Đề tài Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian sản xuất trong sản phẩm gốm Bát Tràng

Nâng cao hiệu quả kinh doanh, giành thị trường và khách hàng, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển là mục tiêu cơ bản đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Để làm được điều đó thì việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian sản xuất là điều kiện rất cần thiết cho sự tồn tại của doanh nghiệp và tạo ra sức mạnh cạnh tranh.

docx26 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian sản xuất trong sản phẩm gốm Bát Tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI ------------------&---------------- HÀ THỊ HẢI LÝ Lớp: K12-QT2 Trường: ĐH Mở Hà Nội ĐỀ TÀI: ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ RÚT NGẮN THỜI GIAN SẢN XUẤT TRONG SẢN PHẨM GỐm BÁT TRÀNG Hà Nội, 11/2006 LỜI NÓI ĐẦU Nâng cao hiệu quả kinh doanh, giành thị trường và khách hàng, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển là mục tiêu cơ bản đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Để làm được điều đó thì việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian sản xuất là điều kiện rất cần thiết cho sự tồn tại của doanh nghiệp và tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Vì vậy: Việc nghiên cứu đề án “Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian sản xuất trong sản phẩm gốm Bát Tràng sẽ chứng tỏ được vai trò và hiệu quả của đổi mới công nghệ. Mục đích của việc nghiên cứu đề án là nhằm thấy được vai trò của đổi mới công nghệ trong làng gốm Bát Tràng, nhận biết được tình hình cải tạo, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong làng gốm và thực trạng của đổi mới, những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế trong việc đổi mới công nghệ, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu cho vấn đề. Đối tượng nghiên cứu của đề án là các sản phẩm đặc trủng như: Bát, đĩa, ấm, chén. Cách thức, biện pháp tiến hành đổi mới công nghệ từ đó cho thấy hiệu quả của đổi mới công nghệ. Phạm vi nghiên cứu của đề án được thực hiện trong phạm vi quy mô nhỏ, trong các xưởng sản xuất ở Bát Tràng với những sản phẩm đặc trưng. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, cùng với việc đi quan sát thực tế, qua sách báo, internet…Nhằm nhận biết được hiệu quả và thực trạng của vấn đề đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục. KẾT CẤU CỦA ĐỀ ÁN LỜI NÓI ĐẦU NỘI DUNG Chương I: Một số lý luận chung về vấn đề công nghệ và đổi mới công nghệ. Chương II: Mô tả quá trình sản xuất sản phẩm và thực trạng của đổi mới công nghệ ở các xưởng sản xuất gốm Bát Tràng. Chương III: Một số thực trạng và giải pháp khắc phục của xản phẩm gốm Bát Tràng hiện nay và đề xuất cá nhân. KẾT LUẬN CHUNG TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ I. Khái niệm chung về công nghệ và đổi mới công nghệ 1. Công nghệ là gì? Các định nghĩa về công nghệ: 1.1. Công nghệ trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, sự tham gia và can thiệp của Máy móc và thiết bị rất hạn chế. Các yếu tố đầu ra như năng suất, chất lượng, giá thành chủ yếu phụ thuộc vào năng lực, tổ chức, khai thác, điều hành và quản lý quá trình đó gọi chung là nghệ thuật làm việc. Mục tiêu: Chuyển hoá và biến đổi các yếu tố đầu vào: Như tài nguyên, vật tư kỹ thuật, nguyên nhiên vật liệu. Tất cả các yếu tố đầu vào: Vốn( K ), Lao động ( L ) là hai yếu tố khan hiếm. Chuyển hoá các hình thức đầu vào dưới hình thức gia công, chế biến, chế tạo à gọi chung là sản xuất. à Định nghĩa công nghệ: Công nghệ là nghệ thuật làm việc để tác động lên đối tượng lao động nhất định sao cho đem lại hiệu quả kinh tế xã hội là lớn nhất. Nhược điểm của định nghĩa: Chưa nêu được bản chất của công nghệ. 1.2. Định nghĩa về công nghệ của tổ chức quốc tế và khu vực 1.2.1 Định nghĩa của UNIDO UNIDO đã tìm cách hoàn thiện định nghĩa nêu trên bằng cách phân tích như sau: UNIDO nói: Công nghệ là nghệ thuật làm việc. à Công nghệ là việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và xử lý một cách có hệ thống và phương pháp. 1.2.3. Định nghĩa ESCAP Định nghĩa 1: Giữa thập niên 60 công nghệ được hiểu là hệ thống kiến thức và công trình, kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin. Định nghĩa 2: Công nghệ được hiểu là hệ thống các kỹ năng, kiến thức thiết bị, phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo hay dịch vụ chức năng và dịch vụ quản lý. Hạn chế: Chưa nêu được mối quan hệ giữa khoa học công nghệ với nguồn lực quốc gia, cũng như lý thuyết với thực hành, nghiên cứu với triển khai. 1.3. Định nghĩa tổ hợp về công nghệ Sau khi phân tích, phê phán và tổng hợp về các định nghĩa nêu trên ta có định nghĩa công nghệ: Công nghệ là tập hợp các kiến thức và kết quả khoa học ứng dụng nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên hay nguồn lực quốc gia thành những mục tiêu sinh lời cho xã hội. Công nghệ bao gồm: Kỹ năng Kiến thức Thiết bị Phương pháp à Quan điểm về thành phần công nghệ: Quan điểm 1: Công nghệ gồm bốn thành phần: Máy móc thiết bị ( T ) Con người ( KHCN ) ( H ) Thông tin khoa học công nghệ ( I ) Tổ chức quản lý ( O ) Quan điểm 2: Công nghệ có hai thành phần: Phần cứng công nghệ: Máy móc, trang thiết bị ( T ) Phần mềm công nghệ ( H, I, O ) 2. Đổi mới công nghệ là gì? Đổi mới công nghệ là quá trình chủ động cải tiến từng phần hoặc toàn diện một công nghệ nhằm thoả mãn nhu cầu một thị trường, tức là quá trình hoàn thiện những tri thức cho phép tăng giới hạn các khả năng sản xuất công nghệ. à Vậy: Đổi mới công nghệ có thể là biện pháp sử dụng lọai hình sản xuất mới cho phép sản xuất nhiều hơn với cùng lượng các yếu tố đầu vào, hoặc giữ nguyên sản xuất với lượng các yếu tố ít hơn hoặc sản xuất tốt hơn với cùng lượng các yếu tố đó. Đổi mới công nghệ thể hiện ở hai khía cạnh. - Đổi mới kỹ thuật : thường kéo theo sự thay đổi đáng kể thiết kế công nghệ. - Thay thế công nghệ. 3. Vai trò tác động của đổi mới công nghệ - Thắng lợi trong cạnh tranh là một trong những mục tiêu mà các doanh nghiệp liên tục phấn đấu đạt tới. Nó cũng là chìa khoá thành công trong sản xuất kinh doanh của họ à Để thực hiện mục tiêu này các doanh nghiệp sử dụng nhiều biện pháp như làm tốt việc tổ chức, điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh…Đặc biệt đổi mới công nghệ được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu. - Đổi mới công nghệ sẽ cho phép tăng thêm giới hạn khẳ năng sản xuất công nghệ. Đổi mới công nghệ sẽ là biện pháp sử dụng loại hình sản xuất mới cho phép sản xuất được nhiều với cùng lượng yếu tố đầu vào, hoặc giữ nguyên sản xuất với cùng lượng yếu tố đó, đổi mới công nghệ sẽ gây biến động về quy mô sản xuất. - Đổi mới công nghệ sẽ dẫn đến đổi mới sản phẩm. Rút ngắn được vòng đời sản phẩm, thay đổi và rút ngắn được những giai đoạn trong vòng đời sản phẩm, từ đó sản phẩm sẽ nhanh chóng được thị trường nhìn nhận đánh giá. Các yếu tố như mức độ thoả mãn, số lượng, chất lượng và các chức năng sản phẩm được thay đổi, tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và khách hàng. 4. Muốn đổi mới công nghệ thành công cần phải làm gì? 4.1. Đánh giá công nghệ Lý do đánh giá công nghệ: - Nắm được sự thay đổi biến động để đưa ra quyết định điều chỉnh, đầu tư, đổi mới. - Đánh giá để nắm thông tin liên quan làm cơ sở khoa học xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược sản phẩm. Chiến lược về chất lượng sản phẩm dựa trên năng lực công nghệ. - Đánh giá để nhận biết mặt tích cực của công nghệ để phát huy và nhận điện mặt tiêu cực để hạn chế. Hạn chế gồm: + Không tính toán, không cân nhắc. + Không phục vụ cho mục tiêu kính tế-xã hội, gây xáo trộn. + Không cân đối, gây mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân. à Định nghĩa về đánh giá công nghệ: Đánh gía công nghệ được hiểu là tất cả các hoạt động được xem xét, đánh giá mối tương quan giữa công nghệ với môi trường. + Môi trường khoa học công nghệ quốc gia. Nghĩa là xem xét công nghệ đó có còn phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay của quốc gia hay không. + Môi trường phát triển kinh tế xã hội: Nghĩa là xem công nghệ đó còn hỗ trợ cho doanh nghiệp làm ăn có lãi hay không. + Môi trường chính trị- văn hoá- pháp luật và tiền tệ-tài chính. + Môi trường quan hệ quốc tế hội nhâp. + Môi trường sinh thái. Các bước cơ bản đánh giá công nghệ: Bước 1: Liệt kê những công nghệ sẵn có, cùng lọai để đối chiếu so sánh Mô tả công nghệ được đánh giá, bằng những số liệu, dữ liệu và những thông số cơ bản liên quan, bằng hệ thống bảng biểu đồ thị từ đó tìm ra quy luật của vấn đề bằng những sơ đồ bản vẽ, bằng các hệ thống khác. Bước 2: Tiến hàng đánh giá theo yêu cầu Bước 3: Phân tích, phê phán ra quyết định - Duy trì công nghệ đó nếu chỉ tiêu vẫn còn phù hợp về kỹ thuật. - Điều chỉnh, điều chỉnh để đổi mới công nghệ đó nếu chỉ tiêu tương ứng không còn phù hợp. - Bác bỏ nếu điều chỉnh không được. Nguyên tắc đánh giá công nghệ: Để đánh giá công nghệ có hiệu quả ta phải tuân thủ ba nguyên tắc sau: - Nguyên tắc khách quan: Khi đánh giá phải có thái độ khách quan, khoa học, không phải vì một áp lực nao mà thay đổi thông tin, số liệu, bóp méo sự thật từ đó đưa ra những quyết định sai trái và hậu quả khôn lường. - Nguyên tắc toàn diện: Nghĩa là khi xem xét đánh gía thì phải đặt trong bối cảnh không gian, thời gian xác định cũng như sự rằng buộc chung về kinh tế-xã hội, chính trị, luật pháp. - Nguyên tắc khoa học: Đánh giá để nhận điện mặt tích cực và tiêu cực thì phải đưa ra được nhứng giải pháp để phát huy và hạn chế. 4.2. Các công cụ đánh gía công nghệ Công cụ tài chính-kế toán: - Các thông số đánh giá: + Hệ số hoà vốn đơn giản +Thời gian thu hồi vốn To + Quay vòng vốn Ro - Với những doanh nghiệp công nghệ, cần tính thông số hiệu quả NPV. NPVtt =() - (o) >0 (NPV>0) NPVlt = ( r : chi phí cơ hội của vốn) - Tỷ suất IRR: Nó là tỷ suất chiết khấu đặc biệt: (IRR > (r ) ) - Điểm hoà vốn: (R0 ) Thu: Rc = P0Q0 (y = ax ) Chi: F = FC + FV Q0 < Q* à AB-AC = BC ( lãi ) > 0 Q0 > Q*, A,B, - A,C, < 0 QCN = ( Q0 + Q0pt) à Mô hình lựa chọn theo số lượng. - Công cụ tài chính chỉ cho phép người ta tính toán theo các giá trị riêng, trong đánh giá công cụ người ta có thể sử dụng công cụ phân tích để tổng hợp các giá trị riêng biệt đó. Công cụ phân tích chi phí lợi ích: Bước 1: Liệt kê các công cụ sẵn có cùng lọai, mô tả công nghệ được đánh giá. Bước 2: Xác định các yếu tố lợi ích Bij (j niên độ) Bước 3: Biến đổi các yếu tố lợi ích thành tiền. Theo hai cách: Theo đại số: Bij Hiện tại: Bước 4: Xác định các yếu tố chi phí: Cij (i khoảng độ chi phí; j niên độ ) Bước 5: Biến đổi các yếu tố chi phí thành tiền. Theo đại số: Cij Theo hiện tại: Bước 6: Lập tỷ số đạt yêu cầu > 1 đạt yêu cầuàKết thúc. Bước 7: Điều chỉnh nếu không đạt yêu cầu. Bước 8: Phân tích, Phê phán, kểt luận và ra quyết định. 4.3. Xác định được mô hình tổng hợp lựa chọn công nghệ Để đổi mới công nghệ một cách hiệu quả thì việc đưa ra được mô hình tổng hợp lựa chọn công nghệ là rất cần thiết. à Mô hình tổng hợp: - Lý thuyết: Kcn= Pi là điểm ( giá trị) mà hội đồng đánh giá đối với chỉ tiêu rời rạc thứ i. Đây là điểm thực tế đối với Pi Pim Điểm giá trị của chỉ tiêu rời rạc thứ i. Tương ứng theo lý thuyết. Để đơn giản hoá trong thực tế người ta quy ước: Nếu: Pi5 à Pim = 5 Nếu: Pi 10 à Pim =10 Vi Trọng số của chỉ tiêu rời rác thứ i - Thực tế: Kcn = 4.4. Luôn luôn tiếp nhận và chuyển giao công nghệ hiệu quả 5. Những nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ - Trình độ khoa học kỹ thuật. - Cách đổi mới hội nhập, mở cửa đối với sự phát triển công nghệ. - Thị trường đối với KHCN. - Các giai đoạn biến đổi đối với KHCN Kết luận: - Việc đổi mới công nghệ sẽ dẫn đến việc đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lưựong sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất… chúng có mối liên hệ mật thiết, nguyên nhân- hệ quả. - Đổi mới công nghệ sẽ dẫn đến đổi mới sản phẩm, đổi mới chất lượng,mẫu mã, hình thức. Tạo ra một sự cải tiến đáng kể cho sản phẩm, từ đó tạo ra được sức mạnh trong cạnh tranh của sản phẩm. Giúp doanh nghiệp chiếm được thị trường và khách hàng, tạo doanh thu lớn cho doanh nghiệp. - Đổi mới công nghệ sẽ dẫn đến việc thay đổi vòng đời sản phẩm, rút ngắn cho những giai đoạn không cần thiết của vòng đời sản phẩmà từ đó kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường. CHƯƠNG II MÔ TẢ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ THỰC TRẠNG VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở CÁC XƯỞNG SẢN XUẤT GỐM BÁT TRÀNG - Nguyên liệu tạo sản phẩm: Sét trắng và cao lanh : Tỷ lệ: 50-50 hoặc 60-40 Vì sét trắng là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất gốm nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm gốm. Trong thành phần của đất sét gồm các loại khoáng chủ yếu là caolinit, montmorilonit, illit…ngoài ra còn có các tạp chất hữu cơ, các muối sunphát … Bảng 1 cho thấy thành phần hoá, phân bố cỡ hạt điển hình cho các loại đất sét. Bảng 1: Thành phần hoá Tên đất sét Thành phần % các ôxit SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO K2O Na2O MKN Tổng Đ.S Kim Sen 58.94 24.86 5.11 0.63 0.30 2.12 0.25 7.34 9.55 Đ.S Trúc Thôn 64.36 23.94 0.93 0.91 0.60 1.93 0.28 6.47 99.42 Bảng 2: Thành phần cỡ hạt Tên đất sét Thành phần cỡ hạt (mm) >0.5 0.5-0.25 0.25-0.1 0.1-0.25 0.05-0.01 0.01-0.005 0.005-0.002 0.002-0.001 <0.001 Đ.S Kim Sen 0 0 1.20 6.0 12.80 8.00 17.60 14.40 40.00 Đ.S Thôn Trúc 0.60 0.80 1.80 8.40 10.80 7.60 13.20 12.60 44.20 Với đặc điểm cơ bản của nguyên liệu đất sét như trên, việc khai thác tại các mỏ tự nhiên là không đồng nhất và ổn định về thành phân hoá học, thành phần hạt…mà việc sản xuất gốm sứ hiện đại yêu cầu nguyên liệu đất sét phải có tính đồng nhất và ổn định cả lô đất sét lơn về thành phần hoá học, thành phần hạt…Như vậy, để có được lượng lớn nguyên liệu đất sét có tính ổn định thì ngày từ khi khái thác nguyên liệu đất sét phải được phân lô, kiểm tra thành phần hoá, hạt…sau đó chế biến thành từng lô riêng biệt. từ các lô nguyên liệu đất sét này,căn cứ vào yêu cầu và đẵc trưng từng lọai hình sản phẩm để đưa ra tỷ lệ trộn các lọai đất sét trên thành lô lớn có tính đồng nhất về thành phần hoá học và thành phần hạt… - Chiều cao của lò: 5m3-7m3 cho những lò nung sản phẩm nhỏ như: Bát, đĩa, cốc chén,… 18m3 dùng để nung cho những sản phẩm cỡ lớn như: Bình, lọ - Quy trình tạo sản phẩm: Tạo đất (sét trắng + cao lanh) Tạo sp Phơi khô Tráng men Nung Hiện nay Bát Tràng có hai loại hình thức nung gốm: Nung bằng lò than và nung bằng lò gas. Lò than: - Nhiên liệu đốt: Than và đất: tỷ lệ đất chiếm 10% . Đóng thành viên-> phơi khô -Thời gian nung: 2 ngày ( 24 giờ) - Nhiệt độ nung: 12000C - Trước khi đốt: Sản phẩm được xếp xen kẽ với từng viên than. Lò nung gồm hai cửa, sử dụng củi đốt làm chất tạo nhiệt ban đầu cho lò. Củi phải đảm bảo là loại củi chắc, đượm than. Sau khi đốt liên tục, than cháy được 1/3 lò thì dừng lại, nhiệt ở dưới lò sẽ tự bốc lên đẩy nhiệt lên trên. Sau đó để nguội rồi ra lò. - Với những lò 7m3 cần 0.5 khối củi đốt,tương ứng 250000đ/0.5 khối. - Than sử dụng cho một lò loaji 7m3 cần 250000đ/tấn than. à Đốt lò bằng than thành phần đạt 65-70%, còn lại là không đạt yêu cầu. Lưu ý: Khi sử dụng lò than, nếu không chú ý sẽ dẫn đến mất nhiệt trong lò làm sản phẩm khê, sống, cong vênh…vì vậy phải đảm bảo giữ nhiệt trong lò luôn luôn ở mức 12000C. Ưu điểm: Giá mua nguyên liệu rẻ, sẵn có. với lọai lò 7m3 cần 1 tấn than tương ứng 250000đ. Nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trường. Thời gian đốt lâu (24 h) Tốn nhiều nhân công. Chi phí phụ tăng: Như chi phí vận chuyển nhiên liệu Than, củi, sân bãi, chi phí che đậy than củi khi thời tiết xấu… Tỷ lệ hỏng cao, sản phẩm thường hỏng, cong vênh, tỷ lệ thành phẩm chỉ đạt 60-65% thành phẩm à vì chất lượng sản phẩm không cao, tỷ lệ thành phẩm không cao, nên doanh thu thấp mà chi phí tốn nhiều vì vậy lợi nhựân trên từng sản phẩm thấp, tính cạnh tranh kém - Tạo môi trường cảnh quan không đẹp mắt. Lò nung gas: - Nhiên liệu đốt : Gas - Với những lò 7m3 cần 350 kg gas/lò - Thời gian đốt 12 tiếng - Nhiệt độ nung 12000C - Trước khi nung sản phẩm được xếp thành khay, khay bằng sắt có khả năng chịu nhiệt lớn hơn 12000C - Lò 7m3 sử dụng 4 bình gas, mỗi bình nặng 80 kg gas, với 4 lò dẫn khí gas qua 4 lỗ nhỏ, khi đốt gas sẽ được phun thành tia qua các đầu vòi. Tia gas có thể được phun từ nhiêu phía: như từ dưới lên, từ trê xuống, từ các mặt bên à nhiệt độ toả đều lò,tạo nhiệt lớn à tỷ lệ thành phẩm đạt 95-100% thành phẩm. Tỷ lệ cong vênh, khê, sống rất ít Ưu điểm: Giảm hầu như hoàn toàn ô nhiễm môi trường Chất lượng cao, sản phẩn hầu như không bị cong vênh… Tốn ít nhân công Giảm rất nhiều chi phí phụ như chi phí vận chuyển, sân bãi, che đậy, tạo cảnh quan gọn đẹp… Giảm một nửa thời gian đốt từ 24 h còn 12 h Tính cạnh tranh cao, doanh thu bình quân tính trên một đơn vị sản phẩm cao-> tổng doanh thu lớn. Không phải lo đến thời tiết xấu, vì lò gas dễ làm hệ thống che chắn bảo vệ mà không làm ảnh hưởng đến quá trình nung. Nhược điểm: Chi phí ban đầu để xây dựng lò gas đắt 200triệu/lò Nhiên liệu đốt đắt: một lò 7m3 cần 320-350 kg gas bằng 2.8- 3 ttriệu đồng. Một nguy cơ tiềm ẩn rất lớn về việc nổ khí gas. Tóm lại: Qua việc nghiên cứu hai loại hình công nghệ: + Đốt lò bằng than + Đốt lò bằng gas Ta thấy: Việc chuyển đổi công nghệ từ lò nung bằng than sang lò nung bằng gas đã có những thay đổi đáng kể. Điểm nổi bật: Giảm một nửa thời gian nung lò từ 24h còn 12h. Nâng cao chất lượng sản phẩm: Thành phẩm đạt từ 65%-70%/lò thành 95%-100%/lò. Ô nhiễm từ /m3không khí/lò -> ô nhiễm rất ít. CHƯƠNG III THỰC TRẠNG CỦA GỐM BÁT TRÀNG HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - Giá gas tăng 8000đ/kg ( Tăng hơn so với cách đây 3 năm về trước là 5000đ/kg). Giá gas tăng nhưng giá thành phẩm của sản phẩm nói chung không bán được cao. - Lò gas phổ biến là lọai 7m3, mỗi lần nung 350 kg tương đương 2.8 triệu. Nếu nung bằng than chỉ hết 250000đ - Chi phí đầu tư xây một lò gas 7m3 lên đến 200 triệu đồng. Với tình hình giá gas bất ổn thì cơ sở sản xuất gốm nhỏ lẻ thì dự tính chuyển từ lò nung bằng gas sang nung bằng than. Nhung chất lượng nung bằng than thấp, gây ô nhiễm, tỷ lệ thành phẩm đạt không cao 60%-70% , tính cạnh tranh yếu , doanh thu /đơn vị đạt ít. Vì vậy việc tạo ra nguồn vốn là điều rất quan trọng. - Những loại lò 5m3 và 7m3->18m3 giá thành gas chiếm 70% và 50% giá trị sản phẩm. Gas tăng dù chỉ vài trăm đông/kg cũng ảnh hưởng rất lớn đến những cơ sở vốn vẫn còn khó khăn về nguồn khách mua hàng. - Bát tràng hiện có 1600 hộ dân, có 1000 hộ chuyên làm gốm sứ , nhưng hiện chỉ có 200 hộ sử dụng lò bằng gas còn lại vẫn sử dụng lò bằng than, gây ô nhiễm môi trường nặng và cảnh quan không đẹp mắt. - Do mức trả công người lao động chưa cao( thợ lành nghề mức lương từ 600000->800000đ/thợ) nên hiện nay những thợ giỏi, lành nghề, có kinh nghiệm đang có xu hướng chuyển vào nam (Đồng Nai) lập nghiệp. - Cần tạo ra một thị trường vốn, tạo điều kiện cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, khuyến khích họ chuyển sang dùng gas để nâng cao sản phẩm, tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh, rút ngắn thời gian sản xuất, giảm ô nhiễm từ lò than là điều rất cần thiết. - Để giữ chân được các thợ lành nghề ở lại Bát Tràng nhằm tạo ra sản phẩm tinh túy, chất lượng cao, sản phẩm đặc biệt… thì việc tăng lương cho người lao động là điều rất cần thiết. - Số lượng nghệ nhân thực sự giỏi chiếm tỷ lệ không cao, vì vậy cần phải có những biện pháp đào tạo họ để có thể cho ra những sản phẩm thực sự tốt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. - Việc tạo sản phẩm là thủ công, nên số lượng sản phẩm tạo ra ít, mất nhiều thời gian đợi chờ cho đủ số lượng một lò, mặt khác thời gian để phơi khô sản phẩm trước khi đem nung cũng khá lâu khi thời tiết xấu -> nên tạo ra những lò sấy khô sản phẩm…để rút ngắn thời gian tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. - Tỷ lệ sản phẩm tinh xảo ít, chủ yếu là sản phẩm bình thường, tính cạnh tranh không cao. - Độ bóng và mịn của sản phẩm chưa thực sự tốt, giá đắt, thường nặng hơn sản phẩm sứ nên người tiêu dùng sản phẩm sứ nhiều hơn. - Khi đốt bằng than phải sử dụng thêm nguyên liệu đốt là củi, mà củi là nguồn tài nguyên đang dần khan hiếm. Một lò 7m3 cần 0.5 khối củi và bằng 250000đ. - Nguyên liệu đất sét trắng và cao lanh không phải là nguồn nguyên liệu vô tận.Nếu cứ tiến hành sử dụng mà không có biện pháp cải tạo và giữ gìn thì nguồn nguyên liệu này xớm muộn cũng bị cạn kiện. - Nguy cơ tiềm ẩn rất lớn từ việc sử dụng bình gas là nổ gas, vì vậy luôn phải nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với mỗi cá nhân. - Hiện nay Trung Quốc đang trở thành lực lượng chính trong ngành này, sản
Tài liệu liên quan