Đề tài Ảnh hưởng của việc tuyên truyền dân số - Kế hoạch hóa gia đình đối với vấn đề sinh con thứ 3 ở Thuận Thành - Bắc Ninh trong giai đoạn 2000 - 2004

Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình tại Việt Nam đã thu được nhiều thành công, đặc biệt giai đoạn 2000-2003 nhờ giảm tỉ lệ sinh, nước ta đã giữ được ở tỉ lệ gia tăng dân số ở mức khá tốt. Nhưng từ khi có pháp lệnh dân số tháng 5/2003 đến nay, tỉ lệ gia tăng dân số lại tăng lên dột biến, đặc biệt là tỉ lệ sinh con thứ 3. Để giải quyết vấn đề này, cần có hàng loạt những biện pháp đồng bộ với sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hôị, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền dân số thông qua 2 kênh truyền thông là truyền thông đại chúng và truyền thông giao tiếp trực tiếp giúp người dân hiểu và thực hiện đúng theo chủ trương của pháp lệnh qua đó tác động vào hành vi, ý thức của cá nhân trong độ tuổi sinh đẻ là một trong những biện pháp rất quan trọng. Thực tiễn đã cho thấy tầm quan trọng to lớn của hoạt động truyền thông với vấn đề DS-KHHGĐ. Trong điều kiện pháp lệnh dân số vừa đưa vào cuộc sống ,với nhiều vấn đề cần được hiểu đúng tinh thần nội dung pháp lệnh, thì tuyên truyền càng có ý nghĩa thực tiễn hơn bao giờ hết. Đối với địa bàn nông thôn, nơi đời sống của người dân tuy đã được cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều khó khăn vất vả, điều kiện tiếp cận và cập nhật thông tin còn nhiều hạn chế thì truyền thông DS-KHHGĐ có giá trị đặc biệt quan trọng góp phần năng cao hiệu quả của việc tác động giảm tỷ lệ sinh.

doc17 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7432 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của việc tuyên truyền dân số - Kế hoạch hóa gia đình đối với vấn đề sinh con thứ 3 ở Thuận Thành - Bắc Ninh trong giai đoạn 2000 - 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ảnh hưởng của việc tuyên truyền dân số - kế hoạch hóa gia đình đối với vấn đề sinh con thứ 3 ở Thuận Thành - Bắc Ninh trong giai đoạn 2000 - 2004 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình tại Việt Nam đã thu được nhiều thành công, đặc biệt giai đoạn 2000-2003 nhờ giảm tỉ lệ sinh, nước ta đã giữ được ở tỉ lệ gia tăng dân số ở mức khá tốt. Nhưng từ khi có pháp lệnh dân số tháng 5/2003 đến nay, tỉ lệ gia tăng dân số lại tăng lên dột biến, đặc biệt là tỉ lệ sinh con thứ 3. Để giải quyết vấn đề này, cần có hàng loạt những biện pháp đồng bộ với sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hôị, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền dân số thông qua 2 kênh truyền thông là truyền thông đại chúng và truyền thông giao tiếp trực tiếp giúp người dân hiểu và thực hiện đúng theo chủ trương của pháp lệnh qua đó tác động vào hành vi, ý thức của cá nhân trong độ tuổi sinh đẻ là một trong những biện pháp rất quan trọng. Thực tiễn đã cho thấy tầm quan trọng to lớn của hoạt động truyền thông với vấn đề DS-KHHGĐ. Trong điều kiện pháp lệnh dân số vừa đưa vào cuộc sống ,với nhiều vấn đề cần được hiểu đúng tinh thần nội dung pháp lệnh, thì tuyên truyền càng có ý nghĩa thực tiễn hơn bao giờ hết. Đối với địa bàn nông thôn, nơi đời sống của người dân tuy đã được cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều khó khăn vất vả, điều kiện tiếp cận và cập nhật thông tin còn nhiều hạn chế thì truyền thông DS-KHHGĐ có giá trị đặc biệt quan trọng góp phần năng cao hiệu quả của việc tác động giảm tỷ lệ sinh. Trong đề tài này, tôi đi vào tìm hiểu tác động của hoạt động tuyên truyền DS-KHHGĐ với vấn đề giảm tỉ lệ sinh con thứ 3, từ đó xem xét, góp phần rút ra những giải pháp, đề xuất các biện pháp trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ ở nông thôn. Từ các lý do trên tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của việc tuyên truyền dân số - kế hoạch hóa gia đình với vấn đề sinh con thứ 3 ở Thuận Thành - Bắc Ninh giai đoạn 2000-2004” 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề tài hướng tới việc tìm hiểu sự tác động của hoạt động tuyên truyền DS-KHHGĐ đối với nhận thức của người dân về vấn đề dân số, đặc biệt là nhận thức của người dân đối với việc không sinh con thứ 3 . - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài hướng tới xem xét sự tác đông của quá trình tuyên truyền dân số của các cán bộ dân số tới nhận thức và hành vi của những người sinh con thứ 3. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu giúp ta hiểu được hoạt động truyền thông dân số ở Thuận Thành Bắc Ninh - Tìm hiểu sự tác động của truyền thông tới nhận thức của người dân về vấn đề không sinh con thứ 3. 4. Đối tượng nghiên cứu Số người sinh con thứ 3 ở Thuận Thành – Bắc Ninh từ năm 2000 đến 2004 5. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu hiệu quả của việc tuyên truyền dân số ở Thuận Thành – Bắc Ninh 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn sâu: trong nghiên cứu này em tiến hành phỏng vấn sâu 5 đối tượng trong đó phỏng vấn 2 cán bộ dân số và 3 người sinh con thứ 3 - Phương pháp phân tích tài liệu: + Phân tích các số liệu về việc sinh con thứ 3 ở Thuân Thành – Bắc Ninh + Tìm hiểu các tài liệu về tuyên truyền dân số, pháp lệnh dân số. 7. Giả thuyết nghiên cứu - Hoạt động truyền thông DS-KHHGĐ ở Thuận Thành –Bắc Ninh đạt hiệu quả chưa cao - Phần lớn những người sinh con thứ 3 là nông dân 8. Khung lý thuyết NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Sau hơn 40 năm thực hiện công tác DS-KHHGĐ, nước ta đã thu được những kết quả như sinh đẻ từ 6 con trong những năm 60 xuống còn 3.73 con năm 1992 và 2.3 con vào năm 1999. Giảm tỉ lệ phát triển dân số từ 3.91% năm 1960 xuống còn 2.4% năm 1992 và 1.7% năm 1999, hiện nay Việt Nam đang cố gắng tiếp tục giảm tỉ lệ gia tăng dân số xuống mức thấp hơn . Cùng với kết quả trên đã có nhiều cuộc điều tra khảo sát nghiên cứu về vấn đề DS-KHHGĐ. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết truyền thông vào lĩnh vực dân số để tìm kiếm một quá trình truyền thông hiệu quả nhất đối với việc tuyên truyền DS-KHHGĐ và đã có một số nghiên cứu như : TS Mai Quỳnh Nam với bài “dư luận xã hội về số con” đăng trên tạp chí xã hội học số 3 –1994 . Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Minh Khai khoá k39 với đề tài “ Ảnh hưởng của truyền thông DS – KHHGĐ đối với người dân xã Đại Phúc – Bắc Ninh”. Vấn đề truyền thông với DS –KHHGĐ là một vấn đề rất quan trọng đối với công tác dân số nên vấn đề truyền thông đối với dân số đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. 2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Huyện Thuận Thành – Bắc Ninh là huyện nằm ở phía nam của tinh Bắc Ninh có diện tích 11.604,06 ha . Phía bắc giáp sông Đuống, phía nam giáp tỉnh Hải Dương, phía đông giáp 2 huyện Gia Bình và Lương Tài, phía tây giáp Hà Nội . Thuận Thành là một vùng đất cổ với các lễ hội và nhiều di tích lịch sử lâu đời như Luy Lâu, chùa Dâu, Bút Tháp ,làng tranh Đông Hồ… Điều này cho thấy đây là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời ,vì vậy để người dân có thể thay đổi được nếp nghĩ của mình về vấn đề DS - KHHGĐ là một công việc khó khăn phức tạp . Thuận Thành có 17 xã và một thị trấn với dân số 143792 người , trong đó số người trong tổng số sinh là 2337 người năm 2004 . Trong giai đoạn 2000 – 2004 tình hình kinh tế xã hội của huyện đã có nhiều thay đổi , hàng năm tăng trưởng kinh tế từ 8 đến 11% . 3. Hệ thống các khái niệm liên quan - Khái niệm truyền thông: Đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông, theo Frank Dance các định nghĩa này có thể chia làm 3 nhóm : Nhóm 1: những định nghĩa nhằm xác định nội dung và bản chất của quá trình truyền thông. Coi truyền thông là một quá trình phức tạp của sự tương tác bằng kí hiệu đến sự thông hiểu lẫn nhau giữa mọi người Nhóm 2: Những định nghĩa nhằm đề cập đến những quá trình cơ bản chung cho tất cả các loại truyền thông của con người . Đó có thể là quá trình truyền và nhận những nội dung đã được mã hoá hoặc những kí hiệu nhóm kí hiệu hình thành bởi quá trình tư duy của con người Nhóm 3: Những định nghĩa nhằm đề cập đến bối cảnh hoặc môI trường mà quá trình truyền thông xảy ra. Truyền thông có thể trực tiếp xảy ra trong bối cảnh tương tác trực tiếp, giữa người này với người khác hoặc thông qua nhóm nhỏ , cũng có thể trong bối cảnh đại chúng. Từ cách phân chia trên ta có thể định nghĩa truyền thông là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng nhằm tạo cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận để dẫn tới những thay đổi trong nhận thức và hành vi. - Kênh truyền thông . 1. Kênh truyền thông chính thức: Bao hàm những thiết chế vĩ mô thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và các thiết chế nhà nước vi mô thông qua các cấp chính quyền , các đoàn thể ,các tổ chức quần chúng ,các tổ chức chức năng cơ sở hay có thể nói kênh truyền thông chính thức bao gồm : truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp. truyền thông đại chúng (TTĐC) là phương pháp truyền thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài , tivi, báo chí… để có thể đưa một nội dung thông đIệp thống nhất tới đông đảo quần chúng. TTĐC giữ vai trò quan trọng trong việc chuyền tải thông tin nhằm thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo, các nhóm xã hội và quảng đại quần chúng về chương trình DS –KHHGĐ, tạo đIều kiện thuận lợi cho việc chấp nhận quy mô gia đình ít con, gợi ý cho người dân có quyết định đúng đắn về KHHGĐ. Tuy nhiên với đặc đIểm ở địa bàn nông thôn là chưa đầy đủ các phương tiện truyền thông đại chúng , điều kiện giao thông liên lạc còn nhiều khó khăn thì không phải toàn bộ người dân đều có thể tiếp cận truyền thông đại chúng đây là điểm cần chú ý khi làm công tác truyền thông ở nông thôn . b) truyền thông trực tiếp : Là hoạt động truyền thông được tiến hành thông qua các cấp chính quyền , các đoàn thể , các tổ chức xã hội và các cư quan chức năng . Trong truyền thông dân số truyền thông trực tiếp hướng vào một nhóm đối tượng hạn chế để cung cấp thông tin DS-KHHGĐ , nhằm thuyết phục mọi người thực hiện công tác DS –KHHGĐ chấp nhận mô hình gia đình nhỏ mà đảng và nhà nước đề ra . Truyền thông trực tiếp có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi họp thôn xã … về vấn đề dân số . Truyền thông đại chúng đưa được nội dung thông tin đén nhiều nhóm đối tượng rộng rãi nhưng lại không nhận được sự phản hồi của họ . Còn truyền thông trực tiếp lại có ưu đIểm biết được sự phản hồi của đối tượng tiếp nhận thông tin . Do đó chúng ta cần phải kết hợp chặt chẽ hai hình thức truyền thông này khi tiến hành truyền thông dân số đặc biệt với địa bàn nông thôn nhằm thu được hiệu quả cao . 2) Truyền thông không chính thức Kênh truyền thông không chính thức bao gồm những giao tiếp xã hội nằm ngoài các thiết chế chính thức như : các quan hệ gia đình , thân tộc , bạn bè , đồng nghiệp … Lý thuyết truyền thông chỉ rõ rằng, hoạt động giao tiếp giữa chủ thể và khách thể truyền thông được thực hiện qua sự trao đổi trực tiếp từ hai phía sẽ tạo nên sự cởi mở đối với thông tin có sai sót trong hoạt động truyền thông sẽ được giải đáp kịp thời . Hoạt động giao tiếp trực tiếp không chỉ được thực hiện bằng hai giác quan nghe , nhìn mà khách thể truyền thông còn có điều kiện tổng hợp được các thông tin mà họ thu được qua nhận thức . Mặc dù các giao tiếp xã hội của kênh truyền thông không chính thức là những kênh truyền thông tự phát nhưng có vai trò rất to lớn trong quá trình ttruyền thông DS –KHHGĐ vì nó là quá trình trao đổi các thông tin một cách tự nhiên ,tất yếu cuả quá trình giao tiếp giữa các cá nhân trong xã hội và là quá trình xử lý thông tin sau khi được tiếp nhận . Truyền thông dân số ; Với cách hiểu chung nhất truyền thông là hoạt động truyền tải thông tin. Quá trình nay diễn ra liên tục trong đó tri thức tình cảm kỹ năng liên kết với nhau Khi nghiên cứu về truyền thông dân số các nhà nghiên cứu lấy lý thuyết truyền thông làm cơ sở lý luận để nghiên cứu và vận dụng vào lĩnh vực dân số . do đó định nghĩa trên được coi như là một định nghĩa chung về truyền thông dân số . Như vậy truyền thông dân số là một quá trình liên tục diễn ra giữa hai bên bên truyền và bên nhận về vấn đề DS –KHHGĐ .Cả hai bên cùng chia sẻ với nhau về thông tin ,kiến thức , thái độ , tình cảm và kỹ năng vì : - Có thông tin đầy đủ kịp thời mới có kiến thức . - Có kiến thức đúng đắn đầy đủ mới xác định được thái độ đúng - Có thái độ đúng mới có tình cảm đúng . - Có thông tin , kiến thức , thái độ tình cảm đúng đắn thì mới vận dụng một cách tự giác , từ đó mới tạo được kỹ năng . Nội dung của truyền thông dân số chính là vận động thực hiện KHHGĐ ,chấp nhận mô hình gia đình nhỏ có từ một đến hai con , để chăm sóc cho tốt . Do đó , thông điệp truyền thông dân số phải là những vấn đề có liên quan như : mối quan hệ giữa dân số và phát triển , quan niệm bình đẳng giữa con trai và con gái … những nội dung này đặc biệt cần thiết với người dân nông thôn . 4) các lý thuyết tiếp cận : Quá trình truyền thông có thể diễn ra theo những phương thức bằng lời như phát thanh, truyền hình ... và không lời như tranh ảnh , hình vẽ , panô áp phích . Cả hai phương thức trên đều sử dụng hệ thống các ký hiệu để truyền tải nội dung thông điệp . Tuy nhiên hệ thống ký hiệu này rất phong phú và đa dạng khiến cho các nhà truyền thông phải luôn chú ý tới quan hệ giữa các ký hiệu và ý nghĩa khi truyền thông . Từ đó dẫn tới việc phải nghiên cứu cách thức truyền thông sao cho hiệu quả nhất . Chúng ta có thể tìm hiểu mô hình truyền thông của Horald Laswell : S M C R E Trong mô hình trên : S : Nguồn phát M : Thông điệp C : Kênh truyền thông R : Đối tượng truyền thông E : Hiệu quả truyền thông Nhìn vào sơ đồ ta thấy mô hình truyền thông này là mô hình truyền thông một chiều và trong mô hình này không thể thiếu một yếu tố hay một giai đoạn nào của quá trình . Đây là mô hình truyền thông đơn giản và thuận lợi cho những trường hợp khẩn cấp , tuy nhiên sẽ không thu hút được ý kiến hay các thông tin phản hồi . Với mô hình này đối tượng thu nhận thông tin sẽ không được giải thích trong những trường hợp thông tin có nội dung phức tạp vì vậy hiệu quả là không cao . Khác với quá trình truyền thông một chiều qua trình truyền thông hai chiều do Claude Shannon đưa ra đã khắc phục được những nhược điểm của quá trình truyền thông một chiều bằng cách chờ đợi phản ứng từ phía người nhận mô hình này như sau; N S M C R E F Trong đó N : Yếu tố tạo sai số trong thông tin F : Sự phản hồi Nhờ có yếu tố F nhà truyền thông sẽ biết được nội dung thông tin đến với đối tượng tiếp nhận thông tin đạt hiệu quả ở mức độ nào , người nhân muốn thu được những thông tin ở lĩnh vực nào ... Các nhà truyền thông có thể dựa vào đó để điều chỉnh những nội dung thông tin của mình cho phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận. Trong quá trình truyền thông không phải tất cả các thông điệp đều có thể đến với người nhận đầy đủ chính xác mà quá trình này còn bị ảnh hưởng các yếu tố như : môi trường tự nhiên ,xã hội ...ảnh hưởng đến việc lựa chọn các thông điệp truyền thông gọi là Nhiễu (N) .Yếu tố này tạo nên sự sai số trong hiệu quả truyền thông. Như vậy ta có thể thấy rằng truyền thông là một quá trình diễn ra liên tục gồm nhiều yếu tố không thể tách rời giữa bên truyền và bên nhận . II. Kết quả nghiên cứu 1. Hoạt động truyền thông dân số Trong giai đoạn 2000 – 2004 hàng năm UB DS GĐ TE Thuận Thành tổ chức rất nhiều lần tuyên truyền cụ thể năm 2000 đã tổ chức 159 lần tuyên truyền , năm 2001 đã tổ chức 205 lần tuyên truyền , năm 2002 là 163 lần , năm 2003 tổ chức 157 lần đến 2004 dã tổ chức 191 lần . Nhưng số người sinh con thứ 3 trở lên lại giảm rất ít và đặc biệt tăng mạnh vào 2003 điều này được thể hiện qua bảng 1 Năm  2000  2001  2002  2003  2004   Tỉ lệ sinh  16,6%  15,6%  15,1%  16,3%  15,5%   Bảng 1 : tỉ lệ sinh qua các năm Qua bảng 1 ta thấy vấn đề tuyên truyền DS –KHHGĐ ở Thuận thành còn chưa làm thay đổi được ý thức và hành vi của người dân về vấn đề sinh đẻ có kế hoạch . Khi được hỏi những chủ đề tuyên truyền của các anh chủ yếu về vấn đề gì ? thì anh Ng Xuân T cán bộ dân số cho biết” chỗ anh tuyên truyền thì cũng chi có mấy chủ đề như KHH GĐ , Thông báo các chính sách của Đảng, nhà nước về dân số , chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em”. Qua đây ta thấy các chủ đề tuyên truyền còn khá ít, điều này là do trong một vài năm gần đây các cấp lãnh đạo ở địa phương ít quan tâm đến vấn đề DS –KHHGĐ , mặt khác do đội ngũ cán bộ dân số của huyện còn thiếu . Cả huyện chỉ có 2 cán bộ phụ trách vấn đề DS –KHHGĐ, nên khi được hỏi tại sao các anh không tăng cường các chủ đề tuyên truyền ? anh T cho biết “ em xem có mỗi 2 người , chỉ làm sao tuyên truyền được hết mấy chủ đề này cho các thôn trong huyện đã tốt lắm rồi, làm gì còn thời gian mà làm các chủ đề khác nữa”. Hiệu quả của việc tuyên truyền thấp còn do thời gian tuyên truyền và cách thức tổ chức tuyên truyền các cuộc tuyên truyền chủ yếu thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như loa đài nên cán bộ dân số không thể quan sát và biết được người dân có quan tâm đến vấn đề DS- KHHGĐ đó cũng là một hạn chế để làm giảm hiệu quả của việc tuyên truyền , mà những lần tuyên truyền có sự tham gia nói chuyện của người dân thì các cán bộ dân số chỉ gặp gỡ nói chuyện với những cộng tác viên dân số ở các xã để trao đổi và giúp họ trong vấn đề chuyên môn và giải đáp các thắc mắc của các cộng tác viên . Còn việc tiếp cận với người dân cũng do các cộng tác viên đến gặp gia đình nên việc tuyên truyền , nội dung cách thức truyền tải thông tin nhiều trường hợp còn chưa chính xác và việc tiếp nhân các thông tin phản hồi còn mang tính chủ quan và việc báo cáo lên trên những ý kiến của người dân còn chưa được coi trọng dẫn đến việc trả lời các thắc mắc của người dân còn chưa thoả đáng điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác tuyên truyền được thể hiện . Khi hỏi một cộng tác viên là cô Ng Thị D với câu hỏi:” Sau khi cô được cán bộ dân số huyện phổ biến các nội dung tuyên truyền, cô đến các hộ gia đình phổ biến lại thì cô có gặp khó khăn gì ? Cô D cho biết “ cũng gặp một số khó khăn, bởi vì nhiều khi mình còn không hiểu được hết những nội dung cần phải phổ biến và nhiều trường hợp khi phổ biến các vấn đề tế nhị như các biện pháp tránh thai chăng hạn”. Khi được hỏi các cô có được học và phổ biến về pháp lệnh dân số không? Cô D trả lời “ có được học và phổ biến ở trên huyện ,nhưng nhiều chỗ còn thấy mình còn không hỉểu nói gì đến chuyện đi nói lại cho mọi người nên khi tuyên truyền về pháp lệnh cô chỉ đọc trên loa ”. Điều này chứng tỏ những người đi tuyên truyền chưa hiểu đúng về pháp lệnh dân số, dẫn đến việc người được tuyên truyền cũng hiểu sai , cho nên mới có hiện tượng người dân nói nhà nước khuyến khích đẻ nhiều con. Hoạt động tuyên truyền trực tiếp trong năm 2000 huyện Thuận Thành đã tổ chức được 7975 lượt tuyên truyền trực tiếp thông qua các sản phẩm truyền thông như panô khẩu hiệu , sách báo , tờ rơi… năm 2001 đã thực hiện được 9963 lượt ; năm 2002 thực hiện được 9479lượt ; năm 2003 thực hiện được 8606 lượt ;năm 2004 thực hiện 16724 lượt . Qua số lượng trên ta thấy sau khi có pháp lệnh dân số tháng 6/2003 sang năm 2004 hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua các sản phẩm truyền thông tăng lên một cách đột biến từ 8606 sản phẩm năm 2003 thì đến 2004 là 16724 sản phẩm điều này cho thấy sau khi có pháp lệnh dân số thì đảng và nhà nước đã rất chú ý tới việc tuyên truyền sâu rộng đến người dân giúp họ hiểu một cách đúng đắn về pháp lệnh dân số . Ngoài việc tuyên truyền trực tiếp bằng các sản phẩm truyền thông thì còn việc tuyên truyền trực tiếp qua việc các cộng tác viên dân số đến tuyên truyền , nói chuyện trực tiếp với các hộ gia đình toàn huyện có 217 cộng tác viên trong năm 2000 đã thực hiện được 18973 lần đến nói chuyện với các hộ gia đình ,năm 2001 có 19955 lần năm 2002 dã thực hiện 24576 lần ,năm 2003 có 23787 lần và năm 2004 đã thực hiện được 25576 lần qua các số liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2000 đến 2002 hiệu quả của việc truyền thông trực tiếp đạt được là rất khả quan nhưng đến năm 2003 đột nhiên các hoạt động truyền thông trực tiếp lại giảm mặc dù trong năm 2003 là năm pháp lệnh dân số có hiệu lực lẽ ra các hoạt động tuyên truyền phải tăng nhưng không hiểu vì sao lai có suy giảm về các hoạt động tuyên truyền . đây cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sinh con thứ 3 gia tăng vào năm này từ 16.7% năm 2002 tăng lên 18% năm 2003 để giải thích cho điều này một số người cho rằng do người dân hiểu sai về pháp lệnh dân số nhưng tôi thấy nguyên nhân của nó chính là việc thiếu quan tâm đến công tác tuyên truyền dân số kế hoạch hoá gia đình bởi vì nếu hiểu sai về pháp lệnh dân số thì phải đến năm 2004 họ mới có thể sinh con. 2. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trong giai đoạn 2000 – 2002 Giai đoạn 2000-2002 tình hình dân số của huyện khá ổn định hoặc có thể nói thực hiện tốt công tác DS –KHHGĐ điều này được thể hiện qua bảng 2 Năm  2000  2001  2002   Tỷ lệ sinh  16,6%  15,6%  15,1%   Bảng 2: tỷ lệ sinh của huyện giai đoạn 2000-2002 Qua bảng 2 ta thấy trong giai đoạn 2000 –2002 tỷ lệ sinh của Thuận Thành luôn giảm do họ đã làm tốt công tác tuyên truyền . trong giai đoạn này tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cung rất ổn định năm 2000 tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 17,7% nhưng trong 2 năm 2001 và 2002 tỷ lệ này giữ ở mức 16,7% . Điều này cho thấy trong giai đoạn 2000 –2002 huyện thuận Thành đã làm rất tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt là trong vấn đề giảm sinh. Có được kết quả đó trong giai đoạn này huyện đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền vận động, đồng thời với việc thực hiện nghiêm túc việc kỉ luật những người sinh con thứ 3 . Khi được hỏi tại sao trong giai đoạn 2000 –2002 lại thực hiện tốt công tác DS -KHHGĐ hơn so với giai đoạn 2003 - 2004 anh T cán bộ dân số cho biết “ giai đoạn 2000 -2002 huyện uỷ và phòng dân số huyện đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động ,đồng thời với việc thi hành tốt các biện phá
Tài liệu liên quan