Đề tài Bao bì các loại bánh

Thập niên 1950 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các cửa hàng tạp hoá tự phục vụ và do đó cần có mặt hàng bánh đóng gói sẵn. Trước đó bánh ngọt được dự trữ và vận chuyển đến các cửa hàng trong các thùng bằng kim loại với khối lượng lớn khoảng 7 kg. Sau đó bánh được phân phối vào các túi giấy để bán lẻ. Sự phát triển của những vật liệu làm bao bì có thể đóng góp nhiều cho ngành công nghiệp sản xuất bánh quy.

doc34 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3347 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bao bì các loại bánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH KHOA KĨ THUẬT HÓA HỌC BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BÁO CÁO CÔNG NGHỆ BAO BÌ ĐỀ TÀI : BAO BÌ CÁC LOẠI BÁNH GVHD: TS.Đống Thị Anh Đào Họ Và Tên SV : HC07TP Năm Học: 2009-2010 Mục lục BAO BÌ CÁC LOẠI BÁNH I. GIỚI THIỆU Thập niên 1950 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các cửa hàng tạp hoá tự phục vụ và do đó cần có mặt hàng bánh đóng gói sẵn. Trước đó bánh ngọt được dự trữ và vận chuyển đến các cửa hàng trong các thùng bằng kim loại với khối lượng lớn khoảng 7 kg. Sau đó bánh được phân phối vào các túi giấy để bán lẻ. Sự phát triển của những vật liệu làm bao bì có thể đóng góp nhiều cho ngành công nghiệp sản xuất bánh quy. Những chiếc bánh trong những thùng kim loại lớn vận chuyển đến cửa hàng thì được bảo quản tốt nhưng những túi giấy thì không thể đảm bảo bánh quy được dòn và giữ được vệ sinh lâu. Những màng chống thấm nước mềm dẻo, có thể hàn nhiệt được thì không được phát triển mãi đến sau Chiến tranh thế giới II. Ban đầu bánh được bọc bởi màng cellulose nhưng từ giữa những năm 70 màng polypropylene xuất hiện và được sử dụng cho bao bì bánh biscuit. Những túi bánh hàn nhiệt trước đây chứa khoảng từ 15 – 20 cái bánh. Nhưng khi bao bì bị xé ra mà bánh không sử dụng hết thì bánh rất mau bị hư hỏng và không sử dụng được. Việc phát minh ra bao bì hàn nhiệt mà có thể mở ra dễ dàng và có thể hàn lại như cũ sau khi dùng thì rất khó thực hiện. Vì vậy người ta đã nghĩ đến việc làm bao bì cho từng cái bánh riêng lẻ. Việc đóng gói từng cái bánh đòi hỏi phải có thiết bị hàn đóng gói có tốc độ cao và hệ thống hàn nhiệt phải tốt. Ngoài ra những cái bánh nhỏ riêng lẻ cũng gặp vấn đề khi bán trong các siêu thị lớn, đó là nó bị mở ra và ăn dễ dàng trước khi được đưa đến chỗ tính tiền. Từ đó người ta nghĩ đến việc phải làm nhiều lớp bao bì, nhóm những bao bì đơn lẻ lại với nhau. Bao bì ngoài cũng có thể là một màng mềm dẻo nhưng không cần đạt độ chống thấm cao như bao bì trực tiếp bao bọc sản phẩm thấm nước. Bán thực phẩm ngoài chất lượng thì thực phẩm còn cần phải được trưng bày sao cho đẹp mắt. Những cái khay, hộp trưng bày sản phẩm đã được nghĩ đến, nó làm cho sản phẩm bánh trông sinh động và bắt mắt hơn. Sự cần thiết có những hộp trưng bày tỉ mỉ và công phu hơn đặc biệt đối với những sản phẩm được dùng làm quà biếu. II PHÂN LOẠI BÁNH BÁNH MÌ Là loại bánh nướng làm từ nguyên liệu chính là bột mì, nấm men và muối. Ngoài ra còn có: đường, chất béo, sữa, trứng... 1.2 BISCUIT Bánh quy là các sản phẩm bánh nướng nhỏ được làm chủ yếu từ bột mì, đường, chất béo, trứng, bột nở và tinh dầu. Chúng có độ ẩm đặc trưng là ít hơn 4% và khi được đóng gói trong các bao bì chống thấm thì có thời gian bảo quản dài hơn, có thể 6 tháng hoặc hơn. Bánh nướng được làm với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau và sau khi nướng chúng có thể được phủ lớp chocolate, đường, bơ... Sản phẩm bánh quy trên thị trường rất phong phú, đa dạng; được phân loại theo nhiều cách khác nhau: Theo cấu trúc, độ cứng: bánh quy loại cứng và loại mềm. Theo sản phẩm tạo hình: bánh cắt, bánh ép... Theo tính chất bột nhào: bánh quy xốp và bánh quy dai... Theo hương vị sử dụng: bánh quy cam, chanh, dừa, cacao, chocolate... Theo giá trị dinh dưỡng: bánh quy dinh dưỡng và bánh quy thường. Theo thành phần chất dinh dưỡng đặc biệt thêm vào: bánh quy bơ, bánh quy kem,... Theo hàm lượng muối có trong bánh: bánh lạt, bánh mặn, bánh ngọt. Theo hình dạng bánh: bánh tròn, bánh chữ nhật, bánh chữ... Thông thường, người ta chia bánh qui thành 2 loại: cracker và cookie 1.2.1 Cracker Là loại bánh xốp, dòn, khô, mỏng thường có thêm pho mát hay gia vị trong thành phần; mặn, ngọt ít hay lạt. Có các loại sau: Saltine: bột được trộn với muối trước khi nướng. Soda cracker: lạt, có ít bột nổi và kem tartar. Oyster cracker: cracker tròn,nhỏ. Graham cracker: bột mì toàn phần, ít ngọt. Pretzel: cracker lớp muối rắc bề mặt, thường có dạng hình nút lỏng hoặc hình que, cây gậy. 1.2.3 Cookie Là loại bánh nướng nhỏ, bề mặt láng, mềm. Có các loại: Chocolate chip cookie. Choc Chunk Ginger snap. Oreo. BÁNH CAKE (Bánh kem): Là loại bánh nướng lớn, ngọt. Sản phẩm được làm chủ yếu từ bột mì, đường, trứng, bơ, nấm men hoặc bột nở. Bánh thường được trang trí bằng kem ở bề mặt, thường sử dụng trong các dịp lễ như sinh nhật, đám cưới… Bánh cake phải bảo quản lạnh, bao bì cứng để tránh va đập và dễ dàng vận chuyển PASTRY Là tên gọi của nhiều loại bánh nướng được làm từ bột mì, bơ, shortening, bột nở hoặc trứng. Bột nhào của loại bánh pastry thì thường được cán mỏng, nhiều lớp, cuộn tròn. Gồm các dạng như: pie – bánh nhân thịt, tart – bánh nhân mứt quả, quiche – bánh tart có nhân thơm. Pastry khác với bánh mì ở hàm lượng chất béo cao. III CHỨC NĂNG BAO BÌ 3.1 ĐẢM BẢO SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM 3.1.1 Bao bì đảm bảo không thay đổi về khối lượng Người ta dùng 2 hệ thống cân, đong để đảm bảo sản phẩm được bao gói đúng khối lượng. Hệ thống này dựa trên khối lượng tối thiểu bình quân và đã trở thành tiêu chuẩn trong tất cả các quốc gia trong khối cộng đồng kinh tế Châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới (bởi vì nếu bao bì thiếu khối lượng thì không vừa lòng khách hàng còn nếu thừa khối lượng thì không có lợi cho nhà sản xuất). Hệ thống này đem lại lợi ích cho nhà sản xuất bởi vì nó dễ dàng nhận ra sự thay đổi nhỏ diễn ra trong suốt quá trình quản lý sản xuất và do đó, phế phẩm trong sản xuất được giảm xuống đồng thời khắc phục tình trạng bao bì thiếu khối lượng. Hệ thống khối lượng tối thiểu đảm bảo rằng không có gói nào được đưa ra bán mà lại dưới khối lượng tịnh đã được ghi trên bao bì. Trừ một số trường hợp là khối lượng vượt trội và nếu cao thì đó là lợi thế của khách hàng. Các gói thiếu khối lượng, tức là bao bì đó đã khônh đủ chuẩn nên phải được mở ra và sản phẩm bên trong phải được nạp trở lại để sản xuất sản phẩm hạng 2, 3...theo tiêu chuẩn phụ hoặc chúng có thể được đưa ra để bán cho cá nhân ví dụ như nhân viên sản xuất chẳng hạn. Cần điều chỉnh các thông số của hệ thống sao cho sai số khối lượng của bao bì so với khối lượng tối thiểu càng thấp càng tốt và không vượt quá 5%. Sai số nói trên được xem như khối lượng thừa hay còn gọi khối lượng vượt trội hoặc khối lượng thặng dư. Máy cân kiểm tra mỗi gói tự động có thể dùng để loại trừ những gói thiếu cân và tính toán khối lượng bình quân của tất cả các gói không bị loại. Hệ thống tính khối lượng bình quân xác định rằng trong một thời gian cố định thì khối lượng tịnh của mỗi gói là khối lượng được ghi trên bao bì. 3.1.2 Bao bì đảm bảo về mặt chất lượng. Chất lượng của bánh, gồm cả về mặt dinh dưỡng, an toàn vệ sinh, cảm quan, phải luôn được đảm bảo trong suốt quá trình bảo quản. Bánh sau khi được chế biến phải được đóng bao bì kín nhằm tránh hay ngăn cản hoàn toàn tác động của môi trường bên ngoài trong suốt quá trình bảo quản. Các tác nhân của môi trường ảnh hưởng đến sản phẩm bánh: Vi sinh vật: đối với sản phẩm có độ ẩm, béo cao (như cookie) thì vi sinh vật có thể phát triển, vi sinh vật cũng có thể xâm nhập vào thực phẩm thông qua sự xâm nhập của nước, hơi nước, không khí. Khi đó, ngoài việc lựa chọn bao bì có tính chống thấm khí, nước; người ta còn sử dụng một hỗn hợp của khí carbon dioxide và khí Nitơ cho vào bao bì trước khi hàn. Kỹ thuật này được gọi là bao gói khí quyển hiệu chỉnh (MPA). Nước, hơi nước: bao bì các loại bánh phải chống thấm nước, hơi nước tốt để hạn chế tối đa những hư hỏng hoá học và lý học. Với các loại bánh có hàm lượng ẩm, béo cao thì hư hỏng là do vi sinh vật. Với các loại bánh khô thì bao bì thấm nước, hơi nước sẽ làm mềm, mất độ xốp...của bánh. Các vật liệu như màng plastic (polypropylene - PP), giấy phủ plastic, hay những loại khác thường được sử dụng để làm bao bì chống thấm nước. Không khí là một tác nhân gây oxi hoá các chất béo không no, chất màu, chất mùi do có Oxi làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm. Oxi cũng tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển gây hư hỏng sản phẩm và gây bệnh. Ánh sáng: Sản phẩm bánh thường không có Vitamin C nên có thể che chắn ánh sáng hoặc không. Tuy nhiên, để tạo sự thu hút đối với khách hàng, nhà sản xuất đưa ra các dạng bao bì có phần trong suốt có thể nhìn xuyên qua và phần đục để có thể in chữ nhãn hiệu được nhìn thấy một cách rõ ràng. Khi đó, lớp bao bì ngoài bằng bìa cứng được dùng để tăng độ cứng vững bảo vệ lớp bao bì cứng bên trong. Côn trùng như kiến, gián xâm nhập vào sản phẩm là nguồn đem ô nhiễm của các tác nhân vi sinh vật, đất cát, bụi... khiến sản phẩm bị giảm số lượng và bị hư hỏng hoàn toàn. Tác động cơ học: Các loại bánh mềm, xốp dưới tác động cơ học sẽ bị biến dạng, mất độ phồng xốp. Do đó, thông thường người ta thổi hỗn hợp khí Nitơ và Carbon dioxide vào bao bì trước khi hàn. Còn với các loại bánh khô, tác động cơ học có thể làm gãy vỡ, vụn nát bánh. Do đó cần xếp có thứ lớp với số lượng nhất định vào khay plastic hay giấy có độ cứng vững. Vài loại bánh có gờ cạnh sắc hay bề mặt thô ráp, sần sùi do đường, … nên vật liệu đóng gói phải được chọn để tránh sự xuyên thủng lớp màng. Các tác động cơ học có thể gây hư hỏng mất độ kín của bao bì hoặc bị trầy sước bề mặt mất cảm quan và giá trị thương phẩm. Các dạng hư hỏng cơ học như: sự rung lắc, cọ xát trong suốt quá trình vận chuyển; rơi rớt; gãy đổ; áp lực do chất chồng đối với những thùng bên dưới; va chạm... Thông thường bánh thường được bao gói trong nhiều lớp bao bì thì chỉ có lớp trong cùng kín, lớp ngoài làm nhiệm vụ chống tác động va chạm gây trầy sước mặt ngoài của lớp bao bì kín. Bao bì ngoài của sản phẩm bánh thường là hộp thiếc hoặc thép tráng thiếc, được cấu tạo khối chữ nhật hoặc khối trụ tròn…, có chiều cao nhỏ so với đường kính, có nắp rời. Mối ghép nối giữa thân và nắp được phủ kín là do lớp băng keo dán chung quanh, hộp giấy chữ nhật bên ngoài làm nhiệm vụ bảo vệ cho hộp kim loại, tránh va chạm gây trầy sước, mất vẻ mỹ quan cũng như giá trị thương phẩm của sản phẩm. Việc bao gói và bảo quản đối với từng loại bánh: Biscuit: Bánh qui có thời gian bảo quản từ vài ngày tới vài tuần, hoặc vài tiếng, nếu được bao gói đúng cách. Bánh qui được đặc trưng bởi độ dòn và độ ẩm thấp. Để tránh bị sũng nước, điều quan trọng nhất là nguyên liệu bao gói bánh qui phải ngăn cản được sự hút ẩm bên ngoài môi trường. Ngoài ra, bánh qui còn chứa hàm lượng béo đáng kể nên cần được ngăn ánh sáng, không khí, và nhiệt độ để ngăn chặn bị ôi. Lớp màng plastic, lọ thuỷ tinh, thiếc kim loại thường được dùng làm chất liệu bao gói bánh qui. Bánh mì: Bánh mì thường được sử dụng trong vòng 1-2 ngày, mục đích chính của việc bao gói là giữ cho bánh được sạch. Loại giấy đơn giản hoặc giấy polythene thì thường được sử dụng. Trong trường hợp dùng polythene, bánh mì nên được bao gói sau khi được làm nguội để ngăn sự ngưng tụ nước bên trong bao bì và kết quả là bị ướt nên nấm mốc dễ phát triển. Bánh cake: Điều kiện bao gói và bảo quản bánh kem phụ thuộc vào độ ẩm thành phần cũng như môi trường xung quanh. Light cake như những loại được làm từ bột mì, đường, trứng, chỉ sử dụng trong vài ngày nếu không được bao gói. Các loại fruit-cake có cấu trúc đặc hơn và có thời gian bảo quản dài hơn. Thời gian bảo quản có thể kéo dài trong vài năm bằng cách bao phủ lớp hạnh nhân và tinh thể đường lên mặt bánh ngăn cản sự hút ẩm. 3.2 THÔNG TIN, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM, THU HÚT NGƯỜI TIÊU DÙNG Trình bày các thông tin về đặc tính của sản phẩm như: giá trị dinh dưỡng, trạng thái, cấu trúc, mùi vị, nguồn nguyên liệu, nhà sản xuất, địa chỉ và quốc gia sản xuất. Những thông tin này phải tuân theo những quy định chặt chẽ của nhà nước. Tuy nhiên, đôi khi không phải giá trị dinh dưỡng của sản phẩm là nhân tố thu hút chính đối với khách hàng mà cách trình bày hình ảnh, màu sắc, thương hiệu, tên sản phẩm mới chính là yếu tố thu hút của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Sản phẩm trình bày đẹp, bắt mắt sẽ dễ thu hút người tiêu dùng hơn những sản phẩm không được trang trí hài hoà, thích hợp thị hiếu người tiêu dùng. Người tiêu dùng thường có khuynh hướng liên tưởng những bao bì kín chắc chắn với bánh quy, họ cảm thấy những bao gói tạo từ lớp màng mềm dẻo có thể chứa sản phẩm gẫy. Những bao bì với màng PP như các bao gói đơn sẽ không cảm thấy chắc chắn như những bao gói với nhiều lớp giấy hay cellophane. Do đó khi chọn vật liệu làm bao bì cũng cần tránh sự nghi ngờ này. Bao bì phải phù hợp với văn hoá của từng quốc gia, dân tộc. Bao bì phải thay đổi theo mùa: Mùa lễ tình nhân: Mùa Haloween Mùa tựu trường Mùa trung thu Màu sắc: thu hút được khách hàng. Người ta không dùng màu sắc mang tính ảm đảm, buồn bã để trang trí bao bì. Việc lựa chọn màu sắc còn tuỳ thuộc vào địa phương mà sản phẩm được tiêu dùng. Kết cấu của bao bì cho biết trạng thái, cấu trúc, màu sắc của sản phẩm để đáp ứng yêu cầu được lựa chọn của khách hàng. Hộp có một phần trong suốt: cho thấy được bề mặt được trang trí đẹp của các loại bánh đặc biệt là các loại bánh kem. Trong suốt hoàn toàn Che phủ hoàn toàn: 3.3 THUẬN TIỆN TRONG PHÂN PHỐI, LƯU KHO, QUẢN LÝ VÀ TIÊU DÙNG Bao bì phải được thiết kế sao cho thuận tiện, tiết kiệm cho sự bảo quản sản phẩm, phân phối, lưu kho, quản lý, tiêu dùng. Bao bì ngoài: Bền vững, chắc chắn Dạng khối chữ nhật, chứa một số lượng lớn và nhất định đối với một hoặc nhiều chủng loại thực phẩm. Chứa đựng nhiều chủng loại thực phẩm Để dễ dàng phân phối vận chuyển thì bao bì được cấu trúc dạng khối chữ nhật để dễ dàng xếp kho, chất chồng lên cao, tránh được sự tốn mặt bằng kho, và cũng tạo sự dễ dàng nhanh chóng trong khi bốc dỡ, vận chuyển bằng băng tải, bằng xe và kiểm soát số lượng. Do đó, những bao bì trực tiếp bao bọc thực phẩm, có dạng hình trụ đáy tròn hoặc đáy tam giác, có dạng túi hay một dạng bất kỳ luôn luôn cần có lớp bao bì phụ, dạng bao bì hở hoặc kín bao bọc bên ngoài để bảo vệ cho lớp bao bì này. Từ những khối chữ nhật nhỏ, xếp vào một bao bì dạng khối chữ nhật lớn hơn. Sự tạo thành khối, thành kiện chứa đựng một số lượng sản phẩm nhất định cũng tạo điều kiện quản lý hàng hoá một cách dễ dàng, hiệu quả cao. Các loại bao bì khối chữ nhật chứa đựng một số lượng nhất định thường được cấu tạo bằng giấy bìa cứng có tráng phủ lớp plastic để chống thấm nước, tránh gây hư hỏng bao bì giấy, đồng thời lớp plastic phủ còn tạo độ trượt tương đối cho các thùng để có thể tháo rời chúng một cách dễ dàng từ khồi hàng hoá đang chồng chất. Sự sắp xếp bánh trong bao bì: bánh quy có thể được Xếp thành 1– 2 cột: a, c Tập hợp nhiều chồng: b, d Sắp xếp lộn xộn: trường hợp bánh snack. Từng bao bì chứa đựng thực phẩm theo khẩu phần được ghép thành một khối nhỏ, rồi từng khối nhỏ lại được sắp xếp thành một thùng lớn. Nhiều chủng loại thực phẩm được sắp xếp chung trong một bao bì. Chúng được sắp xếp theo từng loại, từng vị trí để tạo vẻ mỹ quan trong cách trình bày và không chán về khẩu phần. Nhiều loại bánh khô được xếp trong một hộp do có cùng hàm ẩm. Trường hợp nhiều loại bánh quy nhỏ có tính chất hoá lý như độ ẩm, tính chất cảm quan như hương khác nhau, thì chúng phải được bao gói riêng biệt để tránh gây ảnh hưởng không tốt cho nhau. Loại có độ ẩm cao phải được bao gói riêng từng cái để đảm bảo độ ẩm ban đầu và để không làm tăng hàm ẩm của những loại bánh có hàm ẩm thấp hơn được xếp chung trong hộp. Trường hợp bánh có mùi bốc mạnh thì cũng được bao gói riêng, để chống thoát hương vì những chiếc bánh khô hơn sẽ hấp thu hương dễ dàng, gây mất mùi đặc trưng của chúng. Từng chiếc bánh được gói trong bao bì kín riêng biệt do khác nhau về hàm ẩm và hương, và chúng được chứa chung trong một bao bì ngoài. Với cùng một loại bánh trong một bao bì, với các loại bánh ướt phải được cho vào các ngăn riêng biệt, có thể có hoặc không bao gói từng cái tuỳ theo đặc tính của bánh. Khả năng sắp xếp của bao bì tại điểm bán cũng khá quan trọng. Những bao bì hình trụ có khuynh hướng lăn, những bao bì với hàn mép có khuynh hướng gắn với các sản phẩm bên cạnh và được sắp xếp để trưng ra mặt trước của sản phẩm. Đối với những loại bao túi thì không thể được chồng nhiều bao lên kệ được và những bao bì có hình dạng không đúng qui cách cũng gây khó khăn cho người bán trong việc xếp kệ. Vì vậy trước khi quyết định hình dạng bao bì (có thể là loại máy bao gói) cần quan tâm đến kiểu sắp xếp, cơ sở vật chất của các cửa hàng, chiều cao và sâu của kệ hàng, … Thuận tiện trong sử dụng: Bao bì có thể được xé nhanh một cách dễ dàng nhờ làm bằng vật liệu OPP và có một vết cắt nhỏ ở bìa bao bì hay vết răng cưa ở đầu hàn dán mí bao bì, không cần dụng cụ cắt như dao kéo. IV PHÂN LOẠI BAO BÌ BÁNH Phân loại dựa theo vật liệu bao bì 4.1 GIẤY VÀ GIẤY BÌA 4.1.1 Định nghĩa: Giấy và giấy bìa được định nghĩa là vật liệu dạng tấm cấu tạo từ một mạng lưới các sợi cellulose từ thực vật. Chúng có thể in được và có những tính chất vật lý đặc trưng do đó được sử dụng rộng rãi trong bao gói. Có nhiều loại giấy và giấy bìa, khác nhau về bề mặt, độ chắc và nhiều tính chất khác tuỳ thuộc vào loại sợi, lượng sợi sử dụng cũng như phương pháp xử lý sợi trong quá trình làm giấy. Giấy và giấy bìa (paper and paperboard) có thể được phân loại dựa trên độ dày, màu sắc, hay khối lượng vật liệu (thể hiện qua khối lượng trên một đơn vị diện tích). Theo ISO (International Standard Organisation), những vật liệu có khối lượng >250g/m2 (hay 51 lbs/1000ft2) được gọi là giấy bìa. Bao bì giấy được sử dụng rộng rãi, từ giấy lụa (tissue) đến giấy bìa dày. Một vài loại giấy và giấy bìa sử dung trong bao gói như: Hộp giấy nhiều lớp. Hộp giấy cứng, thùng carton. Giấy dợn sóng. Hộp giấy hình trụ. 4.1.2 Ưu, nhược điểm của bao bì giấy Ưu điểm: Giá thành thấp. Có thể kết hợp với nhiều loại vật liệu khác ví dụ như giấy laminate. Nhẹ. Có nhiều chủng loại đáp ứng các yêu cầu chất lượng khác nhau. Trung tính với thực phẩm. Có khả năng tái sử dụng cao. Không gây độc hại với môi trường Nhược điểm: Không bền với tác động cơ học. Khả năng chống ẩm không cao. Dễ thấm nước Khó làm kín. Có thể bị tấn công bởi côn trùng và vi sinh vật. 4.1.3 Tính chất bao bì giấy Các đặc điểm của giấy và giấy bản để có thể bao gói bao gồm các đặc điểm bên ngoài và các tính chất thể hiện. Những đặc điểm này tuỳ từng loại giấy, phụ thuộc từ nguyên liệu thô làm giấy cho đến công nghệ sản xuất giấy, những phương pháp xử lý được áp dụng trên giấy thành phẩm, qua đó thể hiện các tính chất của giấy. Đặc điểm bên ngoài: bao gồm màu sắc, độ mịn và độ bóng bề mặt. Màu sắc của giấy tuỳ thuộc vào loại bột giấy sử dụng. Bột cellulose nguyên chất có màu trắng mờ. Bột giấy tái sử dụng, chưa tẩy trắng và loại bỏ mực in, có màu xám hoặc nâu. Hỗn hợp bột giấy thu nhận từ giấy in và giấy bìa có màu xám. Bột giấy có thể được tẩy trắng hoặc nhuộm màu tuỳ mục đích sử dụng. Ngoài ra, người ta có thể phủ một lớp màu trên mặt giấy nhằm đạt được màu giấy mong muốn. Đối với loại giấy đòi hỏi khả năng in tốt, mặt in thường có màu trắng, được phủ sứ hoặc CaCO3 ở mặt in trong quá trình sản xuất. Tính chất thể hiện: Tính chất vật lý: bao gồm độ cứng, khả năng chịu lực, độ dai, khả năng kéo giãn, độ nhẵn, … Tính chất hoá học: bao gồm pH, lượng cloride và sulphate dư. Một số tính chất khác: độ ẩm, tính thấm không khí, tính hút nước, ma sát bề mặt, áp lực bề mặt, tính thấm mực, … Yêu cầu đối với giấy sử dụng trong bao gói thực phẩm: không làm thay đổi mùi của thực phẩm và không gây mùi lạ, đảm bảo an toàn thực phẩm. Hiện nay ngành công nghiệp sản xuất giấy hiện đại chỉ sản xuất chủ yếu từ sợi cellulose thu được từ gỗ. 4.1.4 Phân loại giấy GIẤY CÓ ĐỘ BỀN ƯỚT (Wet Strength Paper) Những bao tải giấy được sử dụng trong điều kiện ẩm ướt cần duy trì ít nhất 30% độ bền khi khô của chúng. Để đạt được độ bền ướt cần thêm vào bột giấy các chất urea formaldehyde và melamine formaldehyde. Những hợp chất hóa học này sẽ tạo thành những liên kết chéo đặt lên bề mặt sợi cellulose trong suốt quá trình sấy làm cho chúng có khả năng chống thấm nước. GIẤY KHÔNG THẤM DẦU (Greaseproof Paper) Giấy không thấm dầu được làm từ bột giấy xử lý bằng phương pháp hóa học (chemical pulp), sau đó được lọc nhẹ để phá vỡ kết cấu bó sợi. Những sợ
Tài liệu liên quan