Đề tài Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch , tĩnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2009

Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vần đề đặt ra đối với Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai. Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các văn bản pháp luật quy định quản lý và sử dụng đất đai như: Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003, Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004, Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày 01 tháng 11 năm 2004 Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng.

doc55 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 16932 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch , tĩnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vần đề đặt ra đối với Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai. Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các văn bản pháp luật quy định quản lý và sử dụng đất đai như: Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003, Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004, Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày 01 tháng 11 năm 2004… Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng. Phúc Trạch là một xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Là nơi có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua và là xã nằm trong vành đai của rừng quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, những năm trở lại đây, quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Cho nên việc sử dụng đất có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của nhà nước về đất đai. Vì vậy, việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay. Với yêu cầu cấp thiết trên và được sự hướng dẫn của thầy giáo thạc sĩ Nguyễn Văn Bình. Tôi xin thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch , tĩnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2009”. 1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã. - Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã. - Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn xã. - Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã. - Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã. - Đề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã. PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm của đất đai Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa như sau: đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy,…) các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với các mạch nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. Như vậy đất đai là một khoảng không gian giới hạn theo chiều thẳng đứng và theo chiều nằm ngang có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như trong cuộc sống của xã hội loài người 2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất - Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động đến đất làm tăng độ phì của đất. - Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng như: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó chúng ta phải xem xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất phù hợp. - Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động, chính sách đất đai, cơ cấu kinh tế…Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối với việc sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, điều kiện kỹ thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị trường. - Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc sử dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi hoạt động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải biết tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững. 2.2. Khái niệm về quản lý nhà nước. “Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định” “Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyên lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con nguời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”. 2.3. Nội dung- Phương pháp- Quản lý nhà nước về đất đai 2.3.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà nước về đất đai 2.3.1.1. Đối tượng của quản lý đất đai Đối tượng của quản lý đất đai là vốn đất của nhà nước ( toàn bộ trong phạm vi ranh giới quốc gia từ biên giới tới hải đảo, vùng trời ,vùng biển) đến từng chủ sử dụng đất. Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai là điều kiện quyết định để tập hợp, thống nhất tất cả các loại đất ở mọi vùng của tổ quốc thành vốn tài nguyên quốc gia, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò người chủ sở hữu. Chỉ giao cho các đơn vị cá nhân khác nhau để sử dụng đất: trong điều 5 luật đất đai 2003 ghi “ Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữư”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế,đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất.Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất từ người khác trong luật này gọi chung là người sử dụng đất. Được quy định ở điều 9 luật đất đai 2003. 2.3.1.2 Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất dai - Mục đích + Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng. + Bảo đảm sử dụng vốn đất hợp lý của nhà nước. + Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất. + Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống. - Yêu cầu Phải đăng ký thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích, chất lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến trung ương. 2.3.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai. Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai cho nên quản lý Nhà nước về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản lý lẻ tẻ từng vùng. - Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng. - Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng phục vụ cho mục đích sử dụng của loại đó. - Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất trong toàn quốc. - Những quy định biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong ngành địa chính. - Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất so sánh trong cả nước. - Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước. - Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản ánh được. - Những điều kiện riêng biệt phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà nước đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng. - Quản lý đất đai phải khách quan chính xác, đúng những kết quả số liệu nhận được từ thực tế. - Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng thực tế. - Quản lý Nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai, các biểu mẫu, văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn từ trung ương đến cơ sở. - Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2.3.2. Phương pháp quản lý đất đai. Phương pháp quản lý là cách mà cơ quan quản lý sử dụng để tác động đến đối tượng quản lý (chủ sử dụng đất) nhằm thực hiện các quyết định của nhà nước. Phương pháp quản lý phải phù hợp với các nguyên tắc của quản lý kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phất triển của công nghệ khoa học và trình độ nhận thức của xã hội. Thông thường có 3 phương pháp: - Phương pháp hành chính. - Phương pháp đòn bẩy kinh tế. - Phương pháp tuyên truyền giáo dục. 2.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Tại khoản 2 điều 6 luật đất đai 2003 đưa ra công tác quản lý nhà nước về đất đai gồm 13 nội dung Tại điều 6 khoảng 2 luật đất đai 2003 có nêu rõ: - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát đo đạc đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thống kê, kiểm kê đất đai - Quản lý tài chính về đất đai - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. - Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. - Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất. - Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 2.4. Cơ sở pháp lý Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất. Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm: - Luật đất đai năm 2003. - Hiến pháp 1992. - Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003. - Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004. - Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày 01 tháng 11 năm 2004. - Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 07 năm 2004 về thi hành luật đất đai năm 2003. - Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của phường qua các năm. - Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phương án quy hoạch sử dụng đất phường đến năm 2010. 2.5. Cơ sở thực tiễn 2.5.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam qua các thời kỳ. Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất nhất định được giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên ban tặng.Bất kỳ một nhà nước nào , chế độ chính trị nào ở thời kỳ lịch sử nào cũng cần có đất. Đất đai là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia vì vậy nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì phải quản chặt nắm chắc tài nguyên đất đai đó. Mỗi thời kỳ lịch sử với giai cấp khác nhau, chế độ chính trị khác nhau đều có chính sách quản lý đất đất đai đặc trưng cho thời kỳ lịch sử đó. Ở chế độ nô lệ thì ở nước ta triều đại Hùng Vương kéo dài hàng nghìn năm, xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ tan rã.Vì vậy ruộng đất đang chuyển từ tay tập thể công xã sang giai cấp chủ nô. Các chủ nô nắm quyền quản lý đất đai và cả nô lệ. Sang thời kỳ phong kiến thì đất đai chủ yếu tập trung vào tay của tầng lớp thống trị và bọn địa chủ. Nhân dân không có ruộng đất, phải làm thuê hoặc mướn ruộng đất để sản xuất. Đối với chế độ thực dân phong kiến thì từ khi tới xâm lược nước ta thực dân pháp đã điều chỉnh mối quan hệ đất đai theo luật pháp của nước Pháp. Công nhận quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai.Khác với luật lệ nhà Nguyễn.Thực dân pháp đánh thuế thổ canh (đất nông nghiệp) rất cao nhưng thuế đất thổ cư (đất ở) không đáng kể. Ngay sau khi tới Việt Nam, Pháp đã cho lập bản đồ địa chính theo toạ độ và lập sổ địa bạ mới nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để.Công trình lập bản đồ địa chính két thúc năm 1898 tại Nam Bộ, năm 1925 tại Bắc Bộ và đến năm 1945 chưa hoàn thành ở Trung Bộ. Cách mạng tháng Tám thành công nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Với mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, năm 1946 hiến pháp đầu tiên ra đời đã thể hiện ý chí và quyền lực của nhà nước trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Tháng 11/1953 hội nghị lần thứ V của ban chấp hành trung ương Đảng thông qua cương lĩnh ruộng đất và quyết định cải cách ruộng đất, tịch thu, trưng mua, trưng thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo, đến khoảng 1956 đã hoàn thành cải cách ruộng đất. Như vậy với chính sách đó đã đem lại ruộng đất cho nông dân, xoá bỏ giai cấp địa chủ đã có hàng nghìn năm. Tuy nhiên công tác này gặp phải những sai lầm nhất định và hậu quả để lại của nó là nạn đói hoành hành, đất đai bị hoang hoá. Để ổn định tình trạng sử dụng đất ở nông thôn chính phủ đã ban hành chỉ thị 354/TTg trong đó có việc hợp thức hoá nông nghiệp, người dân làm ăn theo công điểm. Nhưng hiệu quả không cao, nông sản làm ra không đủ ăn, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng trên Nhà nước đã ban hành nghị quyết khoán mười (nghị quyết 10-NQ/TW). Sau khi nghị quyết này ra đời đã kích thích tính chủ động sáng tạo của người dân, người dân hăng hái tham gia sản xuất. Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai. Hiến pháp năm 1980 ra đời, quy định: Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai, nhà nước thống nhất quản lý. Năm 1987 luật đất đai đầu tiên ra đời mở ra bước ngoặc mới cho công tác quản lý và sử dụng đất nước ta. Tiếp theo đó là các thông tư nghị định của các bộ ban hành nhằm điều chỉnh, hướng dẫn những chính sách đất đai của Nhà nước: Thông tư liên bộ số 05-TT/LB ngày 18/12/1991 của bộ thuỷ sản và tổng cục quản lý ruộng đất hướng dẫn giao những ao nhỏ, mương rạch nằm gọn trong đất thổ cư cho hộ gia đình và ao lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm hộ gia đình sử dụng; quyết định số 327/CT của hội đồng bộ trưởng ngày 15/7/1992 về thực hiện chính sách giao ruộng đất, đồi núi trọc, ruộng bãi bồi, ven biển và mặt nước cho hộ gia đình sử dụng. Đến năm 1992 luật đất đai tiếp tục bổ sung, sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới. Để phù hợp với những yêu cầu kinh tế trong giai đoạn mới, kỳ họp quốc hội khoá IX ngày 14/7/1993 luật đất đai, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được thông qua. Sau đó liên tục các văn bản của chính phủ và các bộ ngành ra đời nhằm triển khai luật này: Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về đất nông nghiệp, nghị định 88/CP ngày 17/8/1994 về đất đô thị, nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 về đất lâm nghiệp. Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành vào ngày 15/10/1993 đã tiếp tục khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” thể hiện đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong công tác quản lý đất đai. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm phát sinh nhiều vấn đề mà luật đất đai năm 1993 khó giải quyết. Vì thế nó liên tục được sửa đổi bổ sung như luật sửa đổi bổ sung được ban hành ngày 2/12/1998, luật sửa đổi bổ sung một số điều ban hành 1/10/2001 nhằm quy định khung giá đất. Ngày 26/11/2003 luật đất đai ra đời và có hiệu lực ngày 1/7/2004 tiếp tục sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời đại mới, hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành luật kèm theo đã thực sự đưa công tác quản lý và sử dụng đất đi vào nề nếp, ổn định. 2.5.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của xã Phúc Trạch Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 2003 ra đời, công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã đã đi vào nề nếp. Việc thực hiện nội dung quản lý Nhà nước và sử dụng đất trên địa bàn đạt được những kết quả nhất định. Đại bộ phận đất nông nghiệp, chưa sử dụng đã được giao cho các chủ sử dụng đất cụ thể công tác giao đất thực hiện khá tốt; công tác thanh tra giải quyết đơn khiếu nại được chú trọng, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững sự ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều hạn chế. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm; cán bộ địa chính chưa đáp ứng nhu cầu nên công tác tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập dẫn đến việc khai thác tiềm năng đất đai cũng như việc sử dụng các loại đất mang lại hiệu quả không cao. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu. - Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Phúc Trạch - Toàn bộ quỹ đất của xã Phúc Trạch - Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quá trình sử dụng đất trên địa bàn xã 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - Thời gian: trong giai đoạn 2005-2009. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Phúc Trạch trong giai đoạn từ 2005-2009. 3.3.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Phúc Trạch giai đoạn 2005-2009 3.3.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Phúc Trạch giai đoạn 2005- 2009. 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất. 3.4. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra thu thập số liệu. - Điều tra thực địa, khảo sát thực tế đối chiếu số liệu. - Phân tích thống kê tình hình sử dụng đất, tổng hợp xử lý thống kê. - Phương pháp bản PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Phúc Trạch là một xã ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.Thời kỳ Pháp thuộc đến trước cách mạng tháng tám năm 1945 thuộc tổng Thuận Thọ - Phủ Quảng Trạch. Tháng tám năm 1945 được thành lập xã Phúc Nguyên ( thuộc ba xã: Phúc Trạch – Lâm Trạch – Lâm Trạch). Đến năm 1947 xã được đổi tên từ xã Phúc Nguyên sang xã Phúc Trạch, sau cải cách ruộng đất đã tách thành ba xã Phúc Trạch, Lâm Trạch và Xuân Trạch hiện nay. Xã Phúc Trạch được chính thức gọi tên từ đó cho đến nay. Phúc Trạch là một xã nằm ở phía tây của huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình. Xã có vị trí: - Phía Bắc giáp xã Lâm Trạch - Phía Tây giáp xã Xuân Trạch. - Phía Nam giáp xã Sơn Trạch. - Phía Đông giáp xã Liên Trạch và Hưng Trạch. Phúc Trạch có thượng nguồn của sông Son, có 2 nhánh Đông và Tây của đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài khoảng trên 4km, do đó rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại bằng đường sông cũng như đường bộ và tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội 4.1.1.2.Địa hình Phúc Trạch có diện tích đất tự nhiên khoảng 6022.35ha, trong đó vùng đồi núi và đá vôi chiếm hơn 3/4 diện tích. Phúc Trạch là một xã miên núi nên có địa hình khá phức tạp, xã có chiều dài khoảng 15km và được phân thành 4 khu vực
Tài liệu liên quan