Đề tài Định hướng giá trị và hình thành hành vi đạo đức của thế hệ trẻ

Trong bài này chúng tôi xin trình bày giá trị đạo đức nền tảng xưa và nay của Việt Nam. Đồng thời phác thảo đôi nét về sự phát triển cũng như sự hình thành thói quen, hành vi đạo đức của thế hệ trẻ của chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Theo hệ tư tuởng của nho giáo đã một thời dài là hệ tư tưởng chính thống của Trung Quốc mà nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. Thì ngày nay vai trò của nó vẫn còn rõ nét trong hệ tư tưởng giá trị đạo đức của chúng ta hiện nay. Theo Khổng Tử một người trong xã hội luôn phải phấn đấu hoàn thiện mình để trở thành một chính nhân quân tử văn võ song toàn. Theo ông đạo làm trai trong xã hội rèn luyện theo sách thánh hiền bao gồm Tứ Thư và Ngũ Kinh. Trong đó Tứ Thư bao gồm những cuốn: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử , còn Ngũ Kinh là:Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu. 1)Đại Học là cuấn sách dạy đạo làm người quân tử, gồm hai phần: Phần một chép lời Khổng Tử bao gồm một hệ triết học mang nặng yếu tố nhân xinh quan, nhằm mục đích tổ chức xã hội(tu, tề, trị, bình). Phần hai chép lời của Trang Tử mà theo ông người quân tử là phải cách vật( thấu hiểu mọi sự vật), trí trí( biết tới ngọn ngành), thành ý( thành thực) và chính tâm( lòng dạ phải chân chính ). 2)Trung Dung là cuấn sách dạy ta phải ăn ở đúng mực, không thái quá, không bất cập( bảo thủ). Phải luôn giữ cái trí để biết rõ sự lý, giữ cái nhân để làm điều thiện, cái dũng để kiên trì vượt khó mà hành thiện. 3) Luận Ngữ lá sách dạy đạo làm người một cách thực tiễn. 4)Mạnh Tử là sách do Mạnh Tử viết về thuyết nhân chính( bớt đánh nhau, thôn tính, cải thiện đời sống nhân dân ).

doc8 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Định hướng giá trị và hình thành hành vi đạo đức của thế hệ trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368   Định hướng giá trị và hình thành hành vi đạo đức của thế hệ trẻ Trong bài này chúng tôi xin trình bày giá trị đạo đức nền tảng xưa và nay của Việt Nam. Đồng thời phác thảo đôi nét về sự phát triển cũng như sự hình thành thói quen, hành vi đạo đức của thế hệ trẻ của chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Theo hệ tư tuởng của nho giáo đã một thời dài là hệ tư tưởng chính thống của Trung Quốc mà nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. Thì ngày nay vai trò của nó vẫn còn rõ nét trong hệ tư tưởng giá trị đạo đức của chúng ta hiện nay. Theo Khổng Tử một người trong xã hội luôn phải phấn đấu hoàn thiện mình để trở thành một chính nhân quân tử văn võ song toàn. Theo ông đạo làm trai trong xã hội rèn luyện theo sách thánh hiền bao gồm Tứ Thư và Ngũ Kinh. Trong đó Tứ Thư bao gồm những cuốn: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử , còn Ngũ Kinh là:Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu. 1)Đại Học là cuấn sách dạy đạo làm người quân tử, gồm hai phần: Phần một chép lời Khổng Tử bao gồm một hệ triết học mang nặng yếu tố nhân xinh quan, nhằm mục đích tổ chức xã hội(tu, tề, trị, bình). Phần hai chép lời của Trang Tử mà theo ông người quân tử là phải cách vật( thấu hiểu mọi sự vật), trí trí( biết tới ngọn ngành), thành ý( thành thực) và chính tâm( lòng dạ phải chân chính ). 2)Trung Dung là cuấn sách dạy ta phải ăn ở đúng mực, không thái quá, không bất cập( bảo thủ). Phải luôn giữ cái trí để biết rõ sự lý, giữ cái nhân để làm điều thiện, cái dũng để kiên trì vượt khó mà hành thiện. 3) Luận Ngữ lá sách dạy đạo làm người một cách thực tiễn. 4)Mạnh Tử là sách do Mạnh Tử viết về thuyết nhân chính( bớt đánh nhau, thôn tính, cải thiện đời sống nhân dân ). Những nội dung chính của đạo lý nho giáo này vẫn là những nền ảnh hưởng hưởng đến hệ đạo đức và vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Tuy rằng thời đại ngày nay vai trò cũng như quyền bình đẳng giữa nam và nữ đã khác trước nhiều dẫn đến hệ giá trị đạo đức khác trước. Song bên cạnh những yếu tố không phù hợp thì còn nhiều nét đẹp vẫn cần phải giữ lại làm định hướng giá trị đạo đức. Trong tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc, giá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào. Sự phát triển nhanh của mỗi xã hội, mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân bắt nguồn kể cả ở sự thống nhất giữa các định hướng giá trị từ phía xã hội, từ phía các cộng đồng và từ phía các cá nhân. Tầm quan trọng của giá trị và định hướng giá trị được nhiều khoa học: triết học, xã hội học, tâm lý học. . . nghiên cứu. Có thể quan niệm giá trị là ý nghĩa của khách thể thuộc thế giới xung quanh, hấp dẫn và cuốn hút và con người không phải ở chính giá trị, mà bởi sự phù hợp giữa một bên là ý nguyện , hứng thú, sở thích, lợi ích, nhu cầu cá nhân và một bên là mục tiêu phấn đấu đã được xác định. Giá trị cũng còn được quan niệm như là các quy phạm, các tiêu chuẩn để đánh giá đúng và sai, đẹp và xấu, thật và giả. Khi xã hội còn đang ở quá trình phôi thai thì không phải cá nhân tiếp xúc với cá nhân với tư cách là một nhân cách, mà là cộng đồng tiếp xúc với cộng đồng. Đó là những chủ thể tập thể này tiếp xúc với những chủ thể tập thể kia. Chủ thể tập thể đó đã tác động, chi phối và định hướng đối với ý thức và hoạt động của cá nhân. Khi xã hội đã tiến lên một trình độ phát triển nhất định, đã có một sự tương ứng về định hướng giá trị thì mới xuất hiện sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa giá trị của xã hội, giá trị của cộng đồng và giá trị của cá nhân. Như vậy, tính định hướng về giá trị của xã hội trở nên rất quan trọng trong quan hệ với định hướng về giá trị của gia đình. Đến lượt mình, tính định hướng về giá trị của gia đình càng trở thành một yếu tố rất quan trọng chi phối sự phát triển của cá nhân nói chung, sự phát triển của thế hệ trẻ nói riêng. Thực tiễn cho thấy khi giá trị và định hướng giá trị của cá nhân phát triển và bộc lộ một cách cực đoan, vượt lên trên định hướng và trình độ phát triển của xã hội, của cộng đồng thì thường xuất hiện những hiện tượng lệch chuẩn, những hiện tượng phi đạo đức, phi văn hóa. Và một khi không có sự thống nhất, không có sự hài hòa giữa định hướng giá trị của - xã hội, của cộng đồng, của cá nhân cũng sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển, lệch lạc và méo mó của xã hội - với tư cách là một chỉnh thể nói chung - của mỗi cộng đồng, của mỗi cá nhân nói riêng. Mặt khác, thực tiễn cũng cho thấy tình hình là xã hội đã xác định được định hướng của mình và cộng đồng cũng xác định được các mục tiêu theo định hướng đó, nhưng nếu không tính đến nhu cầu, năng lực và lợi ích cá nhân, thì rốt cuộc cả xã hội, cả cộng đồng, cả cá nhân đều không có cơ sở, không có động lực để phát triển. Định hướng giá trị trong xã hội Việt Nam truyền thống. Lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam có đặc trưng lớn nhất, thể hiện rõ nhất là nó luôn luôn phải chống trả sự xâm lược của ngoại bang. Nhiều thập kỷ của nhiều thế kỷ dân tộc Việt Nam đã buộc phải đứng dậy chống lại kẻ thù, bảo về quyền tồn lại độc lập của mình. Ngoài việc chống trả sự xâm lược của ngoại bang, dân tộc Việt Nam còn phải đấu tranh chống lại với thiên tai, giông bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh mà hầu như năm nào cũng gặp phải. Một cá nhân với sức lực bé bỏng và nhỏ nhoi, một mình không thể thắng nổi thiên tai và địch họa. Muốn bảo đảm sự sống của chính mình, mỗi cá nhân không có con đường nào khác là phải bổ sung cho sức mạnh của cộng đồng, dựa vào, bám vào sức mạnh ấy để tồn tại. Tinh thần cộng đồng, tâm lý cộng đồng trở thành một đòi hỏi khách quan và nó được cả cộng đồng cũng như mỗi cá nhân ra sức tạo lập và củng cố. Đó là một bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho sự tồn tại của mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân. Tinh thần cộng đồng, tâm lý cộng đồng trùm lên các lĩnh vực của đời sống xã hội, của đời sống cộng đồng và do đó nó đóng vai trò chi phối và định hướng về giá trị của cá nhân "Không có gì quý hơn độc lập tự do" là một hệ giá trị mà Hồ Chí Minh đã tổng kết và khái quát. Hệ thống giá trị này đã phản ánh một phương diện bức xúc của xã hội và đáp ứng một đòi hỏi khách quan của cả xã hội, của các cộng đồng, của các cá nhân. Hệ thống giá trị này định hướng cho nhiều lĩnh vực hoạt động. Xã hội trước hết phải chăm lo đến sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và các dạng hoạt động khác của xã hội phải tính đến nhiệm vụ quốc phòng, phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ độc lập của dân tộc. Người nông dân có đi cày nhưng cũng thường xuyên phải tập luyện quân sự. Định hướng giá trị của xã hội, của các cộng đồng, của các cá nhân không thể tập trung vào một hướng xác định của riêng mình và cũng không thể không chịu ảnh ảnh của những hướng hoạt động khác. Từ những điều trình bày trên đây có thể nêu lên một số nhận định về định hướng giá trị của Việt Nam trước đây: 1/ Định hướng giá trị của cộng đồng xuất hiện sớm hơn định hướng giá trị của xã hội và định hướng giá trị của cá nhân. Về sau định hướng giá trị của xã hội mới thông qua định hướng của cộng đồng để tác động một cách gián tiếp đến đạo đức, hành vi và thái độ của cá nhân. 2/ Tính cộng đồng của xã hội Việt Nam, cũng như của các nhóm lớn, nhóm nhỏ của nó bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và đời sống cá nhân. Cá nhân không thể tách biệt với cộng đồng, với xã hội. 3/ Tính cộng đồng đó một mặt tăng cường sức mạnh tập thể trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và phòng chống thiên tai. Mặt khác, tính cộng đồng đó cũng hạn chế tính đa dạng, tính năng động của cá nhân, làm cho cá nhân bị hòa tan trong cộng đồng. Định hướng giá trị của gia đình Việt Nam và sự chi phối của nó đối với thế hệ trẻ ngày xưa. Trẻ em Việt Nam sinh ra và lớn lên trong sự yêu thương đùm bọc, cưu mang của gia đình, cũng như của cộng đồng. Nó là “hoa của đất", nó được "Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa". Nó là trung tâm chú ý, trung tâm tình cảm trước hết của người mẹ, sau đó là của mọi thành viên trong gia đình, trong dòng họ. Gia đình là một cộng đồng ổn định và xác định. Gia đình thực hiện các chức năng của hoạt động kinh tế, tổ chức sản xuất, tổ chức các lĩnh vực khác trong hoạt động sống của con người: giáo dục từ tình cảm, đến kỹ năng, kỹ xảo, từ ứng xử đến đạo đức, từ lối sống, hình thành định hướng giá trị đến tổ chức thực hiện giá trị. Định hướng giá trị cho đứa trẻ trước hết phụ thuộc vào địa vị kinh tế, vị thế chính trị, vai trò xã hội, vào quá trình giáo dục của gia đình, trước hết là của cha mẹ. Giáo dục gia đình có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc định hướng về giá trị của đứa trẻ. Quá trình này có những đặc trưng sau: 1/ Người Việt nam có truyền thống hiếu học, " Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy", "Không thầy đố mày làm nên". Học chữ, học nghĩa - dù là được dăm ba chữ, trước hết là để làm người, trở thành người, biết làm người xét từ phạm trù đạo đức học. 2/ Trước khi tới trường, tới lớp thì đứa trẻ đã được dạy dỗ theo kiểu truyền khẩu, truyền miệng, theo kiểu trực quan chỉ bảo, bày vẽ thực hành mang tính thiết thực, cụ thể, ít tính khái quát, ít tính lý luận. 3/ Khi đủ tuổi đến trường đi học, đứa trẻ không phải tất cả và không bắt buộc đã được tiếp thụ nhiều tri thức xa rời thực tiễn, mang tính lý luận thuần túy, liên quan nhiều đến các chuẩn mực và giá trị đạo đức hơn là những kiến thức về tự nhiên, về xã hội, về khoa học kỹ thuật. 4/ Trong xã hội Việt Nam truyền thống với hoạt động chủ đạo là sản xuất nông nghiệp nhỏ, kỹ năng sản xuất rất đơn giản, kỹ thuật sản xuất rất sơ khai, chỉ cần học dăm ba buổi cũng biết cày, biết bừa, chỉ cần thông qua kinh nghiệm của người lớn cũng tự biết kỹ thuật canh tác. 5/ Định hướng giá trị thông qua quá trình giáo dục gia đình trong xã hội nông nghiệp cổ truyền chỉ giới hạn ở lòng yêu quê hương đất nước, ở tinh thần dân tộc, ở những chuẩn mực và giá trị đạo đức thể hiện trước hết trong quan hệ ứng xử "Bầu ơi thương lấy bí cùng", "Chị ngã em nâng", "Tay đứt ruột xót", quý trọng người già. 6/ Định hướng giá trị ấy cứ được lặp đi lặp lại mãi trong mỗi gia đình, ít diễn biến, ít thay đổi trong khuôn khổ của một cộng đồng khép kín. Ít có những định hướng phát triển về khoa học tự nhiên và khoa học thực nghiệm do đó chúng không có điều kiện phát triển. 7. Một giá trị phổ biến là: "Giàu sang phú quý", nhưng điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội không cho phép giá trị này được thực hiện một cách rộng rãi, phương cách đi đến làm giàu cũng hết sức hạn hẹp. Sản xuất hàng hóa chưa phát triển thì khái niệm kinh doanh cũng chưa hình thành: Dẫu có quan niệm "Phi thương bất phú” thì người di buôn vẫn bị đánh giá ở một vị trí rất. 8. Trong khi đó giá trị chức quyền lại mang tính phổ biến, trẻ đi học dù theo định hướng của gia đình là để làm quan, nhưng mấy ai đạt được mục đích này. Và nếu có cũng là một số ít ở thôn quê với tệ mua quan, bán chức để trở thành ông nhiêu, ông xã, ông phó, ông lý có tý chút chức quen đã được coi là danh giá lắm rồi. Một vài nhận xét về định hướng giá trị của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay. Theo những số liệu khảo sát theo phương pháp chọn mẫu với tính đại diện cao của nhiều công trình nghiên cứu hệ trong những năm gần đây có thể rút ra dụ một số nhận định là: 1/ Hiếu học, ham hiểu biết, muốn có tri thức luôn luôn là một định hướng giá trị chi phối hành vi của thế hệ trẻ trước đây cũng như ngày nay. Có trình độ học vấn rộng là tiêu chí mang tính phổ biến cao ở thế hệ trẻ thuộc các vùng miền, các lĩnh vực hoạt động khác nhau. 2/ Tính thực tế của định hướng giá trị là một sự khác biệt về chất giữa thế hệ trẻ trước đây và thế hệ trẻ hôm nay. Học ngoại ngữ, học vi tính, có trình độ chuyên môn sâu ở hai đến ba lĩnh vực để sau khi học xong có thể đảm bảo một cuộc sống có thu nhập cao là một hiện tượng thường thấy trong sinh viên và học sinh. 3/ Tính thiết thực trong định hướng giá trị không chỉ giới hạn ở những đảm bảo về vật chất mà cả những tiến bộ về tinh thần, học vấn và tay nghề. Được làm việc sau khi ra trường là nguyện vọng bức xúc. Nhưng công việc đó phải có điều kiện để phát triển năng lực và sáng tạo, phù hợp với sở thích và hứng thú cá nhân và có thể giúp ích cho nhiều người. 4/ Định hướng giá trị ở thế hệ trẻ hôm nay phản ánh tính phong phú, tính đa dạng của những mục tiêu mà họ đang ra sức phấn đấu, của những bậc thang giá trị mà họ ưu tiên nhiều hay ít trong quá trình nỗ lực ý chí, khắc phục khó khăn để đi tới thành công. 5/ Nếu định hướng giá trị của thế hệ trẻ ngày xưa phụ thuộc vào sự giáo dục, chỉ dẫn của cha mẹ, của dư luận xã hội, thì ngày nay nó được xác định bởi sự tự lựa chọn, tự quyết định, bới tự khẳng định và tự ý thức của thanh thiếu niên. Đó là một đấu hiệu, một đặc điểm của sự phát triển nhân cách ở lớp trẻ, là mềm tin và tự hào của những người lớp trước vào thế hệ đang kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng mà mình đã chiến đấu và hy sinh. Dự đoán về sự biến đổi định hướng giá trị ở thanh niên trong tương lai:Có thể nói khái quát rằng tuy có những xung đột nhỏ giữa các thế hệ về hệ tư tưởng về giá trị đạo đức. Đặc biệt là của người cao tuổi đối với thế hệ trẻ(9X) về văn hoá ứng sử. Song cũng không thể phủ nhận sự năng động của giới trẻ ngày nay. Kết luận sư phạm: Người giáo viên cần nắm được định hương giá trị của học sinh để phỏng đoán được thái độ, hành vi của học sinh đó. Đồng thời có những hành động thiết thực trong việc giảng dạy để hình thành ở học sinh một hệ thống giá trị đạo đức thích hợp phù hợp với xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Những vấn đề cơ bản GD hiện đại. Tác giả :Thái Duy Tiên-Nhà XB giáo dục 1998 Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình CNH-HĐH. Nhà xb chính trị QGHN-2001. Tập bài giảng: Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm –Ts Đinh Thị Kim Thoa-ĐHQGHN Hỏi đáp về cơ sở văn hoá Việt Nam. NXB văn hoá-thông tin-2006. Định hướng giá trị và sự phat triển của thế hệ trẻ: GS-TS Đỗ Long-Tạp chí tâm lý học.