Đề tài Cảm thức thời gian trong thơ đời Trần

Trong mỗi một tác phẩm văn học, người nghệsĩluôn thểhiện các quan điểm vềnghệthuật, vềcuộc sống qua hình tượng thời gian và không gian. Thơ đời Trần cũng vậy. Đó là thơcủa một triều đại đặc biệt với những biến cốlịch sửlớn lao, với tầm vóc phi thường của những con người bình thường trong thời đại phục hưng dân tộc. Một sốcông trình nghiên cứu trước đây cũng đã từng đềcập đến phương diện thời gian trong thơ đời Trần nhưng mới chỉnêu khái quát bên cạnh nhiều phương diện nghệthuật khác. Vấn đề chưa được đi sâu, khảo sát chuyên biệt nên chưa giúp người đọc thấy thật rõ sựkhác biệt của phương diện này trong các loại hình thơca đời Trần và thơ đời Trần so với thơca trung đại.

pdf146 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cảm thức thời gian trong thơ đời Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ Doãn Thị Hồng LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ Doãn Thị Hồng Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ÐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể Thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng Khoa học- Công nghệ sau đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân, người đã tận tâm, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Và tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009 Người thực hiện luận văn Doãn Thị Hồng MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong mỗi một tác phẩm văn học, người nghệ sĩ luôn thể hiện các quan điểm về nghệ thuật, về cuộc sống qua hình tượng thời gian và không gian. Thơ đời Trần cũng vậy. Đó là thơ của một triều đại đặc biệt với những biến cố lịch sử lớn lao, với tầm vóc phi thường của những con người bình thường trong thời đại phục hưng dân tộc. Một số công trình nghiên cứu trước đây cũng đã từng đề cập đến phương diện thời gian trong thơ đời Trần nhưng mới chỉ nêu khái quát bên cạnh nhiều phương diện nghệ thuật khác. Vấn đề chưa được đi sâu, khảo sát chuyên biệt nên chưa giúp người đọc thấy thật rõ sự khác biệt của phương diện này trong các loại hình thơ ca đời Trần và thơ đời Trần so với thơ ca trung đại. 1.2. Văn học là một hình thái ý thức xã hội, do đó, nó là tấm gương phản ánh cuộc sống một cách sinh động và chân thực. Là một thể loại quan trọng của văn học, thơ ca góp phần thể hiện thế giới nội tâm phong phú của con người, hơn thế, người đọc của những thế hệ sau có thể dùng thơ ca làm chiếc cầu nối để “liên lạc” với những con người sống cách xa họ hàng bao nhiêu thế kỷ. Chúng ta rất muốn biết con người thời Trần đã sống và suy nghĩ như thế nào về những vấn đề của cuộc sống, của thời đại. Chúng ta cũng muốn cắt nghĩa những hiện tượng của lịch sử bằng con đường đi vào thế giới tâm hồn của họ. Tất nhiên thơ ca không phải là con đường duy nhất để ta tìm đến với cha ông. Nhưng nếu ta muốn bắt đầu từ con đường mà ở đó, thế hệ đi trước đã không ngại bộc bạch những suy nghĩ rất riêng tư, rất trung thực thì qua thơ ca có lẽ là cách tương đối hữu hiệu. Và cũng ở địa hạt thơ ca, con người đời Trần đã thể hiện những quan niệm nhân sinh của mình một cách khá rõ nét. Họ nghĩ về thiên nhiên, về con người, về lịch sử với lẽ hưng phế… Họ nghĩ về tất cả những điều đó trong sự trôi chảy của thời gian, trong giới hạn của không gian. Bởi vậy, đọc những biểu hiện về thời gian trong thơ đời Trần cũng giúp ta rõ hơn về những suy nghĩ, cảm xúc, quan niệm nhân sinh của các nhà thơ đời Trần. Từ đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của con người thời Trần cùng một phương diện giá trị độc đáo của thơ ca thời đại này. 2. Mục đích nghiên cứu Tuy chưa có một công trình riêng biệt nào nghiên cứu vấn đề thời gian trong thơ đời Trần nhưng rải rác trong các bài nghiên cứu, các tác giả ít nhiều đều đề cập đến vấn đề này. Do đó, mục đích nghiên cứu của công trình này không phải là khai thác một vấn đề hoàn toàn xa lạ và mới mẻ, tất nhiên, càng không phải là sự nhắc lại một cách máy móc và không cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa những công trình nghiên cứu trước đây, chúng tôi muốn tổng kết một cách có hệ thống những biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong thơ đời Trần. Từ đó đi đến phát hiện những nét độc đáo của cảm thức thời gian trong thơ thời ấy nhằm thấy được những đóng góp của phương diện nghệ thuật này cho thơ ca đời Trần nói riêng, thơ ca trung đại nói chung. Bên cạnh đó cũng đồng thời đi đến hiểu sâu hơn về văn học của một thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 3.1. Đối tượng Thơ ca đời Trần tuy không thật nhiều về số lượng nhưng cũng không phải là ít. Ở luận văn này, chúng tôi muốn đi tìm một quan niệm cụ thể về thời gian của các nhà thơ đời Trần thông qua các bài thơ có thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp yếu tố thời gian. Thời gian qua cách nhìn, cách cảm nhận của tác giả đối với thế giới chung quanh, từ quá khứ đến hiện tại, có tác dụng soi tỏ cuộc sống trong quá khứ của cha ông không chỉ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống tâm hồn, tính cách của các bậc tiền bối mà còn giúp ta gạn đục khơi trong cho cuộc sống mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn, nhân ái hơn. Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là cách nhìn, cách cảm nhận, và từ đó, quan niệm về thời gian được thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong thơ đời Trần. Đây cũng là một phương diện trong quan niệm nhân sinh sẽ góp phần soi rõ những vấn đề liên quan như tư tưởng, tâm hồn, nhân cách… của các tác gia đời Trần. 3.2. Phạm vi 1. Nhắc đến thơ đời Trần, người ta nghĩ ngay đến thơ Thiền, một thành tựu kế thừa từ đời Lý với những bước phát triển vượt bậc. Trong thơ Thiền, ta gặp được những con người đạt đến sự tự do gần như tuyệt đối của tâm hồn. Bởi vậy, khảo sát thơ Thiền giúp ta nhìn rõ hơn những quan niệm nhân sinh của con người đời Trần, trong đó có vấn đề thời gian. 2. Một bộ phận quan trọng của thơ ca thời kì này là những vần thơ tràn đầy tinh thần dân tộc, những vần thơ cất lên trước trận đánh, trong trận đánh để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân, và sau trận đánh với cảm xúc tự hào, tràn đầy niềm tin. Nghiên cứu về cảm thức thời gian trong thơ đời Trần, không thể không khảo sát mảng thơ này, đó là thơ ca thời thịnh Trần. 3. Khi nhà Trần bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, thơ ca chuyển từ cảm hứng hướng ngoại sang cảm hứng hướng nội với những vần thơ đầy suy tư và trăn trở. Do đó, tất cả những quan niệm nhân sinh trước đây cũng có phần thay đổi, kéo theo sự thay đổi về cảm thức thời gian. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài này sẽ bao gồm toàn bộ thơ ca thời Trần với nhiều cảm hứng khác nhau, từ cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc, cảm hứng thiên nhiên, cảm hứng Thiền tông thời thịnh Trần đến cảm hứng thế sự thời vãn Trần. 4. Lịch sử vấn đề Tuy chưa có một công trình chuyên biệt nào dành riêng để khảo sát, nghiên cứu vấn đề cảm thức thời gian trong thơ đời Trần nhưng thời gian nghệ thuật vốn được coi là một biểu hiện quan trọng của thi pháp nên trong quá trình nghiên cứu các vấn đề của văn học trung đại, các tác giả đều lưu tâm xem xét, đề cập đến nó. Đầu tiên phải kể đến công trình Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam của tác giả Trần Đình Sử. Trong công trình này, tác giả đã dành hơn bốn trang viết để nói về thời gian trong thơ trung đại nói chung với các nội dung như mô hình chung của thời gian, thời gian vũ trụ bất biến, thời gian con người. Nội dung và các khái niệm mà Trần Đình Sử xác lập tuy không phải dành riêng cho thơ đời Trần nhưng nó đã bao quát được những biểu hiện dễ thấy nhất của thời gian trong thơ trung đại, giúp người đọc nhận rõ những đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca trung đại, đồng thời có thể phân biệt dễ dàng với thời gian trong thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại. Tác giả nghiên cứu thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam dựa trên việc so sánh và lí giải sự ảnh hưởng về quan niệm, biểu hiện của thời gian trong thơ ca Trung Quốc. Về thời gian trong thơ trung đại, tác giả đã xác lập được các khái niệm như sau: Thời gian vũ trụ bất biến trong thơ từ thế kỉ X- XVII; Vô thời gian trong thơ Thiền - loại thời gian “bất biến, thường trụ, bởi vì không sinh không diệt” [58, tr.197]; Thời gian lịch sử trong thơ tương quan với thời gian vũ trụ - kiểu thời gian được không gian hóa với “tính bất biến của lịch sử hóa thân vào dấu tích” [58, tr.204]; Và cuối cùng là thời gian con người với nỗi buồn thương u uất cá nhân. Tác giả đã phát hiện và lí giải vấn đề tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của công trình khá rộng nên tác giả chỉ dừng lại ở bốn trang viết cho vấn đề này với mức độ khái quát. Đi vào chiều sâu vấn đề thời gian trong thơ ca trung đại vẫn còn chờ đợi sự tiếp tục của các nhà nghiên cứu sau này. Trong công trình Văn học trung đại Việt Nam, tác giả Lê Trí Viễn (Chủ biên) cũng đã đề cập đến vấn đề thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam. Khi nói về đặc điểm của văn học trung đại, điều đầu tiên tác giả quan tâm là cách người xưa cảm nhận thế giới. Tác giả cố gắng lí giải những điểm khác biệt trong nhận thức và cảm xúc của con người trung đại so với con người hiện đại. Tuy không tách ra thành một chương mục riêng nhưng trong phần này, tác giả cũng đã phát hiện và lí giải những biểu hiện của thời gian, không gian nghệ thuật trong văn học trung đại. Về cơ bản, có thể thấy, ở phần thời gian, tác giả nhấn mạnh một số những biểu hiện cơ bản như thời gian trung đại là “thời gian tuyến tính trôi chảy không ngừng, một qua không trở lại” [91, tr.19] và là “ thời gian chu kỳ đi rồi quay trở lại chứ không đi mất” [91, tr.19]; Đồng thời đó còn là “thời gian không trống rỗng trừu tượng mà chất chứa một nội dung cụ thể” [91, tr.19]; “Thời gian nhuốm màu thiêng liêng và đạo đức” [91, tr.19]. Tác giả cho rằng, trong hai loại biểu hiện của thời gian nghệ thuật thì thời gian chu kì có tác động sâu sắc hơn đến cảm quan con người trung đại. Đó là “thời gian vĩnh cửu (…). Ý thức về thời gian chu kì sâu hơn và có sức xóa mờ thời gian tuyến tính” [91, tr.20]. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài giảng đại học, tác giả cũng chỉ khám phá những biểu hiện có sức khái quát nhất mà chưa đi sâu phân tích các dẫn chứng. Vấn đề được đặt ra giúp người đọc có thể hình dung những nét tiêu biểu nhất của văn học trung đại. Có thể xem những nội dung mà tác giả đề cập, luận giải là cái “nền” để trên cơ sở đó, ta có thể đi tìm những nét đặc trưng một cách sâu hơn, rõ hơn trong một triều đại văn học cụ thể. Trong chuyên đề bài giảng cao học Thơ Thiền Việt Nam thời Lý - Trần, khảo sát từ góc độ nghệ thuật, tác giả Đoàn Thị Thu Vân cũng quan tâm đề cập và lí giải khá rõ những biểu hiện của thời gian trong thơ Thiền Lý- Trần như là một biểu hiện của thi pháp thơ Thiền. Với khoảng một trang viết, tác giả chuyên đề cố gắng truyền tải một cách cô đọng những đặc điểm về thời gian nghệ thuật trong thơ Thiền Lý - Trần với những biểu hiện cơ bản sau: Một là thơ Thiền đề cập đến “Thời gian hiện thực của trần thế vô cùng ngắn ngủi và chóng vánh” [87, tr.14]. Hai là tác giả thơ Thiền “đặc biệt đề cao thời gian hiện tại, chủ trương sống cho trọn vẹn cái “giây phút này”” [87, tr.14] Ba là “thời gian vĩnh hằng nằm trong thời gian chuyển động”[87, tr.15] Bốn là “thời gian đóng vai trò cột mốc cho một bước ngoặt của tâm thức, đánh dấu sự đổi khác giữa sau và trước” [87, tr.15] Cuối cùng là thời gian trong thơ Thiền “thường là mùa thu, ban đêm (với trăng sáng, gió trong và hơi đêm mát lạnh). Đó là thời điểm của sự hòa điệu giữa con người và vạn vật, vũ trụ” [87, tr.15]. Như vậy, tiếp cận chuyên đề này, người đọc cũng phần nào nắm rõ được những đặc trưng cơ bản của vấn đề thời gian trong thơ Thiền đời Trần. Nhưng như tên chuyên đề đã xác định, trọng tâm của chuyên đề vẫn là sự khảo sát tất cả các yếu tố nghệ thuật của thơ Thiền Lý - Trần nói chung. Cho nên, để tìm hiểu cảm thức thời gian trong toàn bộ thơ đời Trần sẽ là không đủ. Mặt khác, xét về bản chất, khi tìm hiểu thơ Thiền đời Trần, chúng ta cũng khám phá ra nhiều nét rất khác biệt so với thơ Thiền đời Lý. Bên cạnh đó, vấn đề được tác giả trình bày dưới dạng những luận điểm cơ bản cùng với các dẫn chứng thật tiêu biểu. Thế nên, vẫn cần thiết để khám phá vấn đề ở một mức độ sâu hơn, chuyên biệt hơn. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, có hai công trình đề cập đến vấn đề thời gian trong thơ đời Trần với vị trí là một phần nhỏ của luận văn. Một là công trình Tìm hiểu thơ các vua thời thịnh Trần (Từ Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông) (2003) của tác giả Trần Thị Hồng Y. Để đọc ra chân dung tâm hồn của các vị vua thời thịnh Trần, tác giả Trần Thị Hồng Y đã đi khảo sát tất cả các yếu tố nghệ thuật, trong đó có thời gian. Tác giả xếp chung không gian, thời gian thành một tiểu mục trong luận văn. Điều này khiến cho có một số yếu tố riêng biệt của thời gian hoặc không gian đã không được khai thác triệt để. Tác giả đã phân chia và định danh thành ba kiểu thời gian, không gian như sau: Một là thời gian - không gian bất tử của hào khí Đông A với đặc điểm: “Không gian hiện thực được nâng lên thành không gian sử thi của những năm kháng chiến chống Nguyên”; “Một thời gian, không gian tổng hợp từ quá khứ đến hiện tại và tương lai”[95,tr.100]; Hai là thời gian - không gian của khuynh hướng cá nhân với chút ít tâm sự đời thường. Tác giả cũng nhận thấy đó là một kiểu thời gian - không gian thiếu ấm áp, vắng vẻ; Ba là thời gian - không gian siêu thoát. Tác giả chủ yếu khảo sát mảng thơ Thiền để chứng minh cho sự tồn tại của thời gian - không gian siêu thoát. Đó là kiểu thời gian mà “Tâm hồn trong trẻo, lặng lẽ, cái tiểu ngã hòa vào cái đại ngã của vũ trụ, tìm thấy giây phút an nhiên tư tại, đó là những khoảnh khắc bừng sáng của trí tuệ và tâm hồn, vượt cả không gian và thời gian. Nó là thời gian, không gian của tâm linh huyền diệu, siêu thoát của Thiền Tông”[95, tr.105] Vì đây chỉ là một phần nhỏ của luận văn nên tác giả hầu như chỉ đề cập đến mà chưa có sự đi sâu một cách cặn kẽ, thấu đáo. Sự điểm qua ấy dù sao cũng đã cho ta thấy những nét cơ bản của yếu tố thời gian trong thơ của các Thiền sư đời Trần - một lực lượng cầm bút quan trọng đã tạo nên diện mạo của văn học đời Trần. Công trình thứ hai là Con người trong thơ Thiền Lý Trần dưới góc nhìn thi pháp học hiện đại (2005) của tác giả Trần Hoàng Hùng. Trong công trình này, tác giả cũng xem xét thời gian, không gian như những yếu tố nghệ thuật quan trọng trong việc thể hiện tâm hồn con người. Tác giả phân biệt sự khác nhau trong quan niệm về thời gian của Nho gia, Đạo gia và Phật giáo, từ đó nhấn mạnh những yếu tố đặc trưng trong thơ Thiền. Theo tác giả, thời gian trong thơ Thiền Lý - Trần là thời gian thực tại vận động tuần hoàn gắn liền với quy luật “sinh, trụ, dị, diệt”; “sinh, lão, bệnh, tử” của đời người. Bên cạnh đó, còn có “khoảnh khắc chợt tỉnh” khi con người ở giữa mốc giao điểm giữa mê và ngộ [36, tr.18]. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến một số thời điểm đặc biệt trong thơ Thiền như mùa thu, ban đêm…. Mặc dù những ý kiến của tác giả mới dừng lại ở mức độ mang tính kế thừa nhưng những đóng góp của nó cũng không thể phủ nhận. Đó là sự khai thác sâu, cặn kẽ qua các dẫn chứng. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, vấn đề vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, ngõ hầu giúp người đọc có thể chứng kiến toàn bộ những biểu hiện của thời gian trong thơ Thiền. Điều này có lẽ cũng xuất phát từ chính đối tượng nghiên cứu của công trình, đó là tác giả chỉ nghiên cứu những bài thơ tiêu biểu, những bài thơ có khả năng thể hiện hình tượng con người của một dòng thơ đặc biệt trong văn học Lý - Trần. Ở cấp độ các bài báo, tạp chí, các tác giả cũng quan tâm đến vấn đề này, tuy chưa sâu rộng và chuyên biệt. Đâu đó, ta thoáng gặp những ý kiến, những nhận định có liên quan đến vấn đề thời gian, tuy mới chỉ là các hiện tượng riêng biệt, đơn lẻ. Ở bài viết Về diễn tiến của thơ trữ tình đời Trần của tác giả Nguyễn Phạm Hùng (Đã đăng trên tạp chí văn học số 4/1983; In lại trong trong công trình Trên hành trình văn học trung đại (sđd)), thời gian cũng được đề cập đến qua một số phương diện như sau: Ở thời thịnh Trần là “những cảm xúc thơ về một quá khứ vô cùng vinh quang và đầy chiến thắng” [33, tr.166]; “Cảm xúc trữ tình của các thi sĩ cùng gặp nhau trong sự hồi tưởng lại những chiến công của cha ông trên sông Bạch Đằng” [33, tr.166]; Thời vãn Trần thì “thời gian được phản ánh trong thơ co giãn theo tâm trạng con người . Ngày vui thường qua nhanh mà nỗi buồn sao đằng đẵng” [33, tr.170]; Trong thơ Phạm Nhân Khanh, Trần Nguyên Đán, thời gian “buồn bã, nặng nề như cuộc đời vô vị trôi đi”. Rồi có lúc lại “giật mình, cảm thấy thời gian trôi đi nhanh quá, rồi cả thời gian, tuổi tác, cuộc đời rồi cũng sẽ một đi không trở lại” [33, tr 170]; Trong thơ Nguyễn Tử Thành thì “nghe tiếng thời gian đang tan theo những giọt mưa đêm xuân trong một sự nuối tiếc đến tuyệt vọng” [33, tr.171]. Trong bài viết Huyền Quang và những trang đời nhiều huyền thoại, những vần thơ nhiều hàm nghĩa (Đã đăng TCVH số 3/1994, đăng lại trong công trình Những nghĩ suy từ văn học trung đại (sđd)), tác giả Trần Thị Băng Thanh, trong quá trình lí giải những điểm mờ trong hành trạng vị sư nổi tiếng này đồng thời với việc cắt nghĩa những vẫn thơ đầy hàm ý của ông, cũng đã đề cập đến kiểu thời gian tồn tại trong tác phẩm Huyền Quang. Đó là kiểu thời gian chất chứa nhiều tâm sự trễ nãi, buồn chán. Tất nhiên thơ ông có niềm vui những nỗi buồn vẫn là cái đọng lại sâu sắc hơn cả. Trong nỗi cô đơn ngập tràn, nhà thơ đã “phó mặc cho ngày tháng cứ trôi đi chậm chạp còn con người thì gần như trở nên vô cảm hoặc “lười biếng” ngay cả với công việc hàng ngày của tăng chúng” [70, tr.78]. Ở một bài viết khác Trương Hán Siêu và tư tưởng nghệ thuật thời Lý Trần (Đã đăng trên Tạp chí nghiên cứu Phật học số 2/1996, đăng lại trong công trình Trên hành trình văn học trung đại (sđd)), tác giả Nguyễn Phạm Hùng cũng tìm thấy hai kiểu tư duy tiêu biểu trong thơ văn Trương Hán Siêu nói riêng và thơ văn Lý - Trần nói chung, đó là kiểu tư duy hướng ngoại thời thịnh Trần và tư duy hướng nội thời Vãn Trần. Ở kiểu tư duy thứ hai, tác giả tìm thấy ‘cảm giác trông vắng, hiu quạnh, hẫng hụt của con người khi quá khứ huy hoàng đã đi qua’ [34, tr.391]; là lời cảnh tỉnh con người trước sự suy thoái của xã hội, nhắc nhở con người không được quên quá khứ huy hoàng [34, tr.392]… Trên đây là một số công trình, bài viết có liên quan đến vấn đề thời gian thơ đời Trần. Sự điểm qua ấy có lẽ chưa thật đầy đủ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố gắng nêu lên những nhận xét có tính bao quát và điển hình đối với vấn đề cần khảo sát để giúp người đọc thấy được những mặt đã được khai thác, những mặt chưa đi sâu và phần nào sẽ được tiếp tục trong luận văn này. 5. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, trong quá trình giải quyết vấn đề, chúng tôi sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau: - Một là phương pháp thống kê phân loại. Phương pháp này được sử dụng để phân chia thơ ca đời Trần thành hai mảng: thơ Thiền và thơ thế tục. Mặt khác, chúng tôi cũng tập hợp và thống kê được số lượng những câu thơ, bài thơ có biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp yếu tố thời gian. - Hai là phương pháp thống kê miêu tả. Sau khi xác định được những câu thơ, bài thơ có biểu hiện yếu tố thời gian, chúng tôi tiến hành mô tả sự biểu hiện ấy nhằm làm rõ đặc trưng thời gian của từng loại hình thơ. - Bên cạnh các phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết vấn đề. Thao tác phân tích được sử dụng khi mô tả loại hình thơ nhằm làm rõ những biểu hiện đặc trưng nhất của thời gian trong thơ đời Trần. Thao tác so sánh được sử dụng thường xuyên trong luận văn nhằm tìm ra những nét chung mang tính phổ quát của thời gian trong văn học trung đại, nét độc đáo của thời gian trong thơ đời Trần, cá tính sáng tạo của mỗi tác giả… Thao tác tổng hợp giúp người viết thâu tóm vấn đề sau khi đã được phân tích, lí giải. Trên đây là một số phương pháp, thao tác chủ yếu được sử dụng trong luận văn. Việc vận dụng các phương pháp, thao tác trong luận văn được tiế