điểm thứ chín của đạo Phật là đạo Phật dạy phải 'tự lực giải thoát'. Đấy là một tinh thần tuyệt đối cần thiết. Đức Phật chỉ là một đạo sư dẫn đạo con đường sáng cho chúng ta. Còn chúng ta phải tự thắp đuốc trí tuệ của mình mà soi đường, phải tự động cặp chân năng lực của mình mà đi. Đặc điểm thứ mười của đạo Phật là 'hiện chứng thể nghiệm'. Đức Phật chỉ hướng dẫn chúng ta, chứ chân lý không phải là thứ đem quay phim cho người thấy được. Đức Phật là đạo sư, nhưng trí giác không phải là thứ ai dạy khôn cho ai. Cho nên đối với chân lý tối cao, ta phải tự lực thể nghiệm. Sự tự lực thể nghiệm ấy, không những áp dụng với tinh thần tự lực giải thoát mà thôi, mà còn đặc biệt chú ý đến sự hiện chứng. Đối với chân lý chưa hiện chứng, chúng ta chỉ nói học, không nói biết. Tinh thần tu chứng đạo Phật l 2.2.Nhân sinh quan Phật giáo: 2.2.1. Thuyết luân hồi là gì?  Phật giáo chủ trương “thuyết luân hồi”, hễ chúng sinh nào chưa được giác ngộ đều phải luân hồi mãi mãi trong bể khổ sống chết. Do đó, con người mới phải trải qua hàng ngàn, hàng vạn cuộc đời. Thậm chí có người kiếp trước chỉ là động vật như trâu, bò, lợn, chó, rắn rết.. nhưng chúng ta chưa được giác ngộ thực sự, chưa hiểu điều đó một cách trí tuệ nên không biết đó thôi.   Mọi người đều biết “không sát sinh” là giới cấm của Phật giáo. Phật giáo chủ trương mọi chúng sinh trong thế gian này đều phải bình đẳng, chính vì vậy con người cần phóng sinh những động vật nhỏ, yếu; không được đang tâm chà đạp chúng. 2.2.2. Phật giáo phủ định thuyết định mệnh Thế nào là thuyết định mệnh? Nói giản đơn là con người sinh ra ở đời lành, dữ, phúc, hoạ đều là do định sẵn từ trước không thể nào thay đổi được. Những người tin vào thuyết định mệnh cho rằng tất cả đều do trời xếp đặt kể cả việc sống và chết. Người đã có số thì dù có cố gắng đến đâu cũng không thể thay đổi được số mệnh của mình. Ví dụ số đã không nghèo thì dù có tiêu pha hoang phí đến đâu cũng không thể nghèo đi. Hoặc người hay làm điều ác thì số đã giàu có phong lưu cũng không vì thế mà gặp nghiệp chướng.   Phật giáo kịch liệt bác bỏ học thuyết định mệnh đó và khẳng định: “Hễ cố gắng phần nào vất vả thì được phần thu hoạch đó” hay “gắng sức thì không phí công!”   Phật giáo cho rằng tiền đồ và định mệnh của một cá nhân tốt hay xấu đều do việc làm hiện nay của mình quyết định. Nói khác đi là tiền đồ của mình nằm trong tay mình. Ðây là một quan niệm hết sức tiến bộ vì nó thể hiện được một thế giới quan khoa học nhìn nhận thế giới và hành vi của con người.   2.2.3. Thuyết “Nhân quả” Học thuyết “Nhân quả” của Phật giáo, đó là một giáo lý có tinh thần đặc sắc và tinh hoa. Theo Phật giáo thì “làm lành được lành, làm ác bị ác báo, nếu không chịu quả báo là do thời gian chưa đến mà thôi". Điều đó chứng tỏ những người ăn ở hiền lành mà chịu cuộc sống bất hạnh không phải là việc nhân quả báo ứng sai mà vì người này trước kia đã từng làm nhiều việc ác mà đến đời này phải chịu quả ác đó. Phật giáo còn cho rằng việc báo ứng nhân quả có khi đời này làm thì đời này sẽ báo ứng, có khi phải đến đời sau hoặc sau nhiều đời mới có báo ứng. Người xưa đã từng nói: “Thiện ác cuối cùng tất sẽ báo ứng, đạo trời vốn luân hồi, không tin thì ngẩng đầu lên xem, trời xanh đâu có buông tha ai?”   2.2.4. Quan niệm của Phật giáo về hạnh phúc thật sự của loài người Con người muốn được an lạc thực sự đại khái phải thoả mãn được các yêu cầu sau đây: _Tâm thần thanh thản, không phiền não. _Ðối với những khổ đau trước mắt thì tuỳ cảnh ngộ mà giải quyết ổn thoả, không oán trời trách người. _Ðối với các vấn đề vũ trụ, nhân sinh được giải đáp hợp lý. _Ðối với tương lai (đời sau) có đáp án thoả đáng. _Tiền đồ, vận mạng, cuộc đời, thành bại, vui khổ của mình không được do người khác thao túng.   2.2.5. Thế giới vĩ mô và vi mô của Phật giáo  a)    Vũ trụ quan của Phật giáo.  Phật giáo cho rằng 1000 thái dương hệ hợp thành 1000 tiểu thế giới 1000 tiểu thế giới hợp thành 1000 trung thế giới và 1000 trung thế giới hợp thành 1000 đại thế giới gọi là một quốc độ Phật (nơi mà Phật giáo hoá). Như vậy là một quốc độ Phật có bao nhiêu thái dương hệ? Có tất cả là 10003 bằng 1.000.000.000 thái dương hệ, tương đương với một tinh vân thiên văn học  Thế thì trong vũ trụ cuối cùng có bao nhiêu quốc độ Phật? Kinh A di đà nói rõ: “Từ Tây phương vượt qua 10 vạn triệu triệu quốc độ Phật có thế giới gọi là cực lạc!” nghĩa là từ trái đất ta ở Cực lạc Tây Phương có đến 10 vạn ức Phật độ. Cho nên Đức Phật Thích Ca nói: “10 phương hư không là vô cùng tận, thế giới là mênh mông không bờ bến” (10 phương hư không đồng nghĩa với chữ “Thái không” mà ta thường nói). Ðiều này nói với chúng ta rằng, trong hư không có vô vàn hành tinh không kể xiết, hư không là mênh mông, không bờ bến.  Nếu không phải là một bậc “tiên tri, tiên giác” có một trí tuệ vĩ đại uyên bác như vậy thì không sao miêu tả được bộ mặt thật về vũ trụ vĩ đại, thần bí, bao la mênh mông như thế.   b)    Trong một bán ước có 8 vạn 4 ngàn chúng sinh Khi đức Phật thuyết pháp. Người đã báo rất rõ cho chúng ta biết rằng: “Chúng sinh trong vũ trụ là không thể đếm được, là không thể tưởng tượng được”. Ngoài trái đất chúng ta ở có chúng sinh ra vô vàn hành tinh trong vũ trụ, cũng có chúng sinh mà chúng ta không thấy được. Đức Phật chỉ một bát nước trên bàn nói: “Trong bát nước này có 8 vạn 4000 chúng sinh” (có nghĩa là số lượng rất nhiều). Cách đây 2500 năm, Thích Ca Mâu Ni không hề dùng kính hiển vi quan sát mà nói được ra một sự thực phù hợp với khoa học hiện đại, thực đáng để chúng ta khâm phục. 2.2.6. Ngũ phúc là gì? Ngũ Phúc, danh từ này nguyên ở trong thiên “Hồng Phạm” của Kinh Thư. Bây giờ đã trở thành từ ngữ mà mọi gia đình đều biết. Hầu như ai ai đểu quen thuộc thành ngữ “ngũ phúc lâm môn”. Nhưng rất ít người bìết cái mà ngũ phúc là chỉ 5 loạì ngũ phúc nào. Còn nói về nguyên lý của ngũ phúc lâm môn, người hiểu nó lại càng ít.  Phúc thứ nhất là “trường thọ”, phúc thứ hai là “phú quý”, phúc thứ ba là “khang ninh”, phúc thứ tư là “hiếu đức”, phúc thứ năm là “thiện chung”.  Trường thọ là không bị chết non, phúc thọ là lâu dài. Phú quý là tiền của rất nhiều, địa vị tôn quý. Khang ninh là thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên lành. Hiếu đức là tính lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh. Thiện chung là có thể tiên liệu thời kỳ chết của mình. Khi lâm chung không gặp tai họa, thân thể không đau đớn vì bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ôn hoà tự tại rời khỏi nhân gian. 1.3. Đạo đức Phật giáo: 1.3. 1 .CÁC NÉT KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ ÐẠO ÐỨC PHẬT GIÁO 1.31.1 Phật giáo đặt trọng tâm vào con người: Trên con đường giải thoát khổ đau, Phật giáo dạy con người quay trở về nương tựa mình trong hiện tại và tại đây. Ðức Phật dạy: "Hãy trở về nương tựa mình và nương tựa pháp” "Ngươi là hòn đảo là nơi nương tựa của chính ngươi" Giáo lý nhân quả nghiệp báo xác định rõ con người là chủ nhân của nghiệp và là kẻ thừa tự của nghiệp. Thế nên, địa bàn chính để đoạn trừ khổ đau là chính mỗi người trong hiện tại và tại đây. Nếu khổ đau phát sinh từ đó, thì cũng từ đó phát sinh sự dập tắt khổ đau, hay phát sinh hạnh phúc. 1.3.1.2 Tính thiết thực hiện tại của sự đoạn khổ sinh lạc: Ðức Phật đã nhiều lần xác định Ngài ra đời chỉ vì lợi ích, an lạc cho Chư thiên và loài người chỉ vì lòng thương tưởng cuộc đời. Giáo lý nền tảng của Phật giáo là Tứ đế chỉ đưa ra vấn đề khổ đau và con đường giải quyết khổ đau. Câu chuyện nắm lá Simsàpa và câu chuyện mũi tên độc là các ảnh dụ nhấn mạnh vào tinh thần thực tế và thực tiễn khẩn thiết loại bỏ khổ đau khỏi con người và cuộc đời. 1.3.1.3 Tinh thần Bi, Trí, Dũng: Trên đường loại bỏ khổ đau, chánh kiến (hay trí tuệ, bao gồm chánh tư duy) luôn luôn dẫn đầu các pháp hành. Hành giả trước nhất cần nhận rõ thực trạng khổ đau và các nguyên nhân gây khổ đau để nhận ra con đường loại bỏ chúng. Thiếu nó thì hành giả sẽ đi chệch hướng giải thoát. 1.3.1.4 Mục tiêu là hạnh phúc, giải thoát ngay tại đời này: Ðức Phật chỉ dạy khổ và con đường đoạn tận khổ có nghĩa là chỉ nói đến hạnh phúc và sống đời sống tâm thức hạnh phúc ngay trong hiện tại, tại đây, ở trên đời này. Mỗi bước đi của bố thí, trì giới, thiền định và trí tuệ là mỗi bước đi ra khỏi các tác nhân gây rối loạn tâm lý, và đi v