Đề tài Chất lượng giáo dục Đại học hiện tại ở Việt Nam. Thực trạng và những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đại học

Hiện nay, khi mà nền kinh tế phát triển nhu cầu một xã hội có nền tri thức cao đang dần trở nên quan trọng. Không còn là mới mẻ khi nhắc đến cụm từ phổ cập giáo dục Đại học so với nhiều nước trên thế giới. Nhưng ở nước ta hiên nay giáo dục Đại học vẫn là vấn đề còn nhiều bất cập. Trong những năm gần đây đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu học tập nói chung và học Đại học nói riêng của thế hệ trẻ ngày càng tăng cao. Số lượng các trường Đại học cũng tăng cao kéo theo đó là số lượng người đi học Đại học cũng không ngừng gia tăng

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng giáo dục Đại học hiện tại ở Việt Nam. Thực trạng và những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục A-Lời mở đầu Hiện nay, khi mà nền kinh tế phát triển nhu cầu một xã hội có nền tri thức cao đang dần trở nên quan trọng. Không còn là mới mẻ khi nhắc đến cụm từ phổ cập giáo dục Đại học so với nhiều nước trên thế giới. Nhưng ở nước ta hiên nay giáo dục Đại học vẫn là vấn đề còn nhiều bất cập. Trong những năm gần đây đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu học tập nói chung và học Đại học nói riêng của thế hệ trẻ ngày càng tăng cao. Số lượng các trường Đại học cũng tăng cao kéo theo đó là số lượng người đi học Đại học cũng không ngừng gia tăng . Đó là những dấu hiệu đáng mừng tuy nhiên phải đau lòng khi nói rằng hiện nay giáo dục của nước ta chỉ mới là phát triển về số lượng nhưng còn chưa chú trọng đến chất lượng. Chất lượng giáo dục đại học là vấn đề được xã hội quan tâm nhất hiện nay. Đặc biệt, khi nước ta gia nhập WTO cạnh tranh về nguồn nhân lực là rất lớn. Nếu không có bước chuyển mình nâng cao chất lượng giáo dục thì nguồn nhân lực nước ta khó có thể cạnh tranh được với các nguồn nhân lực của các nước khác. Và thực trạng sinh viên gia trường không làm đúng chuyên ngành vẫn sẽ mãi là bài toán khó giải không chỉ riêng của một cấp nào. Là một sinh viên năm cuối của một trường Đại hoc. Cũng có thể nói là một người trong cuộc, người chịu ảnh hưởng của nền giáo dục hiện tại. Em cảm nhận được tầm quan trọng của chất lượng giáo dục Đại học và cũng có rất nhiều suy nghĩ về vấn đề này. Do vậy em quyết định chọn đề tài: “Chất lượng giáo dục Đại học hiện tại ở Việt Nam. Thực trạng và những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đại học” làm đề án môn học. Hy vọng sẽ có được cái nhìn toàn diện và góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học nước nhà. Và em cũng xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS Nguyễn Đình Phan đã giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này. B- Nội dung chính I) Chất lượng giáo dục Đại học, các tiêu chuẩn đánh giá và vai trò của giáo dục Đại học 1.Chất lượng giáo dục Đại học Quyết định 38/2004/QD-BGD và ĐT 2/12/2004 xác định: “ Chất lượng giáo dục Đại học là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường Đại học”. Ta cũng có thể hiểu chất lượng giáo dục Đại học là: Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng nhu cầu xã hội, các đặc tính vốn có là phẩm chất đạo đức, sức khỏe, kiến thức, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ra trường. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Đại học Để đánh giá chất lượng giáo dục Đại học người ta cũng có các tiêu chuẩn và các tiêu chí riêng. Cụ thể là ta xem xét dựa trên 10 tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục Đại học. Đó là các tiêu chuẩn: Sứ mạng và mục tiêu của các trường Đại học. Tổ chức và quản lý. Chương trình đào tạo. Các hoạt động đào tạo. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên. Sinh viên. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Hoạt động hợp tác Quốc tế. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác. Tài chính và quản lý tài chính. 3. Vai trò Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Nó nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và phát triển nhân tài. Đào tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ, có kiến thức, phương pháp, kỹ năng lành nghề khi ra trường. Đáp ứng được các nhu cầu của xã hội và các yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. II) Thực trạng của chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam 1. Những thành tựu đạt được Giáo dục Đại học của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã có rất nhiều cố gắng, đặc biệt trong 20 năm đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo. Đánh giá về những thành tựu của giáo dục và đào tạo trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ X đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Cơ sở vật chất được tăng cường, quy mô đào tạo được mở rộng”. Trong những thành tựu chung của ngành giáo dục và đào tạo, giáo dục Đại học có những tiến bộ rõ nét: Quy mô phát triển mạnh mẽ, ngành nghề đào tạo đa dạng. Chất lượng không ngừng được nâng lên. Tính đến cuối năm 2006 cả nước đã có 311 trường Đại học, cao đẳng và được phân bố khắp mọi miền đất nước. Ngoài những trường Đại học truyền thống được thành lập ở các đô thị lớn, những năm gần đây hầu như tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước( kể cả các tỉnh miền núi) đều có trường Đại học, cao đẳng. Đầu năm học 2006-2007 cả nước đã có hơn 5 triệu sinh viên Đại học, cao đẳng. Đặc biệt trong nhiều thập kỉ qua nhiều mô hình trường mới trong đào tạo Đại học như trường dân lập, trường tư thục, trường Đại học trực thuộc địa phương, cao đẳng cộng đồng ra đời và phát triển. Giáo dục đại học đã đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho giai đoạn vừa qua. Giai đoạn khởi đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Đáp ứng phần lớn nhu cầu học tập của nhân dân. Trong những năm đổi mới vừa qua, cơ cấu tổ chức của các trường Đại học Việt Nam đã có sự biến đổi theo hướng tiến bộ và đạt được một số thành tích chủ yếu sau: Cơ cấu tổ chức của các trưòng Đại học phát triển theo hướng thực hiện khá tốt các chức năng của trường và đa dạng hoá, đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo .Nhiều trường Đại học đang phấn đấu từ trường đơn ngành trở thành trường đa ngành, nhiều trường đã thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả các viện các trung tâm nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ, nhiều trường đẩy mạnh hoạt động của bộ phận khảo thí, thanh tra giáo dục. Cơ cấu tổ chức bắt đầu chuyển đổi từ chỗ theo mô hình của cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình theo cơ chế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Trong rất nhiều năm, cơ cấu tổ chức của trường Đại học được tổ chức theo mô hình kế hoạch hoá tập chung mà đặc trưng chủ yếu của nó là: trường đơn ngành, tập chung bao cấp từ nhà nước, trường không có quyền tự chủ, bộ giao chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu tuyển sinh cũng như tổ chức thi tuyển sinh, quy định mức học phí…Nhưng trong những năm đổi mới vừa qua, trường đã bắt đầu thực hiện mô hình chuyển đổi theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa mà đặc trưng chủ yếu của nó là: Tổ chức trường theo hướng đa ngành để đáp ứng nhu cầu xã hội, được giao một số quyền tự chủ về tổ chức nhân sự, về nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học Cơ cấu tổ chức của trường được hình thành và thực hiện theo quy trình hợp lý và theo đúng văn bản pháp quy.Quy trình hợp lý đó là sự bổ nhiệm của cơ quan quản lý đối với cán bộ quản lý được thực hiện dựa trên cơ sở lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ công nhân viên và thông qua cấp uỷ Như vậy cơ chế quản lý là yếu tố quyết định cơ cấu tổ chức của trường, ngược lại cơ cấu tổ chức của trường tác động mạnh mẽ tới cơ chế quản lý của trường và cơ chế quản lý giáo dục Đại học. 2. Những tồn tại của chất lượng giáo dục Đại học và nguyên nhân Bước vào giai đoạn mới của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO, những đòi hỏi đối với đào tạo rất lớn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X một lần nữa khẳng định: “ Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước”. Văn kiện Đại hội còn chỉ rõ: “ Đổi mới hệ thống giáo dục Đại học và sau Đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhánh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành”. Những yêu cầu trên mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề cập cũng chính là những bức xúc trong giáo dục Đại học ở nước ta hiện nay. Chất lượng đào tạo toàn diện nhìn chung còn thấp, chưa đảm bảo được nguồn nhân lực kỹ thuật cho sự phát triển với tốc độ cao như hiện nay. Theo ý kiến đánh giá của các nhà quản lý giáo dục và đào tạo, các chuyên gia trong và ngoài nước về giáo dục đào tạo đại học chưa đạt yêu cầu có nhiều nguyên nhân. Đó là các nguyên nhân như chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật… Trong bài viết này em muốn nêu lên mặt yếu của chất lượng giáo dục Đại hoc và phân tích theo các tiêu chí sau: Chương trình đào tạo và các môn học ở bậc Đại học Chương trình đào tạo và các môn học ở bậc Đại học quá cồng kềnh.Có quá nhiều môn học( hơn 200 đơn vị học trình). Trong khi đó, thông thường các trường Đại học trên thế giới chỉ yêu cầu sinh viên tiếp thu khoảng 120 tín chỉ mà thôi.Có quá nhiều môn học bắt buộc và ít môn tự chọn. Nội dung của các môn học và chương trình đào tạo chưa được cập nhật. Chưa sát nhập với thực tế. Nhiều môn thậm chí còn không liên quan tới ngành học. Chương trình đào tạo lại mang tính duy nhất làm cho sinh viên không thể chuyển sang ngành khác sau khi đã đăng ký học một chương trình đào tạo. Tức là thiếu đi sự linh hoạt trong việc chuyển đổi giữa các ngành đào tạo. Các môn học và chương trình đào tạo không xây dựng dựa trên những kết quả học tập mong đợi của sinh viên.Sự bất cập về chương trình đã khiến những sinh viên Việt Nam khi ra trường vừa ‘bội thực’ về kiến thức nhưng ‘thiếu vẫn hoàn thiếu’ các kỹ năng thông thường về nghề nghiệp đó là các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp và viết bằng tiếng Anh, quản lý dự án, tư duy phê phán… Trong những nghiên cứu thực tế những năm gần đây, của nhiều nhà nghiên cứu và trong thực tế sử dụng sinh viên tốt nghiệp các trường Đại hoc, cao đẳng mới tốt nghiệp ra trường cho thấy những bức xúc về vấn đề chất lượng đào tạo. Hàng năm chúng ta cho ra trường với số lượng không nhỏ sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Tuy nhiên số sinh viên được bố trí công ăn việc làm đúng chuyên ngành đào tạo lại không nhiều. Rất nhiều người làm việc không dùng đến bằng cấp được đào tạo. Mặc dù có rất nhiều hội chợ việc làm cho sinh viên, thanh niên dược tổ chức nhưng người lao động vẫn không tìm kiếm được việc làm vì không đáp ứng được yêu cầu chất lượng công việc của những nhà sử dụng. Đó là hậu quả của chương trình đào tạo của chúng ta, kể cả chương trình khung do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giảng viên Đây là vấn đề nhức nhối và đáng quan tâm.Đội ngũ giảng viên thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Giảng viên chưa cập nhật kiến thức chuyên ngành liên quan đến chương trình đào tạo, nội dung môn học, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu . Giảng viên dạy quá nhiều nhưng lương thấp phải làm thêm thiếu thời gian để nâng cao phương pháp giảng dạy cập nhật nôi dung môn học, và thiếu cả thời gian tiếp xúc sinh viên nghiên cứu. Cơ chế thưởng chủ yếu dựa trên thời lượng bài giảng dạy và thâm niên công tác, chưa thực sự khuyến khích giảng viên thực hiên nghiên cứu. Thực tế theo các chuyên gia thì giảng viên Việt Nam phải thực hiện giảng dạy quá nhiều thời gian, khoảng trên 20 giờ một tuần nhưng lương thấp. Thêm vào đó, không có khen thưởng để khuyến khích họ cải tiến phương pháp giảng dạy. Rất ít giảng viên gặp gỡ sinh viên ngoài phạm vi lớp học. Ngoài ra phần việc tuyển giảng viên từ những sinh viên tốt nghiệp của chính trường mình( rất phổ biến ở nhiều trường Đại học của Việt Nam hiện nay) lại đang cản trở môi trường nghiên cứu năng động. Như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giảng viên không đáp ứng được công cuộc đổi mới. Ai cũng biết nhân tố con người quyết định tất cả, nhưng nhân tố con ngưòi trong trường đại học chưa được xem xét đúng mức từ những năm cuối của thập kỉ 80 của thế kỉ trước trở về đây. Thời gian gần đây trong các trường Đại học (kể cả các trường có bề dày truyền thống ) hiện tượng hẫng hụt và thiếu các giảng viên là điều dễ thấy, nhất là đội ngũ giảng viên có chất lượng cao thiếu nghiêm trọng. Lý do chính là thiếu quan tâm đầu tư . Trước những năm 80 của thế kỉ trước việc chọn người gửi đi đào tạo tại các nước Xã hội chủ nghĩa rất được coi trọng kết quả là chúng ta có đội ngũ giảng viên làm lòng cốt cho việc đào tạo đại học và sau đại học cho đến ngày nay. Tuy nhiên từ khi bước vào thời kì đổi mới đặc biệt từ năm 1991 ( lúc Liên Xô va Đông Âu sụp đổ) quan hệ giao lưu Quốc tế thay đổi lớn đội ngũ nhân viên, giảng viên đào tạo trước đây tỏ ra bất cập, vì phần lớn không có điều kiện tiếp xúc các môi trường đại học Âu -Mỹ. Đội ngũ này không được trang bị lại ngoại ngữ một cách nghiêm túc, không được trang bị them kiến thức và không có mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Rõ ràng giáo viên ít có điều kiện tiếp xúc với trình độ phương Tây. Do vậy học tro do họ đào tạo ra vì thế không theo kịp trình độ của thời đại. Đội ngũ giảng viên hiện nay phần lớn được đào tạo trong nước nhược điểm lớn của họ là không thông thạo ngoại ngữ ít vôn liếng văn hoá của các nước Phương Tây và ít có mối quan hệ với các trường Đại học các viện nghiên cứu Âu -Mỹ. Nếu đội ngũ này không được nâng cấp thì sự hẫng hụt và thiếu giảng viên có chất lượng là điều khó tránh khỏi. Giảng dạy và học tập ở bậc Đại học Phương pháp giảng dạy kém hiệu quả: diễn thuyết, thuyết trình, ghi nhớ một cách máy móc, giao ít bài tập về nhà, ít có sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên. Sinh viên học quá nhiều trên lớp mỗi ngày và quá nhiều môn trong một học kỳ, không có thời gian để lĩnh hội tài liệu, và học tập tự nghiên cứu Thiếu chú trọng đến phát triển các kỹ năng thông thường và nghề nghiệp. Thiếu trang thiết bị học tập. Về vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu ở một số các khía cạnh sau: Thứ nhất: Phương pháp giảng dạy lạc hậu Quá lâu trong tuyệt đại đa số các trường Đại học của chúng ta vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy theo phương pháp truyền thống là thuyết trình, đây là kiểu truyền đạt thụ một chiều. Việc dạy học hiện nay vẫn là viết lên bảng, dùng phấn trắng. Sinh viên chỉ biết nghe tiếp thu, ghi chép, thiếu suy nghĩ, thiếu động não, sáng tạo.Đến các kỳ thi( kể cả hết môn học, hết học phần hay cuối khoá) là học thuộc lòng. Thậm chí nhiều năm qua, đã có câu ca trong dân gian về phương pháp giảng dạy không hợp thời này “ thầy đọc, trò ghi, đi thi mở sách”. Phương pháp giảng dạy này thực sự ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Giảng viên lười nghiên cứu mà chỉ cần đọc các giáo trình và lên diễn thuyết, sinh viên thụ động và chỉ biết nghe lời thầy. Điều này xem ra không khác gì phổ thông cấp 4 chứ không hẳn là sinh viên Đại học. Thứ hai: Việc học tập của sinh viên Việc học của sinh viên quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu học thuộc lòng mà không nhấn mạnh đến học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao( như phân tích và tổng hợp). Sinh viên học thụ động như ghi chép và nhớ lại những thông tin đã học thuộc khi làm bài thi. Trình độ của sinh viên khi nghe giảng còn quá thấpđể tiếp thu bài giảng. Điều này ngược với các trường Đại học ở những nước phát triển nơi mà các chuyên đề nghiên cứu, các hội thảo chuyên ngành và các bài giảng trình bày bởi những người không thuộc trường luôn được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các giảng viên của khoa. Phần lớn các sinh viên Việt Nam không sử dụng thành thạo tiếng Anh, ngôn ngữ khoa học hiện nay, điều này là một cản trở lớn đến khả năng của họ trong việc tiếp thu kiến thức từ các bài giảng của các chuyên gia nước ngoài. Thứ ba: Thiếu tài liệu giảng day Trong các cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung, trong các trường Đại hoc nơi đào tạo các cán bộ kỹ thuật có trình độ cao nói riêng tài liệu giảng dạy bao gồm: Giáo trình, tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn phải là “cẩm nang” của sinh viên. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài những trường trọng điểm của Nhà nước được đầu tư ngân sách để viết giáo trình, mua tài liệu giảng dạy tương đối đầy đủ. Các trường không thuộc loại trên thì kinh phí dành cho lĩnh vực này rất hạn hẹp, chủ yếu các trường dành một phần không lớn để đầu tư.Nhiều trường Đại học chủ yếu là các trường ở xa trung tâm lớn và các trường mới thành lập tài liệu giảng dạy rất thiếu, sinh viên không có đủ tài liệu để học tập và nghiên cứu. Nhiều lý do dẫn tới thiếu tài liệu giảng dạy. Một phần do nguồn tài chính chưa đáp ứng, một phần do chưa nhận thức đúng về việc mang tính bắt buộc đáp ứng yêu cầu tài liệu giảng dạy để nâng cao trình độ cho giảng viên và cho sinh viên Thứ tư: Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học không theo kịp yêu cầu. Thời gian vừ qua mặc dù là đã rất cố gắng trong việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường Đại học, kể cả việc vay tiền để đầu tư như Chính phủ vay tiền của Ngân hàng Thế giới để thực hiện Dự án giáo dục Đại học, nhưng vẫn chưa thể so sánh được với trường Đại học nước ngoài. Trang thiết bị, phòng học, các thư viện, phòng thí nghiệm ở các Đại học rất yếu kém vừa không cập nhật vừa không có hệ thống. Vào mạng ở các trường Đại học ở nước ngoài, chưa nói tới các nước Âu-Mỹ, chỉ riêng các trường Đại học lớn ở Nga, Trung Quốc-các nước vừa chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, họ cũng có nhiều thư viện điện tử, nhiều kho dữ liệu rất phong phú cho sinh viên, giảng viên sử dụng. Còn đối với nước ta có quá ít các thư viện điện tử, kho dữ liệu cho sinh viên và giảng viên sử dụng. Cũng không nhiều trường Đại học có trang Web mang nội dung học thuật để cho các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý và sinh viên truy cập.Trong thời đại điện tử, với khẩu hiệu hô hàotự học, học suốt đời mà lại thả nổi việc sử dụng phương tiện hiên đại như thế cho sinh viên, thì còn có gì biện minh được về chính sách phát triển Đại học của đất nước? Đánh giá kết quả học tập của sinh viên và hiệu quả của nhà trường. Kết quả học tập mong đợi của sinh viên chưa được xác định và nêu rõ ở các cấp độ trường, khoa, ngành đào tạo, và môn học. Hiệu quả trường, chất lượng ngành đào tạo và môn học không được đánh giá dựa trên kết quả học tập của sinh viên. Thiếu cơ sở hạ tầng nghiên cứu về trường. Theo các chuyên gia, hiện nay giáo dục Đại học của Việt Nam hiện không có cơ chế phản hồi về giảng dạy và học tập cho mục đích cải tiến. Trên thế giới người ta thực hiện đánh giá sinh viên một cách thường xuyên và liên tục. Một giảng viên khi lên lớp sẽ có bảng đánh giá từng sinh viên theo rất nhiều tiêu chí như mức độ làm bài tập về nhà, mức độ phát biểu, có đến lớp không, khả năng làm việc theo nhóm như thé nào…Trong khi đó ở Việt Nam không đánh giá thường kỳ. Sinh viên ít khi có bài tập về nhà, nếu có thì không tính điểm hoặc giáo viên không ghi nhận xét cho sinh viên. Nhiều trường việc đánh giá thường chỉ thực hiện vào cuối kỳ qua một bài kiểm tra duy nhất. Ông Tom Vallely, giám đốc chương trìnhViệt Nam tại Trường Quản lý John F.Kenndy thuộc Đại hoc Havard cho rằng các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay không đào tạo đủ kỹ sư, công nhân và các nhà quản lý có trình độ “ các bạn đang bắt đầu đối mặt với tình trạng thiếu nhân công có tay nghề”, ông Vallely nói. Ngay cả những sinh viên ưu tú cũng nhận thấy chương trình giảng dạy ở Việt Nam còn thua kém so với các nước châu Á khác. Theo ông Adam Sitkoff- giám đốc phòng thương mại Mỹ ở Việt Nam nhận định “Việt Nam cần có những cải cách giáo dục mạnh mẽ nếu các bạn muốn cạnh tranh và thu hút nguồn việc làm có lương bổng cao và cơ hội thăng tiến tốt, các bạn cần một lực lượng nhanh nhạy và được đào tạo tốt”. Chúng ta không thể phủ nhận điều đó bởi lẽ điều đó là đúng với thực tế ở Việt Nam hiện nay và nhất là khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập. Cuối cùng em muốn nhắc đến lời phát biểu của ông Vallely rằng: “ Những bạn trẻ có thể bứt phá thi đậu Đại học rất thông minh. Họ chỉ không được đào tạo tại các trường mà thôi. Và nếu điều này không thay đổi, Việt Nam có thể chỉ đang tự lừa dối chính mình”. Đúng vậy, bởi lẽ để trở thành sinh viên Đại học là điều rất khó và là mơ ước của nhiều người. Sẽ phải là những bạn trẻ rất thông minh, ham học hỏi. Nhưng chính môi trường, điều kiện học tập của Việt Nam hiện nay nhiều khi lại làm mất đi hoặc hạn chế khả năng sáng tạo của sinh viên. Và đây vẫn là bài toán khó giải và đang tìm lời giải đáp. 3. Xu hướng phát triển giáo dục Đại học ở Việt Nam Có thể nói chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Nhưng chúng ta vẫn có quyền tin
Tài liệu liên quan