Đề tài Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ- Tỉnh Phú Thọ

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện, mà trong đó nông nghiệp là điển hình. Nền nông nghiệp nước ta từ khi có chỉ thị 100 của Ban bí thư (1981), Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988) và những chính sách mở cửa, hội nhập của Đảng và nhà nước đã thu được những thành tựu lớn mang tính đột phá và lịch sử sâu sắc. Trên thế giới không có nước nào như Việt Nam, một đất nước mà trước kia trong con mắt và tâm trí của bạn bè quốc tế chúng ta chỉ là một dân tộc anh hùng, bất khuất trong chiến đấu và bảo vệ tổ quốc nhưng nghèo đói, kiệt quệ về kinh tế. Còn bây giờ thì khác, chúng ta không chỉ đảm bảo lương thực cho gần 80 triệu người mà chúng ta còn trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo và sản phẩm từ nông nghiệp hàng đầu thế giới. Đây là một thành tựu to lớn mà toàn thể dân tộc Việt Nam đã giành được trong những năm qua, đã làm thay đổi cách nhìn của cộng đồng quốc tế về Việt Nam và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đất nước ta với trên 80% dân số là nông nghiệp, 76,9% lực lượng lao động sống và làm việc ở nông thôn. Nền nông nghiệp nước ta ngoài việc sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho xã hội còn cung cấp những nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và đóng góp gần 30 % tổng thu nhập quốc dân. Vì vậy mà Đảng và nhà nước ta xác định: "Nông nghiệp là một ngành sản xuất chính trong nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay". Bằng những chủ trương, những chính sách, sự chỉ đạo kịp thời của Đảng và nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển lên một tầm cao mới, đồng thời tạo thế và lực vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung. Trong qua trình đó thủy lợi - thuỷ nông là biện pháp hàng đầu để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. Hệ thống các công trình thuỷ lợi - thuỷ nông có nhiệm vụ cung cấp nước và tiêu úng khi cần thiết. Nước đối với nông nghiệp là rất quan trọng liên đến sự sống, sự đâm hoa kết trái nhưng cũng gây ra những tác hại vô cùng to lớn, nhiều nước quá hoặc ít nước quá sẽ làm hạn chế đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, sản lượng cây trồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói rất giản dị rằng: “ Nước cũng có thể làm lợi, nhưng cũng có thể làm hại, nhiều nước qua thì úng lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hoà với nhau đê nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng CNXH ” [1]. Do đó, trong phát triển nông nghiệp, thủy lợi cần phải đi trước một bước để tạo tiền đề cho việc áp dụng các tiến bộ KHKT như giống mới, phân bón, chế độ luân canh cây trồng và đa dạng hoá nông nghiệp. Thuỷ lợi tốt làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Vì vậy mà trong những năm qua Đảng và nhà nước đã dành hàng trăm nghìn tỷ đồng từ vốn ngân sách ( Đầu tư cho thuỷ lợi chiếm 50% vồn ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp ) và đi vay của nước ngoài để đầu tư cho công tác thuỷ lợi - thuỷ nông trên cả nước. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, huyện Thanh Thuỷ trong 3 năm trở lại đây đang thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và nâng cấp, làm mới các công trình thuỷ lợi trên địa bàn toàn huyện. Thông qua điều tra và các số liệu trong báo cáo về công tác thuỷ lợi - thuỷ nông của huyện Thanh Thuỷ nhiều năm qua chúng tôi thấy việc khai thác và sử dụng các công trình thuỷ lợi - thuỷ nông trên địa bàn huyện còn nhiều vấn đề cần quan tâm. _ Hầu hết các công trình thuỷ lợi - thuỷ nông được đưa vào sử dụng chưa được sự đánh giá hiệu quả kinh tế mà việc khai thác các công trình này đem lại một cách thực tiễn, mà nó chỉ được xem xét đánh giá trên cơ sở lý thuyết một cách chung chung. _ Sau khi các công trình thuỷ nông được đưa vào sử dụng việc quản lý các công trình này còn gặp rất nhiều khó khăn làm hạn chế hiệu quả khai thác công trình. _ Thanh Thuỷ được xác định là vùng chậm lũ của quốc gia do đó mà việc khai thác và sử dụng các công trình thuỷ nông vừa phải đảm bảo được mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế của huyện, vừa thực hiện được mục tiêu chiến lược của quốc gia khi cần là rất cần thiết. Vậy để xây dựng và phát triển bền vững, có hiệu quả kinh tế của các công trình thuỷ lợi - thuỷ nông nhằm thiết thực phục vụ mục tiêu CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện, phải cần có những giải pháp gì hữu hiệu nhất. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, từ những lý do trên và nhu cầu cá nhân muốn tìm hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc khai thác các công trình thuỷ nông mang lại; được sự phân công của Khoa kinh tế và PTNT, sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn và sự đồng ý của Phòng NN & PTNT huyện Thanh Thuỷ - tỉnh Phú Thọ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ- tỉnh Phú Thọ ".

doc66 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ- Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên