Đề tài Cơ cấu xuất nhập khẩu trong năm 2010 của Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 6,23 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng trước; trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất khẩu 3,2 tỷ USD, tăng 8,2%. Tính đến hết tháng 10/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 57,83 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ của một năm trước đó. Trong đó, trị giá xuất khẩu hàng hoá của khu vực các doanh nhiệp FDI là 27,1 tỷ USD, tăng mạnh tới 40,5% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 46,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

doc11 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ cấu xuất nhập khẩu trong năm 2010 của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế quốc tế - Cơ cấu xuất nhập khẩu trong năm 2010 của Việt Nam CÂU 1: CƠ CẤU XUẤT NHẬP KHẨU THÁNG 10 VÀ 10 THÁNG NĂM 2010 Ở VIỆT NAM I. Đánh giá chung. Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 10 tháng năm 2010 đạt 125,07 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 57,83 tỷ USD, tăng 23,4% và nhập khẩu là 67,24 tỷ USD, tăng 20,7%. Mức nhập siêu 10 tháng qua là 9,41 tỷ USD, bằng 16,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. II. Xuất khẩu 1.     Quy mô và tốc độ. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 6,23 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng trước; trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất khẩu 3,2 tỷ USD, tăng 8,2%. Tính đến hết tháng 10/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 57,83 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ của một năm trước đó. Trong đó, trị giá xuất khẩu hàng hoá của khu vực các doanh nhiệp FDI là 27,1 tỷ USD, tăng mạnh tới 40,5% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 46,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số mặt hàng xuất khẩu chính - Cao su: lượng xuất khẩu trong tháng đạt 79 nghìn tấn với trị giá gần 250 triệu USD, giảm 3,1% về lượng và tăng 3,6% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2010, lượng cao su xuất khẩu đạt 592 nghìn tấn, tăng 5,7% và kim ngạch là 1,67 tỷ USD, tăng 92,4% so với cùng kỳ năm 2009. Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong  10 tháng năm 2010 với 349 nghìn tấn, giảm 8,9% so với 10 tháng/2009 và chiếm 59% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaixia: 39,9 nghìn tấn, tăng 65%; Hàn Quốc: 27,3 nghìn tấn, tăng 17,5%; Đài Loan: 25,6 nghìn tấn, tăng 40%; … - Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 525 nghìn tấn, giảm 4,8%, kim ngạch xuất khẩu đạt 342 triệu USD, tăng 1% so với tháng 9/2010. Tính đến hết tháng 10/2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 6,55 triệu tấn, giảm 45,4% và kim ngạch đạt gần 4 tỷ USD, giảm 25,6% so với cùng kỳ năm 2009. Dầu thô của nước ta trong 10 tháng/2010 chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia với 2,39 triệu tấn, giảm 21,7%; sang Singapore: 992 nghìn tấn, giảm 50,4%; sang Malaysia: 894nghìn tấn, giảm 46,8%; sang Hàn Quốc: 667 nghìn tấn, giảm 20,5%;… -  Gạo: xuất khẩu gạo trong tháng đạt 506 nghìn tấn với trị giá là 234 triệu USD, tăng 42,9% về lượng và 55,6% về trị giá. Tính đến hết tháng 10/2010, lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 5,8 triệu tấn, tăng 7,8% và kim ngạch đạt 2,7 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2009. Philippin tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 10 tháng qua với 1,47 triệu tấn, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là các thị trường: sang Singapore đạt 502 nghìn tấn, tăng 69,5%; sang Bănglađét đạt 350 nghìn tấn, tăng gấp hơn 70 lần; sang Cuba đạt 349 nghìn tấn, giảm 19,2%, sang Đài Loan đạt 326 nghìn tấn, tăng 86,2%... - Thuỷ sản: tháng 10, xuất khẩu thuỷ sản đạt 534 triệu USD, tăng 7% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 130 triệu USD, tăng 20,9%; sang Hoa Kỳ đạt 109 triệu USD, giảm 6,3%; sang Nhật Bản đạt 91,6 triệu USD, tăng 3,2% và xuất sang thị trường Hàn Quốc đạt 45,3 triệu USD, tăng 36,1% so với tháng 9.  Tính đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2009. Các đối tác chính nhập khẩu hàng thuỷ sản của nước ta trong 10 tháng qua lần lượt là: EU đạt 971 triệu USD, tăng 4,7%; Hoa Kỳ đạt 758 triệu USD, tăng 27,9%; Nhật Bản đạt 729 triệu USD, tăng 17,8%; Hàn Quốc đạt 293 triệu USD, tăng 16,4%…so với 10 tháng/2009. - Hàng dệt may: Tháng 10, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt 1,02 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng năm 2010 lên 9,04 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước và xấp xỉ bằng mức kim ngạch của cả năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 5,5 tỷ USD, tăng 23,8% và chiếm 60,9% trị giá hàng dệt may xuất khẩu của cả nước. Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam trong 10 tháng qua với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2009 lần lượt là 5,04 tỷ USD và 22,6%; 1,49 tỷ USD và 10,6%; 908 triệu USD và 16,4%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt 7,44 tỷ USD, chiếm 82,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. - Giày dép các loại: kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 417 triệu USD, tăng 4% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2010, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, thị trường EU đạt gần 1,77 tỷ USD, tăng 13,3% và chiếm 43,7% xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 1,13 tỷ USD, tăng 33,2%;  sang Mêxicô đạt 155 triệu USD, tăng 38%; sang Nhật Bản đạt 141 triệu USD, tăng 44%... III. Nhập khẩu Quy mô và tốc độ Kim ngạch nhập khẩu trong tháng là 7,3 tỷ USD, tăng 4,8% so với tháng trước; trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhập khẩu 3,28 tỷ USD, tăng 1,8%.  Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong 10 tháng/2010 là 67,24 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ khu vực FDI trong 10 tháng năm 2010 là 29,1 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 43% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Một số mặt hàng nhập khẩu chính - Lúa mỳ: Tháng 10, lượng nhập khẩu lúa mì là 354 nghìn tấn, tăng 190,4% so với tháng trước, và kim ngạch đạt 91,7 triệu USD, tăng 192,3%. Cả lượng và trị giá nhập khẩu lúa mì của nước ta trong tháng 10 đều lập ngưỡng kỷ lục mới, cao hơn 6,0% về lượng và 14,8 % về trị giá so với mức kỷ lục của tháng 4/2010. Tính đến hết tháng 10/2010, lượng lúa mì nhập khẩu đạt gần 1,89 nghìn tấn, tăng 60,6% và kim ngạch đạt 466 triệu USD, tăng 58,0% so với cùng kỳ năm 2009. Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu lúa mì chủ yếu có xuất xứ từ Ôxtrâylia với 1,09 triệu tấn, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 57,9% tổng lượng lùa mì nhập khẩu của cả nước. Ngoài ra, lúa mì còn được nhập khẩu từ các thị trường như: Braxin với 237 nghìn tấn, Ucraina với 215 nghìn tấn, Rumani với 80,7 nghìn tấn, Thổ Nhĩ Kỳ với 64,2 nghìn tấn,… - Chất dẻo nguyên liệu:  trong tháng nhập khẩu 201 nghìn tấn, giảm 8,7% so với tháng trước và đạt trị giá là 320 triệu USD, giảm 3,1%. Hết 10 tháng/2010, tổng lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu của cả nước là 1,95 triệu tấn, kim ngạch là hơn 3 tỷ USD, tăng 7,7% về lượng và 33,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Hết 10 tháng/2010, chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ: A rập Xêút: 353 nghìn tấn, tăng 76,1%; Hàn Quốc: 352 nghìn tấn, tăng 4,8%; Đài Loan: 298 nghìn tấn, tăng 11,2%; Thái Lan: 212 nghìn tấn, giảm 9,3%; … - Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng là 499 nghìn tấn, trị giá là 339 triệu USD, giảm 16% về lượng và giảm 4,9% về trị giá so với tháng 9/2010. Hết 10 tháng/2010, tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của cả nước là 8,18 triệu tấn với kim ngạch 5,1 tỷ USD, giảm 26% về lượng và 3,5% về trị giá. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với gần 3 triệu tấn, giảm 33,1%; tiếp theo là Trung Quốc: 1,36 triệu tấn, giảm 34%; Đài Loan: 985 nghìn tấn, giảm 48%; Hàn Quốc: 954 nghìn tấn, giảm 11,3%; Thái Lan: 587 nghìn tấn, tăng 12,7%; Malayxia: 579 nghìn tấn, tăng 25,4%;… - Thức ăn gia súc và nguyên liệu: kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng là 134 triệu USD, giảm 22,5% so với tháng 9, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu đến hết tháng 10 là 1,8 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009. Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu có xuất xứ từ: Achentina với 452 triệu USD, tăng 3,7%; Hoa Kỳ: 326 triệu USD, tăng 138%; Ấn Độ: 301 triệu USD, giảm 18,3%; Braxil: 114 triệu USD, tăng mạnh 241%;…so với 10 tháng/2009. - Sắt thép các loại: Trong tháng, lượng sắt thép các loại nhập khẩu là 998 nghìn tấn với kim ngạch đạt 676 triệu USD, tăng 20% về lượng và tăng 16,3 % về trị giá. Hết tháng 10/2010, lương nhập khẩu nhóm hàng này là 7,2 triệu tấn với kim ngạch gần 5 tỷ USD, giảm 10,8% về lượng và tăng 14,7% về trị giá. Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong 10 tháng/2010 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc với 1,85 triệu tấn, tăng 84,5%; Nhật Bản: 1,37 triệu tấn, tăng 15,5%; Hàn Quốc: 1,28 triệu tấn, tăng 47,5%; Nga: 732 nghìn tấn, giảm 51%; Đài Loan: 652 nghìn tấn, giảm 35%; Malaysia : 590 nghìn tấn, giảm 5,6%;…so với cùng kỳ năm 2009. - Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng nhập khẩu đạt 836 triệu USD, tăng nhẹ 0,6% so với tháng trước. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là 458 triệu USD, tăng 0,4%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 229 triệu USD, tăng 5,9%; xơ sợi dệt là 100 triệu USD, tăng 0,8% và bông 50 triệu USD, giảm 15,9%. Hết tháng 10/2010, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày đạt kim ngạch 7,86 tỷ USD, trong đó nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4,47 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2009. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 10 tháng qua là: Trung Quốc: 2,5 tỷ USD, tăng 49%; Đài Loan: 1,39 tỷ USD, tăng 15%; Hàn Quốc: 1,38 tỷ USD, tăng 17,9%; Hồng Kông: 433 triệu USD, tăng 28,4%;… - Ô tô nguyên chiếc: trong tháng, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 4,6 nghìn chiếc, giảm 4% so với tháng trước, nâng lượng nhập khẩu 10 tháng/2010 lên 41,57 nghìn chiếc với trị giá là 764 triệu USD. Xe ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng/2010 chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc với gần 22 nghìn chiếc, giảm 37,3% so với cùng kỳ năm 2009. Tiếp theo là nhập khẩu từ Nhật Bản: 4,25 nghìn chiếc, giảm 16,9%; từ Đài Loan: 3,57 nghìn chiếc, tăng 20,7%; từ Trung Quốc: 3,33 nghìn chiếc, giảm 5% so với 10 tháng/2009. - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là gần 523 triệu USD, tăng 6,7% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong 10 tháng/2010 lên hơn 4 tỷ USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ 2009. Hết 10 tháng/2010, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 1,31 tỷ USD, tăng 15,4% so với 10 tháng/2009, tiếp theo là Nhật Bản: 848 triệu USD, tăng 27%; Hàn Quốc: 660 triệu USD, tăng 189%; Malaysia: 282 triệu USD, tăng 24,8%; Đài Loan: 245 triệu USD, giảm 0,7% … - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,17 tỷ USD, tăng 6% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 10 tháng/2010 lên 10,88 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ 2009. Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng qua có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với gần 3,6 tỷ USD, tăng 10,5%; Nhật Bản: 2 tỷ USD, tăng 10,5%; Hàn Quốc: 860 triệu USD; tăng 31%; Đài Loan: 653 triệu USD, tăng 30,8%; Đức: 619 triệu USD, giảm 0,7%;… CÂU 2: 1) Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư. Về thực chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để làm chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án. 2. Những lý do dẫn đến di chuyển vốn quốc tế - Tìm kiếm lợi nhuận cao: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đầu tư gián tiếp nước ngoài là nhằm mục đích thu lợi nhuận cao hơn ở nước ngoài. Đây là lý do đơn giản và dễ hiểu của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Theo mô hình của Heckscher-Ohlin, lợi nhuận đầu tư sẽ cao hơn ở quốc gia có tỷ lệ vốn/lao động thấp. Cư dân của một quốc gia có thể mua chứng khoán của một công ty tại quốc gia khác nếu họ kỳ vọng khả năng sinh lợi của công ty nước ngoài đó lớn hơn khả năng sinh lợi của các công ty trong nước. - Phân tán rủi ro: Để giải thích hiện tượng di chuyển vốn hai chiều thì nhân tố rủi ro cần phải được xem xét. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến lợi tức mà còn quan tâm đến tính rủi ro đối với khoản vốn mà họ bỏ ra để đầu tư. Ví dụ, rủi ro đối với đầu tư vào trái phiếu là phá sản và sự thay đổi giá trị của trái phiếu; đối với chứng khoán, rủi ro bao gồm phá sản, thay đổi giá trị của chứng khoán, và khả năng lợi tức thấp hơn kỳ vọng. Do vậy, đối với mỗi mức rủi ro, nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận và thông thường chấp nhận rủi ro cao hơn nếu lợi tức cao hơn. - Đầu tư ra nước ngoài nhằm nắm được lâu dài và ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu chiến lược với giá rẻ. 3. Phân tích tác động và hiệu quả của di chuyển lao động quốc tế Đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thế giới, di chuyển lao động từ quốc gia Mêxico sang quốc Hoa kỳ làm tăng hiệu quả sử dụng lao động, đem lại lợi ích cho cả Hoa kỳ và Mêxico. Quá trình di chuyển lao động giữa 2 quốc gia hướng tới cân bằng cung - cầu lao động, hướng tới cân bằng giá trị sản phẩm cận biên của lao động trên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Di chuyển lao động giữa các quốc gia còn có tác dụng khắc phục những hạn chế trong quan hệ thương mại , tạo thuận lợi cho quan hệ thương mại quốc tế phát triển. Ngoài ra, quá trình di chuyển lao động quốc tế hướng tới một sự cân bằng các yếu tố kinh tế cơ bản (yếu tố nhân lực, khoa học công nghệ) trong mỗi quốc gia, giúp các quốc gia đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và do đó làm gia tăng tổng sản phẩm tạo ra trên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Phân tích quá trình di chuyển lao động giữa hai quốc gia (quốc gia Mêxico và quốc gia Hoa kỳ) trên biểu đồ 4.1 biểu thị mối quan hệ giữa lao động với tổng sản phẩm như sau: Giá trị sản phẩm cận biên của lao động tại quốc gia Mêxico Giá trị sản phẩm cận biên của lao động tại quốc gia Hoa Kỳ VMPL1 G R M E F N C O B A O' J H T VMPL2 Quốc gia Mêxico Quốc gia Hoa Kỳ Biểu đồ 4.1: Tác động của di chuyển lao động quốc tế Tổng lao động của quốc gia Mêxico và quốc gia Hoa Kỳ Giả sử tổng nguồn lao động của 2 quốc gia (Mêxico và Hoa Kỳ) là 00', trong đó lao động của quốc gia Mêxico là OA và lao động của quốc gia 2 là AO'. Đường VMPK1 và VMPK2 cho biết giá trị sản phẩm cận biên của lao động của quốc gia Mêxico và quốc gia Hoa kỳ tương ứng với các mức lao động khác nhau. Trong điều kiện cạnh tranh, giá trị sản phẩm của lao động cận biên chuyển thành lợi nhuận, lợi tức hoặc giá vốn. * Khi chưa có di chuyển lao động quốc tế, cả hai quốc gia sử dụng toàn bộ lao động trong nước: - Quốc gia Mêxico sử dụng toàn bộ lao động OA ở mức lợi tức OC sẽ tạo ra tổng sản phẩm biểu thị qua diện tích OFGA, trong đó diện tích OCGA được tạo ra từ đóng góp của yếu tố lao động, diện tích phần còn lại CFG thuộc về phần đóng góp của các yếu tố sản xuất khác như đất đai, vốn. - Quốc gia Hoa Kỳ sử dụng toàn bộ lao động O'A ở mức lợi tức O'H sẽ tạo ra tổng sản phẩm biểu thị qua diện tích O'JMA, trong đó diện tích phần còn lại HMJ thuộc về phần đóng góp của các yếu tố sản xuất khác như đất đai, vốn. Tổng sản phẩm cả 2 quốc gia tạo ra trong nền kinh tế thế giới khi chưa có di chuyển lao động quốc tế là phần diện tích OFGMJO'. * Khi cho phép tự do di chuyển lao động giữa 2 quốc gia: Do giá trị sản phẩm lao động cận biên ở quốc gia Hoa Kỳ (O'H) cao hơn quốc gia Mêxico (OC) nên các lao động ở quốc gia Mêxico có xu hướng di chuyển sang quốc gia Hoa Kỳ. Quá trình di chuyển lao động giữa 2 quốc gia tác động làm giá trị cận biên của lao động tỷ thay đổi (tăng dần ở quốc gia Mêxico và giảm dần ở quốc gia Hoa kỳ) đến điểm cân bằng E. Mức BE chính là giá trị sản phẩm cận biên của lao động bình quân giữa hai quốc gia, khi đó: - Quốc gia Mêxico còn lại lượng lao động trong nước là OB, tạo ra tổng sản phẩm biểu thị qua phần diện tích OFEB, trong đó phần diện tích ONEB được tạo ra từ yếu tố lao động, diện tích phần còn lại NFE thuộc về phần đóng góp của các yếu tố khác. - Quốc gia Hoa Kỳ có tổng lao động là BO', tạo ra tổng sản phẩm biểu thị qua phần diện tích O'JEB , trong đó phần diện tích O'BET được tạo ra từ yếu tố lao động, diện tích phần còn lại TEJ thuộc về phần đóng góp của các yếu tố khác. Tổng sản phẩm cả hai quốc gia tạo ra cho nền kinh tế thế giới trong điều kiện có di chuyển lao động giữa hai quốc gia là phần diện tích OFEJO'. Như vậy, quá trình di chuyển lao động giữa 2 quốc gia làm tăng thêm một lượng sản phẩm tạo ra cho nền kinh tế thế giới, biểu thị qua diện tích EGM (OFEJO' - OFGMJO). Độ lớn của phần diện tích này phụ thuộc vào chênh lệch lượng lao động và chênh lệch giá trị sản phẩm cận biên của lao động giữa 2 quốc gia. Trong thực tế, sự tăng thêm về thu nhập của thế giới do di chuyển lao động không được phân phối đều giữa các quốc gia và giữa các chủ sở hữu nhân tố sản xuất. Cụ thể là xét trên phương diện tổng thể thì Hoa Kỳ thu được lợi ích từ di chuyển lao động quốc tế. Tuy nhiên, người lao động Hoa Kỳ sẽ bị thiệt, người lao động di cư Mexico có lợi, và chủ sở hữu vốn của Hoa Kỳ có lợi. Đối với Mexico, tổng thu nhập quốc dân sẽ bị giảm thu nhập do người lao động di cư sang Hoa Kỳ. lao động còn lại tại Mexico sẽ có lợi so với chủ sở hữu vốn. Cũng cần nói thêm rằng FDI là viết tắt của: Foreign Direct Investment. FDI – Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Đặc điểm của hình thức đầu tư này là: - Vốn đầu tư trực tiếp; - Hình thức: Công ty 100% vốn nước ngoài; - Vốn đầu tư dài hạn, ít biến động; - Chủ đầu tư được quyền quyết định đối với công ty do mức vốn đầu tư được phép lên đến 100% vốn. Trong những thập kỷ vừa qua đầu tư FDI của các nước vào khu vực Mỹ la tinh và Caribe nói chung và vào Mexico nói riêng là rất lớn ( Chỉ tính riêng FDI tại Mexico dao động trong khoảng 11.417 USD – 23.170 USD – nguồn: Báo thông tin nước ngoài số ra ngày 24/5/2010), trong đó Hoa Kỳ là nước đầu tư lớn nhất. Đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào Mexico tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghệ thấp và trung bình thấp, ngoài ra tập trung một phần vào ngành sản xuất ô tô. Giả sử các yếu tố khác không không đổi, sự đầu tư FDI của Hoa Kỳ sang Mexico như vừa nêu trên làm cho nguồn vốn đầu tư vào Mexico tăng, các ngành, lĩnh vực, các cơ sở sản xuất kinh doanh được mở rộng và nhu cầu lao động tại các cơ sở này cũng gia tăng, tạo ra sự thu hút lao động do có sự khác nhau về lợi ích và thu nhập của các cá nhân mà người lao động của nước Mexico bán sức lao động của mình trong nước cho chủ lao động nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, gia công thuê gọi là xuất khẩu lao động tại chỗ. Như vậy, khi Hoa Kỳ đầu tư trực tiếp vào Mexico thì lao động tại Mexico được xuất khẩu tại chỗ sang Hoa Kỳ. Những người có trình độ lao động thấp và trung bình làm việc trong những lĩnh vực đầu tư có công nghệ thấp và trung bình thấp. Một số ít người lao động có trình độ cao làm việc trong lĩnh vực đầu tư có công nghệ cao. Điều đó dẫn tới, một mặt đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Mexico tạo ra những lợi ích nhất định, nó còn dẫn đến một khả năng chảy máu chất xám từ Mexico sang Hoa Kỳ.
Tài liệu liên quan