Đề tài Điện Quang – dòng chảy văn hóa

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Văn hóa là nền tảng của xã hội. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội. Do đó, chúng tôi chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu những nét văn hóa dân gian của xã Điện Quang. Điện Quang – một vùng đất có bề dày truyền thống yêu nước, nơi đây đã sinh ra bao vị anh hùng cho dân tộc, họ đã hy sinh vì một lý tưởng cao quý như Phan Thanh, Hoàng Diệu, Phan Khôi, Phan Bôi, Trần Thị Lý, Trần Cao vân, Phan Triêm . Giữ gìn bản sắc văn hóa làng xã và tiếp nối những gì tốt đẹp của thế hệ cha anh đi trước là một việc làm hết sức cần thiết mà chính quyền và nhân dân trong xã đang cố gắng phát huy “tình làng nghĩa xóm”, “tối lửa tắt đèn có nhau” đã trở thành đạo lý nhân nghĩa trong mỗi gia đình. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận Trong những năm qua nhân dân xã Điện Quang đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu về mặt văn hóa không những về vật chất mà cả tinh thần. Để cho văn hóa thấm sâu vào từng gia đình, từng khu dân cư, làm cho văn hóa thực sự là động lực, là nền tảng tinh thần của xã hội. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính chất vật chất hoặc tinh thần. Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau.

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điện Quang – dòng chảy văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHÚ XUÂN KHOA XÃ HỘI NHÂN VĂN ((( ĐIỆN QUANG – DÒNG CHẢY VĂN HÓA BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH VĂN HỌC Huế, 07/2009 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 4 Chương 1. Khái quát về Điện Quang 4 1.1. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên 4 1.2. Kinh tế, văn hóa - Xã hội 8 1.2.2. Văn hóa – Xã hội 11 1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển 16 Chương 2. Lễ hội, phong tục tập quán 18 2.1. Lễ hội 18 2.1.1. Lễ hội Thanh Minh 18 2.1.2. Lễ tế Kỳ Yên 33 2.1.3. Lễ tế Âm linh 37 2.1.4. Lễ tế cầu tằm 40 2.2. Phong tục tập quán 41 2.2.1. Phong tục hôn nhân 41 2.2.2. Tang ma 48 2.2.3. Một số phong tục tập quán khác 54 Chương 3. Một số làng nghề truyền thống 58 3.1. Nghề dệt 58 3.1.1. Nghề dệt vải ta 58 3.1.2. Nghề dệt Tussor 60 3.1.3. Nghề dệt hàng 61 3.2. Nghề làm đường 62 3.3. Nghề trồng dâu, nuôi tằm 65 3.4. Nghề nấu rượu 68 3.5. Nghề làm bánh tráng 70 C. KẾT LUẬN 73 A. MỞ ĐẦU Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Văn hóa là nền tảng của xã hội. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội. Do đó, chúng tôi chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu những nét văn hóa dân gian của xã Điện Quang. Điện Quang – một vùng đất có bề dày truyền thống yêu nước, nơi đây đã sinh ra bao vị anh hùng cho dân tộc, họ đã hy sinh vì một lý tưởng cao quý như Phan Thanh, Hoàng Diệu, Phan Khôi, Phan Bôi, Trần Thị Lý, Trần Cao vân, Phan Triêm…. Giữ gìn bản sắc văn hóa làng xã và tiếp nối những gì tốt đẹp của thế hệ cha anh đi trước là một việc làm hết sức cần thiết mà chính quyền và nhân dân trong xã đang cố gắng phát huy “tình làng nghĩa xóm”, “tối lửa tắt đèn có nhau” đã trở thành đạo lý nhân nghĩa trong mỗi gia đình. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…Trong những năm qua nhân dân xã Điện Quang đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu về mặt văn hóa không những về vật chất mà cả tinh thần. Để cho văn hóa thấm sâu vào từng gia đình, từng khu dân cư, làm cho văn hóa thực sự là động lực, là nền tảng tinh thần của xã hội. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính chất vật chất hoặc tinh thần. Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Từ xưa nhân dân xã Điện Quang đã có một nền văn hóa dân gian rất phong phú và đa dạng với các lễ hội, nghề truyền thống… tạo nên nét đẹp văn hóa đặc sắc riêng cho con người nơi đây. Qua lễ hội con người được biết thêm những giá trị thuở xưa mà cha ông để lại đồng thời nó cũng như khôi phục lại nét đẹp đang mất dần qua thời gian và sự du nhập của các nền văn hóa từ bên ngoài. Các làng nghề truyền thống như nấu đường, nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề nấu rượu, nghề dệt… ngày càng mai một dần, do việc đi theo nghề của nhân dân trong xã Điện Quang nói riêng và nhân dân huyện Điện Bàn nói chung còn nhiều bất cập. Đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, các nghề truyền thống không mang lại kinh tế cao mà chỉ tồn tại trong sự manh mún, nhỏ lẻ, nhân dân bỏ nghề nhiều, chuyển sang các nghề khác theo xu thế chung của thị trường và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên vẫn còn một số gia đình vẫn duy trì được nghề truyền thống, nếu trước kia là thủ công vất vả cần nhiều sức lao động thì ngày nay đã bắt kịp với tốc độ phát triển ngày càng nâng cao, khoa học kỹ thuật phát triển đã giúp người dân giảm bớt những công đoạn phức tạp trong quá trình làm ra sản phẩm cần thiết phục vụ cho nhu cầu lợi ích của con người. Trên mảnh đất vẫn thuần nông, nhiều gia đình thiếu lao động, không có vốn và gặp bộn bề gian khó trong cuộc áo cơm nên có nơi gần như cả cuộc đời họ phải gửi thân trong những căn nhà ọp ẹp. Nhưng nhờ sự lãnh đạo của chính quyền với những chiến lược phát triển thì cuộc sống đói nghèo dần dần được đẩy lùi. Nghèo khó không đồng nghĩa với sự kém cỏi về tri thức, vấn đề giáo dục được huyện Điện Bàn nói chung và huyện Điện Quang nói riêng hết sức chú trọng. Giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng những giá trị đang hình thành. Bởi lẽ văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng người). Để xứng đáng với truyền thống vùng đất học, các thế hệ trong huyện luôn nêu cao chí khí “có nghèo cũng ráng nuôi con cháu ăn học? Danh sách thạc sĩ, tiến sĩ các nhà khoa học ngày càng nỡ rộ trên vùng đất địa linh nhân kiệt này. Phải nói rằng để tạo nên một Điện Quang với một bề dày văn hóa cả trong quá khứ lẫn hiện tại có một phần đóng góp không nhỏ của các tộc họ, các tộc trong xã đều phát động xây dựng được nguồn quỷ khuyến tài, nhiều cá nhân sống xa quê sẵn sàng đứng bên cạnh bà con quê hương để hổ trợ xây dựng trường học, nâng cấp di tích, dây dựng nhà văn hóa thôn. Ngày nay, xã Điện Quang đã có một bộ mặt hoàn toàn khác xưa, vẫn giữ được những nét truyền thống tốt đẹp quý báu nhưng cũng hòa chung vào tốc độ phát triển của xã hội, có tiếp nhận, có chọn lọc những nét tinh túy của văn hóa xưa và nay. Nghề truyền thống và các phong tục, tập quán lâu đời đang được chính quyền địa phương cố gắng lập nên các kế hoạch và chiến lược nhằm đưa Điện Quang nói riêng và huyện Điện Bàn nói chung phát triển, tạo hiệu quả cao trong việc cải thiện đời sống cho nhân dân nơi đây xóa được đói giảm được nghèo. Đưa Điện Quang trở thành một xã công nghiệp hóa hiện đại hóa. Như vậy, xã Điện Quang đang ngày một bắt kịp với tình hình chung của đất nước. Không chỉ phát triển những nét đẹp với nền văn hóa dân gian xưa kia mà còn làm cho nó ngày càng một phong phú hơn. Nhờ sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương, Điện Quang hôm nay đang ngày một đổi mới với trạm đường, trường trạm liên thông, liên xã. Qua đó chúng ta có thể tin tưởng trong tương lai xã Điện Quang anh hùng, cùng với cả nước từng bước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn trong giai đoạn mới. Nền văn hóa của xã Điện Quang sẽ ngày một phát huy các thế mạnh với những con người mới, bộ mặt mới, một bộ mặt hoàn toàn mới. B. NỘI DUNG Chương 1. Khái quát về Điện Quang 1.1. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên Điện Quang là xã thuộc tiểu vùng một (Gò Nổi) của huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Xã nằm về phía tây của huyện, là một xã có vị trí địa lý khá đặc biệt, cả ba mặt phía bắc, tây, nam đều có sông bao bộc. Xã cách thị trấn Vĩnh Điện 15km, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 50km về phía bắc, cách quốc lộ 1A 10km. Nhìn chung, vị trí địa lý của xã được xác định như sau: Phía bắc giáp xã Điện Thọ Phía đông giáp xã Điện Trung Phía nam giáp huyện Duy Xuyên Phía tây giáp xã Điện Hồng  Nhìn bao quát thì xã Điện Quang có hình của một con chim bói cá và vị trí địa lý ít thuận lợi hơn so với các xã khác trong huyện.Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa vị trí địa lý của xã không có thuận lợi gì cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của xã. Dù cách các trung tâm kinh tế, văn hóa khá xa nhưng xã vẫn giao lưu với các địa phương khác khá thuận lợi vì có sông, nhánh sông Thu Bồn nối xã liền với các xã khác và đặc biệt là các trung tâm kinh tế và văn hóa như thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An.  Trước đây sông Thu Bồn là mạch nối duy nhất giữa xã với các địa phương khác thì bây giờ xã đã có tỉnh lộ ĐT 610B chạy qua. Đây là trục giao thông huyết mạch nối xã với quốc lộ 1A nối xã với trung tâm hành chính huyện Điện Bàn và tạo điều kiện thuận lợi để xã giao lưu bên ngoài. Điện Quang là một xã có địa hình khá đặc biệt, nó là sản phẩm của sự bồi tụ của hệ thống sông Thu Bồn trên nền cát biển cổ. Chính vì thế mà địa hình của xã tương đối đồng nhất, bằng phẳng và có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chảy của dòng sông Thu Bồn, độ cao tuyệt đối dao động từ 8-10m. Hằng năm về mùa mưa (khoảng tháng 9 - 10), phần lớn diện tích đất đai đều bị ngập lụt gây thiệt hại hoa màu và tài sản của nhân dân. Tuy nhiên, sau mùa lũ thường để lại bề mặt một lớp phù sa màu mỡ tạo điều kiện sản xuất trồng trọt. Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển. Trước hết là về hệ thống thuỷ văn. Hệ thống thuỷ văn của xã chủ yếu là sông Thu Bồn và sông Bà Rén, chảy uốn khúc quanh co theo đường ranh giới phía Bắc và Tây Nam của xã với chiều dài 20km đổ về Cửa Đại (Hội An). Sông Thu Bồn là ranh giới phía Bắc giữa xã Điện Quang với các xã Điện Hồng - Điện Thọ, đoạn chảy qua xã dài 12km, lòng sông rộng trung bình từ 100 - 250m, lưu lượng nước trung bình 240m³.  Còn sông Bà Rén là ranh giới phía Nam của xã Điện Quang với huyện Duy Xuyên, đoạn chảy qua xã có chiều dài 8km chiều rộng trung bình 18 - 25km. Về mùa khô mực nước thường xuống thấp và cạn kiệt. Với hệ thống thuỷ văn như trên, vừa có thuận lợi vừa gây khó khăn cho cư dân sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Vào mùa mưa lũ thì do nước sông lên cao gây lũ lụt, người dân không thể gieo trồng. Còn mùa khô thì nước sông hạ thấp, cạn kiệt gây hạn hán, thiếu nuớc để sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa nuớc. Tuy nhiên, luợng phù sa được sông bồi đắp hàng năm làm cho đất đai nơi đây màu mỡ hơn, do đó các loại cây trồng có điều kiện phát triển tốt và cho năng xuất cao. Về khí hậu, cũng như một số xã khác của huyện Điện Bàn, khí hậu xã Điện Quang có những đặc điểm sau: Nhiệt độ bình quân hàng năm 25,6% Luợng mưa trung bình 2200mm Tổng số nắng trong năm 2370 giờ Độ ẩm trung bình 82% Lượng bốc hơi trung bình 84% Gió thịnh hành theo hai hướng đó là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, sức gió trung bình 2 - 3m/s. Gió mùa đông nam xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9, sức gió trung bình 1,3 - 2 m/s. Nhìn chung khí hậu của xã không được thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm trung bình lớn do đó tạo điều kiện cho sâu bọ phát triển phá hoại cây màu. Khí hậu khô thích hợp với các loại cây trồng như dưa hấu, bắp ngô.. Về nguồn nước thì bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặt của xã chủ yếu là nguồn nước sông Thu Bồn và sông Bà Rén. Hiện tại các con sông này là nguồn nước chính được khai thác sử dụng, cung cấp cho hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Về nguồn nước ngầm, qua thực tế cho thấy, nguồn nước ngầm trong các khu dân cư có chất lượng tương đối tốt, độ sâu mực nước dao động từ 3 - 5m, được nhân dân khai thác phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất từ giếng đào và giếng đóng. Về thổ nhưỡng, theo thống kê đất đai ngày 01/10/2000 xã Điện Quang có diện tích đất tự nhiên 1461,5ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp 652,37ha (chiếm 44,6%). Đất đai của xã phần lớn nằm dọc theo hai bên con sông Bà Rén và sông Thu Bồn, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nhưng khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và giao thông đường bộ. Đất ở đây thuộc hai nhóm đất chính đó là đất phù sa và đất cát. Đất phù sa gồm đất phù sa Glây và đất phù sa chua. Đất phù sa Glây là loại đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tầng dày trên 100cm, phân bố chủ yếu ở phía bắc, dọc theo sông Thu Bồn. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho cây lúa nước phát triển, chính vì vậy mà hiện nay số diện tích đất này phần lớn dược xã sử dụng để trồng lúa và các loại cây công nghiệp. Đất phù sa chua kém màu mỡ hơn đất phù sa Glây nhưng loại đất này có khả năng giữ nước, giữ ẩm rất tốt, phù hợp với nhiều loại cây nông nghiệp do đó hiện nay một phần nhỏ diện tích đất này được sử dụng để sản xuất nông nghiệp. Đây là loại đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, có địa hình tương đối cao, phân bố hầu hết trên địa bàn xã do đó một phần còn lại của diện tích đất này được dùng để xây dựng các khu dân cư và phát triển hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng. Còn đất cồn cát trắng vàng phân bố tập trung phân bố ở cồn Long Hội, bờ bắc sông Bà Rén và ven bờ nam sông Thu Bồn (bãi Phú Tây). Đặc điểm của loại đất này là đất có màu xám trắng, xám vàng, thành phần cơ giới hạt thô, tượng rời rạc. Loại đất này phù hợp với cây công nghiệp hàng năm, do đó được cư dân tận dụng để phát triển các loại cây hoa màu và cây công nghiệp hàng năm như thuốc lá, dâu, ớt, đậu các loại… Đây cũng chính là cơ sở để các làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển, đặc biệt là các nghề như nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề ươm tơ, nghề dệt vải… Như vậy, tuy vị trí của xã không thuận lợi bằng các xã khác nhưng với lòng quyết tâm, tinh thần chịu khó, cần cù thông minh sáng tạo của mình người Điện Quang đã và đang vươn lên phát triển cùng đất nước. Với nhánh sông Thu Bồn chảy qua, dòng sông mang phù sa cho mảnh đất Điện Quang ngày thêm màu mỡ, cây cối xanh tươi, cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng ấm no hạnh phúc… Cũng từ những nhánh sông Thu Bồn và Bà Rén, những con người thuộc thế hệ trước ở Điện Quang đã bắt đầu hành trình đến với những vùng đất văn minh khác, tiếp thu những tinh hoa của dân tộc cộng với những nét đẹp truyền thống vốn có của mình họ đã làm nên một nền văn hoá Điện Quang vừa hiện đại vừa truyền thống. Phát huy tinh thần đó thế hệ trẻ Điện Quang hôm nay vẫn luôn ý thức được nghĩa vụ của mình, vừa giữ gìn các giá trị truyền thống của xã, vừa giao lưư học hỏi tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhiều nơi khác trên khắp mọi miền của tổ quốc, kể cả thế giới để làm cho văn hoá của xã nhà càng phong phú và đặc sắc. Hiện nay cư dân của xã vẫn còn gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống như nấu rượu, làm bánh tráng, dệt vải, nuôi tằm… 1.2. Kinh tế, văn hóa - Xã hội 1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Theo báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội Điện Quang năm 2008, cơ cấu kinh tế của xã là: nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ. Từ năm 2000 đến nay nền kinh tế của xã phát triển khá ổn định, các ngành kinh tế có hướng chuyển biến tích cực. Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của xã chiếm tỷ trọng cao (85%) trong cơ cấu của xã. Trong đó ngành trồng trọt của xã phát triển khá mạnh và có chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa đáp ứng theo nhu cầu của thị trường. Trong những năm gần đây thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các loại cây công nghiệp được quan tâm đầu tư có hiệu quả thay thế các loại cây trồng hàng năm có giá trị kinh tế thấp các cây công nghiệp và cây thực phẩm chủ yếu ở xã là các loại cây: Dâu, Thuốc Lá, Ớt, Đậu các loại… Đồng thời, những năm gần đây xã đã chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ 3 vụ bấp bênh xuống còn hai vụ ăn chắc. Tìm tòi thử nghiệm các loại giống lúa, ngô, dưa hấu mới, có kết quả năng xuất cao, kháng được các loại sâu bệnh để thay thế các giống củ có năng suất thấp. Mặc dù giảm từ 3 vụ xuống còn 2 vụ nhưng tổng sản lượng lương thực của xã vẫn không thay đổi, về hiệu quả sản xuất 2 vụ lúa cao hơn 3 vụ, tạo điều kiện cho nhân dân có thời gian tập trung sản xuất cây màu và phát triển các ngành nghề, mở rộng thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó ngành chăn nuôi ở xã cũng phát triển, tuy còn hạn chế trong từng hộ gia đình. Ngoài ra phần lớn hộ gia đình ở đây đều có nuôi lợn, tận dụng phế thải của nghề nấu rượu và làm bánh tráng… công tác phòng trừ bệnh dịch cho gia súc, gia cầm luôn được nhân dân quan tâm, vì vậy tỷ lệ dịch bệnh hàng năm xảy ra rất thấp. Về sản xuất lâm nghiệp, đất đai chủ yếu của xã là đất phù sa sông, hiệu quả sản xuất các loại cây hàng năm cao, do vậy việc trồng cây lâm nghiệp chủ yếu tập trung phân tán ở các vùng bờ thửa. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trên địa bàn xã tuy có phát triển nhưng mức tăng trưởng còn chậm. Các ngành ở đây tập trung chủ yếu là các ngành khai thác cát sạn, xay xát, cơ khí, vật liệu xây dựng, vật tư sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ, chủ yếu phát triển ở lĩnh vực tư nhân. Ngành công nghiệp - thủ công nghiệp đang có chiều hướng phát triển tích cực. Hiện nay, xã đang triển khai dự án khôi phục nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, nhằm thúc đẩy cơ cấu cây trồng, tăng nhanh giá trị sản xuất hàng hóa, góp phần giải quyết lao động tại đia phương. Về thương mại - dịch vụ, từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đa dạng các thành phần kinh tế, thực hiện chính sách kinh tế mở, hệ thống thuế được cải cách. Tình hình thương mại - dịch vụ trong xã có chuyển biến tích cực, hàng hóa dồi dào, đa dạng, vật tư phục vụ cho nông nghiệp hàng hóa thiết yếu được cung cấp đầy đủ cho nhân dân, sản phẩm nông nghiệp nông dân sản xuất ra đều được tiêu thụ. Trong xã có chợ, đã quy tập trên 75 hộ kinh doanh. Ngoài ra còn có trên 55 hộ kinh doanh cố định tại nhà ở khắp các địa bàn dân cư, làm cho tình hình mua bán khá thuận lợi. Riêng với hợp tác xã nông nghiệp cũng đa dạng các loại hình thức phục vụ. Những loại hình thức nào nhân dân không đảm nhận được, hợp tác xã mở rộng phục vụ cho nhân dân, tập trung chủ yếu các dịch vụ và kinh doanh các mặt hàng sau: dịch vụ sản xuất nông nghiệp gồm: dịch vụ làm đất, thủy lợi, vật tư, về giống, thuốc bảo vệ thực vật; các dịch vụ tổng hợp khác gồm: dịch vụ sản xuất và sơ chế thuốc lá, cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất… Về giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Mạng lưới giao thông trong xã hiện nay đã khác trước nhiều và có nhiều thuận lợi hơn xưa. Trước kia, Điện Quang chỉ có giao thông thủy, xã được bao bọc chung quanh bởi hai con sông Thu Bồn và Bà Rén, chạy dọc ở phía bắc và phía nam của xã nối liền với các xã miền núi, đồng bằng tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và di sản văn hóa thị xã Hội An. Do đó ở đây hàng năm, vào ngày 2 - 9 hoặc lễ hội Thanh Minh xã thường tổ chức đua ghe trên sông Thu Bồn. Điều đó tạo nên một nét đặc sắc trong văn hóa của người Điện Quang, văn hóa vùng sông nước. Đến nay, do quá trình phát triển giao thông của xã không chỉ gói gọn trong mạng lưới đường thủy nữa mà có cả đường bộ và đường sắt. Dù vậy hội đua thuyền vẫn không hề biến mất mà ngày càng được nhân dân hưởng ứng và tổ chức có quy mô lớn hơn. Nếu trước kia, cư dân trong xã chỉ dùng đường thủy để giao lưu và buôn bán, văn hóa với các vùng khác thì bây giờ, khi có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua xã, khi con đường tỉnh lộ 610 B chạy suốt từ quốc lộ 1A đến Văn Ly đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho việc giao lưu giữ xã với các vùng khác. Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy ngang xã ở phía đông, có chiều dài 4,5km và có một trạm ga Gò Nổi phục vụ cho nhân dân đi lại Điện Quang – Đà Nẵng, Điện Quang - Quy Nhơn và ngược lại, còn tỉnh lộ 610B đi qua xã với chiều dài 5,5km, rộng trung bình 6m, đã được thảm bằng nhựa là trục giao thông chính để xã mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa với tất cả mọi vùng miền trong nước. Ngoài ra, đường xã và liên thôn cũng được cải tiến và phân bố đồng đều trong toàn xã. Tổng chiều dài là 38.000m, được phân bố tập trung theo mạng lưới bàn cờ nối với trục lộ ĐT 610B đã bê tông hóa. Vì vậy mà nhân dân trong xã đi lại thuận tiện và mở rộng các mối quan hệ xã hội. Xã có một bưu điện văn hóa xã được xây dựng tại khu trung tâm và 72 máy điện thoại cố định thuê bao, tỷ lệ máy điện thoại trong nhân dân bình quân còn thấp. Xã có một đài truyền thanh phát sống FM và 11 trạm truyền thanh thôn, tiếp sóng đài trung ương, tỉnh, huyện, xã, nhưng chất lượng còn kém. Tuy chất lượng còn kém nhưng hệ thống thông tin liên lạc của xã đáp ứng được phần nào nhu cầu liên lạc, giao lưu với bên ngoài. Đặc biệt là đã có các trạm truyền thanh thôn, từ đây các thông tin văn hóa, xã hội, thông tin kinh tế của đất nước và quốc tế đều đến được với nhân dân trong xã. Đây cũng là một cơ sở để xã phát triển hơn về mọi mặt, đặc biệt là nâng cao tầm hiểu biết và giao lưu văn hóa. 1.2.2. Văn hóa – Xã hội So với nhiều nơi trong và ngoài tỉnh Quảng
Tài liệu liên quan