Đề tài Bảo hiểm An sinh giáo dục tại Việt Nam - Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò con người. Không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân là mục tiêu hàng đầu của chế độ xã hội chủ nghĩa ta. Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan được Đảng và Nhà nước khẳng định trong các kì đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, 7, 8, 9 đã và đang có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế nước ta. Kể từ Đại hội VI, Đại hội của Đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhân dân ta đã gặt hái được nhiều thành công to lớn trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế xã hội. Vì thế, nền kinh tế nước ta đang dần khởi sắc và phát triển một cách vững chắc, về cơ bản chúng ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài, nền kinh tế có những bước tăng trưởng nhảy vọt qua các năm, điều kiện sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đất nước đang trong thời kỳ Đổi mới nên cùng với sự biến chuyển không ngừng về mọi mặt, từ kinh tế xã hội đến chính trị ngoại giao, nền kinh tế mở theo hướng “đa phương hoá - đa dạng hoá” đã và đang tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói riêng phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngày càng có nhiều ngành và nghiệp vụ mới ra đời. Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ (BHNT) thuộc ngành bảo hiểm là một ví dụ điển hình. Nghiệp vụ BHNT mang tính đặc thù cao, có sức hấp dẫn riêng và có sự khác biệt so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác. Nghiệp vụ BHNT bao gồm nhiều loại hình khác nhau như: BHNT có thời hạn 5-10 năm, An sinh giáo dục. Sau một thời gian lựa chọn đề tài viết khoá luận, mặc dù đề tài còn nhiều khúc mắc và số liệu thực tế chưa nhiều nhưng cùng với sự động viên của thầy giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ nhiệt tình của các công ty BHNT em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài với nội dung: “Bảo hiểm An sinh giáo dục tại Việt Nam - Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển”. Sở dĩ em chọn đề tài trên cho khoá luận tốt nghiệp của mình là vì những lý do sau: - Mặc dù BHNT ra đời rất sớm trên thế giới (năm 1583, ở Anh) và không ngừng phát triển ở khắp nơi, nhưng lại được triển khai rất muộn ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới để áp dụng vào thực tế triển khai ở nước ta là một đòi hỏi cấp bách có ý nghĩa kinh tế lớn. - Do nghiệp vụ “An sinh giáo dục“ mới được triển khai ở nước ta, nên khó tránh khỏi những hạn chế, những điều bất hợp lý trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, cần phải nghiên cứu một cách khoa học, tìm ra giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Nghiệp vụ bảo hiểm này có tính chất khác biệt rõ nét so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác ở chỗ nó không chỉ mang tính chất bảo hiểm các rủi ro mà còn mang tính chất tiết kiệm. Điều này có nghĩa là công ty BHNT phải trả một khoản tiền vào một thời điểm nhất định trong tương lai dù không có rủi ro xảy ra với khách hàng. Do vậy công ty BHNT cần có một chính sách đầu tư vốn hợp lý để đảm bảo tài chính của công ty. - Nghiệp vụ này còn thu hút được nhiều người nghiên cứu vì nó có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Với các khẩu hiệu “ Tất cả vì tương lai con em chúng ta”, “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai“ thì chương trình “An sinh giáo dục“ là một biện pháp hữu hiệu để các thế hệ đi trước thể hiện sự quan tâm đối với các thế hệ đi sau. Khi nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp luận như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp kết hợp giữa logic và lịch sử, phương pháp tổng hợp thống kê nhằm phân tích tình hình triển khai, thị trường khách hàng tiềm năng, những tồn tại từ đó đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trên thị trường bảo hiểm này trong thời gian tới. Xuất phát từ những nội dung trên đề tài được kết cấu gồm ba phần: - ChươngI: Khái quát về bảo hiểm nhân thọ và sản phẩm bảo hiểm An sinh giáo dục - ChươngII: Thực trạng triển khai sản phẩm bảo hiểm An sinh giáo dục trong hệ thống BHNT tại Việt Nam - Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm bảo hiểm ASGD Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm nên trong khoá luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy gíao hướng dẫn TS. Vũ Sỹ Tuấn nói riêng và của các thầy cô giáo trong khoa nói chung để khóa luận hoàn chỉnh hơn về mặt lý luận và mang tính khả thi hơn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy gíao hướng dẫn TS. Vũ Sỹ Tuấn, sự tận tình của người thân trong gia đình và bạn bè giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Nhân dịp này em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương đã truyền thụ và trang bị cho em những hành trang cần thiết để em vào đời.

doc112 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm An sinh giáo dục tại Việt Nam - Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò con người. Không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân là mục tiêu hàng đầu của chế độ xã hội chủ nghĩa ta. Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan được Đảng và Nhà nước khẳng định trong các kì đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, 7, 8, 9 đã và đang có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế nước ta. Kể từ Đại hội VI, Đại hội của Đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhân dân ta đã gặt hái được nhiều thành công to lớn trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế xã hội. Vì thế, nền kinh tế nước ta đang dần khởi sắc và phát triển một cách vững chắc, về cơ bản chúng ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài, nền kinh tế có những bước tăng trưởng nhảy vọt qua các năm, điều kiện sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đất nước đang trong thời kỳ Đổi mới nên cùng với sự biến chuyển không ngừng về mọi mặt, từ kinh tế xã hội đến chính trị ngoại giao, nền kinh tế mở theo hướng “đa phương hoá - đa dạng hoá” đã và đang tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói riêng phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngày càng có nhiều ngành và nghiệp vụ mới ra đời. Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ (BHNT) thuộc ngành bảo hiểm là một ví dụ điển hình. Nghiệp vụ BHNT mang tính đặc thù cao, có sức hấp dẫn riêng và có sự khác biệt so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác. Nghiệp vụ BHNT bao gồm nhiều loại hình khác nhau như: BHNT có thời hạn 5-10 năm, An sinh giáo dục... Sau một thời gian lựa chọn đề tài viết khoá luận, mặc dù đề tài còn nhiều khúc mắc và số liệu thực tế chưa nhiều nhưng cùng với sự động viên của thầy giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ nhiệt tình của các công ty BHNT em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài với nội dung: “Bảo hiểm An sinh giáo dục tại Việt Nam - Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển”. Sở dĩ em chọn đề tài trên cho khoá luận tốt nghiệp của mình là vì những lý do sau: - Mặc dù BHNT ra đời rất sớm trên thế giới (năm 1583, ở Anh) và không ngừng phát triển ở khắp nơi, nhưng lại được triển khai rất muộn ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới để áp dụng vào thực tế triển khai ở nước ta là một đòi hỏi cấp bách có ý nghĩa kinh tế lớn. - Do nghiệp vụ “An sinh giáo dục“ mới được triển khai ở nước ta, nên khó tránh khỏi những hạn chế, những điều bất hợp lý trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, cần phải nghiên cứu một cách khoa học, tìm ra giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Nghiệp vụ bảo hiểm này có tính chất khác biệt rõ nét so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác ở chỗ nó không chỉ mang tính chất bảo hiểm các rủi ro mà còn mang tính chất tiết kiệm. Điều này có nghĩa là công ty BHNT phải trả một khoản tiền vào một thời điểm nhất định trong tương lai dù không có rủi ro xảy ra với khách hàng. Do vậy công ty BHNT cần có một chính sách đầu tư vốn hợp lý để đảm bảo tài chính của công ty. - Nghiệp vụ này còn thu hút được nhiều người nghiên cứu vì nó có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Với các khẩu hiệu “ Tất cả vì tương lai con em chúng ta”, “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai“ thì chương trình “An sinh giáo dục“ là một biện pháp hữu hiệu để các thế hệ đi trước thể hiện sự quan tâm đối với các thế hệ đi sau. Khi nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp luận như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp kết hợp giữa logic và lịch sử, phương pháp tổng hợp thống kê… nhằm phân tích tình hình triển khai, thị trường khách hàng tiềm năng, những tồn tại…từ đó đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trên thị trường bảo hiểm này trong thời gian tới. Xuất phát từ những nội dung trên đề tài được kết cấu gồm ba phần: - ChươngI: Khái quát về bảo hiểm nhân thọ và sản phẩm bảo hiểm An sinh giáo dục - ChươngII: Thực trạng triển khai sản phẩm bảo hiểm An sinh giáo dục trong hệ thống BHNT tại Việt Nam - Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm bảo hiểm ASGD Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm nên trong khoá luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy gíao hướng dẫn TS. Vũ Sỹ Tuấn nói riêng và của các thầy cô giáo trong khoa nói chung để khóa luận hoàn chỉnh hơn về mặt lý luận và mang tính khả thi hơn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy gíao hướng dẫn TS. Vũ Sỹ Tuấn, sự tận tình của người thân trong gia đình và bạn bè giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Nhân dịp này em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương đã truyền thụ và trang bị cho em những hành trang cần thiết để em vào đời. Hà nội, ngày 16 tháng 12 năm 2002 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Quyên Hoa Chương I: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM AN SINH GIÁO DỤC I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ (BHNT) VÀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM AN SINH GÍAO DỤC (ASGD) 1. Khái niệm Về BHNT, có rất nhiều khái niệm khác nhau, thực tế, BHNT là sự cam kết giữa công ty bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm về việc công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả cho người tham gia bảo hiểm (hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (người được bảo hiểm bị chết hay sống đến một thời điểm được xác định trong hợp đồng) còn người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, BHNT là quá trình bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người. Tuy nhiên, đứng trên góc độ pháp lý, kỹ thuật tồn tại những khái niệm khác về BHNT đó là: *Về mặt pháp lý: BHNT là bản hợp đồng trong đó để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm (người ký kết hợp đồng) thì người bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một người hay nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất định (đó là số tiền bảo hiểm hay một khoản trợ cấp) trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay người được bảo hiểm sống đến một thời điểm được xác định trong hợp đồng. *Về mặt kỹ thuật: BHNT là nghiệp vụ bao hàm những cam kết mà sự thi hành những cam kết này phụ thuộc chủ yếu vào tuổi thọ của con người. Như vậy BHNT giải quyết nỗi lo âu về mặt an toàn trong đời sống nhưng nó chỉ gắn với các biến cố liên quan đến bản thân con người như: tử vong, tai nạn, sống sót v.v. Đôi khi các sự cố không phải luôn tương ứng với các thiệt hại. 2. Lịch sử ra đời 2.1. Trên thế giới Cũng giống như các loại hình bảo hiểm khác, BHNT tuân theo quy luật “lấy số đông bù số ít” tức là sự chia sẻ rủi ro giữa một số đông và một vài người trong số họ phải gánh chịu. Có thể nói nguyên tắc này lần đầu tiên được ghi vào lịch sử là năm 1583 ở London của Vương Quốc Anh và hợp đồng BHNT đầu tiên được ký kết với ông William Gibbons. Trong hợp đồng thoả thuận rằng một nhóm người góp tiền và số tiền này sẽ được trả cho người nào trong số họ bị chết trong vòng 1 năm. Lúc đó, ông William Gibbons tham gia và phí bảo hiểm ông phải đóng lúc đó là 32 bảng Anh, khi ông chết trong năm đó người thừa kế của ông được hưởng 400 bảng Anh. Như vậy, BHNT có phôi thai từ rất sớm, nhưng lại không có điều kiện phát triển ở một số nước do thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, và vì nó giống như một trò chơi nên bị nhà thờ giáo hội lên án với lý do lạm dụng cuộc sống con người, nên BHNT phải tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, sau đó do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, cuộc sống của con người được cải thiện rõ rệt, thêm vào đó là sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật nên bảo hiểm đã có điều kiện phát triển trên phạm vi rộng lớn. Đến năm 1759 công ty BHNT đầu tiên mới ra đời, Công ty Bảo hiểm Philadenphia của Mỹ. Công ty đó đến nay vẫn còn hoạt động nhưng ban đầu nó chỉ bán bảo hiểm cho các con chiên ở nhà thờ của mình. Năm 1762, công ty BHNT Equitable ở Anh được thành lập và bán BHNT cho mọi người dân. Ở Châu Á, công ty BHNT đầu tiên ra đời ở Nhật Bản. Năm 1868 công ty bảo hiểm Meiji của Nhật ra đời và đến năm 1888 và 1889, hai công ty khác là Kyoei và Nippon ra đời và phát triển cho đến nay. Năm 1860 bắt đầu xuất hiện mạng lưới đại lý BHNT. Trên thế giới, BHNT là loại hình bảo hiểm phát triển nhất, năm 1985 doanh thu phí BHNT mới chỉ đạt 630,5 tỷ USD, năm 1989 đã lên tới 1210,2 tỷ USD và năm 1993 con số này là 1647 tỷ USD chiếm gần 48% tổng phí bảo hiểm. Bảng 1: Phí BHNT của một số nước trên thế giới năm 1993 Tên nước  Phí BHNT (tr. USD)  Cơ cấu phí BHNT (%)  Phí BHNT trên đầu người (USD/nghìn người)  Tỷ lệ phí BHNT trên GDP (%)   Hàn Quốc  28717,43  79,66  651201  8,68   Nhật Bản  236458,62  73,86  1909870  5,61   Đài loan  6799,60  68,77  325311  3,14   Singapore  1039,92  62,42  358620  1,89   Philipine  736,74  59,43  11294  1,38   Thái lan  1141,21  43,64  19470  0,92   Malaisia  924,9  46,54  48125  1,43   Indonesia  373,98  30,25  1974  0,26   Mỹ  216510,74  41,44  838223  3,41   Đức  42689,00  39,38  524138  2,25   Pháp  47673,24  56,55  826320  3,80   Anh  66094,84  64,57  1141450  7,00   (Nguồn: Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam tháng 8/1996) Qua số liệu ở bảng trên ta nhận thấy hầu hết phí bảo hiểm nhân thọ ở các nước có nền kinh tế phát triển là tương đối cao, cao nhất là Nhật Bản với tổng số phí là 236,458 tỷ USD. Đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á, những nước mà có nền kinh tế có những nét tương đồng như chúng ta, nhìn chung phí BHNT còn thấp, so với các nước trong khu vực thì Thái Lan là nước đứng đầu về doanh thu phí BHNT, tỷ lệ phí BHNT và phi nhân thọ của nước này là tương đối gần bằng nhau. Bảng 1: Phí BHNT một số nước trên thế giới năm 2000 Đơn vị: Triệu USD Mỹ  Anh  Nhật Bản  Hàn Quốc  Singa-pore  Malays-ia  Thailan  Indones-ia   344267  99023  305313  58337  3482  2853  1859,5  916   (Nguồn: Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, tháng 2 năm 2001) Từ bảng 1 và bảng 1’, so sánh số liệu năm 2000 với năm 1993 ta thấy doanh thu phí BHNT ở tất cả các nước này đều tăng, đặc biệt tại thị trường Mỹ tăng doanh thu phí năm 2000 tăng 127,756 tỷ USD tức tăng 59% so với doanh thu năm 1993 và tại Nhật Bản năm 2000 tăng 68,854 tỷ USD tức tăng 29% so với năm 1993. Từ đây chúng ta tin tưởng rằng BHNT ở nước ta chắc chắn sẽ không nằm ngoài xu thế chung của thế giới. 2.2.Tại Việt Nam Trước năm 1954, ở miền Bắc nước ta, những người làm việc cho Pháp đã mua BHNT và một số gia đình đã được hưởng quyền lợi từ các hợp đồng bảo hiểm này. Các hợp đồng bảo hiểm trên đều do các công ty bảo hiểm của Pháp trực tiếp thực hiện. Sau năm 1954, ở miền Bắc, Công ty Bảo hiểm Việt Nam trước đây hay Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam hiện nay (gọi tắt là BAOVIET) là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã ra đời ngày 17/12/1964 và bắt đầu hoạt động chính thức từ ngày 15/01/1965. Cùng trong khoảng thời gian đó (những năm 1970, 1971), ở Miền Nam công ty bảo hiểm Hưng Việt thuộc Ngụy quyền Sài Gòn đã triển khai một số loại hình BHNT như : An sinh giáo dục, bảo hiểm Trường sinh (BHNT cả đời), bảo hiểm có thời hạn 5 năm, 10 năm hay 20 năm. Nhưng công ty này hoạt động trong thời gian rất ngắn chỉ 1-2 năm nên hầu hết người dân chưa biết nhiều về loại hình bảo hiểm này. Kể từ đó cho tới trước năm 1993, ở nước ta chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (BAOVIET) trực thuộc Bộ Tài chính. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới về kinh tế, từng bước đưa nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo ra tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển kinh tế mới, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ : “Khuyến khích phát triển, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh bảo hiểm cuả các thành phần kinh tế và mở cửa hợp tác với nước ngoài...”. Đường lối đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại, cụ thể là ngày 18/12/1993 Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm. Đây là văn bản pháp lý chuyên ngành đầu tiên đặt nền móng cho pháp luật về bảo hiểm trong điều kiện kinh tế thị trường. Nghị định này là bước ngoặt quan trọng tuyên bố chấm dứt sự độc quyền Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Theo Nghị định này các doanh nghiệp bảo hiểm có thể là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, hội bảo hiểm tương hỗ, công ty liên doanh với nước ngoài, chi nhánh hay công ty 100% vốn nước ngoài. Và có thể nói đây là thời kỳ bắt đầu của việc “tự do hoá” và mở cửa thị trường Việt Nam. Với nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của BHNT, trong những năm qua Chính phủ và Bộ Tài chính rất quan tâm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm này. Ngày 22/6/1996, sự ra đời của công ty BHNT chính thức đầu tiên ở Việt Nam đã khẳng định rõ sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước tầm vĩ mô.Tiếp đến, năm 1999 với sự tham gia của một số công ty BHNT có vốn nước ngoài thị trường BHNT Việt Nam đã trở lên sôi động hơn và phong phú hơn, giúp cho người dân có thể lựa chọn cho mình sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất. Cho đến nay thì đã có 5 công ty BHNT hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đó là: Bảo Việt là công ty BHNT duy nhất ở Việt Nam có 100% vốn trong nước, đồng thời có số vốn kinh doanh và thời gian hoạt động lâu nhất: vốn kinh doanh là 55 triệu USD, phát hành hợp đồng đầu tiên ngày 01/8/1996, thời gian hoạt động là không kỳ hạn. Manulife là công ty 100% vốn nước ngoài của Canada khai trương hoạt động 12/6/1999, vốn đăng ký kinh doanh là 10 triệu USD, thời gian hoạt động 50 năm. Prudential là công ty 100% vốn nước ngoài của Anh quốc đây là công ty BHNT đầu tư vào Việt Nam có số vốn lớn sau Bảo Việt (40 triệu USD), khai trương hoạt động ngày 29/10/1999 và có thời gian hoạt động là 50 năm. Bảo Minh - CMG liên doanh giữa tập đoàn CMG (Australia) và Công ty bảo hiểm TP Hồ Chí Minh (Bảo Minh) khai trương hoạt động ngày 12/10/1999, vốn đăng ký kinh doanh 6 triệu USD, thời gian hoạt động 30 năm. AIA công ty Bảo hiểm 100% vốn nước ngoài của Mỹ khai trương hoạt động 22/2/2000, vốn đăng ký kinh doanh 10 triệu USD, thời gian hoạt động là 50 năm. Ngày 27/8/2002, công ty ACE INA International holdings Ltd., đã chính thức nộp đơn xin cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ lên Bộ Tài Chính sau 6 năm có mặt tại Việt nam. Kể từ 1/4/2001 Luật kinh doanh bảo hiểm chính thức phát huy hiệu lực tạo ra hành lang pháp lý đồng thời góp phần khẳng định vị trí của ngành kinh doanh bảo hiểm trong xã hội Việt Nam. 3.Sự cần thiết của BHNT Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro xảy ra do nhiều nguyên nhân, ví dụ như: - Các rủi ro do môi trường thiên nhiên: Bão, lụt, động đất, hạn hán... Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật phát triển, một mặt thúc đẩy sản xuất cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống con người nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như tai nạn ôtô, hàng không, tai nạn lao động... Các rủi ro do môi trường xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro cho con người, bởi khi xã hội càng phát triển thì con người càng có nguy cơ gặp nhiều rủi ro như thất nghiệp, tệ nạn xã hội, lạm phát... Bất kể là do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống như nguy hại đến bản thân, hao tổn tài chính gia đình... làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Để đối phó với những rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục những hậu quả do rủi ro gây ra. Đó là nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. + Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các biện pháp: né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu rủi ro. Các biện pháp này thường được sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro. Mặc dù, biện pháp này đã giúp chúng ta ngăn chặn và giảm thiểu rất nhiều rủi ro trong cuộc sống nhưng khi rủi ro xảy ra chúng ta không ngăn ngừa hết được hậu quả. + Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm. Đây là các biện pháp được sử dụng trước khi rủi ro xảy ra với mục đích khắc phục các hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra nếu có. Khi chấp nhận rủi ro thì con người phải đối phó với những khó khăn không những cho bản thân mà còn về mặt tài chính của gia đình nữa và bảo hiểm là phương pháp tốt để đối phó với rủi ro. Bảo hiểm là một phần quan trọng trong các chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân. Theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro, bảo hiểm là sự di chuyển rủi ro trên cơ sở hợp đồng. Theo quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ chuyển giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi ro về số lượng cũng như mức độ. Do việc tập trung vào tay người bảo hiểm một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về các tổn thất khi chúng xảy ra nên người bảo hiểm với kinh nghiệm và phương tiện của mình sẽ có những biện pháp để giảm thiểu số lượng và mức độ xảy ra rủi ro.Vì vậy, bảo hiểm là công cụ đối phó hiệu quả nhất với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra. Như vậy, bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng ra đời là đòi hỏi tất yếu khách quan của cuộc sống con người. Sự ra đời và phát triển của BHNT đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển cuả nền kinh tế trên thế giới. Ngày nay tham gia BHNT trở thành một nhu cầu tất yếu của người dân các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Ở châu Á, những năm gần đây BHNT phát triển hết sức mạnh mẽ, thực hiện chức năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tạo nguồn đầu tư dài hạn cho sự phát triển kinh tế- xã hội, giảm bớt tình trạng vay vốn nước ngoài với lãi suất cao. BHNT giúp tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội như vấn đề thất nghiệp, vấn đề giáo dục...Hiện nay hầu hết các công ty lớn trên thế giới đều tham gia BHNT nhằm duy trì hoạt động của công ty, bù đắp phần thiệt hại do rủi ro trong trường hợp người chủ công ty phải ngừng làm việc do tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Ở Việt Nam BHNT từ khi ra đời và triển khai các nghiệp vụ BHNT hỗn hợp mang tính chất vừa bảo hiểm vừa tiết kiệm đã và đang huy động được một lượng vốn không nhỏ trong dân. Tuy bước đầu, lượng người tham gia bảo hiểm chưa lớn, số hợp đồng tham gia ở mức trách nhiệm cao cũng chưa nhiều, nhưng đã mở ra thêm cho người dân một cách thức tiết kiệm mới đồng thời góp phần vào phát triển nguồn vốn, tăng đầu tư cho đất nước. Theo số liệu của Kinh tế 2000-2001 Việt Nam & Thế giới thì tổng doanh thu phí BHNT năm 2000 đạt 1117 tỷ đồng còn trong năm 2001 theo số liệu của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội 1/2002 doanh thu phí BHNT trên toàn thị trường đạt 2377,499 tỷ đồng (chiếm khoảng 0,55% GDP). Như vậy số vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua nghiệp vụ BHNT đã được “hút” lại để đầu tư phát triển kinh tế. 4. Vai trò và vị trí của BHNT 4.1. Vai trò của BHNT Thứ nhất: BHNT góp phần ổn định tài chính cho người tham gia hoặc người được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Nhắc đến BHNT là phải nhắc đến vai trò đầu tiên này, rủi ro là cái không thể lường trước trong cuộc sống mỗi con người, xã hội càng phát triển càng có nhiều cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa với có nhiều rủi ro đe doạ cuộc sống con người dẫn đến những bất ổn về tài chính cho cá nhân gia đình cũng như xã hội. Khi rủi ro chẳng may x
Tài liệu liên quan