Đề tài Chính sách đối ngoại của Anh trong thời kỳ đổi mới

Là một quốc đảo nằm ở tây Bắc châu Âu, gồm 4 vùng lịch sử dân tộc: Anh, Scotland, Bắc Ireland và Wales. Lịch sử ngoại giao Anh là những cuộc xâm chiếm thuộc địa mà đã có thời họ ngẩng cao đầu với thế giới và tự hào rằng: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh” (The sun never set upon on Empire) Bước vào thập niên cuối cùng của thế kỉ của thế kỉ XX, trước những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc của tình hình thế giới nói chung, của CNTB nói riêng và những động thái mới trong một đảng xã hội- dân chủ châu Âu, một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới thường xuyên nói đến từ cuối thập niên 90 trở lại đây.như là một phát kiến mới của CNXH dân chủ hiện đại, đó là một khái niệm “Con đường thứ ba”. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây thực chất là sự tìm kiếm một mô hình chính trị được nhiều người tán thành để các đảng Dân chủ- xã hội chèo lái đất nước vượt qua thế kỉ XXI. Một trong những người nhiệt thành nhất cổ suý cho tư tưởng Con đường thứ ba là thủ tương Anh Tonny Blair cùng các cộng sự trong Công đảng Anh. Con đường thứ ba theo cách hiểu của Tonny Blair honà toàn khác với khái niệm Con đường thứ bao dùng để gọi “con đường trung gian giữa CNXH và CNTB” mà các đảng xã hội- dân chủ đưa ra tại Đại hội thành lập Quốc tế xã hội năm 1951. Tonny Blair giải thích: “Con đường thứ ba là con đường xã hội- dân chủ được khôi phục và đã thành công. Nó hoàn toàn không phảilà con đường thoả hiệp giữa cách tả và cánh hữu. Cái mà nó tìm kiếm là quan niệm giá trị giữa phía giữa và phái trung tả. Nó phù hợp với những cải cách kinh tế và xã hội cơ bản trên toàn thế giới và không chịu sự chi phối quá mức của ý thức hệ tư tưởng”. Từ cách nói của Tonny Blair có thể dễ dàng nhận ra, thực chất sự điều chỉnh chiến lược, chính sách của Công đảng Anh từ khi Tonny Blair lên cầm quyền là tư tưởng về con đường thứ ba “đưa CNXH- dân chủ hiện đại tới đổi mới và thành công”.

doc17 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2875 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách đối ngoại của Anh trong thời kỳ đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ANH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Là một quốc đảo nằm ở tây Bắc châu Âu, gồm 4 vùng lịch sử dân tộc: Anh, Scotland, Bắc Ireland và Wales. Lịch sử ngoại giao Anh là những cuộc xâm chiếm thuộc địa mà đã có thời họ ngẩng cao đầu với thế giới và tự hào rằng: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh” (The sun never set upon on Empire) Bước vào thập niên cuối cùng của thế kỉ của thế kỉ XX, trước những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc của tình hình thế giới nói chung, của CNTB nói riêng và những động thái mới trong một đảng xã hội- dân chủ châu Âu, một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới thường xuyên nói đến từ cuối thập niên 90 trở lại đây.như là một phát kiến mới của CNXH dân chủ hiện đại, đó là một khái niệm “Con đường thứ ba”. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây thực chất là sự tìm kiếm một mô hình chính trị được nhiều người tán thành để các đảng Dân chủ- xã hội chèo lái đất nước vượt qua thế kỉ XXI. Một trong những người nhiệt thành nhất cổ suý cho tư tưởng Con đường thứ ba là thủ tương Anh Tonny Blair cùng các cộng sự trong Công đảng Anh. Con đường thứ ba theo cách hiểu của Tonny Blair honà toàn khác với khái niệm Con đường thứ bao dùng để gọi “con đường trung gian giữa CNXH và CNTB” mà các đảng xã hội- dân chủ đưa ra tại Đại hội thành lập Quốc tế xã hội năm 1951. Tonny Blair giải thích: “Con đường thứ ba là con đường xã hội- dân chủ được khôi phục và đã thành công. Nó hoàn toàn không phảilà con đường thoả hiệp giữa cách tả và cánh hữu. Cái mà nó tìm kiếm là quan niệm giá trị giữa phía giữa và phái trung tả. Nó phù hợp với những cải cách kinh tế và xã hội cơ bản trên toàn thế giới và không chịu sự chi phối quá mức của ý thức hệ tư tưởng”. Từ cách nói của Tonny Blair có thể dễ dàng nhận ra, thực chất sự điều chỉnh chiến lược, chính sách của Công đảng Anh từ khi Tonny Blair lên cầm quyền là tư tưởng về con đường thứ ba “đưa CNXH- dân chủ hiện đại tới đổi mới và thành công”. Nước Anh dưới sự lãnh đạo của T. Blair đã có một không khí mới trong quan hệ với các đối tác thuộc liên minh châu Âu (EU) vốn rất tồi tệ vào cuối thời kì cầm quyền của Đảng Bảo thủ. Mặc dù T. Blair vẫn giữ thái độ mập mờ đối với những vấn đề cơ bản (đồng tiền chung Euro, các thể chế, sự mở rộng EU…), nhưng ông đã từng bước thực hiện sự hoà nhập của nước Anh vào châu Âu. Trong bối cảnh 13 nước thuộc Liên minh Châu Âu trong tổng số 25 nước là do các đảng xã hội- dân chủ cầm quyền hoặc liên hiệp nắm quyền, T. Blair đã đưa ra một khái niệm, đó là, “mô hình xã hội thống nhất của châu Âu”, nhằm mục đích tạo ra hình ảnh của một CNTB dựa trên nhiều nguyên tắc bình đẳng và tiến bộ hơn so với CNTB mang tính phân cực và không đáng tin cậy của Bắc Mỹ. Một trong những nội dung chủ yếu của quan điểm này là tư tưởng “khả năng cạnh tranh có tính tiến bộ của Châu Âu”, hay còn gọi là “chủ nghĩa cục bộ mang tính cạnh tranh”. Chủ nghĩa này xuất hiện nhằm để thích ứng với quá trình liên kết châu Âu. Nó là biện pháp đặc biệt để thúc đẩy sản xuất, bảo đảm sự thích ứng nhanh hoặc phân phối lại thu nhập một cách có lợi cho các nhà tư bản nhờ lao động. Nó mang những nét đặc thù về chính sáh xã hội và sự phân phối kinh tế quốc tế trên cơ sở Cộng đồng châu Âu. Công đảng Anh ủng hộ một châu Âu mở rộng về phía Đông, một châu Âu được phân quyền mạnh mẽ để có thể nâng cao hiệu quả trong tất cả các vấn đề xuyên biên giới, nhưng sự hoà nhập chỉ được tiến hành trong lĩnh vực cần thiết. T. Blair phản đối việc nhất thể hoá hoàn toàn châu Âu về mặt chính trị. Ông đã từng nói: “Tôi thích một siêu thị châu Âu hơn là một nhà nước châu Âu”. Trên bình diện quốc tế, Công đảng nhấn mạnh, mối đe doạ của chiến tranh lạnh đã xoá bỏ và các nguy cơ mới như tội phạm có tổ chức, chủ nghĩa khủng bố, ma tuý và ô nhiễm môi trường đã chuyển sang hướng khó lường. Điều đó đòi hỏi một khuôn khổ hợp tác quốc tế mới, linh hoạt đẻ có thể đối phó được với nguy cơ này. Dựa trên quan điểm của “Chủ nghĩa can thiệp mới”, T. Blair chủ trương đẩy mạnh “chính sách ngoại giao toàn cầu” nhằm bảo vệ an ninh, phồn vinh và môi trường của tất cả các nước. T. Blair yêu cầu chính sách đối ngoại của Anh cần phải được quán triệt trong một “bộ khung lý luận”, trong đó “Luân lí và quan niệm giá trị” giữ một vai trò quan trọng. Đây thực sự là một bước tiến mới, vì trong suốt mấy thập niên trước đó, chưa bao giờ trong đường lối đối ngoại của Anh lại có một khái niệm có mục đích rõ ràng đến như vậy. Tuy nhiên, những lí luận đó còn mang nhiều mầu sắc lí tưởng và tự biện. Không dừng lại ở đó, trong quan điểm đối với tình hình quốc tế, đặc biệt là sau sự kiện Kosovo, T. Blair lại tiếp tục nhấn mạnh lý luận “sứ mệnh ngoại giao” của Anh. Ngày 26/4/1999, tại cuộc gặp cấp cao của các nhà lãnh đạo NATO ở Whington, T. Blair đã có bài phát biểu khá nổi tiếng với đầu đề “Chủ nghĩa cộng đồng quốc tế” (Doctrine of International Community). Nội dung quan điểm mà T. Blair nêu ra trong bài phát biểu này tựu trung là: Xu thế toàn cầu hoá đã làm thay đổi cơ bản tình hình thế giới, dẫn tới một sự phụ thuộc lẫn nhau, dựa vào nhau sâu sắc cả về chính trị, kinh tế và anh ninh giữa các quốc gia. Công việc của một nước có ảnh hưởng đến quốc tế vì nó gắn chặt đến cơ chế thị trường. Do vậy toàn cầu hoá dẫn tới quốc tế hoá công việc nội bộ của một nước là lẽ tất nhiên. Điều này có nghĩa là, lợi ích quốc gia chỉ được thực hiện bằng cách thông qua hợp tác quốc tế và do biên giới giữa các quốc gia có xu hướng lỏng lẻo nên công việc nội bộ của một nước hay một khu vực tất nhiên sẽ có “hiệu ứng rò rỉ” lan toả sang các nước khu vực và lân cận. Vì lẽ đó, Anh và các nước phương Tây cần phải hành động để đối phó với những thách thức của toàn cầu hoá. T. Blair cho rằng, nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ’ là một thứchủ nghĩa biệt lập đã lỗi thời, cần phải thay đổi bằng việc duy trì một sự can thiệp quốc tế trong những tiêu chí phổ biến nào đó, phải cải cách những cơ chế, những tổ chức quốc tế không còn phù hơp, trên cơ sở xây dựng lại một trật tự anh ninh- chính trị toàn cầu mới. Theo quan điểm đó thì hành động quân sự của NATO ở Kosovo được T. Blair biện minh là một sự cần thiết. Vậy “Con đường thứ ba” có thành công hay không? T. Blair đã có những chính sách đối ngoại như thế nào và quan điểm của Anh ra sao đối với các tổ chức liên quân quốc tế? Có thể thấy, xét về thực chất, chính sách đối ngoại của T. Blair là tìm kiếm một sự “hợp tác quốc tế” với Mỹ để chi phối đời sống chính trị quốc tế. T. Blair kỳ vọng vào một trật tự quốc tế mới, trong đó những quan niệm và kinh nghiệm của phương Tây được tuyên truyền rộng rãi nhằm xây dựng một xã hội thị dân toàn cầu nằm trong quỹ đạo của CNTB. Điều này lí giải vì sao, nước Anh tích cực ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và cuộc chiến ở Iraq. II. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA ANH VỚI CÁC ĐỐI TÁC QUAN TRỌNG 1. Quan hệ đối ngoại Anh - Mỹ Mối quan hệ về chính trị: Từ trong lịch sử Anh và Mỹ đã có những mối quan hệ đặc biệt, đó là mối quan hệ giữa chính quốc và thuộc địa. Sau này, khi những khái niệm về thuộc địa đã dần bị lãng quên thì người Mỹ vẫn luôn tự hào về nguồn gốc của mình và công lao to lớn mà họ đã là nên ở Tân thế giới. Trong cuộc chiến thế giới thứ hai, Mỹ và An luôn đứng trên một chiến tuyến. Mỹ trên danh nghĩa chỉ là một nước có chức năng buôn bán vũ khí cho các nước nhưng trên thực tế Mỹ luôn có những chính sách và hoạt động bí mật cung cấp vũ khí cho Anh chống lại trục Fatxit. Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận mối quan hệ ngày một vững chắc hơn giữa Anh và Mỹ, đặc biệt là từ khi ông Tonny Blair lên cầm quyền. Anh đã ủng hộ và theo sau tất cả những kế hoạch quân sự của Anh, và càng ngày Anh càng tỏ rõ là một cánh tay phải đắc lực của chính quyền Bush. Chiến sự Iraq bùng nổ, cả thế giới đứng lên đấu tranh cho hoà bình và cuộc sống của những người dân vô tôi Iraq, nhưng Anh không những không phản đối mà còn gửi 4000 quân lính trợ giúp Mỹ trong công cuộc tái thiết. Trái ngược rất nhiều với các thành viên trong EU, Anh Quốc đang vấp phải tình trạng tiến thoái lưỡng nan, lựa chọn EU hay là Mỹ. Trở lại cuộc chiến Vụng Vịnh năm 1991, Anh đã tích cực hành động để cung cấp vũ khí, nguyên liệu phục vụ cho cuộc chiến của Mỹ hơn là những gì Anh đã làm cho EU. Đối với hầu hết công chúng, đây vẫn là một mối quan hệ mập mờ. Ở bình diện này thì những hoạt động trên chính là cách Anh đang tái khẳng định mối quan hệ ngoại giao mật thiết với một cường quốc mạnh nhất thế giới và điều này khiến mọi người hiểu hơn về tình anh em với nước Mỹ ruột thịt. Thế nhưng, kể từ khi Anh gia nhập EU, Anh đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, một sự suy giảm rõ rệt đang xảy ra trong mối quan hệ này. Trong các cuộc đàm phán thương mại thế giới đầu thập niên của những năm 90, không có sự khác biệt nào giữa Anh và Mỹ. Và đây cũng chính là một phần trong kế hoạch của khối thương mại EU. Đến 1994, các cuộc họp được mở ra càng nhấn mạnh hơn nữa mối liên kết chính của Anh đều la EU. Đến năm 2001, khủng bố đã diễn ra trên đất Mỹ buộc Mỹ phải lôi kéo đồng minh cùng các nước trên thế giới hỗ trợ về mọi mặt để khôi phục đất nước sau thảm hoạ kinh hoàng này. Và Anh là quốc gia đứng bên Mỹ mạnh nhất, là trợ thủ đắc lực nhất giúp Mỹ thoát khỏi khủng hoảng này. Có thể nói mối quan hệ Anh- Mỹ đang được hâm nóng trở lại sau khi thủ tướng Anh Tonny Blair lên cầm quyền. Mối quan hệ về kinh tế: Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Anh trên thế giới là Mỹ; chiếm 15,7% trong tổng số mặt hàng xuất khẩu của sang các nước. Tiếp theo đó là Đức 10,5%, Pháp 9,5%, Hà Lan 6,9%, Ireland 6,5%, Bỉ 5,6%, Tây Ban Nha 4,4% và Italia cũng là 4.4% (năm 2003). Anh cũng nhập khẩu từ Mỹ với số lượng lớn chỉ sau Đức với 10,2%. Ngược lại Mỹ cũng coi Anh là thị trường xuất khẩu lớn của mình. Hai bên đã dành cho nhau những chế độ ưu đãi, thu hút đầu tư để thúc đẩy hơn nữa không những là những mối quan hệ về chính trị mà còn về kinh tế và văn hoá. Mối quan hệ về văn hoá: Vào thế kỉ XV, Christoph Colombo đã đặt bước chân đầu tiên lên miền đất nằm ở phía bên kia Thái Bình Dương, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử về những phát kiến địa lí. Cũng trong thời điểm này mâu thuẫn giữa những tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến đã lên tới đỉnh điểm và Châu Mĩ là mảnh đất dừng chân của những người chống lại chính quyền Anh và họ đã tạo nên một vùng kinh tế mới. Khi họ sang đây, họ đã mang theo cả bản sắc văn hoá và phog tục tập quan, rất nhiều người Mỹ sau này đã quay trở về An để thăm lại cội nguồn của mình. Điều này đac khẳng định hơn nữa mối quan hệ đặc biệt và lâu đời đã tồn tại từ trong lịch sử cho tới ngày nay. 2. Quan hệ đối ngoại Anh - Canada Cũng tương tự như Mỹ, Anh cũng ó mối quan hệ bền chật với Canada từ trong lịch sử. Mối quan hệ này không chỉ đơn thuần ở trong lĩnh vực chính trị mà còn cả ở kinh tê và trên mặt trận an ninh. Về mặt chính trị: Từ những ngày đầu của năm 1497, khi Jonh Cabot đặt chân lên vùng đất Newfoundland thì giữa Anh và Canada đã có những mối quan hệ như mẫu quốc với thuộc địa. Tới năm 1867, người Anh đã thiết lập ở Bắc Mỹ một vùng đất có tên Canada và coi đây là liên bang đầu tiên của đế chế Anh. Cho tới ngày nay cả hai nước vẫn đang thúc đẩy mối quan hệ ngày càng vững mạnh hơn và họ đã đạt được những tiến triển tích cực. Anh và Canada cũng tiếp tục chia sẻ chủ quyền và những truyền thống trong dân chủ nghị viện. Anh đã thiết lập ở Canada chế độ toàn quyền. Vậy toàn quyền của Anh ở Canada là gì? Toàn quyền của Anh ở Canada là người đại diện cho nữ hoàng Anh tạ Canada. Toàn quyền Anh do thủ tướng Canada lựa chọn và được bổ nhiệm làm Nữ hoàng. Tuy nhiên, vai trò chỉ mang tính chất nghi thức. - Toàn quyền là người đại diện cho triều đình Anh ở Canada - Toàn quyền là người thúc đẩy chủ quyền Anh ở Canada Đối với vấn đề quân sự và an ninh quốc gia, Anh gửi rất nhiêù quân sang Canada học tập và rèn luyện. Trong đó có đội bay từ RAF đang tiến hành một cuộc tập rượt nhỏ ở Goose Bay, Labrador và trung tâm đào tạo quân đội Anh ở Canada (BATIC). Những bài tập này là vô cùng cần thiết và cấp bách nhằm duy trì thế trận của quân đội Anh. Vào tháng 6 năm 1997, thủ tướng Canada- Chretien và Blair đã kí bản tuyên bố Joint nhằm tái khẳng định lại sức mạnh của mối quan hệ song phương và hướng tới một tương lai tốt đẹp, hợp tác trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt hơn nữa, mối dàng buộc giữa hai quốc gia càng được thắt chặt hơn nữa khi tham gia vào các tổ chức quốc tế cũng như khu vực: Khối thịnh vượng chung (Common Wealth), G-8, Liên hợp quốc, NATO… Về kinh tế: Anh và Canada giống như hai thành viên trong một gia đình hoà thuận với những điểm tương đồng về văn hoá và sự chia sẻ về quyền lực chính trị dân chủ là một điều vô cùng quan trọng trong quan hệ giữa hai nước nhằm phát triển thương mại và đầu tư. Canada là đối tác quan trọng đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Anh là điểm đến an toàn của các nhà đầu tư Canada. Anh cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới của Canada chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Anh và Canada- những thành viên của NAFTA và EU. ngày càng hợp tác và phát triển mạnh mẽ hơn. Năm 2003, hàng hoá Canada xuất khẩu sang Anh đạt 5,7 tỉ USD, tăng 30% so với cùng kì năm 2002. Xuất khẩu Canada đang tăng dần trên đất nước này. Hiện nay có khoảng 650 công ty lớn nhỏ của Anh đang hoạt động tại Canada. Năm 2003, Anh đầu tư vào Canada đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Pháp. Còn đầu tư trực tiếp của Canada vào Anh ước tính đạt 40,7 tỉ $ Canada, tăng 1,2% so với cùng kì năm 2002, và có hơn 500 công ty Canada đang hoạt động tại đây. Về văn hoá: Hợp tác văn hoá là một phương tiện hữu ích để thắt chặt thêm tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Anh Quốc là thị trường xuất khẩu các ấn phẩm văn hoá quan trọng nhất của Canada và thị trường này cũng chỉ đứng thứ hai sau Mỹ. Các nghệ sĩ Canada và nghành công nghiêp văn hoá phẩm của đất nước này đang tạo nên những tác động đầy ý nghĩa tới Anh. Như: các ấn phẩm về sách, âm nhạc, phim ảnh và công nghiệp thiết kế. Năm 2002, Anh đã trở thành đối tác thương mại quan trọng thứ hai của Canada về việc xuất khẩu các ấn phẩm văn hoá với trị giá 14,5 triệu $ Canada. Giá trị xuất khẩu sách sang Anh lên tới 6.3 triệu $ Canada. Ngoài ra hai nước này còn có những hợp tác về giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật… 3. Quan hệ với Việt Nam Ngoài các mối quan hệ mật thiết trong liên minh châu Âu và các mối quan hệ trong lịch sử Anh còn thiết lập mối quan hệ với rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sau 30 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (11/6/1973), mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam- Anh quốc tuy cũng có lúc chìm lắng bởi các yếu tố lịch sử, song sự hợp tác phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội giữa hai nước rtong thời gian gần đây càng khẳng định đường lối đổi mới tiến tới hội nhập với các khu vực và trên thế giới của cả hai quốc gia, Việt Nam và Anh quốc. Mối quan hệ về chính trị ngoại giao: Kể từ ngày quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước được thiết lập đến nay, đặc biệt ngày 22/11/1990, khi vai trò và vị thế của Việt Nam do liên minh châu Âu chính thức nối lịa quan hệ thì quan hệ ngoại giao, chính trị, các hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển. Các cuộc viếng thăm chính thức cấp cao giữa hai chính phủ ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh một mốc son trong lịch sử quan hệ phát triển Việt Nam- Anh quốc vào những năm đầu thập kỉ 90 là chuyến thăm chính thức đầu tiên của thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tới Anh tháng 7/1993, tiếp đó Ngoại trưởng Anh Doglas Hurd cũng đã tới Việt Nam vào ngày 15/4/1994. Các cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo cao nhất giữa hai nước trong thời kỳ đầu của công cuộc công nghiệp hoá tại Việt Nam đã phần nào cho thấy một chương mới đã mở ra trong quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước. Việt Nam là một trong những nước ít ỏi trên thế giới thuộc phe xã hội chủ nghĩa, còn Anh vốn là một đồng minh rất thân cận của Mỹ. Nhưng do quá trình hội nhập của toàn cầu hoá và do những chuyển đổi trong chính sách đối ngoại của Anh- “Con đường thứ ba” và CNXH không còn là một mối nguy hiểm trong quan điểm cổ hủ của Anh nữa mà “Con đường thứ ba” là con đường đưa CNXH- dân chủ hiện đại tới đổi mới và thành công”. Phía Anh đã kí kết rất nhiều các khoản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam như: Ký với bộ trưởng giáo dục và đào tạo Nguyễn Minh Hiển về khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 11 triệu USD, dự án xoá đói giảm nghèo với thứ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc… Có thể thấy vào thời điểm đầu thế kỉ XXI, quan hệ Việt Nam- Anh quốc đã bắt đầu dần chuyển từ hình thái mang tính chất chính trị ngoại giao, viện trợ phát triển sang hình thái hợp tác kinh tế thương mại đôi bên cùng có lợi, đáp ứng lợi ích của hai dân tộc… Mô hình chuyển biến này thấy rõ trong các chuyến công cán của các cấp bộ trưởng của hai nước như: Chuyến sang thăm Việt Nam ngày 1/7/2002 của Bộ trưởng công thương Anh Alan Johnson cũng như chuyến thăm Anh của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Trần Xuân Giá ký thành công hiệp định Khuyến khích và bảo trợ đầu tư song phương. Hiệp định này nhằm thúc đẩy các nguồn đầu tư và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư. Với thành công này Việt Nam trở thành quốc gia thứ 95 mà chính phủ Anh có thoả thuận về bảo hộ và đầu tư, là cơ sở bảo hộ quyền lợi của các nhà đầu tư Anh quốc cũng như Việt Nam khi đầu tư vào thị trường của nhau. Lĩnh vực hoạt động ngoại giao giữa hai nước càng khởi sắc khi công chúa Anne, con gái của Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị đã sang thăm chính thức Việt Nam trong 5 ngày kể từ ngày 4-8/2004. Đánh giá về sự kiện này, Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Warwick Morris bày tỏ: “Chúng tôi rất vui khi công chúa Anne sang thăm Việt Nam đúng vào năm kỉ niệm 50 năm ngày lên ngôi của nữ hoàng Anh. Tôi chắc Bà sẽ có được những ấn tượng tốt đẹp trước những thành tựu mà chính phủ và nhân dân Việt Nam đạt được … Chuyến thăm này sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác ngày một lớn mạnh giữa Anh quốc và Việt Nam. Quan hệ về kinh tế thương mại giữa hai nước: Hiện nay Anh đang đứng thứ 10 trong danh sách những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam và đứng ở vị trí thứ hai trong Liên minh châu Âu. Các công ty và tập đoàn kinh tế của Anh đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ rất sớm ngay từ khi có luật đầu tư nước ngoài. Tính cho đến tháng 7 năm 2002, Anh có 35 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đầu tư là 1.14 tỷ USD. Nhìn chung các dự án của Anh được hình thành tương đối đồng đều về số lượng và chủ yếu thông qua các hình thức: Hợp doanh có 10 dự án vốn đầu tư đạt 653 triệu USD, chiếm 56,4% vốn đầu tư; Liên doanh với 9 dự án, vốn đầu tư là 217 triệu USD, chiếm 18,7% vốn đầu tư nước ngoài đang được triển khai với 6 dự án, vốn đầu tư là 16 triệu USD chiếm 1,4% . Qua các con số trên chúng ta có thể thấy, các nhà đầu tư Anh cũng đã góp một phần đáng kể vào sự đóng góp chung của Liên minh châu Âu đối với phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong suốt những năm qua. Các nhà đầu tư Anh nổi tiếng là thận trọng và tính toán kĩ lưỡng trong việc lựa chọn thị trường đầu tư, họ đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến cho các kế hoạch lâu dài, điều đó chứng tỏ họ đã vượt qua tất cả những rào cản về sự khác biệt chính trị, văn hoá… Đặc biệt họ đã bỏ qua những cấm vận của Mỹ ở Việt Nam, bỏ qua những hận thù mà Mỹ đang lôi kéo đồng minh của mình để áp đặt cho Việt Nam. Hơn thế nữa giữa hai nước còn có các chương trình hợp tác về giáo dục và hợp tác phát triển. Để thúc đẩy phổ cập hơn nữa hình ảnh đất nước Anh cũng như xúc tiến Việt Nam hội nhập với thế giới và khu vực, xoá đói giảm nghèo ở các khu vực miền núi, chính phủ Anh mới đây đã thông qua bộ phát triển quốc tế (DEID) viện trợ cho Việt Nam khoản viện trợ phát triển trị giá 30 triệu USD. Hợp tác giáo dục, nâng cao năng lực cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách cũng đã và đang được đồng loạt triển khai thông qua một chương trình mang tên “Chương trình liên kết giáo dục cao” dưới sự giám sát điều phối bởi hội đồng Anh. Đánh giá về những hoạt động liên kết cả về chính trị xã hội và giáo dục của đôi bên, Thị t