Đề tài Đặc điểm truyện ngắn Triều Ân

Việt Nam là đất nước gồm 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, đặc sắc và phong phú. Điều đó được thể hiện rõ nét trong nền văn hóa của từng dân tộc. Bên cạnh nền văn học của người Kinh, kho tàng văn học của các dân tộc thiểu số cũng góp phần không nhỏ vào nền văn học nước nhà. Vì vậy nghiên cứu văn học của các dân tộc thiểu số luôn là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay. Trong các nhà văn người dân tộc, Triều Ân là cây bút có sức sáng tạo dồi dào. Ông sáng tác trên nhiều thể loại, trong đó truyện ngắn được xem là một trong những thể loại thành công nhất. Truyện ngắn của Triều Ân có giá trị cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn ít những công trình nghiên cứu chuyên biệt về Triều Ân, nếu có chỉ là một vài bài báo hoặc ý kiến nhỏ lẻ trong cả một công trình, bài viết về văn học các dân tộc thiểu số nói chung. Những kết quả nghiên cứu này chưa đủ để tái dựng một chân dung Triều Ân với những đứa con tinh thần của ông. Vì vậy, việc tìm hiểu những sáng tác của nhà văn Triều Ân là việc làm cần thiết có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. Thực hiện đề tài Đặc điểm truyện ngắn Triều Ân, chúng tôi mong muốn góp phần khẳng định giá trị tác phẩm và tài năng, tâm huyết của nhà văn đối với nền văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Việc nghiên cứu đề tài Đặc điểm truyện ngắn Triều Ân là cơ hội để người viết có điều kiện đi sâu tìm hiểu về truyện ngắn của Triều Ân cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Từ đó góp phần nâng cao trình độ học tập cũng như giảng dạy phần văn học miền núi trong nhà trường phổ thông của người nghiên cứu.

doc58 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm truyện ngắn Triều Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ i Mục lục ii MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 7 Chương 1: TRIỀU ÂN TRONG DÒNG VĂN HỌC DÂN TỘC MIỀN NÚI 7 1.1. Phác thảo diện mạo văn học dân tộc miền núi 7 1.2. Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của tác giả Hoàng Triều Ân 9 1.2.1. Con người 9 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 10 Chương 2: HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG TRUYỆN NGẮN TRIỀU ÂN 12 2.1. Bức tranh hiện thực xã hội miền núi 12 2.1.1. Chiến tranh tàn phá cuộc sống của đồng bào miền núi 12 2.1.2. Cuộc đấu tranh xây dựng lối sống mới, xóa bỏ lối sống lạc hậu 14 2.1.3. Phê phán hủ tục bao đời đè nặng, kìm trói người dân trong vòng tăm tối 17 2.2. Hình tượng con người miền núi 19 2.2.1. Con người miền núi thức tỉnh tiếp cận với cái mới 20 2.2.2. Những người phụ nữ mang nhân cách tốt đẹp, có tấm lòng yêu thương vị tha 21 2.2.3. Những con người xấu xa nham hiểm 25 Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRIỀU ÂN 28 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 28 3.1.1. Khái niệm nhân vật văn học 28 3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Triều Ân 29 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 41 3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 41 3.2.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Triều Ân 42 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Việt Nam là đất nước gồm 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, đặc sắc và phong phú. Điều đó được thể hiện rõ nét trong nền văn hóa của từng dân tộc. Bên cạnh nền văn học của người Kinh, kho tàng văn học của các dân tộc thiểu số cũng góp phần không nhỏ vào nền văn học nước nhà. Vì vậy nghiên cứu văn học của các dân tộc thiểu số luôn là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay. Trong các nhà văn người dân tộc, Triều Ân là cây bút có sức sáng tạo dồi dào. Ông sáng tác trên nhiều thể loại, trong đó truyện ngắn được xem là một trong những thể loại thành công nhất. Truyện ngắn của Triều Ân có giá trị cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn ít những công trình nghiên cứu chuyên biệt về Triều Ân, nếu có chỉ là một vài bài báo hoặc ý kiến nhỏ lẻ trong cả một công trình, bài viết về văn học các dân tộc thiểu số nói chung. Những kết quả nghiên cứu này chưa đủ để tái dựng một chân dung Triều Ân với những đứa con tinh thần của ông. Vì vậy, việc tìm hiểu những sáng tác của nhà văn Triều Ân là việc làm cần thiết có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. Thực hiện đề tài Đặc điểm truyện ngắn Triều Ân, chúng tôi mong muốn góp phần khẳng định giá trị tác phẩm và tài năng, tâm huyết của nhà văn đối với nền văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Việc nghiên cứu đề tài Đặc điểm truyện ngắn Triều Ân là cơ hội để người viết có điều kiện đi sâu tìm hiểu về truyện ngắn của Triều Ân cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Từ đó góp phần nâng cao trình độ học tập cũng như giảng dạy phần văn học miền núi trong nhà trường phổ thông của người nghiên cứu. Lịch sử vấn đề Trong các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Triều Ân là một tác giả có năng lực sáng tạo dồi dào, ít nhiều có phong cách riêng. “Cuộc đời nhà văn Hoàng Triều Ân được giới văn nghệ sĩ trân trọng, được xã hội ghi nhận. Những cống hiến của ông được đánh giá cao” (Đoàn Lư). Cho đến nay đã có khá nhiều công trình, bài viết đề cập đến sự nghiệp sáng tác cũng như đóng góp của Triều Ân với nền văn học miền núi nói riêng và văn học đương đại nói chung. Hội thảo khoa học về nhà văn Hoàng Triều Ân diễn ra tại Cao Bằng ngày 12 tháng 11 năm 2007 đã có những ý kiến khẳng định tài năng nghệ thuật cũng như những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà với sự tham gia của đông đảo các tác giả phê bình, nghiên cứu văn học có uy tín. Những bài tham luận, phát biểu trong hội thảo đã làm nổi bật về con người, sự nghiệp, về giá trị những tác phẩm, công trình của Triều Ân. Nói về thành tựu của ông trên các thể loại, các nhà nghiên cứu, đồng nghiệp đều đánh giá cao tài năng, tâm huyết của nhà văn. Lã Nhâm Thìn cho rằng “Nói đến Triều Ân là nói đến ba nhà trong một nhà: nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học. Ở nhà nào Hoàng Triều Ân cũng có những đóng góp làm phong phú, làm giàu có thêm nền văn học các dân tộc ít người nói riêng, nền văn học nước nhà nói chung” [3, tr104]. Các tác giả khác cũng khẳng định: “Gọi Hoàng Triều Ân là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học đều đúng cả vì ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được thành tích đáng kể” [3, tr243] và “Dù ở thể loại nào, thơ, truyện ngắn hay tiểu thuyết, đọc trang viết của Triều Ân, người đọc đều có cảm giác được khám phá những điều mới mẻ và thú vị” [3, tr217]. Mỗi trang văn của Triều Ân đã mang đến cho độc giả những hiểu biết phong phú về cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt là phong tục tập quán của đồng bào dân tộc miền núi bằng thứ ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, lối so sánh ví von gần với cách cảm, cách nghĩ của người miền núi. Bài viết Triều Ân, nhà văn dân tộc Tày trích trong cuốn Nhà văn các dân tộc thiếu số Việt Nam hiện đại, NXB Văn Hóa dân tộc H.1988 của nhà nghiên cứu Mai Hương đã trình bày những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Hoàng Triều Ân. Bài viết đã nêu những tiền đề để hình thành tài năng Triều Ân, đồng thời tác giả cũng trình bày thành công của nhà văn trên 3 thể loại: thơ, truyện ngắn và sưu tầm khảo cứu. Bài viết kết thúc với tấm lòng trân trọng nhà văn, mong muốn và tin tưởng chờ đón những đóng góp mới của Triều Ân trên những thể loại quen thuộc và thành công của ông trên sự thể nghiệm một thể loại mới - thể loại tiểu thuyết. Luận văn thạc sĩ Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân của tác giả Hoàng Thị Vi là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về văn xuôi Triều Ân. Tác giả luận văn đã khai thác một số phương diện nghệ thuật thể hiện bản sắc dân tộc như: nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, qua đó khẳng định Triều Ân đã kế thừa, tiếp thu có sáng tạo và vận dụng vốn văn hóa văn học dân gian của dân tộc mình. Trong báo Người đại biểu nhân dân số 47 (256) ngày 7 tháng 4 năm 2004, nhà báo Hoài Nam của Ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam đã có bài viết Mở “ túi khôn” của người Tày. Ở bài viết này tác giả đã bày tỏ tấm lòng trân trọng đối với nhà văn Hoàng Triều Ân. Tâm huyết nghề nghiệp của Triều Ân cũng được làm rõ ở bài viết này. Qua việc điểm lược một số ý kiến đánh giá, nhận xét về con người và tác phẩm của Triều Ân, ta thấy được những thành tựu đáng ghi nhận của ông đối với nền văn học dân tộc. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu truyện ngắn của Triều Ân. Việc tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Triều Ân vì thế cũng được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: Phương pháp thống kê - khảo sát Phương pháp đối chiếu - so sánh Phương pháp phân tích - tổng hợp Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Hoàng Triều Ân ở hai phương diện chính: Nội dung và nghệ thuật, qua các truyện ngắn tiêu biểu của ông được tập hợp ở: Tập truyện ngắn Tiếng khèn A Pá - NXB tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội 1980 Tuyển tập thơ văn Triều Ân - NXB Văn học Hà Nội - 2006 Nhiệm vụ nghiên cứu ` Nghiên cứu Đặc điểm truyện ngắn Triều Ân, đề tài có nhiệm vụ làm rõ những vấn đề sau: Bức tranh hiện thực và hình tượng con người miền núi trong truyện ngắn của tác giả Triều Ân. Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn của Triều Ân như: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Triều Ân trong dòng văn học dân tộc miền núi Chương 2: Hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn của Triều Ân Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn của Triều Ân NỘI DUNG Chương 1 TRIỀU ÂN TRONG DÒNG VĂN HỌC DÂN TỘC MIỀN NÚI Phác thảo diện mạo văn học dân tộc miền núi Đề tài dân tộc và miền núi trong văn xuôi Việt Nam hiện đại được hình thành, phát triển chủ yếu từ sau Cách Mạng tháng 8 năm 1945. Đây là đề tài văn học lớn từng đem lại những tác phẩm đứng ở vị trí hàng đầu trong nền văn học cách mạng. Một điều đặc biệt trong đội ngũ sáng tác của bộ phận văn học này là có sự tham gia của cả người Kinh và người dân tộc thiểu số. Những nhà văn người Kinh sáng tác về đề tài miền núi rất nhiều như: Lan Khai, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp…Đến với đề tài dân tộc và miền núi với tư cách không phải là một người bản xứ, các tác giả người Kinh có rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên ở mảng đề tài này, các nhà văn đã phát hiện ra nhiều điểm lạ, điểm mới, nhiều phẩm chất tốt đẹp của người miền núi mà có khi dân tộc ấy chưa phát hiện ra. Bên cạnh các nhà văn người Kinh viết về miền núi thì bộ phận các nhà văn, nhà thơ là người dân tộc thiểu số cũng chiếm số lượng không nhỏ. Sự thuận lợi của những tác giả này là họ có khả năng, điều kiện để hiểu sâu sắc về con người, lối sống và những phong tục tập quán nơi họ sinh sống. Có thể kể đến một số nhà văn như: Ma Trường Nguyên với tác phẩm Mũi tên ám khói (1991), Gió hoang (1992). Tập bút kí Cao nguyên trắng của Mã A Lềnh và các tập truyện ngắn Vùng đồi gió quẩn (1995), Chuyện ở chân núi Hồng Ngài ( 2005) của Sa Phong Ba. Nửa đầu thập kỷ 90, các tiểu thuyết Người trong ống (1990), Gã ngược đời (1990), Vào hang (1990)… của Vi Hồng được dư luận quan tâm bởi có tính thời sự. Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đội ngũ sáng tác văn học miền núi rất đa dạng. Chính vì vậy văn học viết về đề tài miền núi ở giai đoạn này tương đối phát triển. Các cây bút mới xuất hiện và để lại những tác phẩm có giá trị. Ở Tây Nguyên trước kia chỉ có Y Điêng, nay có Hlinh Nie (tức Linh Nga Nie Kđăm, người Êđê ) với tập truyện Con rắn màu xanh da trời (1997) và tập ký Trăng Xí Thoại (1999); Kim Nhất (Người Bahnar) với các tập truyện Động rừng (1999), Hồn ma núi (2002) và tác giả Nie Thanh Mai (người Eđê) với tập truyện Về bên kia núi (2007). Các nhà văn Tày xuất sắc như Triều Ân với nhiều tác phẩm truyện ngắn, thơ ca và tiểu thuyết. Ngoài ra còn có thể kể đến cây bút người Tày khác như: Hoàng Luận, Nguyễn Minh Sơn, Hoàng Tương Lai, Đoàn Ngọc Minh, Vi Thị Thu Đạm, A Sáng…Đóng góp cho văn xuôi còn có các cây bút người Nùng như Hoàng Quảng Uyên với Vọng tiếng non ngàn (kí, 2001), Địch Ngọc Lân, Ngôi đình bản Chang (tiểu thuyết, 1999) và Hoa mí rừng (tiểu thuyết, 2001). Một cây bút viết về đề tài miền núi xuất sắc không thể không nhắc đến là nhà văn dân tộc Tày Cao Duy Sơn với một loạt các tác phẩm như: Người lang thang (1992), Cực lạc (1995), Những chuyện ở lũng Cô Sầu (1996), Hoa mận đỏ (1999),… Văn xuôi miền núi đương đại vừa kế thừa, vừa phát huy tốt nhất những thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật đã có của quá trình phát triển. Bao quát các mảng đề tài gắn với cuộc sống và con người miền núi qua các giai đoạn lịch sử, ở những tác phẩm thành công, văn xuôi miền núi đương đại đã chú ý đến những phạm vi, phương diện, vấn đề nổi bật của đời sống, ghi nhận, miêu tả hình ảnh chân thực và sinh động về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, phóng khoáng của con người các dân tộc vùng núi vừa gắn với sông suối làng bản, vừa cải tạo thiên nhiên, tạo dựng môi trường và cuộc sống ngày càng ấm no, hiện đại hơn. Bên cạnh đó, văn xuôi miền núi còn phản ánh những đóng góp thầm lặng, nghĩa tình, bề bỉ của người dân vùng cao vào sự nghiệp cách mạng, kháng chiến của cả nước. Văn xuôi miền núi cũng miêu tả, khắc họa những bình diện đời sống vật chất, tinh thần đậm đà bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc ít người, chứng tỏ sức sống và sự đa dạng, phong phú của văn hóa và con người Việt Nam. Có thể nói, văn xuôi miền núi đã đóng góp vào văn xuôi Việt Nam nói chung những giá trị độc đáo không thể thay thế, dù có thể là chưa thật nhiều. Về mặt nghệ thuật, không thể phủ nhận những thành tựu vô cùng quý giá đã đạt được trong tiểu thuyết, truyện ngắn của Tô Hoài, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc, Vi Hồng, Ma Văn Kháng…Sự đa dạng, phong phú của thế giới nghệ thuật, cách tổ chức sự kiện, cốt truyện, kết cấu tác phẩm, cách miêu tả, khắc họa nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn từ…trong không ít tác phẩm văn xuôi miền núi đã đóng góp vào thành tựu nghệ thuật chung của văn xuôi Việt Nam trên các chặng đường phát triển. Trong các trang viết của các cây bút văn xuôi người dân tộc, ta có thể nhận ra, chắt lọc những vẻ đẹp độc đáo, bất ngờ - như hái lượm được những sắc màu, hương vị riêng, không thể trộn lẫn, kết vào làm tăng vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật chung. Trong những năm qua, một số tác giả, tác phẩm văn học của các dân tộc thiểu số đã mang đến cho văn học nghệ thuật Việt Nam những sáng tạo được thể hiện dưới nhiều hình thức mới, giọng điệu mới và gây được những dấu ấn khá sâu đậm, đã đóng góp chân dung văn học tiêu biểu và ấn tượng như Nông Quốc Chấn, Y Phương, Hoàng Hà,…rất nhiều các tác phẩm của các tác giả dân tộc thiểu số và cả những tác phẩm viết về đề tài dân tộc thiểu số vẫn được công chúng đón nhận. Thành tựu quan trọng nhất mà văn xuôi miền núi đương đại đạt được chính là ở chỗ văn xuôi miền núi đương đại đang dồi dào sức phát triển, vươn lên, mở rộng và kết tinh. Tuy nhiên, như một số nhà nghiên cứu nhận xét, thực trạng của văn xuôi miền núi, của văn học các dân tộc ít người là thiếu vắng nhà văn chuyên tâm, thiếu vắng tài năng, chất lượng nghệ thuật. Chính tình trạng thiếu vắng nhà văn tài năng là nguyên nhân của thực trạng chưa có nhiều tác phẩm hay, có giá trị. Đây là hạn chế chính của văn xuôi miền núi đương đại. Xuất phát từ thực tế đó, cần đầu tư cho đội ngũ sáng tác nhiều hơn nữa. Hiện nay, rất nhiều các nhà văn người dân tộc thiểu số do điều kiện sống ở vùng sâu, vùng xa ít có cơ hội được giao lưu, trao đổi chuyên môn. Bên cạnh đó, khả năng các tác phẩm của các tác giả này đến được đến bạn đọc cũng tương đối khó khăn. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số đã có nhiều cố gắng giúp đỡ và hỗ trợ sáng tác cho tác giả từ nguồn kinh phí do nhà nước tài trợ, nhưng chưa thể đáp ứng hết được. Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của tác giả Hoàng Triều Ân Con người Triều Ân tên khai sinh là Hoàng Triều Ân, ông là người dân tộc Tày, sinh năm 1931 tại xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Quê hương Cao Bằng nói riêng và khu vực Việt Bắc nói chung là nơi giàu truyền thống văn hóa cách mạng và những nét phong tục đặc sắc đã bồi dưỡng tâm hồn thơ văn cho Hoàng Triều Ân từ thủa nhỏ. Triều Ân xuất thân trong một gia đình nho học, giàu truyền thống yêu nước và văn chương. Khi còn nhỏ, Triều Ân được học chữ nho tại nhà. Sống ở quê hương giàu truyền thống và cách mạng nên Triều Ân sớm được giác ngộ. Ông tham gia cách mạng năm 1943; thoát li gia đình từ khi còn rất trẻ; năm 1948 đến 1953, là cán bộ của tỉnh bộ Việt Minh và tỉnh ủy Cao Bằng; từ năm 1956 đến 1985 ông công tác trong ngành giáo dục. Sự nghiệp sáng tác của Triều Ân bắt đầu từ khi ông tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội năm 1963. Cũng trong thời gian này, Triều Ân được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Sau khi tốt nghiệp sư phạm, Triều Ân trở về quê hương Cao Bằng dạy học. Năm 1985, ông giữ vai trò lãnh đạo hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Cao Bằng cho đến khi về hưu. Với cương vị của mình, trong gần chục năm, Triều Ân đã đóng góp to lớn nhằm củng cố, xây dựng hội ngày càng phát triển. Triều Ân là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, có thể sáng tác trên nhiều thể loại và ở thể loại nào ông cũng thể hiện được tài năng của bản thân. Với tư chất thông minh thêm vào đó là sự ham học hỏi, có kiến thức sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Triều Ân đã để lại cho nền văn học dân tộc nhiều tác phẩm có giá trị. Đến nay tuy đã gần 80 tuổi nhưng Hoàng Triều Ân vẫn không ngừng cống hiến cho sự nghiệp văn học nước nhà. 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác Tác giả Triều Ân đã có lần bộc bạch: “Tôi viết văn, làm thơ bắt đầu xuất phát từ tình cảm chân thành của mình đối với hiện thực cuộc sống, từ đó thể hiện tư tưởng của chủ để và bắt tay viết, chứ không quan tâm một cách có dụng ý (đôi lúc lạm dụng nữa) tìm cái cầu kì, tìm cách thể hiện cầu kì” [18, tr1010]. Tuy nhiên, chính sự giản đơn trong cả nội dung và cách thể hiện ở tác phẩm của Triều Ân đã đem lại sự thành công của tác giả này. Triều Ân đến với bạn đọc trước hết bằng những trang thơ. Trong lòng độc giả, Triều Ân trước hết là một nhà thơ miền núi ít nhiều có phong cách riêng. Với 3 tập thơ xuất bản bằng tiếng Kinh: Tung còn và suối đàn, Nắng ngàn, Bốn mùa hoa và một tập thơ bằng tiếng Tày Kin Mac, Triều Ân đã khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ chung của dận tộc. Ngoài ra, Triều Ân cũng có nhiều bài thơ giá trị khác. Cùng với thơ, Triều Ân còn viết truyện ngắn. Nếu như ở thể loại thơ, Triều Ân có sự rung cảm trước cái đẹp của cuộc sống thì ở truyện ngắn, ông thường để cập đến những hiện thực và con người trong xã hội. Đọc truyện ngắn của Triều Ân người đọc dễ dàng nhận thấy những hình ảnh những con người đậm chất miền núi. Ở họ có cả những mặt tốt cả những điểm yếu cần khắc phục. Triều Ân đã không né tránh khi nói đến phong tục tập quán, lối sống lạc hậu của người dân miền núi. Ông có cái nhìn về miền núi tương đối toàn diện. Ở thể loại truyện ngắn, Triều Ân cũng để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Tác phẩm Bên bờ suối Tiên được giải nhì cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí văn nghệ Việt Bắc năm 1962… Với sức sáng tác phong phú cùng sự am hiểu sâu sắc quê hương miền núi của mình, trong khoảng chưa đầy 10 năm từ 1992 đến 2000, ông đã liên tiếp cho ra đời ba tiểu thuyết Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy biên thùy (1994), Dặm ngàn dong ruổi (2000). Sự nghiệp sáng tác của tác giả Hoàng Triều Ân còn mở rộng ở lĩnh vực sưu tầm nghiên cứu văn học. Ở lĩnh vực này, ông có 18 đầu sách: Hoàng Đức Hậu một đời thơ (sưu tầm, nghiên cứu, 1994), Truyện thơ Nôm Tày (sưu tầm - nghiên cứu, 1994), Tục cưới xin của người Tày (nghiên cứu, 1995), Then Tày những khúc hát (sưu tầm - nghiên cứu, 2000), Chữ Nôm Tày và truyện thơ (sưu tầm - nghiên cứu, 2003), Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại (nghiên cứu, 2004), Trường ca Nông Văn Vân khởi nghĩa (sưu tầm - dịch, 2005)… Tóm lại, Triều Ân có sức sáng tạo dồi dào trên nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, nghiên cứu, sưu tầm…Ở thể loại nào ông cũng tỏ ra là một cây bút đầy tài năng. Triều Ân xứng đáng là nhà văn hóa dân tộc Tày. Chương 2 HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG TRUYỆN NGẮN TRIỀU ÂN 2.1. Bức tranh hiện thực xã hội miền núi Triều Ân là người dân tộc Tày. Ông sinh ra và lớn lên tại vùng đất Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Đây là vùng đất được biết đến từ những năm tháng đau thương của dân tộc. Nói đến Cao Bằng, không ai có thể phủ nhận được sự đóng góp lớn lao của mảnh đất này với cách mạng. Bên cạnh đó, Cao Bằng còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nơi có phong cảnh hữu tình. Chính điều này đã tạo nên một Cao Bằng thật nên thơ và hấp dẫn. Là một người con của vùng đất Cao Bằng yêu dấu, Triều Ân am hiểu sâu sắc hiện thực xã hội nơi đây từ bao đời nay. Triều Ân đã đưa hiện thực ấy vào trong sáng tác của mình. Điều đặc biệt ta nhận thấy là ông đã tinh lọc bản sắc văn hóa Tày, chọn lọc những nét tinh túy nhất để tạo thành một thế giới nghệ thuật đắc sắc. Vẫn biết rằng, văn học có cả hư cấu nghệ thuật nhưng với Triều Ân, hiện thực trong sáng tác của ông gần gũi và chân thực đến lạ thường. Nhà nghiên cứu Mai Hương trong bài viết Triều Ân, nhà văn dân tộc Tày trích Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại cũng đã viết: “Là nhà văn, Triều Ân luôn có ý thức bắt đúng mạch của cuộc sống. Áp sát vào vấn đề mới của cuộc sống một cách nhanh, nhạy, đó là ưu điểm đầu tiên của anh” [18, tr1014]. 2.1.1. Chiến tranh tàn phá cuộc sống của đồng bào miền núi Biết bao tác giả đã dùng cây bút của mình để lên án chiến tranh phi nghĩa đã tàn phá cuộc sống của người dân miền núi. Với Nguyễn Trung Thành trong tác phẩm Rừng xà nu, chúng ta không thể quên đoạn văn mà tác giả dùng để mở đầu tác phẩm này: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bón