Đề tài Các biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Công ty Lâm Đặc Sản Hà Nội

Nhận thức rõ được điều đó Đảng và nhà nước ta đã có những hướng đi mới trong đường lối chính sách của mình từ từ một nênf kinh tế đóng cửa luôn đem theo tư tưởng tự cung tự cấp nay đã chuyển dần sang nền kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế mở cửa đón nhận vốn đầu tư nước ngoài mở rộng liên doanh liên kết làm ăn kinh tế với tất cả các nước khác nhau.

doc86 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Công ty Lâm Đặc Sản Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Phần mở đầu nội dung Trang Chương I: Những vấn đề cơ bản của hoạt động xuất khẩu. I. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 1. Một số lý thuyết về thương mại kinh tế. 2. Vai trò của xuất khẩu đối với kinh tế quốc dân. 3. Vai trò của xuất khẩu đối với kinh tế quốc dân của Việt Nam. II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu, lựa chọn bạn hàng giao dịch. 2. Các bước nghiên cứu thị trường . 3. Đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. III. Hiệu quả hoạt động xuất khẩu-phương pháp đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. A-Hiệu quả kinh tế trong hoạt động thương mại quốc tế. 1. Bản chất của kinh tế trong hoạt động thương mại quốc tế. 2.Các loại hiệu quả kinh tế xuất khẩu 3.Hệ thống chi tiêu, đánh giá hiệu quả kinh tế xuất khẩu. 4.Phương pháp tính hiệu quả kinh tế xuất khẩu B- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 1. Thuế quan 2. Hạn ngạch xuất khẩu 3. Trợ giúp xuất khẩu 4. ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ xuất ngoại tệ hàng xuất khẩu 5. ảnh hưởng của nền sản xuất cũng như của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong và ngoài nứơc. Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty lâm đặc sản- Hà nội. I. Vài nét về công ty lâm đặc sản Hà nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty lâm đặc sản Hà nội 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng trong Công ty lâm đặc sản Hà nội 3. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty II. Quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong những năm qua III. Tình hình thực trạng - kết quả kinh doanh của Công ty lâm đặc sản Hà nội trong những năm gần đây 1. Các giai đoạn phát triển của Công ty 2 Kết quả kinh doanh của Công ty lâm đặc sản Hà nội trong những năm gần đây 3. Thực trạng kết quả doanh thu cụ thể từ hoạt đọng xuất nhập khẩu trong những năm gần đây 4 Những ưu nhược điểm trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Chương III: Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá và phương pháp phát triển xuất nhập khẩu của Công ty lâm đặc sản Hà nội I. Biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu II. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của Công ty lâm đặc sản Hà nội III. Các kiến nghị đối với nhà nước. Kết luận. Lời mở đầu Trong quá trình mở cửa nền kinh tế ra thị trường thế giới để thúc đẩy nền kinh tế quốc tế phát triển nhanh cần thúc đẩy xuất khẩu. Nhận thức rõ được điều đó Đảng và nhà nước ta đã có những hướng đi mới trong đường lối chính sách của mình từ từ một nênf kinh tế đóng cửa luôn đem theo tư tưởng tự cung tự cấp nay đã chuyển dần sang nền kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế mở cửa đón nhận vốn đầu tư nước ngoài mở rộng liên doanh liên kết làm ăn kinh tế với tất cả các nước khác nhau. Hơn nữa, do những chính sách đỏi mới của Nhà nước Việt Nam, từ năm 1990 hạot động xuất khẩu Việt Nam có những bước chuyển biến rất cơ bản về thị trường cũng như về cơ cấu mặt hàng, kim ngạch xuất khẩu. Nhiều cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nhiều mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên những điều kiện không thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn tồn tại như tình trạng thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất, sự nghèo nàn về hệ thống hỗ trợ làm cho các nhà sản xuất khó cạnh tranh, hệ thống thông tin chưa đáp ứng được đày đủ làm cho các nhà sản xuất không hiểu biết về thực tiễn và nhu cầu của thị trường thế giới, hơn nữa các nhà các nhà xuất khẩu Việt Nam lại thiếu mối quan hệ buôn bán với thị trường quan trọng. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải cạnh tranh hoàn thiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sao cho có thể mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu , Trong khi các biện pháp của ta hiện nay chưa đồng bộ và nhất quán, còn thiếu hoặc máy móc phiến diện. Cho nên trong phạm vi kiến thức của mình, em chỉ xin phép phát triển đề tài :’’các biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Công ty Lâm Đặc Sản Hà Nội “. Trên cơ sở sử dụnh các lý luận về kinh doanh xuất nhập khẩu, thông qua phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm hoạt động để rút ra những mặt mạnh, những mặt còn tồn tạỉ công ty để từ đó nêu lên yêu cầuvà nội dung hoàn thiện thêm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Công ty trong những năm tới. Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành đề tài em được sự chỉ dạy chi tiết của thầy giáo - PTS Nguyễn Thừa Lộc, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, cô, chú thuộc Công ty Lâm Đặc Sản Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được ý kiến nhận xét để từ đó em có thể hoàn thiện tốt ý thức chuyên môn của mình. Chương I Những vấn đề cơ bản của hoạt động xuất khẩu trong cơ chế thị trường. I.Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân. 1.Một số lý thuyết về thương mại quốc tế 1.1 Chủ nghĩa trọng thương: Lý thuyết thương mại của chủ nghĩa trọng thường xuất hiện và phát triển ở châu Âu từ giữa thế kỷ15,16 thịnh hành suốt thế kỷ 17 và tồn tại đến giữa thế kỷ 18.Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa trọng thương cho rằng chỉ có vàng và bạc là thể hiện sự giầu có của mỗi quốc gia và mỗi nước muốn đoạt được sự thịnh vượng phải tăng khối lượng kim khí quý thông qua việc xuất khẩu hàng hoá. Họ cho rằng chính phủ phải là người trực tiếp tham gia vào việc trao đổi hàng hoá giữa các nước để đạt được sự gia tăng của cải mỗi nước. Từ đó đi tới chính sách là phải tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Những người trọng thương cho rằng thương mại quốc tế chỉ có lợi cho một bên và gây thiệt hại cho một bên kia nói cách khác là quốc gia nào xuất khẩu được nhiều thì có lợi, còn quốc gia nào nhập khẩu nhiều thì thiệt hại. Đến giai đoạn cuối trường phái trọng thương có đièu chỉnh quan niệm của họ và cho rằng có thể tăng cường mở rộng nhập khẩu nếu như qua đó thúc đẩy việc xuất khẩu nhiều hơn nữa, tức là nếu cán cân thương mại vẫn nghiêng ngày càng nhiều về phía xuất khẩu. Lý luận của trường phái trọng thương là một bước tiến đáng kể trong tư tưởng về kinh tế học vì nó đánh giá được tầm quan trọng của xuất khẩu và nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong thúc đẩy xuất khẩu. Những tư tưởng này đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng hoạt động thương mại quốc tế. Nhìn chung quan điểm của trường phái trọng thương ít tính lý luận và thường chỉ mới được nêu ra dưới hình thức những lời khuyên thực tiễn về chính sách kinh tế, nặng tính kinh nghiệm vì dựa trên cơ sở những quan sát đối với các hoạt động buôn bán của nước Anh và Hà Lan vào thời gian bấy giờ. 1.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: Năm 1776 trong tác phẩm “sự giầu có của các dân tộc” Adam Smith đã rũ bỏ quan niệm coi vàng đồng nghĩa với của cải. Ông xuất phát từ một chân lý đơn giản là trong thương mại quốc tế các bên tham gia đều có lợi. Bởi vì hiển nhiên là nếu chỉ quốc gia này có lợi còn quốc gia khác bị thiệt hại thì quan hệ thương mại giữa họ với nhau sẽ không tồn tại. Từ đó ông đưa ra lý thuyết cho rằng thương mại giữa hai nước với nhau phải dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của từng nước. Giả sử thế giới có 2 quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất 2 loại hàng hoá giống nhau. Nước thứ nhất có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng A và nước thứ hai có lợi thế tuyệt đối về mặt hàng B. Trong điều kiện đó nếu mỗi nước chuyên sản xuất mặt hàng của mình có lợi thế tuyyẹt đối hơn và sau đó đem trao đổi với nhau, thì hai nước đều đạt được lợi ích. Bằng cách đó mà các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và khối lượng sản xuất cả hai mặt hàng A và B đều tăng lên. Mức độ gia tăng của hai mặt hàng này sẽ là thước đo mức độ lợi ích đạt được của sự chuyên môn hoá sản xuất của hai chuyên môn hoá sản xuất giữa hai nước thông qua trao đổi thương mại với nhau. Sự phân tích trước tiên đưa tới khái niệm về lợi thế tuyệt đối. Đó là lợi ích có thể đạt được của một nền kinh tế quốc gia nào đó, thông qua sự phân công lao động quốc tế nếu quốc gia đó biết tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những hàng háo mà chi phí xã hội để sản xuất ra chúng thấp hơn mức chi phí trung bình quốc tế, đồng thời biết tiến hành nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất trong nước so với quốc tế có tình trạng ngược lại( tức là chi phí xã hộidể sản xuất ra chúng ở trong nước cao hơn mức chi phí trung bình quốc tế). Như vậy điều then chốt trong lập luận về lợi thế tuyệt đối là sự so sánh chi phí sản xuất của từng mặt hàng giữa các quốc qia với mức trung bình quốc tế. 1.3 Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo: David Ricardo khi đánh giá ý nghĩa của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Ađam Smith đã cho rằng , trên thực tế lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia không có nhiều. Hơn nũa thực tế cho rằng phần lớn các quốc gia tiến hành thương mại với nhau không chỉ ở những mạt hàng có lợi thế tuyệt đối mà còn đối vơi cả những mật hàng dựa trênlợi thế tương đối _ một khái niệm mang tính bao quát nhiều hơn. Nội dung của lý thuyết lợi thế tương đối được David Ricardo diễn đạt qua ví dụ về sự trao đổi khăn mặt và rượu vang giữa Anh và Bồ Đào Nha. Cả hai nước này đều có thể tìm ra lợi thế tương đối qua sự phân công lao động quốc tế ngay cả khi lợi ích kinh tế của hai mặt hàng ở nước này thấp hơn hẳn nước kia. Có thể xem xét các số liệu sau đay phản ánh tình hình trước và sau khi có sự phân cônglao động quoóc tế giữa hai nước Anh và Bồ Đào Nha qua việc sản xuất hai loại mặt hàng là khăn mặt và rượu vang. Bảng số liệu về sản xuất khăn mặt và rượu vang ở nước Anh và Bồ Đào Nha(giả định) Khối lượng sản xuất của nước Anh Giá trị quốc gia (đơn vị tính USD) Giá trị quốc tê(đơn vị tính USD) Khối lượng sản xuất của Bồ Đào Nha giá trị quốc gia (tính theo đơn vị USD) a.100 đơn vị khăn mặt b.100 đơn vị rượu vang 100 120 95 95 a.100 đơn vị khăn mặt b.100 đơn vị rượu vang 90 80 Cộng 220 190 170 Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng nước Bồ Đào Nha đối với cả hai mặt hàng này đều có lợi thế tuyệt đối. Ngược lại ở nước Anh hoàn toàn không có lợi thế tuyệt đối đó. Song nếu so sánh giữa hai mặt hàng ở từng quốc gia thì Bồ Đào Nha lại có lợi thế hơn về sản xuất mặt hàng rượu vang(80/95 nhỏ hơn 90/95); còn ở nước Anh lại có lợi thế về sản xuất khăn mặt (100/95 nhỏ hơn 1120/95). Qua phân tích có thể rút ra nhận xét: néu nước Anh tập trung vào việc sản xuất khăn mặt , còn nước Bồ Đào Nha tập trung vào sản xuất rượu vâng thì cả hai nước sẽ tiết kiệm được chi phí trong việc hình thành giá trị hàng hoá. Cốt lõi của qui luật lợi thế tương đối chính là ở sự khéo léo lựa chọn giữa các ưu thế của mình và các ưu thế của nước khác nhằm đạt được hiệu quả tối đa. chính thông qua trao đổi thương mại quốc tế khi mà có thể lựa chọn kiểu kết hợp này, khai thác lợi thế tuyệt đối và cả lợi thế tương đối của mỗi nước. 1.4.Học thuyết của Heclescher-Ohlin về lợi thế so sánh Các học thuyết trên đây cho thấy biểu hiện của lợi thế so sánh là sự khác nhau về chi phí lao động hay sự khác nhau về năng suất lao độnggiữa các quốc gia , hoặc ở sự khác nhau về chi phí cơ hội đối với một hàng hoá nào đó giữa các nước. Tuy nhiên những cách lý giải đó chưa cho thấy nguyên nhân tạo ra sự khác nhau đó ngoại trừ khả năng khác nhau về điều kiện khí hậu hay đất đai . Lý thuyết của Heclescher-Ohlin tiến xa hơn bằng việc mở rộng mô hình thương mại với sự phân tích sự sinh lợi cửa các yếu tố phong phú trong mỗi quốc gia. Lý thuyết Heclescher-Ohlin dựa trên hàng loạt giả định. + Trong thế giới mà các ông nghiên cứu chỉ có hai quốc gia với 2 loại hàng hóa (A và B) và chỉ có 2 yếu tố sản xuất là Lao động và Tư bản. + Cả hai quốc gia đều sử sụng nhưng công nghệ sản xuất có trình độ giống nhau và thị hiếu của các dân tộc là như nhau. + Hàng hóa A là hàng hóa được giả định chứa đựng nhiều lao động hơn, còn hàng hóa B là hàng hóa được giả định chứa nhiều tư bản hơn. + Tỷ lệ giữa đầu vào và đầu ra của hai loại hàng hóa trong cả hai quốc gia là một hằng số, lợi suất không đổi theo quy mô. Cả hai quốc gia đều tiến hành chuyên môn hóa ở mức độ không hoàn toàn. + Cạnh tranh hoàn hảo diễn ra trong thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố sản xuất trong cả hai quốc gia. + Các yếu tố sản xuất có thể chuyển động tự do trong khuôn khổ một quốc gia nhưng lại bị cản trở trong phạm vi quốc tế. + Chi phí vận tải coi như bằng 0, thuế quan bằng 0 và không có các trở ngại khác trong thương mại quốc tế. Những giả định nêu trên đặt việc sản xuất hai loại hàng hóa giữa hai quốc gia trong sự cân bằng giữa các yếu tố để từ đó phát hiện ra sự mất cân bằng trên thực tế giữa các yếu tố đó đã tác động như thée nào đến việc hình thành lợi thế so sánh ở từng mặt hàng. Như vậy, hàng hóa B là hàng hóa chứa đựng hoặc sử dụng nhiều tư bản nếu tỷ số tư bản/lao động (K/L) được sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa B lớn hơn trong việc sản xuất hàng hóa A trong cả hai quốc gia. Và quốc gia thứ hai là quốc gia có sẵn tư bản nếu tỷ giá tiền thuê tư bản (lãi suất) so với tiền lương (r/w) ở quốc gia này thấp hơn với quốc gia thứ nhất. Do quốc gia thứ hai là quốc gia có nhiều tư bản và hàng hóa B là hàng hóa chứa đựng nhiều tư bản nên quốc gia thứ hai có thể sản xuất tương đối nhiều hơn hơn hàng hóa B so với quốc gia thứ nhất. Mặt khác do quốc gia thứ nhất có nhiều lao động và hàng hóa A là hàng hóa sử dụng nhiều lao động nên quốc gia này có thể sản xuất nhiều hàng hóa A hơn so với quốc gia thứ hai. Lý thuyết Heclescher-Ohlin giải thích mô hình lợi thế tương đối dựa vào các yếu tố sản xuất. Nếu một quốc gia dồi dào về một yếu tố sản xuất nào đó thì quốc gia ấy có lợi thế tương đối về mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố đó trong sản xuất. Nói cụ thể hơn là quốc gia ấy sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng đòi hỏi nhiều yếu tố sản xuất rẻ và nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng đòi hỏi nhiều yếu tố sản xuất đắt tiền và khan hiếm đối với họ. 2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân: Trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày nay, các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được phát triển về chiều rộng và chiều sâu. Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ về vật chất và tài chính, các quan hệ trong lĩnh vực kinh tế cũng như trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữa các quốc gia với nhau cũng như giữa các quốc gia với những tổ chức kinh tế quốc tế. Trên góc độ của một quốc gia, các quan hệ kinh tế quốc tế của quốc gia đó với các quốc gia còn lại khác và với các tổ chức kinh tế quốc tế hợp thành lĩnh vực kinh tế đối ngoại của quốc gia đó. Như vậy, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế đối ngoại có hai khâu cơ bản lặp đi lặp lại, đan chéo nhau tạo điều kiện cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau phát triển trong tổng thể thống nhất biện chứng đó là Xuất khẩu và Nhập khẩu. Xuất khẩu của một nước có những chức năng cơ bản sau: * Một là, làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo hướng có lợi cho việc đẩy mạnh phát triển sản xuất và nâng cao mức sống của nhân dân trong nước. Chức năng này có tác dụng làm lợi cho nền kinh tế quốc dân về mặt giá trị sử dụng, góp phần làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển một cách nhịp nhàng và cân đối và qua đó đạt được tốc độ tăng trưởng cao. * Hai là Xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân nhờ việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nước ngoài trên cơ sở sử dụng triệt để những khả năng và lợi thế của phân công lao động quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và cải tiến chất lượng, khai thác các nguồn lực của nền kinh tế trong nước. Ba là sự phát triển của Xuất khẩu có liên quan mật thiết và thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như thông tin liên lạc quốc tế, tài chính - tín dụng quốc tế, v.v... Các chức năng nói trên của Xuất khẩu có liên quan chặt chẽ với Nhập khẩu. Trong quá trình thực hiện các chức năng đó chúng ta có thể khẳng định Xuất khẩu là khâu xuất phát, Nhập khẩu là khâu kết thúc. Vai trò quan trọng của Xuất khẩu trong phát triển nền kinh tế quốc dân thể hiện ở nhưng mặt sau: Xuất khẩu là tiến trình tiêu thụ một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội ở thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ. Nó tạo nên sức mạnh vật chất của nền ngoại thương một nước. Xuất khẩu để Nhập khẩu không có có sức mạnh đó chúng ta không thể đứng vững trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu tạo điều kiện để nền kinh tế quốc dân trong nước có thể sản xuất với quy mô lớn hơn và đạt tới quy mô tối ưu trên cơ sở chuyên môn hóa và hợp tác hóa quốc tế, tạo thêm công ăn việc làm, tạo giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Xuất khẩu thực chất là dựa vào chất lượng và trình độ kỹ thuật của sản phẩm trong nước ra đọ sức với thị trường quốc tế, ở đây mọi sản phẩm đều gặp phải một sự cạnh tranh của các công ty thuộc nhiều nước khác nhau. Thông qua Xuất khẩu có thể khẳng định được mình và học hỏi được kinh nghiệm và trình độ quốc tế đặc biệt là trình độ kỹ thuật và công nghệ của các nước phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiên vật chất không những cho hoạt động ngoại thương mà còn cho việc tạo lập các mặt cân đối khác của nền kinh tế quốc dân như cho việc thanh toán trả nợ, cho hoạt động tín dụng... Đồng thời, thông qua Xuất khẩu có thể tạo điều kiện thuật lợi cho việc thực hiện chính sách ngoại giao chủ động và tích cực. Nói tóm lại, Xuất khẩu không phải là hành vi trao đổi hàng hóa và tiền tệ giản đơn, mà nó có ý nghĩa sâu rộng đối với nền kinh tế quốc dân và đối với sự hòa nhập của nó vào thị trường quốc tế. Do Xuất khẩu quan trọng như vậy cho nên các quốc gia rất coi trọng chiến lược Xuất khẩu. 3. Vai trò của hoạt động Xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân và của Việt Nam: a/ Vai trò của Xuất khẩu đối với việc phát triển sản xuất, dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để có thể tiến hành xuất khẩu, điều đầu tiên là phải lựa chọn mặt hàng, tổ chức lại sản xuất, áp dụng công nghệ thích hợp, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đưa nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Cùng với việc thay thế nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam đã thúc đẩy việc mở rộng các mặt hàng mới, áp dụng các công nghệ mới, đưa tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. b/ Vai trò của Xuất khẩu đối với vấn đề giải quyết việc làm, mở rộng sự phân công lao động. Hoạt động Xuất nhập khẩu đã góp phần quan trọng vào việc tạo công ăn việc làm, chẳng hạn như phát triển các sản phẩm có hàm lượng lao động cao như may mặc, dệt kim, thảm len... Ngay việc trực tiếp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng là một nội dụng của xuất khẩu nói chung và của hoạt động di chuyển quốc tế sức lao động nói riêng. Chính công việc này đã tạo khả năng tăng thêm thu nhập, nâng caotay nghề và bổ túc thêm trình độ chuyên môn cho người lao động. Gần đây việc xây dựng các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung cũng thu hút nhiều lao động cho việc sản xuất ra hànghóa để xuất khẩu, cũng như hàng hóa thay thế nhập khẩu. c/ Vai trò của Xuất khẩu đối với việc nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Trong điều kiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mức tích lũy thấp, giao lưu với nước ngoài hạn hẹp nên trình độ công nghệ của nền kinh tế nước ta thường là lạc hậu vài ba thế hệ so với các quốc gia có trình độ phát triển cao trên thế giới. Nếu điều đó cứ giữ nguyên trạng thì chúng ta sẽ bị tụt hậu xa cả về tốc độ tăng trưởng lẫn trình độ khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, hoạt động Xuất khẩu đã tác động đến việc nâng cao trình độ công nghệ thông qua nhiều con đường khác nhau. Bản thân việc mở rộng Xuất khẩu đòi hỏi phải áp dụng nhanh chóng và đổi mới thường xuyên công nghệ để nâng cao chất lượng hàng hóa. Thông qua Xuất khẩu thu được ngoại tệ mà tạo khả năng cho việc Nhập khẩu các công nghệ thích hợp và công nghệ tiên tiến. Việc mở rộng Xuất khẩu đòi hỏi và cho phép mở rộng đầu tư nước ngoài, thông qua đó mà việc đổi mới công nghệ diễn ra với một tốc độ cao hơn. d/ Vai trò của việc mở rộng Xuất khẩu đối với hoạt
Tài liệu liên quan