Đề tài Các Festival du lịch biển 2007 và tác động của nó đối với sự phát triển du lịch biển Việt Nam

Trong những năm gần đây, du lịch biển là một trong những loại hình du lịch được ưa chuộng nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có sức hấp dẫn và lôi cuốn nhiều khách du lịch. Đặc biệt, với Việt Nam - đất nước của “ biển bạc ” với hơn 3260 km đường bờ biển, hơn 200 bãi tắm đẹp và nhiều đảo, quần đảo đẹp, khí hậu ôn hoà, nước trong, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch biển. Cuối tháng 12 năm 2006 Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO. Đây là một cơ hội lớn nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với Du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch biển Việt Nam nói riêng. Đề tài đi vào tìm hiểu năm 2007 - năm đầu tiên Việt Nam là thành viên của UNWTO thì du lịch biển đã có những thay đổi, tiến triển như thế nào. Đã đạt được những thành tựu gì góp phần vào sự phát triển du lịch Việt Nam nói riêng và nền kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam nói chung. Để tận dụng những thuận lợi đó, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền chức năng ở TW và địa phương đã xây dựng, tổ chức và thực hiện các chương trình và kế hoạch gì để phát triển du lịch biển Việt Nam? Bên cạnh đó, tác giả là một người con của đất Việt, với tấm lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết đặc biệt là rất yêu biển, yêu văn hoá biển, thiết tha với biển cùng với tư cách trách nhiệm và nghĩa vụ của một sinh viên du lịch phải có đóng góp trong việc nghiên cứu, tìm hiểu sự phát triển Du lịch biển Việt Nam. Bản thân tác giả được tham dự Festival Du Lịch Hạ Long 2007 đã cảm thấy rất thích thú và muốn tìm hiểu sâu hơn về các Festival du lịch biển.

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các Festival du lịch biển 2007 và tác động của nó đối với sự phát triển du lịch biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGIÊN CỨU. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. BỐ CỤC ĐỀ TÀI. PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FESTIVAL DU LỊCH BIỂN. Khái niệm chung về Festival. Festival du lịch. Festival du lịch biển. CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FESTIVAL DU LỊCH BIỂN 2007 TỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM. 2.1. Khái quát chung. 2.2. Tác động tích cực của các Festival du lịch biển 2007. 2.2.1. Góp phần tuyên truyền quảng bá du lịch biển Việt Nam. 2.2.2. Cơ hội tốt cho các doanh nghiệp du lịch giới thiệu và bán các sản phẩm du lịch. 2.2.3. Bảo tồn các sản phẩm thủ công truyền thống địa phương cũng như các giá trị văn hoá cổ truyền dân tộc. 2.2.4. Cơ hội tốt để các địa phương cải tạo, nâng cấp và cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. 2.2.5. Kêu gọi đầu tư quốc tế, tăng cường giao lưu và đoàn kết quốc tế. 2.2.6. Tăng cường, đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động du lịch. 2.3. Những tồn tại và tác động tiêu cực của Festival du lịch biển 2007 tới hoạt động du lịch biển Việt Nam. 2.3.1. Những ảnh hưởng từ tồn tại, bất cập trong công tác chuẩn bị và tổ chức Festival. 2.3.2. Vấn đề về rác thải và ô nhiễm môi trường. 2.3.3. Một số đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia Festival chưa có những nhận thức đúng đắn. 2.3.4. Tình trạng quá tải lượng khách du lịch vào thời điểm diễn ra festival. 2.3.5. Sự lãng phí vốn đầu tư cho việc tổ chức các Festival du lịch. CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC TẠI CÁC FESTIVAL DU LỊCH BIỂN. 3.1. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến, giới thiệu. 3.2. Làm tốt hơn trong công tác chuẩn bị và tổ chức. 3.3. Vấn đề nguồn nhân lực và đơn vị tham gia. C. PHẦN KẾT LUẬN. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.  Trang 3 3 4 4 4 6 6 6 7 8 14 14 15 15 16 17 18 18 19 21 21 22 22 23 23 25 25 26 27 29 30   A- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, du lịch biển là một trong những loại hình du lịch được ưa chuộng nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có sức hấp dẫn và lôi cuốn nhiều khách du lịch. Đặc biệt, với Việt Nam - đất nước của “ biển bạc ” với hơn 3260 km đường bờ biển, hơn 200 bãi tắm đẹp và nhiều đảo, quần đảo đẹp, khí hậu ôn hoà, nước trong,…là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch biển. Cuối tháng 12 năm 2006 Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO. Đây là một cơ hội lớn nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với Du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch biển Việt Nam nói riêng. Đề tài đi vào tìm hiểu năm 2007 - năm đầu tiên Việt Nam là thành viên của UNWTO thì du lịch biển đã có những thay đổi, tiến triển như thế nào. Đã đạt được những thành tựu gì góp phần vào sự phát triển du lịch Việt Nam nói riêng và nền kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam nói chung. Để tận dụng những thuận lợi đó, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền chức năng ở TW và địa phương đã xây dựng, tổ chức và thực hiện các chương trình và kế hoạch gì để phát triển du lịch biển Việt Nam? Bên cạnh đó, tác giả là một người con của đất Việt, với tấm lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết đặc biệt là rất yêu biển, yêu văn hoá biển, thiết tha với biển cùng với tư cách trách nhiệm và nghĩa vụ của một sinh viên du lịch phải có đóng góp trong việc nghiên cứu, tìm hiểu sự phát triển Du lịch biển Việt Nam. Bản thân tác giả được tham dự Festival Du Lịch Hạ Long 2007 đã cảm thấy rất thích thú và muốn tìm hiểu sâu hơn về các Festival du lịch biển. Đó là những lý do chính thôi thúc tác giả chọn và nghiên cứu đề tài: “ Các Festival du lịch biển 2007 và tác động của nó đối với sự phát triển du lịch biển Việt Nam ”. Là sinh viên, tác giả nghiên cứu đề tài này với mục đích trau dồi kiến thức và học hỏi. Do hạn chế về khả năng, thời gian và kinh nghiệm nên bản niên luận này không tránh khỏi những sai sót chủ quan, tác giả mong được các thầy cô trong khoa, những người quan tâm tới đề tài đóng góp ý kiến. Qua đây, tác giả cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các tổ chức, cơ quan, các thầy cô giáo trong Khoa Du Lịch Học- Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn và đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ để tác giả hoàn thành bản niên luận này. 2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu. Năm 2007, ở Việt Nam đã có rất nhiều các Festival du lịch được tổ chức song do thời gian có hạn nên tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu về các Festival du lịch biển. Nội dung nghiên cứu của bản niên luận này là : tìm hiểu khái quát về Festival du lịch nói chung và Festival du lịch biển nói riêng; đánh giá vai trò của Festival du lịch biển đối với sự phát triển du lịch biển nói riêng và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,…nói chung; và đề xuất một số ý kiến nhằm tổ chức các Festival du lịch biển một cách có hiệu quả để thu hút khách du lịch. 3. Phương pháp ngiên cứu. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: Thu thập, phân tích, xử lý tư liệu, tài liệu ( sách, báo, Internet,…) Phương pháp thực địa. Phương pháp so sánh, đối chiếu. 4. Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung (phần chính) của bản niên luận gồm 3 chương: Chương 1 : Giới thiệu chung về Festival du lịch biển. Chương 2 : Đánh giá tác động của các Festival du lịch biển 2007 tới sự phát triển du lịch biển Việt Nam. Chương 3 : Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các Festival du lịch biển để thu hút khách du lịch. B- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FESTIVAL DU LỊCH BIỂN. 1.1. Khái niệm chung về Festival. Theo các nhà ngôn ngữ học thì Festival là một từ cổ xuất hiện khá sớm trong lịch sử ngôn ngữ loài người. Trong hệ thống ngôn ngữ của các nước trên thế giới, Festival là một từ khá quen thuộc. Trong ngôn ngữ quốc tế thì “ Festival ” hay “ feast ” có nghĩa giống nhau. Ở một số ngôn ngữ, Festival được giữ nguyên dạng, còn ở một số ngôn ngữ khác có thay đổi chút ít như trong tiếng Hungary “ Festival ” là “ Feztivál ”, nhưng trong tất cả các trường hợp nghĩa của từ này vẫn không thay đổi. “ Festival ” hay “ Feast ” là một thuật ngữ dùng để chỉ lễ hội, như trong từ điển “ The American Heritage ” thì: Festival (n): An occasion for feasting or celebration, especially a day or time or religious significan that recurs at regular intervals : dịp, cơ hội cho ngày lễ, hội hè. đặc biệt là một khoảng thời gian hay sự kiện tôn giáo mà diễn ra thường kì. An often regularly recurring programs cultural performances, exhibitions or competitors: một chương trình biểu diễn văn hoá diễn ra thường xuyên hay cuộc triển lãm hay cuộc thi đấu. Revelry, conviviality: sự vui chơi, bữa tiệc. Như vậy có thể hiểu : Festival là lễ hội, đại hội và ngày hội liên hoan bao gồm các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng, thể thao, nghệ thuật,…tôn vinh sự sáng tạo, tài năng của con người và được tổ chức theo định kì. Ở Việt Nam, thuật ngữ “ Festival ” giờ đây đã được sử dụng khá quen thuộc và thường xuyên trong cuộc sống như là một từ trong tiếng Việt: Festival nghệ thuật, Festival Sáng tạo trẻ, Festival Bia, Festival Film, Festival Văn học,…tuy nó là một từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài. Ban đầu, người Việt Nam ta còn đôi chút lạ lẫm khi từ “ Festival ”xuất hiện trong “ Festival Huế 2000 ” nhưng sau đó từ này đã trở nên thông dụng và phổ biến với hầu hết mọi người. Người ta dường như đã quên mất xuất xứ của nó và sử dụng thường xuyên như những từ khác trong kho tàng tiếng Việt. Tuy nhiên, rất nhiều người đồng nhất khái niệm “ Festival ” với “ Lễ hội ” hay “ Liên hoan ” cho dù nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau. Chúng giống nhau ở một số điểm như: là nơi tập trung đông người, có phần nghi lễ và các trò chơi, diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao,…Tuy nhiên, “ Festival” có độ cởi mở hơn, không quá nặng về tính truyền thống, được tổ chức theo kịch bản của người đạo diễn, được sân khấu hoá hơn. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay xuất hiện hai loại Festival là : Festival Du lịch và Festival Chuyên nghành. Festival du lịch là ngày hội du lịch bao gồm các hoạt động văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng hoặc hoạt động có tính chất kỉ niệm như: Festival Huế, Festival kỉ niệm 100 năm du lịch SaPa, 100 năm du lịch Sầm Sơn, Cửa Lò,…Các Festival này thường có thời gian và địa điểm tổ chức cố định và ít có sự thay đổi. Festival chuyên đề, chuyên nghành là Festival dành riêng cho một lĩnh vực nào đó thường gồm các hoạt động trình diễn nghệ thuật ( kịch, phim, sân khấu, âm nhạc,… ) như : Festival phim, Festival kịch, Festival văn học,… Trong đó Festival Arignon là một Festival sân khấu nổi tiếng và lâu đời nhất tại Pháp và là Festival sớm nhất trong số các Festival hiện đại, nó minh chứng cho sự sáng tạo nghệ thuật sân khấu cũng như các loại hình nghệ thuật khác. Ở Việt Nam, Festival Huế là một Festival văn hoá, nghệ thuật và du lịch bao gồm rất nhiều hoạt động. Đây là Festival đầu tiên của Việt Nam tiếp thu công nghệ tổ chức Festival quốc tế, ảnh hưởng lớn nhất của Festival Arignon ( Pháp ). 1.2. Festival Du Lịch. Khi nhắc tới “Festival”, người ta thường nhớ tới tính hấp dẫn và tính cộng đồng tương đối lớn. Đó chính là cơ sở, là nền tảng để ngành du lịch xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá nhằm thu hút khách và làm cho sản phẩm du lịch của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung thêm phong phú hấp dẫn. Đồng thời, qua Festival đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế biết đến. Đây là một cách thức quảng bá rất phổ biến và mang tính hiệu quả cao, thông qua Festival du lịch, chúng ta sẽ quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học kĩ thuật, an ninh,… Trên thực tế, đôi khi chúng ta có sự đồng nhất các khái niệm như: Festival du lịch và liên hoan du lịch hay lễ hội du lịch nhưng xét về bản chất thì “Festival du lịch” có độ cởi mở hơn được tổ chức theo kịch bản của người đạo diễn, được sân khấu hoá nhiều hơn “liên hoan du lịch” và “lễ hội du lịch”. Festival du lịch là ngày hội du lịch của địa phương, vùng, quốc gia, khu vực được tổ chức thường kì gắn kết hoạt động du lịch với các hoạt động khác như: văn hoá, thể thao, hội thảo, môi trường,… Thông qua đó, ngành du lịch có thể giới thiệu, quảng bá sâu rộng với người dân, khách du lịch trong nước và quốc tế các sản phẩm du lịch, tiềm năng du lịch, đất nước và con người địa phương, vùng hay quốc gia đó. Hơn thế nữa, Festival du lịch cũng là cơ hội tốt để cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch có thể giao lưu gặp gỡ học hỏi hợp tác với nhau cùng thúc đẩy cho hoạt động du lịch phát triển, bởi vì mục đích nhất quán của Festival du lịch là thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam. 1.3. Festival du lịch biển. Từ những thập niên đầu thế kỉ XX, người Pháp đã cho xây dựng nhiều khu nghỉ biển ở nước ta như: Biệt thự Bảo Đại và khu du lịch biển Đồ Sơn ( 1928 ), Bạch Dinh và khu nghỉ biển Vũng Tàu ( 1911 ), khu nghỉ biển Sầm Sơn ( 1906 ), khu nghỉ biển Cửa Lò (1907), biệt thự Bảo Đại và thành phố biển Nha Trang (1935), … Hoạt động du lịch biển có từ khi đó, lúc đầu chỉ phục vụ cho binh lính sĩ quan người Pháp và các tầng lớp quý tộc người Việt có tiền. Dần dần, qua thời gian nó còn là nơi nghỉ dưỡng, tham quan của tầng lớp bình dân và của cả những người lao động. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, hoạt động du lịch biển được tổ chức và hoạt động có hiệu quả thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân. Để thu hút khách du lịch hơn nữa, Tổng Cục Du Lịch Việt Nam cùng với các sở du lịch địa phương và nhân dân tổ chức các Festival du lịch biển định kì. Họ nhận thấy được xu thế phát triển của loại hình du lịch biển trên thế giới cũng như ở Việt Nam và tác động tích cực, hiệu quả của các Festival du lịch biển. Festival du lịch biển là một trong nhữn loại hình tiêu biểu của Festival du lịch, có sức thu hút lớn nhất, đông đảo nhất khách du lịch ( trên 70% số du khách được hỏi thích loại hình du lịch biển - theo thống kê của tổ chức du lịch quốc tế UNWTO ). Đây là ngày hội của người dân địa phương, vùng, quốc gia có hoạt động du lịch biển, thường được tổ chức định kì vào trước và trong mùa du lịch biển. Festival du lịch biển là một hoạt động văn hóa, lễ hội tổng hợp, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống và đương đại nhằm gìn giữ phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc nói chung và địa phương đó nói riêng. Cuối năm 2006, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này đặt ra nhiều cơ hội và thách thức lớn lao cho các ngành kinh tế Việt Nam nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, Tổng cục Du lịch cùng với các sở du lịch, sở văn hóa - du lịch, sở thương mại - du lịch các địa phương đã đưa ra những chương trình xúc tiến, quảng bá cho du lịch Việt Nam thông qua các Festival, các lễ hội hay liên hoan du lịch trong đó nổi bật nhất và góp phần thu hút đông đảo khách du lịch nhất đó là các Festival biển 2007. Festival du lịch biển 2007 được tổ chức ở khắp mọi miền tổ quốc, diễn ra trong các tháng mùa hè 2007. Việt Nam với hơn 3260 km đường bờ biển, có nhiều các quần đảo và bờ biển rất đẹp, nước biển và khí hậu nhiệt đới cùng với nhiều bãi cát phẳng là điều kiện cực kì thuận lợi và lý tưởng cho sự phát triển du lịch biển Việt Nam. Đây là một tiềm năng rất lớn của du lịch biển Việt Nam mà không phải bất kì quốc gia nào ở Đông Nam Á cũng có được. Nhận định và nắm bắt được điều đó, trong vài năm trở lại đây và đặc biệt là trong năm 2007 – năm đầu tiên là thành viên của UNWTO, các địa phương đã tổ chức rất nhiều các Festival du lịch biển ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam như : Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Vũng Tàu,…Các Festival này được chuẩn bị và tổ chức rất chu đáo, trên quy mô lớn và đã thu được nhiều thành công đáng kể. Một số Festival tiêu biểu có thể kể đến đó là : Festival du lịch Hạ Long 2007 với chủ đề “ Carnaval hạ Long – Quảng Ninh 2007 ”, Festival du lịch biển quốc tế Đà Nẵng 2007 với chủ đề “ Đà Nẵng biển gọi 2007 ”, Festival biển Nha Trang – Khánh Hoà 2007 với chủ đề “ Nha Trang điểm hẹn ”, … Đặc điểm chung của các Festival này bao gồm các hoạt động như: lễ khai mạc, lễ bế mạc và các sự kiện khác được tổ chức hoàng tráng, rầm rộ như: các sự kiện văn hoá - nghệ thuật, các sự kiện thể thao, các sự kiện thương mại – du lịch. Lễ khai mạc là phần mở đầu của các Festival, là lễ công bố chủ đề của sự kiện du lịch biển, công bố nội dung và các hoạt động chính của Festival, ý nghĩa của việc tổ chức Festival,… và một phần, một nội dung không thể thiếu được trong phần lễ khai mạc đó là các tiết mục văn nghệ chào mừng sự kiện này. Các tiết mục ca múa nhạc tập trung vào các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi biển Việt Nam và điểm nhấn trong các chương trình văn nghệ này là một loạt các bài hát hay về chủ đề biển như : Bài ca trên sóng, Sóng biển rì rào, Chuyện tình của biển,…Lễ khai mạc thu hút đông đảo nhân dân các địa phương và khách du lịch. Lễ bế mạc là phần kết thúc của Festival, diễn ra các chương trình ca múa nhạc đặc sắc, diễn văn bế mạc, trao giải cho các cá nhân và tổ chức có thành tích trong các cuộc thi đấu thể thao, công bố các kỉ lục guiness Việt Nam. Đặc biệt, trong chương trình bế mạc của Festival biển Nha Trang - Điểm hẹn 2007 Ban tổ chức quyết định phục dựng “lễ hội cầu ngư” – nét đặc trưng riêng của Festival biển Nha Trang 2007. Đây là lễ hội tiêu biểu nhất của các địa phương ven biển Việt Nam, là dịp bày tỏ cùng trời đất và biển cả sự tri ân đối với ông Cá Voi của bà con vùng biển. Đây là một nghi lễ “truyền thống” không thể thiếu của cư dân ven biển Việt Nam. Các sự kiện văn hoá - nghệ thuật trong Festival du lịch biển gồm có : lễ hội cầu ngư, lễ hội ẩm thực biển ( liên hoan văn hoá ẩm thực, lễ hội ẩm thực đường phố ), lễ hội bia, các chương trình giao lưu văn hoá - văn nghệ đặc sắc giữa các đoàn nghệ thuật trong nước với nhau và với các đoàn nghệ thuật đến từ nước khác. Với Festival Hạ Long là liên hoan múa rồng lân, chương trình nhạc giao hưởng tại các hang, động như : Sửng Sốt, Đầu Gỗ. Trong Festival Đà Nẵng là các buổi giao lưu văn hoá - văn nghệ giữa các đoàn nghệ thuật của ba nước Việt Nam – Trung Quốc – Nhật Bản. Trong Festival Nha Trang là lễ hội hoá trang đường phố, chương trình dân ca ba miền Bắc – Trung – Nam, chương trình giao lưu văn hoá - văn nghệ giữa các đoàn nghệ thuật Việt Nam – Hàn Quốc – Pháp. Đặc biệt, ở Festival biển Nha Trang Khánh Hoà 2007 là lễ hội Caranaval “Đêm của biển”. Đây là lễ hội đường phố lớn nhất từ trước đến nay tại Nha Trang tái hiện lại những nét văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc anh em thể hiện qua ba phân cảnh : Đất lành chim đậu, Nha Trang - đất và người, Nha Trang – hòn ngọc toả sáng. Lễ hội này diễn ra vào tối 10/6/2007 tại quảng trường 2/4 bên bờ biển Nha Trang với quy mô hoành tráng nhất từ trước đến nay. Lễ hội quy tụ trên 1200 diễn viên là các hoa hậu, người mẫu, nghệ sĩ của các đoàn nghệ thuật đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận,…Lễ hội Carnaval này mang đậm những nét cổ truyền của ân tộc đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem.[1].  Festival Hạ Long 2007 là một chương trình tổng hợp gồm nhiều hoạt động thu hút khách du lịch như : chương trình diễu hành xe du lịch và vũ hội trên đường phố, diễu hành xe mô hình trên đường phố, song song với chương trình Carnival trên đường phố là chương trình “ diễu hành ” của “ phà rồng ” và tàu du lịch trên vịnh, chương trình hoà nhạc giao hưởng tại hang Sửng Sốt và Đầu Gỗ.  Mô hình xe diễu hành với chủ đề “Hạ long - điểm đến du lịch Việt Nam” Trong các Festival du lịch diễn ra nhiều sự kiện thể thao bao gồm : giải bóng chuyền bãi biển, các trò chơi cuộc thi đấu trên biển ( lướt ván dù, dù bay bằng canô, dù bay bằng môtô nước, thả diều, thi đi cà kheo, bơi thúng ) và các hoạt động thể thao khác như : kéo co dưới nước, đua thuyền, quần vợt, vật dân tộc,…Các sự kiện này đã góp phần đáng kể trong việc thu hút khách du lịch, tạo nên bầu không khí vui vẻ, phấn khởi, sôi động trong Festival.      Biểu diễn dù lượn và trò chơi thể thao trên biển tại Festival du lịch Đà Nẵng Các sự kiện thương mại - du lịch diễn ra trong các Festival du lịch biển 2007 bao gồm các hoạt động chính như : hội chợ thương mại quốc tế và các chương trình tham quan, khám phá. Tại các hội chợ thương mại có trưng bày, triển lãm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, hành lưu niệm, đồ đặc sản, các khu chợ quê, chợ ẩm thực, triển lãm các sáng tác nghệ thuật, điêu khắc, cổ vật, thư pháp ( tranh vẽ, tranh thêu, tem về đề tài biển, ảnh nghệ thuật ),…Chủ đề nổi bật là các chủ đề có nội dung về biển, ca ngợi vẻ đẹp biển khơi và văn hoá cư dân vùng biển. Cùng với đó là các cuộc hội thảo hướng vào mục tiêu phát triển bền vững du lịch biển.   Error! Hyperlink reference not valid.   Tranh vẽ về biển Đà Nẵng và khu ẩm thực biển Ngoài ra, Ban tổ chức còn đưa ra các tour tham quan, tour khám phá, tour du lịch mới như : ở Festival Đà Nẵng là các tour như : “ lặn biển ngắm san hô ”, “Câu cá cùng ngư dân”, tour làm quen Famtrip ; ở Festival Cửa Lò là tour kết hợp tham quan khám phá biển với tham quan di tích lịch sử Quê Bác, quê hương Phan Bội Châu, quê hương Mai Thúc Loan,… Các sự kiện này thu hút rất đông khách du lịch. Tóm lại : Qua những nội dung đã đề cập ở trên ta có thể hình dung một cách khái quát về Festival du lịch biển, giúp ta phân biệt nó với “ Liên hoan du lịch ” và “ lễ hội du lịch ”. CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC FESTIVAL DU LỊCH BIỂN 2007 TỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM. 2.1. Khái quát chung. Du lịch biển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành loại hình du lịch được ưa chuộng vào bậc nhất, số lượng khách đi du lịch biển ngày càng tăng, doanh thu từ hoạt động du lịch biển cũng không ngừng tăng. Để thúc đẩy hoạt động du lịch biển Tổng Cục Du Lịch Việt Nam và các cơ quan quản lý
Tài liệu liên quan