Đề tài Các Công ty tài chính Việt Nam

Với Việt Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và những năm tiếp theo nhu cầu vốn đầu tư cho toàn xã hội trong thời kỳ 1996 - 2000 cần vào khoảng 45 - 50 tỉ USD nhà nước ta đã tích cực trên mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, VN chính thức gia nhập tổ chức WTO thì nhu cầu vốn đầu tư để đổi mới công nghệ máy móc thiết bị trong đó có cả vốn trung và dài hạn của ngành ngân hàng. Còn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác trong đó có chính sách đầu tư còn nhiều bất cập. Nhằm khắc phục tình trạng này việc đưa ra một cơ chế đầu tư hợp lý là điều cấp thiết. Chính vì vậy các CTTC và công ty Bảo Hiểm ra đời ở Việt Nam là một giải pháp hữu hiệu và tạo ra sự năng động trong tôn chỉ "tối đa hoá lợi nhuận" cho khách hàng.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các Công ty tài chính Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Với Việt Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và những năm tiếp theo nhu cầu vốn đầu tư cho toàn xã hội trong thời kỳ 1996 - 2000 cần vào khoảng 45 - 50 tỉ USD nhà nước ta đã tích cực trên mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, VN chính thức gia nhập tổ chức WTO thì nhu cầu vốn đầu tư để đổi mới công nghệ máy móc thiết bị trong đó có cả vốn trung và dài hạn của ngành ngân hàng. Còn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác trong đó có chính sách đầu tư còn nhiều bất cập. Nhằm khắc phục tình trạng này việc đưa ra một cơ chế đầu tư hợp lý là điều cấp thiết. Chính vì vậy các CTTC và công ty Bảo Hiểm ra đời ở Việt Nam là một giải pháp hữu hiệu và tạo ra sự năng động trong tôn chỉ "tối đa hoá lợi nhuận" cho khách hàng. Tuy nhiên hoạt động của các CTTC và các công ty Bảo Hiểm ở Việt Nam còn mới mẻ sơ khai chưa có môi trường pháp lý và định hướng rõ ràng. Thiếu những văn bản pháp quy hoàn chỉnh và đồng bộ, có một số văn bản pháp quy đến nay đã không còn phù hợp. Các CTTC đều mong muốn có một hành lang pháp lý rộng rãi sát với thực tiễn hiện nay. Để cho CTTC hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Việc chọn đề tài: "Các Công ty tài chính Việt Nam" là có ý nghĩa rất to lớn. KHÁI NIỆM. 1. CÔNG TY TÀI CHÍNH LÀ GÌ? Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư: cung ứng các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH. Bản chất và phạm vi hoạt động. - Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm. - Công ty Tài chính được mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, ngoài nước sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. - Công ty Tài chính được thành lập công ty trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập để hoạt động dịch vụ tài chính, tiền tệ, môi giới, bảo hiểm, chứng khoán và tư vấn theo quy định của pháp luật. b) Mức vốn pháp định. - Công ty tài chính có vốn pháp định, song ta biết vốn pháp định của công ty tài chính thấp hơn ngân hàng. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của Chính phủ, công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định 141/2006/NĐ- CP của Chính phủ có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng; công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng. - Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả không được hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải tỏa sau khi Công ty Tài chính khai trương hoạt động c) Thời hạn hoạt động. - Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50. d) Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại. - Xét ở khía cạnh nào đó, các công ty tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp. Theo cam kết WTO, chỉ có ngân hàng thương mại nước ngoài và công ty tài chính nước ngoài mới được thành lập công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được thành lập công ty tài chính liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. - Công ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty. è Vì thế, rủi ro xảy ra đối với các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng. - Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn. 3. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH. Huy động vốn. 1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 2. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành. 3. Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế. 4. Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Huy động tín dụng. * Công ty Tài chính được cho vay dưới các hình thức: 1. Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 2. Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật Các tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác. 3. Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp. ** Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác 1. Công ty Tài chính được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân. 2. Công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau. *** Bảo lãnh Công ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Công ty Tài chính phải được thực hiện theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Mở tài khoản và ngân quỹ. * Mở tài khoản. 1. Công ty Tài chính được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Công ty Tài chính đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép. 2. Công ty Tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước ** Dịch vụ ngân quỹ. Công ty Tài chính được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Các hoạt động khác. * Các nghiệp vụ khác được phép thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, gồm: 1. Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác. 2. Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng. 3. Tham gia thị trường tiền tệ. 4. Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng. 5. Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp. 6. Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng. 7. Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng. 8. Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác. ** Các nghiệp vụ được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép 1. Hoạt động ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép cho Công ty Tài chính được thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. 2. Hoạt động bao thanh toán: Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm ban hành quy định hướng dẫn việc thực hiện hoạt động bao thanh toán và xem xét cho phép Công ty Tài chính có đủ điều kiện thực hiện hoạt động này. Các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của công ty tài chính * Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro Công ty Tài chính phải dự phòng rủi ro và hạch toán khoản dự phòng rủi ro này vào chi phí hoạt động. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. ** Trường hợp không được cấp tín dụng Công ty Tài chính không được cấp tín dụng đối với những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng, không được chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng theo quy định trên để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng. *** . Trường hợp hạn chế tín dụng 1. Công ty Tài chính không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng. 2. Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của Công ty Tài chính. 3. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của Công ty Tài chính không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của Công ty Tài chính theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. **** Giới hạn góp vốn mua cổ phần 1. Mức góp vốn, mua cổ phần của Công ty Tài chính trong một doanh nghiệp; tổng mức góp vốn, mua cổ phần của Công ty Tài chính trong tất cả các doanh nghiệp không được vượt quá mức tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. 2. Tổng số vốn của Công ty Tài chính đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần phải trừ khỏi vốn tự có của Công ty Tài chính khi tính các tỷ lệ an toàn. ***** . Các quy định bảo đảm an toàn Công ty Tài chính phải tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn sau: 1. Duy trì tỷ lệ bảo đảm an toàn được quy định tại Điều 81 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. 2. Mua và đầu tư vào tài sản cố định của mình không quá 50% vốn tự có của Công ty Tài chính. 3. Giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như sau: a) Tổng dư nợ cho vay một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Công ty Tài chính, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác; b) Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Công ty Tài chính hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì Công ty Tài chính được tiến hành cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 4. Các quy định về an toàn khác có liên quan của pháp luật hiện hành.. THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM. + Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 17 công ty tài chính vì đây là một hình thức tài chính khá mới mẻ và các công ty này thuộc các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nên các công ty này vẫn chưa phát triển quy mô như các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đây là một hình thưc mới mẻ nên hệ thống các CTTC chắc chắn sẽ nhanh chóng bành trướng trên thị trường Việt. + Ta biết tại Việt Nam vào thời điểm này, có vẻ như thị trường chung của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn "tự phát" là chính. Số lượng ít, quy mô nhỏ, cộng thêm không ít rắc rối trong thủ tục hành chính... tất cả đã ngăn cản các CTTC nhỏ lẻ vượt qua được ngân hàng trong các dịch vụ bán lẻ. Thực tế, ở thị trường nước ta, các CTTC thường vẫn "quen" làm việc với các doanh nghiệp lớn nhiều hơn. Vô hình trung, đó lại là một rào cản cho chính họ. Có một nguyên nhân khác nữa ảnh hưởng tới sự phát triển của CTTC, đó là việc phần lớn các đơn vị này đều trực thuộc các Tập đoàn kinh tế của Nhà nước, hay các Tổng công ty dưới Bộ. Nhắc tới các CTTC, giới đầu tư vẫn chỉ quen với 2 cái tên Prudential Vietnam và Công ty Việt - Sài Gòn. Những công ty này làm ăn được tiếng là "thoáng" và "mạnh", nhưng cũng vì họ không hoàn toàn giống như những CTTC còn lại, hầu hết đều thuộc Nhà nước quản lý. + Trên thị trường nước ta, phần lớn các CTTC đều nghiêng nhiều về nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn tài chính tiền tệ thuộc "ngành dọc". Việc họ mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính cho "người ngoài" vẫn còn rất hạn chế. + Theo một thống kê không chính thức mới đây, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức phi tài chính, tính đến hết tháng 8/2007 (từ chủ yếu 9 CTTC lớn nhất nước), chỉ đạt xấp xỉ trên 3 nghìn tỉ đồng. Nhưng điều đáng nói là tổng dư nợ cho vay của khối tín dụng này lại đạt trên 10 nghìn tỉ. Khoản chênh lệch đó các CTTC lại đi vay từ... ngân hàng. + Như đã nêu trên, dù các CTTC lớn, hay nhỏ, họ vẫn thường tỏ ra rất khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính nhỏ. Các "đơn đặt hàng" lớn không phải lúc nào cũng có, vì thế, xu hướng chung của các CTTC lại quay ngược về thị trường đầu tư tài chính. Bất động sản, chứng khoán, đầu tư tài chính dài hạn... các CTTC "làm" hết. Làm, nhưng không nhiều hiệu quả. Không chỉ bởi họ thua kém hẳn giới ngân hàng về vốn, nhân lực, hay công nghệ dịch vụ, mà cái thua lớn nhất lại đáng ra phải là điểm mạnh của họ: Sự năng động và khả năng quyết đoán khi có lời. +Theo một thông tin đưa ra mới đây của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thì nợ xấu tại các công ty tài chính có xu hướng tăng. Điều này được giải thích rằng, đó là do cơ chế về thanh toán đối với các công ty này chưa phù hợp. Đó có thể là một lý do, nhưng chắc không phải là lý do duy nhất. MỤC LỤC
Tài liệu liên quan