Đề tài Chiến lược xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ

Hội nhập kinh tê quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu đang trở thành vấn đề cấp bách của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta. Nhất là, khi bước sang năm 2003- năm bản lề thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 -2005 và thời điểm cắt giảm thuế quan theo lộ trình hội nhập AFTA, thực hiện bước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

doc35 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Lời Nói Đầu Hội nhập kinh tê quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu đang trở thành vấn đề cấp bách của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta. Nhất là, khi bước sang năm 2003- năm bản lề thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 -2005 và thời điểm cắt giảm thuế quan theo lộ trình hội nhập AFTA, thực hiện bước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 8 nêu rõ: “Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại... Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực vừa hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và đối tác”. Như vậy, xuất khẩu được coi là hướng chính trong kinh tế đối ngoại, được ưu tiên hàng đầu. Do đó, các ngành có khả năng xuất khẩu được hỗ trợ rất nhiều để phát triển. Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam ngành dệt may chiếm một tỉ trọng khá lớn, luôn giữ được giá trị kim ngạch xuất khẩu cao hơn cả. Vì thế trong chiến lược phát triển công nghiệp từ nay đến năm 2010 thì ngành dệt may là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chính phủ xác định rõ ngành công nghiệp dệt may giữ vị trí là ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu ngành. Với những lợi thế riêng biệt như: thu hút nhiều lao động, tạo công ăn việc làm, tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao... Do đó ngành dệt may Việt Nam hiện nay được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và phát triển khá hiệu quả. Nó sẽ là ngành thu hút ngoại tệ góp phần tạo đà cho nền kinh tế cất cánh. Tuy hàng dệt may xuất khẩu nước ta đang bước những bước đi đầu khá vững chắc và đầy triển vọng nhưng so với tiềm năng vốn có và so với vị thế xuất khẩu của các nước trong khu vực thì Việt Nam còn cần phấn đấu rất nhiều. Một trong những vấn đề đặt ra đối với ngành dệt may xuất khẩu hiện nay là vấn đề tìm kiếm và phát triển thị trường. Chúng ta đã và đang xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Đông Âu... nhưng Mỹ là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới thì ta chưa khai thác được triệt để so vơí các nước trong khu vực và so với chính tiềm năng vị thế của nó. Vì thế đề án này đã đề xuất một số giẩi pháp cho vấn đề thúc đẩy xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ trên cơ sở phân tích thời cơ và thách thức trên thị trường này. Hơn nữa, tuy chúng ta đã ký kết và đi vào thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa được như mong đợi. Hiện nay chúng ta đang xúc tiến đàm phán để đi đến ký kết một Hiệp định dêt may song phương giữa ta và Mỹ, nhất là việc Mỹ áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may Việt Nam, với số lượng bao nhiêu, thời gian áp dụng... Do đó đề án này cũng mang tính thực tiễn rất cao. Nội dung của bài viết gồm 3 phần: Phần 1: Khái quát về ngành dệt may và tình hình hàng dệt may xuất khẩu. Phần 2: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ. Phần 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Kinh Tế Công Nghiệp và đặc biệt là thạc sỹ Trần Thị Thạch Liên đã hướng dẫn để em hoàn thành bài viết của mình. Phần 1: Khái quát về ngành dệt may và tình hình hàng dệt may xuất khẩu 1.1. Khái quát về ngành dệt may. 1 Với kinh nghiệm của các nước đã phát triển và những nước công nghiệp mới ở Châu á, ngành dệt may đã và đang được coi là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt nam từ nay đến năm 2020. Thời kì đầu thế kỉ 20, các nước Anh, ý, Pháp, Đức, Mỹ có ngành dệt may tương đối phát triển. Đến thập kỷ 70, ở các nước này xu hướng tiêu thụ tăng nhưng sản xuất giảm, trong lúc đó các nước NICs, Châu á lại phát triển mạnh ngành sản xuất này. Nhưng xu hướng những năm gần đây, sự phát triển ngành dệt may lại đang chuyển sang các nước có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ như Trung Quốc, Malaixia, Việt Nam. . . 1.1.1 Đặc điểm cơ bản của ngành và vai trò trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp dệt may là ngành có ý nghĩa trọng tâm trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Dệt may là một phần cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng xuất khẩu của đất nước, nói một cách chung hơn, là một trong những nỗ lực của Việt Nam để hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế. Sự thành công về xuất khẩu trong ngành này thường mở đường cho sự xuất hiện của một chiến lược phát triển định hướng xuất khẩu có cơ sở rộng hơn với đặc điểm cơ bản của ngành là thu hút nhiều lao động, chiếm hơn 1/5 lực lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế tác của đất nước. Do đó góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tạo thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động. Mặt khác đây là ngành đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu không lớn, ít rủi ro, thời gian thu hồi vốn nhanh và có điều kiện mở rộng thị trường sản xuất của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Ngành công nghiệp dệt may ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quồc dân, vì nó không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người mà còn là ngành giải quyết nhiều việc làm cho lao động xã hội, có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước. Như vậy ngành dệt may hiện đang chiếm một vị trí khá quan trọng trong đóng góp cho xuất khẩu và nâng cao giá trị sản lượng của toàn bộ ngành công nghiệp Việt Nam. 1.1.2. ảnh hưởng của ngành đến quá trình tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu. Thực chất của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu là đặt sản xuất trong nước trong quan hệ cạnh tranh với thị trường quốc tế nhằm phát huy những lợi thế so sánh, buộc các nhà sản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới công nghệ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm... đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới và đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Điều này thể hiện rõ ở ngành dệt may Việt Nam: xuất khẩu hàng dệt may đã và đang là ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21. Với mức tăng trưởng cao và ổn định từ 30% đến 40%. Suốt hơn chục năm qua, xuất khẩu hàng dệt may đã lần lượt vượt qua các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác. Trong giai đoạn hiện nay hàng dệt may là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hàng năm đem lại nguồn thu ngoai tệ khá lớn cho đất nước, ngành này còn góp phần tích cực giải quyếtviệc làm cho hàng triệu người lao động trên mọi miền của đất nước. Điều đó rất có ý nghĩa trong lúc chúng ta đang thiếu vốn thừa lao động. Với đường lối mở cửa và hội nhập vào cộng đồng thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng, ngành dệt may phải trực tiếp tham gia hợp tác về các lĩnh vực lao động mậu dịch, tham gia tiến hành cắt giảm thuế quan của khu vực mậu dịch tự do ASEAN, AFTA và tham gia vào các tổ chức quốc tế khác, ngành dệt may của chúng ta cần phải tích cực đổi mới với mức chi phí sản xuất thấp, công nhân cần cù sáng tạo cùng với việc nâng cao chất lượng đặc biềt là quan tâm tới thị hiếu, mẫu mốt thời trang của thế giới. Việt Nam sẽ phát triển sản phẩm dệt may của mình trong quá trình tự do hoá mậu dịch và thích ứng được với xu thế chuyển dịch hàng dệt may của thế giới. 1. 2. Tình hình hàng dệt may xuất khẩu. 1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu. ` Bắt đầu từ năm 1993, hàng dệt may đã giữ vị trí thứ hai chỉ sau ngành dầu khí trong xuất khẩu, trong khi đó chỉ mới đứng thứ tư sau gạo và thuỷ sản. Năm 1994 kim ngạch xuất khẩu đạt 554 triệu USD, chiếm khoảng 13%-14% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 1995 vẫn giữ tỉ trọng nàynhưng về mặt giá trị đã tăng lên mức700 triệu USD. Đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 2, 7 tỉ USD, chiếm gần 16,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 7,2% so với năm 2001, gấp hai lần năm 1998 và là mức tăng trưởng cao nhất trong mười năm qua. Điều này chứng tỏ tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may trong tổng xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng lớn. Nhất là trong hai tháng đầu năm 2003 xuất khẩu sang Mỹ đạt 590 triệu USD, tăng 350% so với cùng kỳ và chiếm 19,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong đó kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt là 405 triệu USD. Như vậy kim ngạch xuất khẩu của nước ta không những ngày càng tăng mà còn tăng với tốc độ rất cao. Bảng 1: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Đơn vị: Triệu USD. Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Tổng kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng /Tổng số 1992 211 2581 8,1% 1993 350 2985 11,7% 1994 550 4051 13,6% 1995 750 5200 14,4% 1996 1150 7255 15,2% 1997 1349 8759 15,4% 1998 1351 9361 14,4% 1999 1682 11532 14,6% 2000 1892 14455 13,08% 2001 2000 15100 13,25% 2002 2700 16565 16,3% Tạp chí phát triển kinh tế năm 2002. 1.2.2. Thị trường xuất khẩu khái quát chung. Trong hơn mười năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng bình quân 23,8%/ năm, vươn lên đứng thứ hai trong các nước về kim ngạch xuất khẩu sau ngành dầu khí. Nếu như năm 1990, hàng dệt may Việt Nam mới chỉ có mặt ở gần 30 nước trên thế giới thì đến nay đã hiện diện ở hầu hết các châu lục với trên 100 nước và vùng lãnh thổ. Trong hai năm gần đây, xuất khẩu hàng dệt may vào hai thị trường lớn hàng đầu là Nhật và EU đều tụt giảm. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may đi EU năm 2002 chỉ đạt 550 triệu đô-la Mỹ, so với mức 660 triệu đô-la Mỹ của năm 2001. Tại thị trường Nhật Bản, hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường này giảm: Ba tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 850 triệu USD, tăng tới 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng hết tốc lực để làm hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ trước khi thị trường này áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam thì tại thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam lại có chiều hướng giảm. Theo bộ Thương Mại, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào nhật Bản năm 2002 giảm gần 20% so với năm 2001 và trong 3 tháng đầu năm 2003, dấu hiệu suy giảm này vẫn đang tiếp tục diễn ra. Theo phân tích của các chuyên gia Bộ Thương Mại, sự giảm sút của hàng dệt may Việt Nam vào Nhật Bản nói trên có phần do kém sức cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Các chuyên gia Nhật Bản cũng cảnh báo xu thế sụt giảm hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật là đáng lo ngại. Theo đó, nếu bỏ lỡ các thị trường đang có để chạy theo thị trường mới thì lúc quay lại sẽ không dễ dàng bởi với bất cứ thị trường nào cũng vậy, vào được rồi mà không lo lắng, chăm chút cho sản phẩm đứng vững thì khách hàng cũng chẳng ngần ngại mà chuyển từ việc dùng sản phẩm “made in Việt Nam” sang dùng các sản phẩm khác, nếu là thị trương tương đối khó tính như Nhật Bản. Tại EU, từ năm 1995 đến năm 1999, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này đều tăng lên. Nhưng trong 03 năm trở lại đây, khối lượng xuất khẩu sang thị này tăng tương đối ổn định trong tổng giá trị lại giảm. Tuy nhiên một tin vui với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong năm 2003 là EU chấp thuận tăng hạn ngạch dệt may của Việt Nam vào thị trường EU khoảng 50%-70%. Như vậy nước ta có thể mở rộng thị trường EU hơn trước kia. Nhưng mặt khác nếu EU bỏ dần để tiến tới bỏ hẳn hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước WTO vào năm 2005 thì đó lại là một bất lợi lớn đối với xuất khẩu hàng dệt may nước ta vì Việt Nam vẫn còn chịu chế độ hạn ngạch do chưa gia nhập WTO. Ngoài ra nước ta còn xuất khẩu dệt may sang Singapo, Đài Loan, Nga và các nước Đông Âu. Hiện nay Mỹ là bạn hàng lớn nhất của dệt may Việt Nam. Năm 2002 lượng hàng xuất sang thị trường này chiếm tới 1/3 hàng xuất khẩu, tương đương 900 triệu USD. Riêng trong quý một năm 2003 Mỹ đã nhập tới 500 triệu USD trong tổng số 850 triệu USD hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy Mỹ là thị trường giàu tiềm năng nhất. Do đó nếu biết khai thác tốt thì thị trường này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành dệt may chúng ta và có thể trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực những năm tới. 1.2.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu dệt may những năm qua. Cho đến nay ngành dệt may Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể. Tăng trưởng xuất khẩu từ mức thấp đã tăng lên: từ dưới 100 triệu USD năm 1989 tăng lên 1, 3 tỷ USD năm 1997. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, hai năm trở lại đây ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể: năng lực sản xuất sợi tăng từ 01 triệu cọc lên 1, 5 triệu cọc. Năng lực sản xuất vải từ 40 triệu mét vuông lên 600 triệu mét vuông. Năng lực sản xuất may công nghiệp từ 500 triệu sản phẩm lên 600 triệu sản phẩm. Xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đã tăng trưởng từ 1, 75 tỷ đồng năm 2000 lên 2, 75 tỷ đồng năm 2002 và đang hướng tới chỉ tiêu 4, 5 tỷ USD năm 2005. Dệt may được coi là một trong các ngành có lợi thế nhất của Việt Nam bởi nó sử dụng nhiều lao động, mang về nhiều ngoại tệ cho đất nước. Năm 2001 giá trị xuất khẩu của ngành đạt 2, 1 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trình độ thấp. Phát triển tốt ngành dệt may đồng nghĩa với việc hội nhập vào khu vực và thế giới một cách hiệu quả hơn bởi chính những đặc điểm “toàn cầu” của nó. Do vậy, để phát triển một ngành có lợi thế này của Việt Nam, đáp ứng được mục tiêu của chiến lược tăng tốc đã được chính phủ phê duyệt đến năm 2005 kim ngach xuất khẩu ngành dệt may phải đạt 4-5 tỷ USD, đến năm 2010 là 7-8 tỷ USD với tỷ lệ nội địa hoá là 75%. Biểu 2: các chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu. Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 Sản xuất - Vải lụa Triệu m 1330 2000 - Dệt kim Triệu sản phẩm 150 210 - May mặc Triệu sản phẩm 780 1200 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 5000 8000 Sử dụng lao động Nghìn người 3000 4000 Tỷ lệ nội địa hoá % 50 75 Tạp chí kinh tế và phát triển năm 2002 Phần 2. Tình hình xuất khẩu hàng Dệt May sang thị trường Mỹ. 2.1. Thị trường hàng dệt may Mỹ. Mỹ là một trong những nước có sức tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới. Do những tác động của xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tê Mỹ, ngành may mặc của nước này đang mất dần lợi thế so sánh. Đây là ngành sử dụng nhiều lao động, tuy nhiên từ năm 1970 tới nay lực lượng lao động trong ngành này ở Mỹ giảm 40%. Các nhà kinh tế dự đoán ngành may gia công Mỹ sẽ không còn tồn tại trong vòng mười năm tới. Ngành may gia công sẽ nhường chỗ cho ngành may hàng cao cấp với các nhãn hiệu nổi tiếng và nhân công có tay nghề cao. Vì thế có thể đánh giá Mỹ là mảnh đất lý tưởng và là thị trường đầy tiềm năng đối với các nước sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt -May công nghiệp trong đó có Việt Nam. 2.1.1. Đặc điểm thị trường hàng dệt may Mỹ. Các nền kinh tế trên thế giới đều lấy Mỹ làm thị trường chủ lực bởi vì thị trường Mỹ có tổng giá trị buôn bán lớn nhất toàn cầu, hàng nhập khẩu đa dạng. Các doanh nghiệp có thể biết được năng lực cạnh tranh của mình thông qua việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ. Qua đó tạo điều kiện thâm nhập thuận lợi vào các thị trường khác. Mặt khác, với diện tích khoảng 9, 4 triệu kilômet vuông và dân số khoảng 274, 8 triệu người đã làm cho Mỹ trở thành cường quốc kinh tế số một với sức mua lớn nhất thế giới. Mỹ cũng là nước nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới, hàng năm Mỹ có nhu cầu nhập khẩu trên 60 tỷ USD dệt may. Hơn nữa Mỹ lại là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hoá nên nhu cầu hàng may mặc rất đa dạng, ta có thể khai thác lợi thế này từ đặc điểm của thị trường Mỹ. Như vậy Mỹ là thị trường tiềm năng lớn cho mọi nhà sản xuất và xuất khẩu dệt may thế giới cũng như đối với các doanh nghiệp dệt may nước ta. 2.1.2. Đặc điểm nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Mỹ. 2.1.2.1 Quy mô nhập khẩu hàng năm. Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của các nước xuất khẩu sản phẩm dệt may ở Đông á và là nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng may mặc. Hàng năm Mỹ nhập khoảng 50 đến 60 tỷ USD hàng may mặc và hàng dệt. Quy mô nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ ngày càng tăng. Bảng 3: Quy mô nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ qua các năm. Đơn vị: triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 Sản phẩm dệt 8369 8705 9029 9973 9310 Sản phẩm may 50190 53 210 59114 67505 68655 Tổng 58559 61915 68143 77478 77965 (Nguồn: Bộ thương mại Mỹ) 2.1.2.2 Các quy định cho hàng dệt may. Mỹ là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), có tham gia hiệp định đá sợi MFA nên hàng dệt may vào Mỹ phải tuân thủ theo những nguyên tăc chung của MFA. Vì thế khi đưa hàng dệt may vào thị trường Mỹ cần nắm được hai quy định quan trọng cho hàng dệt may là: quy định chung của hiêp định đa sợi MFA và qui định hệ thống hạn ngạch hàng dệt may Mỹ + Qui định chung của Hiệp định đa sợi MFA: Hiệp đinh cho phép mỗi thanh viên của MFA được xây dựng những thoả thuận song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu hàng dệt. Các nước được đơn phương định đoạt các biên pháp khi thấy rằng thị trường dệt của mình bị phương hại. Hiệp định còn cho phép áp dụng hạn ngạch để hạn chế số lượng hàng dệt may nhập khẩu vào quốc gia mình. Hạn ngạch này sẽ được xoá bỏ vào năm 2006 giữa các nước thành viên Hiệp định đa sợi. + Qui định hệ thống hạn ngạch hàng dệt may Mỹ: Tính đến năm 1998, Mỹ đã ký Hiệp định song phương với 45 nước trong đó có 37 nước là thành viên của WTO và hiệp định này đươc xây dựng trên cơ sở thương lương với thời hạn có hiệu lực từ 3-6 năm. Về cơ bản, mức quota nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ sẽ được xác định dựa trên cơ sở hay khối lượng hàng dệt đã được đưa vào thị trường Mỹ vào thời điểm đàm phán. Nếu khối lượng hàng dệt đưa vào Mỹ đạt 100000 tá sản phẩm thì hải quan của Mỹ bắt đầu theo dõi và khi khối lượng này đã tang lên gấp đôi thì phía Mỹ sẽ chính thức đề nghị đàm phán để xác định hạn ngạch nhập khẩu. Như vậy, để việt Nam có thể nhận được hạnh ngạch nhập khẩu lớn thì trong từ một đến hai năm đầu kể tư khi Hiệp định có hiệu lực các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam phải nỗ lực tối đa để đưa khối lượng hàng hoá lớn sang thị trường này. 2.1.2.3 Chính sách thương mại cửa Mỹ đối với hàng dệt may nói chung và hàng dệt may Việt Nam nói riêng. Xuất khẩu vào thị trường Mỹ đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mỹ là một thị trường lớn rất “tự do” nhưng cũng được đánh giá là nhiều bất trắc nếu không nắm vững “luật chơi”. Do đó trước khi xuất khẩu hàng sang Mỹ các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ pháp luật của Mỹ. Về quy chế tối huệ quốc (MFN): gần như tất cả các bạn hàng buôn bán của Mỹ đều được hưởng quy chế này. Hàng hoá đi từ tất cả các nước được hưởng quy chế này đều chịu cùng một mức thuế. khi Mỹ giảm thuế, loại bỏ hay có những thay đổi trong hệ thống thuế thì những sự thay đổi đó được áp dụng đối với tất cả các nước thành viên được hưởng MFN. Các mặt hàng nhập khẩu từ các nước chưa được hưởng MFN phải chịu mức thuế cao hơn. Với quy định này, khi xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam (khi được hưởng MFN) có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường Mỹ nhưng phải đối mặt với hàng hoá được xuất khẩu từ các nước khác sang thị trường Mỹ cũng đươc hưởng những ưu đãi tương tự. Về trị giá hải quan, Mỹ áp dụng cách thức tính giá hải quan của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để bảo vệ các công ty Mỹ trước các hoạt động nhập khẩu không bình đẳng, Mỹ áp dụng hai luật thuế là luật thuế đối kháng và luật thuế chống phá giá. Hai loại luật thuế này đòi hỏi phải áp dụng các mức thuế bổ xung khi có tình trạng buôn bán không lành mạnh. Luật thuế đối kháng thực thi bằng cách tăng thuế nhập khẩu để bù vào hay để đổi lại với khoản trợ cấp của hàng hoá nước ngoài gây thiệt hại vật chất cho các nhà sản xuất hàng hoá tương tự ở Mỹ. Các khoản trợ cấp chịu thuế đối kháng chủ yếu được các chính phủ nước ngoài cung cấp trực tiếp hay gián tiếp. Với luật thuế này, các doanh nghiệp Việt Nam khi được hưởng những ưu đãi của chính phủ cần thận trọng khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ vì có thể vi phạm các quy định của đạo luật này. Luật thuế chống bán phá giá được sử dụng ở Mỹ rộng rãi hơn so với luật thuế đối kháng. Thuế chống bán phá giá là thuế được áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu khi hàng hoá nước ngoài được xác địng là bán phá gía hà
Tài liệu liên quan