Đề tài Cuộc hôn nhân giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga

Thế kỷ X một thế kỷ đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Một thế kỷ của cuộc đấu tranh giành và gìn giữ độc lập dân tộc, cuộc đấu tranh giữa xu thế thống nhật tập quyền với xu thế cát cứ phân tán. Thế kỷ X kết thúc cũng là lúc lịch sử Việt Nam bước sang trang mới, độc lập tự chủ và phát triển đất nước. Thế kỷ X cũng là thế kỷ của những anh hùng dân tộc quyết tâm giành nền tự chủ cho đất nước. Trong giai đoạn đó Lê Hoàn nổi lên là một vị anh hùng dân tộc có vị trí đặc biệt quan trọng. Ông có đóng góp kiệt xuất trong sự nghiệp chống ngoại xâm , gìn giữ củng cố nền độc lập dân tộc và trong sự nghiệp ngoại giao xây dựng đất nước. Ông đã xây dựng lên một Đại Cồ Việt hùng mạnh tạo tiền đề cho sự phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Góp phần vào sự thành công của ông là vai trò quan trọng của thái hậu Dương Vân Nga. Mối quan hệ của hai người được rất nhiều nhà sử học quan tâm tìm hiểu phê phán có và đồng tình cũng có. Vậy tại sao lại có sự khác biệt như thế? Dựa trên sự thống kê các ý kiến đánh giá của các sử gia từ xưa đến nay, tôi muốn tìm hiểu bước đầu về mối quan hệ giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga và nguyên nhân khiến cho ý kiến của các sử gia khác nhau

doc14 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cuộc hôn nhân giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Khoa Lịch Sử BÁO CÁO KHOA HỌC Đề tài: Cuộc hôn nhân giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga LỞI MỞ ĐẦU Thế kỷ X một thế kỷ đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Một thế kỷ của cuộc đấu tranh giành và gìn giữ độc lập dân tộc, cuộc đấu tranh giữa xu thế thống nhật tập quyền với xu thế cát cứ phân tán. Thế kỷ X kết thúc cũng là lúc lịch sử Việt Nam bước sang trang mới, độc lập tự chủ và phát triển đất nước. Thế kỷ X cũng là thế kỷ của những anh hùng dân tộc quyết tâm giành nền tự chủ cho đất nước. Trong giai đoạn đó Lê Hoàn nổi lên là một vị anh hùng dân tộc có vị trí đặc biệt quan trọng. Ông có đóng góp kiệt xuất trong sự nghiệp chống ngoại xâm , gìn giữ củng cố nền độc lập dân tộc và trong sự nghiệp ngoại giao xây dựng đất nước. Ông đã xây dựng lên một Đại Cồ Việt hùng mạnh tạo tiền đề cho sự phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Góp phần vào sự thành công của ông là vai trò quan trọng của thái hậu Dương Vân Nga. Mối quan hệ của hai người được rất nhiều nhà sử học quan tâm tìm hiểu phê phán có và đồng tình cũng có. Vậy tại sao lại có sự khác biệt như thế? Dựa trên sự thống kê các ý kiến đánh giá của các sử gia từ xưa đến nay, tôi muốn tìm hiểu bước đầu về mối quan hệ giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga và nguyên nhân khiến cho ý kiến của các sử gia khác nhau I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ CỦA LÊ HOÀN VÀ DƯƠNG VÂN NGA 1. LÊ HOÀN Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư tập một của nhà sử học Ngô Sỹ Liên đã cung cấp thông tin chi tiết về thân thế của ông: “ Cha sinh ra vua là Mịch, mẹ là Đặng thị, khi mới có thai chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, một chiếc kết thành hạt, lấy chia cho người ăn, mà chính mình thì không ăn. Khi tỉnh dậy không hiểu là cớ gì. Đến năm Thiên Phúc thứ 6 nhà Tấn là năm Tân Sửu, mùa thu, tháng 7 ngày 15 sinh ra vua. Đặng Thị thấy tướng mạo khác thường bảo người rằng:” Đứa bé này lớn lên sợ ta không kịp hưởng lộc của nó.” được vài năm thì mẹ chết rồi cha cũng chết trơ chọi một mình, cực khổ muôn chiều. Có viên quan sát họ Lê ở châu ấy thấy cho là người kì , nói :” Tư cách đứa trẻ này không phải như người thường.” Lại thấy là cùng họ mới nhận làm con, sớm tối nuôi dạy, không khác gì con đẻ”. “Đến khi lớn, đi theo Nam Việt Vương Liễn. Vua là người phóng khoáng có chí lớn, tiên hoàng khen là chí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, mới giao cho trông 2000 binh sĩ rồi thăng dần đến chức Thập Đạo tướng quân Điện Tiền Đô Chỉ Huy Sứ. Đến đây thay nhà Đinh làm vua đóng đô ở Hoa Lư. “ (Đại Việt sử ký toàn thư- trang 166) Lê Hoàn có nhiều đóng góp lớn đối với đất nước. Ông đã đánh bại quân xâm lược nhà Tống, bẻ cái âm mưu cướp nước của chúng. Ngay sau đó lại mở quan hệ hòa hiếu với Tống khiến vua Tống phải kính nể. Về mặt xây dựng đất nước ông đã khuyến khích sản xuất nông nghiệp bằng cách cày ruộng tịch điền và đào kênh cho giao lưu thuận lợi. Công lao của ông được sử thần Ngô Sỹ Liên đánh giá:” Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái sỉ nhục phiên di bắt giữ sứ thần, phá tan quân Triệu Tống để bẻ cái mưu vua tôi ăn chắc, có thể gọi là bực anh hùng nhất đời vậy. (Đại Việt sử ký toàn thư- trang 179) Mùa xuân Ất Tỵ năm 1005 vua mất tại điện Trường Xuân, thọ 64 tuổi. 2. DƯƠNG VÂN NGA Trong sử sách ít thấy ghi về thân thế của bà. Trong Đại Việt sử ký toàn thư- trang 168 chép: “Lập Hoàng Thái Hậu nhà Đinh là Dương Thị làm Đại Thắng Minh Hoàng Hậu. Hậu là vợ của tiên hoàng, mẹ sinh của Vệ Vương Toàn“. Theo nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Danh Phiệt ông cho rằng:” Dương Hậu (Hoàng Hậu của Ngô Quyền) Con Dương Đình Nghệ và Dương Hậu – Dương Thái Hậu (Hoàng Hậu của Đinh Bộ Lĩnh) là cháu Dương Đình Nghệ, con gái Dương Tam Kha (Dương Hậu – Dương Thái Hậu lịch sử và huyền thoại. Nghiên cứu lịch sử số 4 năm 1998 trang 43) II. NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ CUỘC HÔN NHÂN CỦA DƯƠNG VÂN NGA VÀ LÊ HOÀN Qua thống kê của các bộ chính sử ta thấy hàng loạt các ý kiến của các sử gia phong kiến về cuộc hôn nhân giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga. Bộ sử cổ nhất hiện còn có lẽ là cuốn Việt sử lược viết vào thời nhà Trần do giáo sư Trần Quốc Vượng dịch. Ta thấy có rất ít lời bình về mối quan hệ đó. Chỉ thấy ghi chép vài dòng ở trang 54:” Năm thứ 10 hiệu Thái Bình, tiên vương bị giết hại. Vệ Vương còn nhỏ tuổi, vua lên quyển nhiếp chính sự trong nước xưng là phó vương”. Ta thấy ở đây không có ghi chép về mối quan hệ của hai người và cũng không có nhận xét nào về cuộc hôn nhân của họ. Bộ sử tiếp theo là cuốn Đại Việt sử lược viết vào khoảng 1377 đến 1388. Tại trang 97 có chép: “ Năm thứ 10 hiệu Thái Bình tiên vương bị giết hại, Vệ Vương còn nhỏ, ngài mới thay thế nắm quyền trị quốc và xưng là phó vương” Về việc Lê Hoàn lên ngội có chép : “ lúc bấy giờ ở Lạng Châu, nghe binh kéo đến. Biết được tình trạng ấy, Thái hậu sai người ở Nam Sách là Phạm Cự Lạng làm đại tướng quân, đốc xuất quân lính chống cự lại. Ngày xuất quân Phạm Cự Lạng vào thẳng trong điện bảo vua rằng:” Nay chúa thượng còn nhỏ dại, chưa hiểu biết được sự siêng năng, khó nhọc của bọn chúng tôi. Nếu như có một thước tấc công lao thì rồi ai biết cho. Không bằng cái cách là trước Thập Đạo Tướng Quân lên ngội thiên tử rồi mới ra quân”. Quân sỹ nghe vậy đều hô “ Vạn tuế “. Thái Hậu thấy tình người vui thuận mới sai lấy áo Long Cổn khoác lên mình Lê Hoàn và xin ngài lên ngôi. “ Tiếp đó trang 99 lại chép:” Năm Nhâm Ngọ là năm thứ hai niên hiệu Thiên Phúc, vua lập vương hậu năm bà” Như vậy ta có thể thấy hai bộ sử của triều Trần đều không nhắc gì tới việc Lê Hoàn có quan hệ bất chính với thái hậu để từ đó lên ngôi vua, hay nhận xét phê phán mối quan hệ của hai người. Đại Việt sử ký toàn thư tập 1 của sử gia Ngô Sỹ Liên nhà Lê biên soạn có mốt vài đánh giá về mối quan hệ của Lê Hoàn và Dương Vân Nga. Trang 166 chép lời nhận xét về vua Lê đó là:” Về luân thường vợ chồng có nhiều việc đáng thẹn “việc Lê Hoàn lên ngôi cũng thấy chép như Đại Việt sử lược. Nhắc tới cuộc hôn nhân của hại người tại trang 168 sử thần Ngô Sỹ Liên bàn:” Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, mối của vương hóa. Hạ kinh của kinh dịch nêu quẻ Hàm, quẻ Hằng lên đầu là tỏ rằng lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại hành thông dâm với vợ vua, rồi nghiễm nhiên lập là hoàng hậu thì không còn có lòng hổ thẹn gì nữa. Lấy lối ấy truyền lại đời sau, chính con mình lại bắt chước mà gian dâm quá độ đến nỗi mất nước, há chẳng phải do Đại Hành gây mối họa loạn ư ?” Ta nhận thấy Ngô Sỹ Liên đã đề cập đến mối quan hệ giữa Lê Hoàn và Dương Văn Nga đồng thời phê phán gay gắt việc Lê Hoàn lập thái hậu nhà Đinh làm hoàng hậu. Bộ sử tiếp theo là cuốn Đai Việt sử ký tiền biên của sử gia Ngô Thì Sỹ, Ngô Thì Nhậm biên soạn vào năm canh thân 1800 niên hiệu cảnh thịnh đời vua Quang Toản triều Tây Sơn cũng có một số nhận xét. Trang 159:” Bấy giờ vua nối ngôi mới 6 tuổi, bọn Đinh Điền đều làm đại thần giúp việc chính sư. Riêng Hoàn một mình nắm giữ quân đội được ra vào nơi cung cấm. Thái hậu thấy liền yêu mến rồi tư tình với Lê Hoàn, cho ở ngôi nhiếp chính làm việc như Chu Công. Hoàn nắm việc quân việc nước lại cậy có thái hậu yêu lăng nhục người cùng hành với mình không kiêng sợ ai” Trang 160, 161 Ngô Thì Sỹ bàn :” Vua nhỏ còn ở ngôi trên Hoàn đương làm nhiếp chính, bọn Điền, Bặc, Hạp thế lực không đích với Hoàn. Tuy lấy tiếng là giết giặc bên cạnh vua, nhưng chưa nêu rõ được tội cướp ngôi vua, tư thông với thái hậu cho nên Hoàn được nhờ vào mệnh lệnh của mẫu hậu và vua nhỏ để gán cho các người đối lập về cái tội phản nghịch” Trang 168 ghi chép về việc Lê Hoàn lập Dương Thái Hậu làm hoàng hậu ta thấy có chép lại lời bàn của sử thần Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư và đưa ra lời bàn của sử thần Ngô Thì Sỹ :” Lê Đại Hành là một ông vua mở ra cơ nghiệp mà làm việc ấy xấu như cầm thú mọi rợ. Hơn nữa miếu hiệu của Đinh Tiên Hoàng là Đại Thắng Minh Hoàng đế thế mà Lê Đại Hành lại công nhiên lấy hiệu vua cũ đặt tên cho vợ mình là không biết kiêng nể quá mức. Chép vào sử sách để cho nghìn thu chê cười. “ Trang 177 nói về việc Dương Vân Nga mất có ghi :” Đại Thắng Minh hoàng hậu là Dương Thị chết. (Xét sử cũ chép chữ “vong” là không đúng cách vì Dương Thị được tiếng của chồng trước làm hoàng hậu của chồng sau, chẳng khác gì loài cầm thú di dịch, cho nên chép bằng chữ “tử” )” Đến bộ Đại Việt sử ký tiền biên ta thấy các sử gia đã gán cho thái hậu tội tư tình với Lê Hoàn, phê phán gay gắt cuộc hôn nhân của họ, coi đó như hành động của loài “cầm thú” Việt sử Thông giám cương mục tập 3 của quốc sử quán thế kỷ XIX có ghi chép. Trang 228 :” Nhà vua nối ngôi mới lên 6 tuổi. Bọn Nguyễn Bặc đều làm đại thần phụ chính, còn Lê Hoàn trong tay giữ cả binh quyền, tự do ra vào nơi cung cấm. Thái hậu phải lòng Hoàn, rồi cùng tu thông, cho Hoàn quyền làm công việc thay vua như Chu Công khi trước. Lê Hoàn cậy có thái hậu thương yêuu không kiêng sợ chi cả”. Trang 234 lại chép:” Dương Thị trước kia lấy Đinh Tiên Hoàng, sinh ra Vệ Vương Toàn. Toàn nối ngôi hãy còn nhỏ tuổi, thái hậu tư thông với nhà vua mưu việc chuyển rời ngôi nhà Đinh. Đến đây mưu lập Dương Thị là đại thắng minh hoàng hậu …” Ở đây ta còn thấy ghi chép lời bàn của sử thần Ngô Thì Sỹ bàn việc vua Lê lập thái hậu nhà Đinh làm hoàng hậu. Trên đây là những lời nhận xét của các sử gia phong kiến. Đến các bộ sử biên soạn vào thời cận đại cũng có ghi chép một vài nhận xét. Bộ Việt sử mông học của Ngô Đức Dung viết vào năm 1945 có một số ghi chép. Trang 85, 86: “… Quan thập đạo tướng quân Binh quyền đều nắm giữ Dương thái hậu thông dâm … Võ lược tuy sở trường Mưu hay chưa đầy đủ Đáng thẹn việc thông dâm” Trang 88 ” Đinh Điền và Nguyễn Bặc Trung nghĩa thực đáng khen Đã giết tên Đỗ Thích Quên mình vì việc nước Khi Đỗ Thích giết Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn, Đinh Điền và Nguyễn Bặc bắt giết Đỗ Thích, rước Đinh Duệ lên thay. Về sau Lê Hoàn cầm binh quyền, ra vào cung cấm, thông dâm với Dương thái hậu, tự xưng là phó vương, không kiêng nể điều gì…” (Phần cước chú bằng văn xuôi) Như vậy qua thống kê các nhận xét về mối quan hệ của Lê Hoàn và Dương Vân Nga ta thấy phần lớn là những lời chê phê phán. Phần đông các sử gia cho rằng đó là mối quan hệ bất chính, không đúng với danh giáo, vi phạm đạo đức. Tuy nhiên trong những năm gần đây qua các bài nghiên cứu của các sử gia hiện đại ta thấy có một xu hướng mới đó là bào chữa cho Dương thái hậu hay cho chính mối quan hệ của họ. Trước hết là ý kiến của tác giả Song Cối :” Dương hậu đối với nhà Đinh tuy có khuyết điểm nhưng đối với quốc dân bà là một người hoàn toàn vô tội nếu không kể là có công” (Tôi bào chữa cho Dương thái hậu – Song Cối. Tạp chí Tri Tân số 41 năm 1942 trang 18-19 ) Tác giả Nguyễn Danh Việt cũng có vài ý kiến. Trong bài :” Lê Hoàn với tập thể anh hùng triều đình Hoa Lư “ Trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 2 – 1981 trong trang 15 có viết :” Xã hội Đại Cồ Việt còn là một xã hội mà “ Khoan , giả , an , lạc” từ thời họ Khúc vẫn được coi là phương châm trị nước và những sinh hoạt thoải mái phóng khoáng trong bối cảnh văn hóa cộng đồng làng xã người Việt thuần khiết vẫn chưa bị lớp mây mù văn hoá Tàu vây ám. Sinh hoạt đó không chỉ bao trùm nơi dân dã mà còn chiếm lĩnh cả chốn cung đình. Trong bối cảnh đó thì hiện tượng Dương thái hậu – Lê Hoàn cũng là một truyện bình thường, hợp lẽ… Đinh Bộ Lĩnh chết, Dương thái hậu lấy Lê Hoàn là theo tập tục thông thường của xã hội” Trong bài viết “ Dương hậu – Dương thái hậu lịch sử và huyền thoại trên tạp chí nghiên cứu lích sử số 4 – 1998 trang 42 ông có viết :” Việc bà thái hậu họ Dương sau đó làm hoàng hậu của Lê Hoàn cũng là chuyện thường tình. Chữ “Trinh” , “ Trung” theo quan điểm nho giáo chưa chi phối đới sống xã hội nước ta ở thế kỷ X. Đã vậy, khi mà sự thống trị của ý thức hệ nho giáo trong xã hội không còn nữa thì quan niệm về ” Trinh” “ Trung” lại mang nội dung mới, thông thoáng và tiến bộ hơn” Nữ tác giả Lee seon Hee trong bài viết : thái hậu Dương Vân Nga và vai trò của người phụ nữ Việt Nam hồi thế kỷ X in trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 5 – 2000 đã lý giải và làm nổi bật lên vai trò của Dương Thái Hậu. Trang 52-53 bà có viết : “ Rõ ràng Dương thái hậu trao ngôi báu cho Lê Hoàn - người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi – đó là một hành động rất đúng đắn và sáng suốt. Điều đáng nói là ngay từ thế kỷ X, người phụ nữ Việt Nam mà đại diện là Thái hậu Dương Vân Nga đã biết phân định rõ giá trị của mình cũng như của gia đình mình là nằm trong sự tồn vong của đất nước… “ “ Dương Vân Nga là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên trong lịch sử chính thống, đã nêu một tấm gương sáng về quyền tự quyết định vận mệnh của bản thân mình - quyền tự do yêu đương, tự do hôn nhân mà không bị lệ thuộc vào giáo lý phong kiến hay thói thường dư luận” Xoay quanh vấn đề mối quan hệ ấy còn có ý kiến của tác giả Nguyễn Thị Phương Tri trong bài viết “ vai trò cùa thái hậu Dương Vân Nga đối với đất nước Đại Cồ Việt hồi thế kỷ X in trong cuốn “ bối cảnh định đô ở Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn” Tại trang 83 có đoạn viết : “ Dương thái hậu cũng như toàn bộ quân đội đã không chỉ thấy được sự tài giỏi của Lê Hoàn để uỷ thác vận mệnh của quốc giao cho ông mà sự thực uy tín của ông đã thu phục được nhân tâm. Hai vấn đề này tuy hai mà là một. Dương thái hậu phải là một người thông minh, tài giỏi người phụ nữ- người mẹ can đảm mới đi đến quyết định như vậy. Bà hiểu rằng con trai bà – vua Đinh Toàn mới 6 tuổi lên làm vua theo chế độ cha truyền con nối, chưa hề có công lao gì đối với đất nước. Một ông vua ở tuổi thiếu niên liệu có khả năng gánh vác trọng trách này hay không… vì vậy, Dương Vân Nga chính là người phụ nữ của chính trường, thông minh, mưu lược vì đất nước vì nhân dân mà “hi sinh” ngôi báu của con trai mình cũng đồng nghĩa “ hi sinh “ quyền lực chính trị của mình cho một người có đầy đủ uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước – Lê Hoàn “ Trang 84 lại có đoạn viết : “ Nhân dân ta có truyền thống “ uống nước nhớ nguồn “ Những người có công với nước với dân sau khi chết thường được nhân dân lập đền thờ … thái hậu Dương Vân Nga cũng vậy, nhân dân đã tạc tượng lập đền thờ bà ở Hoà Lư, Ninh Bình. Tượng của bà ngự ở vị trí tôn nghiêm của ngôi đền, giữa hai ông vua, hai ông chồng – Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Không phải ngẫu nhiên mà Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu nhưng chỉ có thái hậu Dương Vân Nga là được nhân dân tôn thờ. Theo quan niệm truyền thống thì người được tôn sùng và quan trọng thường ngự ở chính giữa. Bà đã ở vị trí như vậy trong lòng dân suốt các triều đại tiền Lê, Lý ,Trần. Chỉ đến thời Lê Sơ thế kỷ 15 với giáo lý nho giáo chi phối, tượng của bà không được thờ nữa” Nhìn chung ta thấy các tác gỉa ngày nay hầu như đồng tình với mối quan hệ của Lê Hoàn và Dương Vân Nga đồng thời tập trung lý giải mối quan hệ đó dưới góc nhìn toàn diện và khách quan hơn. III. Một vài nhận xét Qua thống kê trên ta thấy có khá nhiều lời bàn xung quanh mối quan hệ của Lê Hoàn và Dương Vân Nga, hầu hết các bộ sử có nhắc tới vấn để đó. Tuy nhiên các lời bàn này không thống nhất với nhau thậm chí còn trái ngược mâu thuẫn với nhau. Sự khác nhau ấy thể hiện rất rõ qua từng thời kỳ của lịch sử. Hai bộ sử được xem là cổ nhất là Việt sử lược và Đại Việt sử lược được viết vào thời nhà Trần thì chép các sự kiện rất sơ lược và không thấy nhắc gì đến mối quan hệ của hai người. Ta cũng không thấy lời bình hay lời nhận xét nào về việc Lê Hoàn lập Dương Vân Nga làm hoàng hậu. Sau đó bắt đầu từ sử thần Ngô Sỹ Liên có sự phê phán mối quan hệ của hai người và các sử gia sau đó cũng đều nhận định đó là hành động đáng hổ thẹn. Như sử thần Ngô Sỹ Liên bàn” … lấy đàn bà tất phải chính đáng, Đại Hành thông dâm với vợ vua rồi nghiễm nhiêm lập làm hoàng hậu , thì không còn có lòng hổ thẹn nào nữa. ( Đã dẫn ) hay lời bàn của sử thần Ngô Thì Sỹ “ Lê Đại Hành là một ông vua mở ra cơ nghiệp mà làm việc ấy xấu như cầm thú mọi rợ. “ Lời bàn của hai sử gia này còn được nhắc lại trong một số cuốn sử tiếp theo. Các sử gia ngày nay thì lại lên tiếng bênh vực cho mối quan hệ của hai người như tác giả Nguyễn Danh Phiệt “ … Hiện tượng Dương Thái Hậu- Lê Hoàn cũng là một chuyện bình thường hợp lẽ… Đinh Bộ Lĩnh chết, Dương thái hậu lấy Lê Hoàn là theo tập tục thông thường của xã hội” Vậy tại sao lại có sự khác biệt đó ? Muốn tìm hiểu được nguyên nhân này có lẽ ta phải đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh làm sử của các sử gia. Vào thời Trần mặc dù nho giáo đã được du nhập vào nước ta nhưng ảnh hưởng của nó không sâu mà các tín ngưỡng cổ truyền vẫn giữ một vị trí quan trọng trong cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam “ trang 261 viết : “Đáng chú ý là nhà nước , chủ yếu là thời Lý Trần đã đóng góp trực tiếp vào sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo chung của nhân dân… Trong một thời gian dài, tín ngưỡng dân gian cổ truyền vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân Đại Việt. Ta dễ dàng nhận thấy rằng nho học dù đã được sử dụng làm công cụ trong giáo dục khoa cử nhưng cũng không được phổ biến sâu rộng” giữa thế kỷ XIV nhà nho Lê Quát nhận xét :” Ta từng dạo xem núi sông, dấu chân đi hằng nửa thiên hạ mà tìm nhà họp và văn miếu thì chẳng thấy đâu” (Đại cương lịch sử Việt Nam trang 266) như vậy vào thời kỳ này ảnh hưởng của nho giáo còn chưa sâu, những quan niệm tam cương, ngũ thường còn chưa chi phối xã hội nặng nề. Nho giáo khi truyền vào nước ta cũng không nặng như ở Trung Hoa vì vậy cách nhìn của các sử gia thời kỳ này có phần thông thoáng hơn. Trong bối cảnh ấy, cái nhìn ấy thì việc Lê Hoàn lấy Dương Thái Hậu trở lên bình thường hợp lý./ Đến các sử gia sau này nho giáo ngày càng ảnh hưởng mạnh vào nước ta. Hệ tư tưởng Khổng Mạnh trở thành hệ chuẩn của đời sống tư tưởng hàng ngày, đạo tam cương , ngũ thường trở thành đạo lý cho mọi hoạt động và trở thành chuẩn mực đạo đức. Lúc đó triều đình nước ta được xây dựng theo mô hình phong kiến Trung Hoa, tầng lớp tri thức lúc đó cũng chính là các nhà nho học và trong họ nho giáo là một phần không thể thiếu, những tôn ti trật tự của nho giáo không thể phá vỡ. Nho giáo trở thành quốc giáo, là phương thức tuyển chọn quan lại, giáo dục thi cử lúc ấy. Nho giáo đã lan rộng và ăn sâu vào tiềm thức của con người. Trong đạo nho chữ “ Trung “ “ Trinh “ phải được đặt lên hàng đầu là yếu tố quyết định phẩm hạnh con người vì thế các nhà nho có cái nhìn phê phán gay gắt với cuộc hôn nhân của Lê Hoàn và Dương Vân Nga là không có gì lạ. Đạo nho cho rằng tôi trung không thờ hai vua , gái trinh không lấy hai chồng vì vậy việc nhà Lê thay nhà Đinh và Lê Hoàn lấy Dương thái hậu là việc làm bất trung trái với danh giáo. Thế nhưng sau khi nước ta tiến hành đổi mới thì cách nhìn và cách nghiên cứu lịch sử của các nhà sử học cũng khác nhiều. Các sử gia ngày nay nhìn nhận lịch sử tổng quát hơn đặt mọi vấn đề trong hoàn cảnh lịch sử của nó để từ đó có thể rút ra những đánh giá khách quan hơn. Ta có thể khẳng định rằng bất cứ nhà sử học nào khi làm sử cũng đều bị ảnh hưởng của cái nhìn thời đại. Bởi thế để có thể đánh gía chính xác ta cần quay lại hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Chúng ta đều biết rằng sau khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị hại Đại Cồ Việt đứng trước tình trạng rối ren. Đinh Toàn nối ngôi mới 6 tuổi còn Lê Hoàn lên làm phụ chính. Thấy thế lực của Lê Hoàn lớn nay lại làm phó vương tất có hại cho vua nhỏ vì thế định quốc công Nguyễn Bặc, ngoại giáp Đinh Điền và Phạm Hạp dấy quân đánh Lê Hoàn. Đất nước lâm vào tình thế nội loạn, thái hậu cùng bàn với Lê Hoàn đưa đất nước ra khỏi tình trạng ấy và Lê Hoàn đã khẳng định : “ Thần là phó vương nhiếp chính dù sống chết họa biến thế nào, đều phải chịu trách nhiệm” . Cuối cùng đội quân Lê Hoàn đã chiến thắng Nguyễn Bặc, Đinh Điền và Phạm Hạp đều bị giết. Tình hình trong nước được yên thì nguy cơ ngoại xâm lại gần kề. Ở phía nam phò mã Ngô Nhật Khánh đưa quân Chiêm tiến đánh Đại Cồ Việt. Tuy đoàn thuyền chiến bị gặp bão đắm gần hết vua Chiêm phải quay về nhưng sự kiện ấy cũng khiến cho triều đình phải lo lắng và tìm cách đối phó. Mặt nam yên thì ở mặt bắc lại có tin nhà Tống đang chuẩn bị xâm lược Đại Cồ Việt. Khi tin tức được đưa về cả triều đình lo lắng, thái hậu đã giao cho Lê Hoàn thống lĩnh quân đội ch