Đề tài Đánh giá tình hình thực hiện và khả năng thực hiện kế hoạch ngân sách 9 tháng đầu năm 2007

Ngân sách nhà nước là một bộ phận trong hệ thống tài chính quốc gia, là khâu tài chính tập trung giữ vai trò chủ đạo với vai trò quan trọng là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, chống lạm phát và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngân sách nhà nước gắn liền với chức năng nhiệm vụ của nhà nước, đồng thời là phương tiện vật ch

doc28 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình thực hiện và khả năng thực hiện kế hoạch ngân sách 9 tháng đầu năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngân sách nhà nước là một bộ phận trong hệ thống tài chính quốc gia, là khâu tài chính tập trung giữ vai trò chủ đạo với vai trò quan trọng là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, chống lạm phát và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngân sách nhà nước gắn liền với chức năng nhiệm vụ của nhà nước, đồng thời là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình. Để thực hiện được các vai trò đó ngân sách nhà nước phải có các nguồn vốn được tập trung từ các tụ điểm vốn thông qua các chính sách thu thích hợp. Đồng thời ngân sách nhà nước thực hiện các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển… Như chúng ta đều biết, thu ngân sách nhà nước chủ yếu là thu từ thuế, phí, lệ phí. Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, năm ngân sách 2007 sẽ chứng kiến việc cắt giảm thuế liên quan tới các cam kết WTO và tiếp tục cam kết trong khuôn khổ khu vực mậu dịch ASEAN (AFTA). Vì vậy, cần phải có các đánh giá, các chính sách thu chi và xử lý thâm hụt ngân sách phù hợp, tạo điều kiện để ngân sách nhà nước thực hiện tốt các vai trò của nó cũng như thúc đẩy hệ thống tài chính quốc gia phát triển. Chính vì lý do đó mà nhóm chúng tôi đi sâu nghiên cứu ngân sách nhà nước với đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện và khả năng thực hiện kế hoạch ngân sách 9 tháng đầu năm 2007”. LÝ LUẬN CHUNG Khái niệm chung và mục tiêu của kế hoạch ngân sách: . Ngân sách: ¨Khái niệm Ngân sách nhà nước là khoản thu chi trong một năm của quốc gia hoặc một địa phương được cơ quan lập pháp phê chuẩn. Đối với quốc gia thì cơ quan lập pháp là quốc hội, với địa phương thì cơ quan lập pháp là hội đồng nhân dân. ¨Cơ cấu ngân sách Gồm hai phần: ■Thu ngân sách gồm: Thuế và lệ phí chiếm tỷ lệ chủ yếu từ 95% đến 98%, phần còn lại là viện trợ của nước ngoài và khoản thu cho thuê, bán tài sản, xổ số kiến thiết. Ở Việt Nam, tỷ lệ thu ngân sách giai đoạn 1991-2000 đạt 20.2% GDP góp phần tăng cường tiềm lực cho Nhà nước. Khi xác định các chỉ tiêu thu thuế cần chú ý đến: ● Mối quan hệ với các đối tượng chịu thuế: - Thuế trực thu: Người nộp thuế chính là người chịu toàn bộ gánh nặng của thuế, như thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập cá nhân. - Thuế gián thu: người nộp thuế không hoàn toàn là người chịu thuế, họ chuyển một phần gánh nặng của thuế sang người tiêu dùng thông qua việc nâng giá của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tieu thụ đặc biệt. ●Xét trên góc độ giữa mức thuế và thu nhập: Thuế luỹ tiến, thuế luỹ thoái, thuế đơn vị. Ở Việt Nam có 10 loại sắc thuế như: Thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu, Thuế thu nhập của doanh nghiệp, Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế nhà đất, Thuế tài nguyên, Thuế thu nhập với người có thu nhập cao. ■ Chi ngân sách gồm: chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi dự phòng. - Chi đầu tư phát triển: đối tượng chủ yếu là các công trình công cộng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân. - Chi thường xuyên: + Chi quản lý hành chính: trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi cho mua sắm các thiết bị văn phòng cho cơ quan quản lý của Nhà nước. + Chi hoạt động sự nghiệp: văn hoá, giáo dục, y tế. + Chi quốc phòng: Mua sắm, bảo dưỡng các phương tiện kỹ thuật quốc phòng, trả lương cho quân đội. + Chi trợ cấp cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình. - Chi dự trữ, trả nợ, trả lãi suất các khoản tiền vay và viện trợ cho nước ngoài. ■Cán cân ngân sách: Cán cân ngân sách = Thu ngân sách - Chi ngân sách. - Nếu cán cân ngân sách >0 : thặng dư ngân sách. - Nếu cán cân ngân sách = 0: cân bằng ngân sách. - Nếu cán cân ngân sách < 0: thâm hụt ngân sách. Nhân tố ảnh hưởng đến cán cân ngân sách là: tăng trưởng kinh tế. 1.2 Kế hoạch ngân sách Nhà nước: ¨Khái niệm: Kế hoạch ngân sách là bản tường trình về kế hoạch thu chi của Chính phủ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm và các giải pháp, chính sách nhằm cải thiện các cán cân ngân sách. ¨Căn cứ lập kế hoạch ngân sách: - Báo cáo tình hình phát triển xã hội năm kế hoạch (dự báo). - Báo cáo thực hiện ngân sách năm gốc. ¨Đặc điểm: - Tính cân đối: + Cân đối ngân sách và kết quả hoạt động kinh tế. + Cân đối ngân sách và nhiệm vụ kinh tế xã hội. + Cân đối thu và chi ngân sách: mức độ thâm hụt = (thu ngân sách- chi ngân sách)/GDP. Nếu bội chi để xây nhà công chức thì không chấp nhận được, còn nếu bội chi cho đầu tư phát triển thì có thể chấp nhận được. - Tính phân bổ: Ngân sách được coi là cam kết của Chính phủ về việc đảm bảo một phần nguồn lực tài chính cho các ngành và các địa phương. - Tính luật: Ngân sách được coi là một bộ luật được quốc hội thông qua, phê chuẩn, thể chế hoá. 2. Nội dung (nhiệm vụ) chủ yếu của ngân sách : ¨Xác định khả năng quy mô thu ngân sách: Thống kê các số liệu kỳ gốc (một số năm) về các chỉ tiêu thu ngân sách: quy mô, cơ cấu thu ngân sách, tỷ trọng, tốc độ tăng thu ngân sách. Căn cứ vào mối quan hệ giữa thu ngân sách và GDP (giá hiện hành) để xác định hệ số co giãn giữa thu ngân sách và GDP. Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất ta tìm được eT/GDP Tốc độ tăng: TX=eT(X)/GDP*gn(k) Mức thu ngân sách: T(k)=T(0)*(1+gT) Tỷ lệ thuế so với GDP = STi/GDPn(k) ¨Kế hoạch chi ngân sách: Xác định tổng quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng chi ngân sách so với GDP. Phương pháp xây dựng: dựa vào mục tiêu thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách hàng năm do quốc hội thông qua. % chi ngân sách = % thu ngân sách + % thâm hụt Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối ngân sách: - Chỉ tiêu về thâm hụt ròng: ND = Tổng các khoản chi ngân sách (không tính các khoản nợ đến hạn phải trả) - tổng các khoản thu ngân sách. - Tổng thâm hụt: GD = ND + các khoản nợ đến hạn phải trả. - Tổng số nợ công cộng: TPDt = TPDt-1 + NDt II. KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH NĂM 2007 1. Mục tiêu tổng quát của Ngân sách Nhà nước năm 2007: Góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8,2%; phát triển tiềm lực tài chính quốc gia tăng về quy mô, hợp lý về cơ cấu và sử dụng có hiệu quả; tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển con người, trong đó tập trung cho phát triển giáo dục đào tạo, văn hoá, y tế...; đẩy nhanh hơn lộ trình cải cách tiền lương; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ đến hạn, đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ các chính sách xã hội của đất nước, góp phần đẩy nhanh xoá đói, giảm nghèo; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; tăng cường quyền tự chủ ngân sách đi đôi với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát và chống tham nhũng. 2. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân sách Nhà nước năm 2007: - Nhiệm vụ thu: tăng nhanh tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu; thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời theo các luật thuế; đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, mở rộng cơ chế tự khai, tự nộp, tăng trách nhiệm người nộp thuế và cơ quan thu; tăng cường kiểm tra, chống thất thu, nợ đọng, tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. - Dự toán chi Ngân sách Nhà nước 2007 xây dựng căn cứ vào các tiêu chí và định mức phân bổ Ngân sách Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định. + Tập trung bố trí chi đầu tư phát triển cho các Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo 2006 - 2010, ưu tiên cho các tỉnh miền núi, Tây nguyên, Tây Nam bộ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn; ưu tiên vốn các dự án, công trình quan trọng, trọng điểm quốc gia; bảo đảm đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA; bảo đảm vốn cho các công trình, dự án chuyển tiếp; bảo đảm vốn cho công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; thanh toán khoản nợ khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành của các công trình...  + Xây dựng dự toán chi phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, môi trường, khoa học - công nghệ, xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, hoạt động của Đảng, các đoàn thể theo định mức phân bổ chi Ngân sách Nhà nước; bảo đảm bố trí chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo 2007 (gồm cả chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi cải cách tiền lương) đạt 20% tổng chi; lĩnh vực văn hoá thông tin đạt trên 1.5%; lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt 2%; sự nghiệp bảo vệ môi trường trên 1% tổng chi.  + Bố trí ngân sách và huy động các nguồn tài chính khác theo quy định để đẩy nhanh lộ trình thực hiện cải cách tiền lương. + Bố trí kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135 (giai đoạn II), dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2006 – 2010; thực hiện thanh toán các nghĩa vụ trả nợ trong và ngoài nước đến hạn, đảm bảo các cân đối nợ Chính phủ, nợ quốc gia ở mức an toàn. + Bố trí đủ chi quỹ dự trữ tài chính, dự phòng Ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. 3. Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2007: 3.1  Dự toán thu cân đối Ngân sách Nhà nước: * Dự toán thu Ngân sách Nhà nước 2007 là 281,900 tỷ đồng, tăng 7% so ước thực hiện 2006, nếu loại trừ yếu tố tăng thu từ dầu thô do tăng giá thì đạt tỷ lệ động viên 22.3% so GDP. * Về cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước: Tăng dần tỷ trọng thu từ nội lực nền kinh tế, tăng tính ổn định vững chắc của Ngân sách Nhà nước. - Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô): + 151,800 tỷ đồng, tăng 15.5% so ước thực hiện 2006(() So sánh đã loại trừ thu XSKT năm 2006 ), chiếm 53.8% tổng thu. Trong đó, thu từ thuế và phí (không kể thu tiền sử dụng đất) tăng 20.1%. + Về lĩnh vực thu: khu vực kinh tế quốc doanh là 53,954 tỷ đồng, tăng 17% so ước thực hiện 2006; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 31,041 tỷ đồng, tăng 28.2%; khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh 27,667 tỷ đồng, tăng 26.4%; từ nhà, đất 18,143 tỷ đồng, chỉ bằng 92.1% so ước thực hiện 2006 ... - Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, tăng 14.9% so ước thực hiện 2006(2) So sánh đã bao gồm chi phí quản lý thu của ngành thuế, hải quan năm 2006 , chiếm 19.7% tổng thu. Số thu này xây dựng trên cơ sở giảm thuế nhập khẩu để thực hiện các cam kết AFTA, cam kết song phương, đa phương khác, đặc biệt là cam kết với các nước thành viên WTO…; đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và trốn thuế. - Thu từ dầu thô: 71,700 tỷ đồng, bằng 89.5% so ước thực hiện 2006, chiếm 25.4%. Xác định trên dự kiến sản lượng khai thác và thanh toán 17.5 triệu tấn, giá bình quân 475.7 USD/tấn - tương đương 62 USD/thùng. - Thu viện trợ không hoàn lại: 3,000 tỷ đồng, bằng 82.9% so với ước thực hiện 2006. *Về quy mô thu: Có 7 tỉnh, thành phố dự toán thu Ngân sách Nhà nước trên 5,000 tỷ đồng (so 2006 thêm Quảng Ninh); 4 tỉnh, thành phố thu 3,000 – 5,000 tỷ đồng; 22 tỉnh, thành phố thu 1,000 – 3,000 tỷ đồng (thêm 10 tỉnh, thành phố so 2006, gồm: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang); 15 tỉnh thu 500 - 1,000 tỷ đồng (giảm 4 tỉnh so 2006); chỉ còn 16 tỉnh thu dưới 500 tỷ đồng (giảm 6 tỉnh so 2006), trong đó vẫn còn 2 tỉnh thu dưới 100 tỷ đồng (Bắc Kạn và Lai Châu). 3.2 Dự toán chi cân đối Ngân sách Nhà nước: * Dự toán chi cân đối Ngân sách Nhà nước 2007 là 357,400 tỷ đồng, tăng 21.7% so dự toán 2006. * Cơ cấu chi: - Chi đầu tư phát triển: Dự toán năm 2007 bố trí 99,450 tỷ đồng, tăng 27.5% so dự toán 2006(3) So sánh đã loại trừ chi đầu tư phát triển từ nguồn thu XSKT năm 2006 , chiếm 27.8% tổng chi. Để tăng nguồn lực đầu tư phát triển, dự kiến phát hành khoảng 22,000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để tiếp tục thực hiện đầu tư các công trình, dự án quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Với mức bố trí như trên, tổng chi đầu tư phát triển là 121.450 tỷ đồng, chiếm 32% tổng chi Ngân sách Nhà nước và bằng 10.7% GDP, chiếm 26.8% tổng chi đầu tư toàn xã hội. - Chi trả nợ, viện trợ: 49,160 tỷ đồng, tăng 20.5% so dự toán 2006, chiếm 13.8% tổng chi, đảm bảo trả đủ các khoản nợ trong và ngoài nước đến hạn. - Chi phát triển các sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh; quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể: 174,550 tỷ đồng, tăng 9.5% so dự toán 2006(4) So sánh đã bao gồm dự toán chi cải cách tiền lương theo mức tiền lương tối thiểu 450.000 đồng/tháng và chi phí quản lý thu của ngành thuế, hải quan năm 2006. , chiếm 48.8% tổng chi; kể cả dự kiến chi cải cách tiền lương (24,600 tỷ đồng) là 199,150 tỷ đồng, chiếm 55.7% tổng chi (dự toán 2006 là 54.6%). Trong đó, bố trí cho các lĩnh vực chủ yếu như sau: + Chi lĩnh vực giáo dục - đào tạo - dạy nghề: 66,770 tỷ đồng, tăng 21.8% so dự toán 2006, đạt 20% tổng Ngân sách Nhà nước. Trong đó chi đầu tư phát triển 11,530 tỷ đồng, chi sự nghiệp 47,280 tỷ đồng, ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ quan trọng (như: củng cố kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở …). + Chi lĩnh vực y tế: 22,210 tỷ đồng, tăng 30.8% so dự toán 2006. Trong đó chi đầu tư phát triển 6,050 tỷ đồng, chi sự nghiệp y tế 14,660 tỷ đồng tăng 22.6% so dự toán 2006. Đảm bảo kinh phí chi phòng bệnh, khám chữa bệnh của các cơ sở y tế; điều chỉnh nâng mức bố trí kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 90,000 đồng lên 108,000 đồng/trẻ em/năm để đảm bảo khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, nâng mức kinh phí mua thẻ bảo hiểm cho người nghèo từ 60,000 đồng lên 80,000 đồng/người/năm … + Chi lĩnh vực khoa học và công nghệ: 7.150 tỷ đồng tăng 20,8% so dự toán 2006, đạt 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong đó chi đầu tư phát triển 2.730 tỷ đồng, chi sự nghiệp khoa học công nghệ 3.580 tỷ đồng. Tập trung đầu tư hoàn thiện 5/6 Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia (hết 2006 dự kiến hoàn thành 11/17 Phòng), các khu công nghệ cao, khu công nghiệp phần mềm; đảm bảo thực hiện các chương trình,dự án khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, quy mô lớn; chi hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ … + Chi lĩnh vực văn hoá - thông tin: 5,436 tỷ đồng, tăng 20.9% so dự toán 2006, đạt 1.5% tổng chi. Trong đó chi đầu tư phát triển 2,665 tỷ đồng, chi sự nghiệp văn hoá thông tin 2,250 tỷ đồng. Đảm bảo tăng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia văn hoá thông tin để tiếp tục thực hiện tu bổ và tôn tạo các di tích; kinh phí mua bản quyền thực hiện công ước Bern; kinh phí phát triển các sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin … + Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình - thông tấn: 1,310 tỷ đồng, tăng 24.9% so dự toán 2006. Ưu tiên kinh phí thực hiện tăng thời lượng, chất lượng các chương trình phát thanh truyền hình của các đài Trung ương và địa phương; tăng cường công tác phát thanh, thông tin đối ngoại; tăng cường công tác tuyên truyền đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa... + Chi sự nghiệp thể dục thể thao: 820 tỷ đồng, tăng 15.7% so dự toán 2006. Đảm bảo kinh phí hoạt động thể dục thể thao; chế độ dinh dưỡng cho vận động viên, huấn luyện viên; phát triển thể thao thành tích cao, thể thao phong trào ở địa phương; kinh phí tham dự Seagames, Paragames ở Thái Lan; IndoorGames ở Ma Cao; kinh phí bảo dưỡng công trình thể dục thể thao, hoạt động thường xuyên theo quy định … + Chi lương hưu và đảm bảo xã hội: 26,800 tỷ đồng, đảm bảo kinh phí chi lương hưu, trợ cấp; kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm, ma tuý, tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới; chi công tác mộ và nghĩa trang liệt sỹ … + Chi sự nghiệp kinh tế: 12,830 tỷ đồng, tăng 39.4% so dự toán 2006. Đảm bảo kinh phí chi cho các nhiệm vụ, dự án (như: ổn định quy hoạch lại dân cư; định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư; hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135; thực hiện phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm, long móng gia súc; quản lý và bảo vệ rừng; thực hiện tăng cường xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư; duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng quan trọng …). + Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: 3,500 tỷ đồng, tăng 20.7% so dự toán 2006 và chiếm trên 1% tổng chi. Đảm bảo kinh phí triển khai các nhiệm vụ trọng tâm theo quy định cho hoạt động bảo vệ môi trường. + Chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể: 24,800 tỷ đồng, tăng 14.8% so dự toán 2006. Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ quan hành chính theo quy định. - Chi thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư: 500 tỷ đồng. - Chi thực hiện cải cách tiền lương: Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện chi trả tiền lương mới năm 2007 là 27,784 tỷ đồng để thực hiện mức lương tối thiểu 450,000 đồng/người/tháng, điều chỉnh các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công theo mức sống trung bình xã hội (mức chuẩn) từ 355,000 đồng lên 460,000 đồng, thực hiện từ 01/01/2007. Trong đó: - Bố trí từ Ngân sách Nhà nước : 24,600 tỷ đồng - Dự kiến sử dụng 3,184 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ lương và các khoản có tính chất lương), 40% số thu của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được để lại theo chế độ (riêng lĩnh vực y tế là 35%). - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 100 tỷ đồng. - Dự phòng ngân sách: Bố trí 9,040 tỷ đồng, bằng 2.5% tổng chi (trong đó dự phòng ngân sách địa phương là 4,050 tỷ đồng, bằng 3.2% tổng chi ngân sách địa phương ; dự phòng ngân sách trung ương 4,990 tỷ đồng, bằng 2.2% tổng chi ngân sách trung ương), để phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh trong năm, đồng thời dự phòng bù lỗ các mặt hàng dầu cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng dầu. - Cân đối ngân sách địa phương 2007 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương): + Tổng số chi ngân sách địa phương tăng 18.4% so dự toán 2006, ưu tăng chi hợp lý với các địa phương: khu vực miền núi phía Bắc tăng 24.1%; khu vực Tây Nguyên tăng 19.9% ; khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng 20.2%; khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung tăng 19.5%;... Nếu kể cả chi đầu tư các cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế từ nguồn thu xổ số kiến thiết thì: khu vực miền núi phía Bắc tăng 24.1%; khu vực Tây Nguyên tăng 20.6%; khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng 26.8%; khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung tăng 19.8%;... + Có 11 tỉnh, thành phố có tỷ lệ phần trăm (%) phân chia một số khoản thu giữa NSTW và NSĐP: Hà Nội 31%; Hải Phòng 90%; Quảng Ninh 76%; Vĩnh Phúc 67%; Đà Nẵng 90%; Khánh Hòa 53%; TP.Hồ Chí Minh 26%; Đồng Nai 45%; Bình Dương 40%; Bà rịa – Vũng tàu 46%; Cần Thơ 96%; giảm 4 tỉnh so với thời kỳ 2004 – 2006 (Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long chủ yếu là do không cân đối nguồn thu xổ số kiến thiết và các chế độ chính sách tăng thêm). Có 53/64 tỉnh, thành phố nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương là 39,849 tỷ đồng, tăng 17,486 tỷ đồng so với số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương giai đoạn 2004 - 2006. 3.3  Bội chi ngân sách nhà nước và nguồn bù đắp - Bội chi năm 2007: 56,500 tỷ đồng, bằng 5% GDP. - Nguồn bù đắp bội chi: Vay trong nước 43,000 tỷ đồng và vay nước ngoài 13,500 tỷ đồng. Với dự kiến vay nợ, trả nợ và huy động trái phiếu Chính phủ trong năm 2007 như trên, đến 31/12/2007 dư nợ Chính phủ bằng 37.3% GDP; dư nợ quốc gia bằng 31.2% GDP ở mức đảm bảo an ninh tài chính Quốc gia. III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2007 1. Đánh giá thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2007  Trong năm 9 tháng đầu năm 2007 nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8.5%) tổng thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch đề ra, tỷ lệ huy động từ thuế và phí vào ngân sách nhà nước đạt 23.4% GDP. Cán cân thanh toán quốc tế có thặng dư khá, dự trữ ngoại tệ tăng từ gần 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2006 lên gần 20 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2007, đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ và bình ổn thị trường ngoại hối. Nợ của C
Tài liệu liên quan