Đề tài Để thực hiện quá trình công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Hàng không dân dụng là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ

Ở Việt Nam, thực hiện chủ trương đổi mới đã, đang và sẽ xuất hiện nhiều hình thức kinh tế năng động, nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất và thương mại khác nhau, thuộc hình thức sở hữu hoặc đan xen. Hình thức quan hệ kinh tế chủ yếu và ngày càng trở nên phổ biến giữa các doanh nghiệp cũng như trong một doanh nghiệp là quan hệ liên kết kinh tế sản xuất và thương mại.

doc20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Để thực hiện quá trình công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Hàng không dân dụng là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ , để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu ở Việt Nam, thực hiện chủ trương đổi mới đã, đang và sẽ xuất hiện nhiều hình thức kinh tế năng động, nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất và thương mại khác nhau, thuộc hình thức sở hữu hoặc đan xen. Hình thức quan hệ kinh tế chủ yếu và ngày càng trở nên phổ biến giữa các doanh nghiệp cũng như trong một doanh nghiệp là quan hệ liên kết kinh tế sản xuất và thương mại. Đến lượt mình, nó làm xuất hiện những loại hình doanh nghiệp và quan hệ kinh tế phức tạp hơn, nhưng hiệu quả hơn, góp phần nhất định vào việc đưa đất nước từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng trì trệ, giữ vững sự ổn định và phát triển. Do sự hạn chế của hiểu biết và phù hợp với quy mô bài tiểu luận, bài viết với mục đích kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các quan hệ liên kết giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường. Bố cục của bài viết bao gồm: - Phần I - Khái niệm và tính tất yếu khách quan của liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại. - Phần II - Thực trạng liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. - Phần III - Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển quan hệ liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại. Và danh mục tài liệu tham khảo. Phần I Khái niệm và tính tất yếu khách quan của liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại. 1-/ Khái niệm: Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại được hiểu một cách khái quát nhất là hoạt động phối hợp trong hoạt động kinh tế giữa các chủ thể sản xuất và thương mại với nhau để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các bên tham gia. Như vậy liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại là những hình thức phối hợp hoạt động, do các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc, thoả thuận đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở các bên cùng có lợi nhiều hơn so với độc lập kinh doanh. Khi doanh nghiệp sản xuất tìm đến doanh nghiệp thương mại để tìm đầu vào hay chỗ đứng cho đầu ra của mình. Doanh nghiệp thương mại chủ động tìm đầu vào của mình hoặc nhằm tiêu thụ hàng hoá hoặc các bên có chung nguyện vọng đến với nhau để đạt kết quả cao trong sản xuất kinh doanh. Lúc đó mối quan hệ liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại phát sinh. Nó đạt đến trình độ gắn bó chặt chẽ, ổn định, thường xuyên, lâu dài thông qua những thoả thuận hợp đồng từ trước giữa các bên tham gia liên kết. Các doanh nghiệp sản xuất và thương mại khi tham gia liên kết đều phải xác định rõ ràng quyền lợi cũng như trách nhiệm thông qua những “giao kèo”, “thoả thuận”, “hợp đồng”, “hiệp định”, “điều lệ” nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế khác nhau với hiệu quả cao nhất. Tạo cho mình một thế và lực phát triển mạnh mẽ trên các thị trường. 2-/ Tính tất yếu khách quan của liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại. a) Bản chất. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp sản xuất và thương mại thực chất là quá trình xích lại gần nhau và ngày càng cố kết, đi đến thống nhất trên tinh thần tự nguyện của các bên tham gia liên kết. Quá trình này vận động phát triển qua những nấc thang quan hệ hợp tác, liên doanh đến liên hợp, liên minh, hợp nhất lại giữa các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Như vậy liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại tức xác định quyền lợi, trách nhiệm nghĩa vụ của các bên đối với nhau, giữa các doanh nghiệp sản xuất với thương mại thông qua các hợp đồng liên kết được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. +Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại với nhiều hình thức cụ thể luôn vận động và phát triển. Nó phản ánh các mối quan hệ về hợp tác, liên doanh, liên hợp. Khi quá trình liên kết các doanh nghiệp sản xuất và thương mại đạt tới việc sát nhập hình thành nên một tổ chức, doanh nghiệp mới lớn hơn, đó là biểu hiện của tập trung sản xuất. Sự phát triển của liên kết kinh tế làm mức độ tập trung hoá ngày càng cao làm cho khu vực sản xuất và thương mại ngày càng xích lại gần nhau hơn, gắn bó và cố kết với nhau hơn. Ngày nay chúng ta không thể tìm thấy trên thế giới, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển một hãng nào đó chỉ đơn thuần sản xuất hoặc thương mại. Cơ cấu của doanh nghiệp sản xuất không chỉ bao gồm các xưởng sản xuất như trước đây mà còn bao gồm một số trung tâm, cửa hàng giới thiệu bán sản phẩm. Ngoài ra công ty còn tiến hành liên kết với các cửa hàng, cửa hiệu, doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hình thành nên đại lý rộng khắp nước và thị trường quốc tế. Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại đạt đến trình độ cao hơn chính là sự chuyển hoá của các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn theo hướng liên kết các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, dịch vụ vào trong một tập đoàn và sự hình thành các tổ chức liên minh giữa các doanh nghiệp sản xuất và thương mại như “Hội sản xuất và tiêu thụ chè Hà Tuyên” thành lập năm 4/1992... Do phân công lao động xã hội, điều đầu tiên dẫn đến liên kết giữa sản xuất và thương mại. Như đã phân tích ở trên, xuất phát từ yêu cầu công việc, mục đích của các bên trong sản xuất kinh doanh mà các bên liên kết với nhau. Vấn đề mấu chốt ở đây là lợi ích của các bên đạt được nhiều hơn khi tham gia liên kết, phối hợp hoạt động để phát triển. Không phải ngẫu nhiên hay do sự ép buộc, ý muốn chủ quan mà liên kết với nhau. Động cơ và mục đích của việc liên kết giữa sản xuất và thương mại là nhằm đạt tới lợi nhuận tối đa và ổn định, tăng cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường ngày càng mở rộng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cũng như sự cạnh tranh của các đối thủ khác. Lợi ích kinh tế là sợi dây, chất keo gắn bó các doanh nghiệp sản xuất và thương mại với nhau. Cạnh tranh là nhân tố khách quan thúc đẩy các doanh nghiệp “tự nguyện, bắt buộc “liên kết lại với nhau để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh khắc nghiệt. Cạnh tranh trong nước, cạnh tranh khu vực và trên toàn cầu. Như vậy, liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại thực chất là sự phối hợp hoạt động của các tổ chức kinh tế để tìm đầu vào hay đầu ra cho sản phẩm của mình. Nó có thể diễn ra trong phạm vi không gian hẹp như liên kết kinh tế giữa các bên trong khu công nghiệp, một địa phương vùng kinh tế. Nhưng cũng có có thể diễn ra ở phạm vi không gian rộng trên toàn quốc, giữa các quốc gia khác nhau. Hoạt động liên kết giữa các bên có thể thực hiện trong thời gian ngắn là kết thúc, đây là hình thức liên kết theo từng vụ việc cụ thể, không có ràng buộc lâu dài về pháp lý. Tuy nhiên để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả bền vững, luôn phát triển đáp ứng được nhu cầu của thị trường, mở rộng thị trường, tăng thị phần thị trường, nâng sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp sản xuất và thương mại phải liên kết, phối hợp với nhau thường xuyên, liên tục nhiều năm. Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại là một quá trình vận động phát triển tự nhiên, tuỳ thuộc trình độ, phạm vi của phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh, tuỳ thuộc vào quá trình vận động phát triển của các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, lợi ích các bên tham gia liên kết, và môi trường cạnh tranh. Nó còn tuỳ thuộc vào mối quan hệ nội tại giữa các doanh nghiệp, cũng như giữa các bộ phận, các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, phụ thuộc vào sự thử thách của quá trình quan hệ, vào trình độ quản lý. Không thể áp đặt về phương diện tổ chức từ bên ngoài hoặc từ bên trên bất kỳ một hình thức liên kết kinh tế theo ý muốn chủ quan. Nếu không dựa trên tinh thần tự nguyện và lợi ích của các bên thì đó không phải là hoạt động liên kết. Việt Nam trong những năm trước đây, các doanh nghiệp sản xuất và thương mại hoạt động đều theo chỉ tiêu pháp lệnh, các doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, làm ăn thua lỗ đi đến phá sản và giải thể rất nhiều. Thực tiễn đã xác nhận tinh thần tự nguyện và lợi ích các bên liên kết là cơ sở để phối hợp hoạt động. b, Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại là một tất yếu khách quan và có quá trình phát triển lâu dài. Liên kết kinh tế nói chung, liên kết giữa sản xuất và thương mại nói riêng là một hiện tượng khách quan, dù chúng ta biết hay không biết đến sự tồn tại của các liên hệ liên kết kinh tế thì các quan hệ đó vẫn ngày càng được mở rộng và phong phú hơn. Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất, các quan hệ liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại ngày càng được tăng cường. Vào cuối thế kỷ 19, các hình thức liên kết kinh tế theo chiều ngang như Cacten, Xanh đi ca, Tờ rớt chiếm ưu thế. Các doanh nghiệp tham gia vào Cacten vẫn hoàn toàn độc lập trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, họ thoả thuận với nhau về giá cả, thị trường tiêu thụ và khối lượng sản xuất ra. Trong Xanh đi ca thì sản xuất là hoạt động độc lập của các doanh nghiệp, còn tiêu thụ do một ban quản trị của tổ chức đảm nhiệm. So với Cac ten, nó là hình thức liên kết cao hơn. Tờ rớt là hình thức liên kết cao nhất vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Nó liên kết toàn bộ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ và tài chính của các doanh nghiệp thành viên. Cuối những năm 20 thế kỷ 20, ở Mỹ và một số nước Tư bản khác thì liên kết kinh tế theo chiều dọc chiếm ưu thế. Những liên minh kinh tế giữa sản xuất và tiêu thụ của một loạt ngành khác nhau, kế tiếp nhau vào một tổ chức kinh tế lớn, vào một công ty cổ phần. Nó thống nhất từ khâu khai thác, chế biến sản xuất thành phẩm và tổ chức tiêu thụ được tập trung vào một công ty cổ phần. Vào giữa thế kỷ 20, xu hướng liên kết kinh tế phát triển mạnh mẽ. Hàng ngàn công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia như SONY, HONDA, TOYOTA... đang nắm quyền kiểm soát đại bộ phận sản xuất công nghiệp và thương mại thế giới. Quá trình sản xuất, xã hội là một quá trình thống nhất nhưng do sự phân công lao động xã hội mà quá trình đó bị chia cắt thành những bộ phận tách rời, vì thế để đảm bảo tính thống nhất cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh cần có sự kết hợp trở lại các bộ phận đó. Các doanh nghiệp sản xuất và thương mại cần đến nhau. Ban đầu do muốn chủ động các nguồn hàng phục vụ cho việc kinh doanh của mình, các doanh nghiệp thương mại thường tiến hành các hoạt động liên kết lâu dài với các doanh nghiệp sản xuất. Các doanh nghiệp thương mại giữ vai trò chủ động trong quá trình tiến tới liên kết. Các doanh nghiệp thương mại có thể đầu tư ứng trước vốn (trong đó bao gồm cả vật tư, thiết bị, phụ tùng...) cho các doanh nghiệp sản xuất. Sau đó tiến hành mua lại sản phẩm theo giá thoả thuận để tiêu thụ trên thị trường. Đồng thời mỗi doanh nghiệp sản xuất và thương mại đều là tế bào của nền kinh tế, hoạt động và phát triển dưới sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy luật tích tụ và tập trung hoá. Các doanh nghiệp sản xuất liên kết với các doanh nghiệp thương mại để tích tụ và tập trung hoá. Các doanh nghiệp sản xuất liên kết với các doanh nghiệp thương mại để tích luỹ vốn, tăng khả năng sản xuất mua nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ đàu ra. Nâng cao trình độ xã hội hoá của nền sản xuất là xu thế khách quan hợp quy luật. Quy luật phổ biến từng diễn ra trong lịch sử là: Thông thường buổi ban đầu khi bước vào kinh doanh với một số vốn ít ỏi, họ thường nhảy vào lưu thông mà chủ yếu là buôn bán nhỏ. Vì lĩnh vực này chỉ cần ít vốn, vòng quay đồng vốn nhanh, nếu giỏi có thể tăng nhanh vòng quay và hiệu quả đồng vốn cho nên đại đa số các doanh nghiệp Nhà nước trước hết nhảy vào đó. Sau một thời gian kinh doanh bán lẻ, quy mô nhỏ phát đạt, tích luỹ được nhiều vốn, anh ta bắt đầu tiến sang lĩnh vực với quy mô lớn hơn hoặc vừa sản xuất và kinh doanh thương mại. Như vậy các doanh nghiệp thương mại phình ra, mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh bằng việc thành lập, thu hút sát nhập một số doanh nghiệp sản xuất. Các doanh nghiệp thương mại từ chỗ vươn lên nắm lấy khâu sản xuất bằng các hình thức hợp tác đầu tư ứng trước vốn, bao tiêu sản phẩm, tiến lên liên doanh và liên hợp, hợp nhất các doanh nghiệp, các khâu sản xuất vào trong nó. Cũng do tác động của quy luật tích tụ, tập trung hoá sự chuyển hoá các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn theo hướng liên kết các doanh nghiệp sản xuất với thương mại, dịch vụ vào trong một tập đoàn theo hướng đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh và các hình thức sở hữu tập đoàn, cùng nhau góp vốn. Những hoạt động chung của tập đoàn chủ yếu thông qua lĩnh vực tài chính, đầu tư, nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, vật tư, nguyên liệu và đặc biệt là tiến hành tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Do tác động của quy luật cạnh tranh và quy luật tối đa hoá lợi nhuận. Cạnh tranh để giành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là quy luật vốn có của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Liên kết để cạnh trnah trong nước cũng như quốc tế. Sự hợp tác, liên kết giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ trong nước thông qua các hiệp hội và các hình thức khác sẽ tạo thành một khối thống nhất khi tiến hành đàm phán với đối tác, bạn hàng nước ngoài. Do đó, không bị khách hàng nước ngoài ép giá, dìm giá xuất khẩu và nâng giá nhập khẩu. Mặt khác việc liên kết sẽ đảm bảo có được nguồn hàng ổn định, chắc chắn, tránh được sự biến động của thị trường. Đồng thời hạn chế tình trạng thiếu, thừa vật tư, ứ đọng vốn. Ngày nay trong cơ chế thị trường, không một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào có thể độc lập kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay độc lập đồng nghĩa với không có khả năng cạnh tranh và phá sản là điều tất yếu. Nhận thức rõ ràng vấn đề này càng thúc đẩy sự xích lại gần nhau hơn giữa sản xuất và thương mại và kết quả là sự hình thành các tổ chức liên minh kinh tế giữa các doanh nghiệp sản xuất và thương mại nhằm xúc tiến phát triển và điều hoà các mối quan hệ liên kết, tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ, nhằm hạn chế những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Bản thân các doanh nghiệp đều mong muốn đạt được lợi ích tối đa trong phạm vi khả năng vốn có, mà mong muốn đó có thể đạt được bằng liên kết kinh tế bởi vì thông qua liên kết cho phép doanh nghiệp bù đắp những mặt còn yếu kém của mình nhờ kết hợp mặt mạnh của các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, trong những thập kỷ gần đây, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ có bước phát triển mới sâu rộng chưa từng có, trực tiếp tác động vào mọi ngành kinh tế quốc dân. Yêu cầu về vốn lớn đã kéo các doanh nghiệp sản xuất và thương mại lại với nhau để đủ năng lực sản xuất ra sản phẩm mới, tiêu thụ nhanh. Thực tế nhiều ngành nghề sản xuất không đủ vốn vì yêu cầu quá lớn và việc liên kết lại với nhau là điều dễ hiểu. Nói tóm lại, sự kết hợp nói trên của các doanh nghiệp sản xuất với thương mại có thể thực hiện bằng nhiều cách nhưng thông qua liên kết kinh tế mang tính chặt chẽ cao hơn. Chính vì những lý do nêu trên mà liên kết kinh tế giữa sản xuất với thương mại đã có quá trình phát triển lâu dài và phạm vi ứng dụng ngày càng mở rộng. Phần II Thực trạng liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. 1-/ Vài nét về quá trình phát triển các quan hệ liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại ở nước ta. Giai đoạn trước năm 1980, quan hệ giữa công nghiệp (kể cả thủ công nghiệp) và thương nghiệp thời kỳ này có đặc điểm nổi bật là hình thức gia công thương nghiệp mang tính phổ biến. Các xí nghiệp công nghiệp chủ yếu sản xuất hàng gia công trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiền công do các cửa hàng, công ty thương nghiệp định ra và giao cho theo từng tháng, từng quý và theo lô sản phẩm. Thực chất của mối quan hệ này là sự phụ thuộc một chiều của các doanh nghiệp sản xuất vào các doanh nghiệp thương mại. Hình thức này đã tồn tại lâu dài trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Nó được thể hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh và tiến hành tiêu thụ mà thực chất là giao nộp sản phẩm cho các công ty thương mại định trước của kế hoạch Nhà nước. Trong mối quan hệ đó lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất bị xâm phạm đáng kể. Quan hệ liên kết kinh tế mang tính chất gò bó, cường ép từ trên xuống. Cơ chế quản lý kiểu đó là dẫn đến thủ tiêu tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đến với nhau không phải dựa trên tinh thần tự nguyện, lợi ích của hai bên mà hoàn toàn phụ thuộc vào kế hoạch Nhà nước. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì sản xuất cái gì, bao nhiêu, như thế nào không dựa vào yêu cầu của thị trường mà do kế hoạch từ trên giao xuống. Doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc sản xuất còn tiêu thụ do các doanh nghiệp, công ty thương mại đảm nhận. Và kết quả là đã triệt tiêu hoàn toàn sự cạnh tranh lành mạnh, là điều kiện sống còn của bất kỳ nền kinh tế nào, thủ tiêu cạnh tranh tức đồng nghĩa với thủ tiêu sự phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất và thương mại hoàn toàn bị động, lợi ích không được đảm bảo. Từ đó các doanh nghiệp sản xuất không quan tâm tới việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Sản xuất đình đốn, làm ăn thua lỗ, kinh tế suy sụp không có tích luỹ, sản xuất không đủ tiêu dùng. Đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội trầm trọng. Giai đoạn từ cuối những năm 1980 trở đi, nhìn chung cùng với quá trình chuyển nền kinh tế nước ta từ hoạt động vận vành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cùng với việc xác lập, mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, kiện toàn tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, kinh doanh theo cơ chế thị trường “lời ăn lỗ chịu” đã làm cho hoạt động liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại ngày càng được mở rộng. Sự mau bán, trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp sản xuất và thương mại trở nên thường xuyên, liên tục, có hợp đồng kế hoạch định trước va ổn định bạn hàng trong một thời gian tương đối dài. Rõ ràng vào thời điểm này quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp sản xuất với thương mại đã có chuyển biến về chất, nâng tầm quan hệ lên một trình độ cao hơn, thường xuyên, ổn định và cố kết hơn, có sự hợp tác lâu dài và bền vững hơn. Cùng với việc đổi mới và giải thể các liên hiệp trước đây làm nhiệm vụ quản lý ngành không hiệu quả, các hiệp hội những nhà sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm, ngành hàng cũng đang được thành lập. Hiệp hội là một hình thức liên kết kinh tế, là một tổ chức liên minh kinh tế giữa những nhà sản xuất và tiêu thụ nhằm giúp nhau giải quyết những khó khăn về vốn, vật tư, thiết bị côngnghệ, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biện, nó là một tổ chức liên minh kinh tế nhằm đảm bảo quyền lợi của các nhà sản xuất và kinh doanh trong nước, chống lại sự cạnh tranh và tiến hành cạnh tranh tập thể với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường trong và ngoài nước. 2-/ Thực trạng liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp sản xuất và thương mại hiện nay. Thành tựu của những năm đổi mới đánh giá chính xác nhất bước đi chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Ngược lại trong thời kỳ bao cấp, giờ đây các doanh nghiệp sản xuất cũng như thương mại được trao quyền độc lập, tự chủ trong việc liên doanh, liên kết theo tinh thần tự nguyện của các bên. Các doanh nghiệp đi từ làm ăn thua lỗ, kinh doanh hiệu quả thấp đến ổn định và có lãi. Việc hạch toán kinh tế độc lập đã tạo cho doanh nghiệp quyền chủ động, sáng tạo, bắt kịp với sự biến động của thị trường, tạo thế cân bằng cho các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp thương mại. Không như trước đây các doanh nghiệp sản xuất luôn phải chịu thiệt khi liên kết với các doanh nghiệp thương mại. Việc có quyền lựa chọn đối tác liên kết theo sự thoả thuận của các bên, không có sự can thiệp của Nhà nước đã thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết giữa sản xuất với thương mại. Việc có quyền lựa chọn đối tác liên kết giữa sản xuất với thương mại. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp thương mại hoàn toàn độc lập thông qua nhiều hình thức, tên gọi phong phú như hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, đầu tư ứng trước vốn, nhận bao tiêu sản phẩm lâu dài, gia công và cả liên doanh... Sự liên kết này góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng sản xuất kinh doanh của từng đơn vị nói riêng
Tài liệu liên quan