Đề tài Du lịch đối với dân tộc thiểu số ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Bản báo cáo này do PTS. Phạm Thị Mộng Hoa và PTS. Lâm Thị Mai Lan - Trung tâm nghiên cứu Địa lý Nhân văn thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia thực hịên với sự cộng tác của Annalisa Koeman và Nguyễn Văn Lâm thuộc Hiệp hội Bảo tồng Thiên nhiên Quốc tế, dựa trên các kết quả nghiên cứu bằng phơng pháp đánh giá nhanh nông thôn và đánh giá nông thôn với sự tham gia của ngời dân do các tác giả tiến hành tại Sa Pa và các nghiên cứu, điều tra thực địa của Mai Kim Oanh (phụ trách) và Phạm Thị Quỳnh Phơng (trợ giúp) với sự tham gia của cán bộ Hội phụ nữ huyện và ngời tham gia hớng dẫn khách du lịch tại Sa Pa. Nghiên cứu này nằm trong Dự án du lịch bền vững của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam với mục tiêu tiến hành nghiên cứu sâu tại Sa Pa - Lào Cai về mức độ tham gia, ảnh hởng và thái độ đối với du lịch của các cộng đồng dân tộc thiểu số và những ngời kinh doanh du lịch ở thị trấn cũng nh thái độ của khách du lịch đối với dân tộc thiểu số và nhận thức của họ về các tác động của du lịch. Nghiên cứu đợc tiến hành tại 4 "khu vực": 4 xã đợc lựa chọn trong huyện Sa Pa; những ngời dân tộc thiểu số bán hàng rong và trẻ em lang thang ở thị trấn Sa Pa; những ngời kinh doanh du lịch ở thị trấn và cuối cùng là khách du lịch trong nớc và nớc ngoài. Các kết quả nghiên cứu sẽ đợc sử dụng nh một phần quan trọng của Hội thảo về kế hoạch hoá du lịch cộng đồng theo sáng kiến của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - Tổ chức Phi chính phủ Quốc tế nhằm thảo luận về phát triển du lịch bền vững và về kế hoạch hành động phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa (nh đã đợc nói rõ trong Điều khoản tham chiếu của nghiên cứu này). Các ý kiến đợc nêu trong báo cáo này chỉ là của các tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam hay của Dự án Du lịch Bền vững.

doc57 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch đối với dân tộc thiểu số ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
du lịch đối với dân tộc thiểu số ở huyện Sapa, Tỉnh Lào cai: Tiến sĩ: Phạm Thị Mộng Hoa Tiến sĩ: Lâm Thị Mai Lan Trung tâm nghiên cứu địa lý nhân văn Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia cộng tác với Annalisa Koeman IUCN Việt Nam Hà Nội, Tháng 2 năm 1999 Mục lục Lời mở đầu 1 Giới thiệu chung 2 I Phơng pháp nghiên cứu 5 II Khái quát về kinh tế của huyện 6 III Tiềm năng du lịch Sa Pa 7 IV Phạm vi không gian ảnh hởng của du lịch trên địa bàn huyện Sapa 10 V Những tác động tích cực hay lợi ích của du lịch 13  A/ Khu vực thị trấn và những ngời Kinh kinh doanh 13  B/ Vùng nông thôn và các dân tộc thiểu số 14 1) Tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập 14 a. Bán các sản phẩm có sắc thái văn hoá dân tộc 14 b. Dịch vụ leo núi (phanxipan) 20 c. Mở quán bán hàng 21 d. Vào thăm hộ gia đình 21 e. Đa khách đi thăm quan 22 f. Cho khách du lịch chụp ảnh 22 g. Biểu diễn văn nghệ dân tộc 22 h. Giới thiệu, chào mời khách 23 i. Cung cấp lơng thực, thực phẩm 23 k. Cung cấp nhân công lao động 24 2) Sự hoà nhập vào kinh tế thị trờng 24 3) Mở rộng sự giao lu, hiểu biết và thế giới quan 26 4) Tăng cờng đầu t 29 VI Những tác động tiêu cực của du lịch 31 1) Vấn đề những ngời bán rong 31 2) Trẻ em lang thang ngoài thị trấn 33 a. Giáodục 34 b. Quan hệ gia đình 34 c. Sự cấu kết cộng đồng 35 d. Tệ nạn xã hội 35 3) Nguy cơ "thơng mại hoá" 36 4) Sự biến mất hay biến đổi các hoạt động văn hoá 36 VII Tác động của du lịch đối với môi trờng tự nhiên 39 VIII Thái độ đối với du lịch và vai trò của dân tộc thiểu số đối với du lịch Sa Pa do các tác nhân khác nhau gây lên 42 1. Các tác nhân du lịch 42 a. Khách du lịch nớc ngoài. 42 b. Khách du lịch trong nớc. 42 c. Những ngời Kinh kinh doanh 42 2. Các quan điểm hay nhìn nhận về du lịch Sa Pa và về vai trò của dân tộc thiểu số của khách du lịch và ngời kinh doanh 42 a. Các yếu tốthu hút kháchdu lịch 42 b. Những vấn đề môi trờng, xã hội của Sa Pa nh hậu quả của du lịch 43 c. Vai trò của ngời dân tộc trong thu hút khách du lịch 44 d. Mứcđộ tham gia vào du lịch của ngời dân tộcthiếu số 45 e. Sự bền vữngcủa vai trò của dân tộc thiếu số trong thu hút khách du lịch 46 f. Những yếu tố cản trở sự tham gia của dân tộc thiểu số vào du lịch 47 g. Những tácđộng tiêu cực của du lịch về văn hoá, xã hội, môi trờng 47 h. ứng xử khác nhau đối với ngời dân tộc và môi trờng của khách du lịch nội địa và nớc ngoài 48 i. Cảm nghĩ về dân tộc thiểu số 48 3. Nhìn nhận của những ngời bán rong và trẻ lang thang 49 IX Các biện pháp tăng cờng lợi ích cho dân tộc thiểu số, hạn chế tác động tiêu cực 51 1) Tổ chức làm và bán hàng thổ cẩm 51 2) Tổ chức bán hàng ở chợ cho ngời dân tộc thiểu số 52 3) Đào tạo ngời dân tộc thiểu số thành các hớng dẫn viên du lịch, hớng dẫn viên leo núi 53 4) Xây dựng một số nhà nghỉ mang sắc thái dân tộc tại một số làng bản quanh thị trấn Sa Pa 53 5) Khôi phục và phát triển văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số 54 6) Tăng cờng sản xuất lơng thực thực phẩm phục vụ du lịch 56 7) Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang 56 8) Hạn chế tác động tiêu cực của sự thơng mại hoá trong các quan hệ xã hội và hoạt động văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số 57 X Một số kiến nghị cho việc phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa 58 1. Qui hoạch phát triển 58 2. Cấp giấy phép đi thăm làng bản dân tộc và ngủ lại đêm 58 3. Tổ chức quản lý du lịch 58 4. Tổ chức thêm các khu tham quan, giải trí 59 5.Tuyên truyền giáo dục về du lịch 60 6. Một vài kết luận 60 Bảng 1: Lý do chính đến Sa Pa 8 2: Công nhận có sự khác biệt về lý do đến Sa Pa giữa ngời Việt Nam và khách nớc ngoài 8 3:  Những sản phẩm thờng bán 16 4: Loại mặt hàng bán chạy nhất của những ngời bán rong 17 5: Thu nhập trung bình một tuần của những ngời bán rong 19 6: Những kiểu loại giao tiếp với dân tộc thiểu số 27 7: Lý do thích khách du lịch và du lịch của hộ gia đình 28 8: Các sản phẩm mà các hộ đợc phỏng vấn thờng bán 40 9: Hớng thay đổi của các yếu tố thu hút khách du lịch của Sa Pa 43 10: Những vấn đề môi trờng, xã hội của Sa Pa do hậu quả của du lịch 44 11: Vai trò của ngời dân tộc trong thu hút khách du lịch 45 12: Đánh giá về vai trò thu hút khách du lịch của ngời thiểu số 46 13: Những cản trở ngời dân tộc thiểu số tham gia vào du lịch 47 Lời mở đầu Bản báo cáo này do PTS. Phạm Thị Mộng Hoa và PTS. Lâm Thị Mai Lan - Trung tâm nghiên cứu Địa lý Nhân văn thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia thực hịên với sự cộng tác của Annalisa Koeman và Nguyễn Văn Lâm thuộc Hiệp hội Bảo tồng Thiên nhiên Quốc tế, dựa trên các kết quả nghiên cứu bằng phơng pháp đánh giá nhanh nông thôn và đánh giá nông thôn với sự tham gia của ngời dân do các tác giả tiến hành tại Sa Pa và các nghiên cứu, điều tra thực địa của Mai Kim Oanh (phụ trách) và Phạm Thị Quỳnh Phơng (trợ giúp) với sự tham gia của cán bộ Hội phụ nữ huyện và ngời tham gia hớng dẫn khách du lịch tại Sa Pa. Nghiên cứu này nằm trong Dự án du lịch bền vững của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam với mục tiêu tiến hành nghiên cứu sâu tại Sa Pa - Lào Cai về mức độ tham gia, ảnh hởng và thái độ đối với du lịch của các cộng đồng dân tộc thiểu số và những ngời kinh doanh du lịch ở thị trấn cũng nh thái độ của khách du lịch đối với dân tộc thiểu số và nhận thức của họ về các tác động của du lịch. Nghiên cứu đợc tiến hành tại 4 "khu vực": 4 xã đợc lựa chọn trong huyện Sa Pa; những ngời dân tộc thiểu số bán hàng rong và trẻ em lang thang ở thị trấn Sa Pa; những ngời kinh doanh du lịch ở thị trấn và cuối cùng là khách du lịch trong nớc và nớc ngoài. Các kết quả nghiên cứu sẽ đợc sử dụng nh một phần quan trọng của Hội thảo về kế hoạch hoá du lịch cộng đồng theo sáng kiến của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - Tổ chức Phi chính phủ Quốc tế nhằm thảo luận về phát triển du lịch bền vững và về kế hoạch hành động phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa (nh đã đợc nói rõ trong Điều khoản tham chiếu của nghiên cứu này). Các ý kiến đợc nêu trong báo cáo này chỉ là của các tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam hay của Dự án Du lịch Bền vững. Giới thiệu chung Du lịch là một trong những ngành "hết sức phụ thuộc vào môi trờng thiên nhiên cũng nh vào các đặc trng văn hoá và xã hội của c dân bản địa". Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xã hội. Du lịch Việt Nam là một ngành công nghiệp non trẻ, đầy tiềm năng và hứa hẹn, nhng nó cũng có thể tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực trên nhiều phơng diện mà cần đợc chú ý khắc phục kịp thời vì sự phát triển của nó nói riêng và của Kinh tế và Xã hội Việt Nam nói chung. Nếu nh tiềm năng thiên nhiên của du lịch cũng nh tác động của du lịch đối với việc bảo vệ các tài nguyên tự nhiên đã đợc quan tâm và biết đến khá nhiều, thì các tiềm năng văn hoá, xã hội cũng nh sự quan tâm về những tác động của du lịch đối với dân c và các tài nguyên văn hoá, đặc biệt, đối với việc bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống, độc đáo của các dân tộc thiểu số vẫn còn là những điều vô cùng mới mẻ ở Việt Nam. Dự án "Xây dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững" tiến hành trong 2 năm (1997-1999) do Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN) thực hiện đã đặt một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xác định và nâng cao nhận thức đối với các tác động về kinh tế - xã hội, văn hoá và sinh thái của du lịch, đóng góp vào việc phát triển các mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng để có thể tạo thu nhập lâu bền cho một số các cộng đồng bị thiệt thòi và nghèo nhất của đất nớc, đồng thời giúp duy trì sự đa dạng cả về sinh học lẫn văn hoá của Việt Nam. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành dự án chính là sự lo ngại ngày càng gia tăng của nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) đối với những tác động hữu hình và ngày càng lớn của du lịch đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở Sa Pa. Trong một số các nghiên cứu gần đây nhất, các nhà nghiên cứu phơng Tây đã đề cập khá nhiều đến những tác động này, trong đó đặc biệt có thể nhắc tới nghiên cứu "Sự tăng trởng và ảnh hởng của du lịch ở Sa Pa" của Michael Dirgegorio và những ngời khác, năm 1996, và "Nghiên cứu ban đầu về Du lịch trong và vùng xung quanh thị trấn Sa Pa" của Mark E.Grindley, thuộc tổ chức Frontier - Việt Nam,1997. Trong nghiên cứu của mình và đồng sự, Michael Digregorio cho rằng du lịch có thể làm tổn hại đến dân tộc thiểu số nhiều hơn so với những lợi ích mà nó mang lại; họ thờng đứng ở mắt xích cuối trong dây chuyền chuyển tải các tài nguyên thiên nhiên của Sa Pa phục vụ du lịch, có nghĩa là dân tộc thiểu số là ngời trực tiếp thu lợm và cung cấp các sản phẩm rừng phục vụ du lịch thông qua các khâu trung gian nh nhà hàng, khách sạn, cửa hàng... của ngời Kinh ở Sa Pa, bởi vậy sẽ chịu tác động đầu tiên khi môi trờng và tài nguyên rừng bị cạn kiệt, trong khi đó việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch nh biểu diễn văn hoá truyền thống, cho khách thăm quan làng, thăm nhà hay trú ngụ qua đêm lại không mang lại lợi ích đáng kể cho họ. Từ đó ông cho rằng khi du lịch ngày càng chiếm vị trí lớn hơn trong kinh tế Sa Pa thì vấn đề công bằng xã hội (thể hiện trong phân công lao động cũng nh phân chia lợi ích giữa dân tộc thiểu số và ngời Kinh đa số) càng trở nên nghiêm trọng hơn và ông đã đề xuất cần phải có cơ chế để điều tiết trở lại các nguồn lợi thu từ du lịch cho việc cải thiện kinh tế - xã hội và môi trờng, ngời dân tộc thiểu số phải đợc quyền kiểm soát việc tham gia vào du lịch của họ, kiểm soát việc khách du lịch vào thăm làng, thăm cuộc sống và các nghi lễ của họ. Michael Digregorio cho rằng cùng với sự phát triển của du lịch văn hoá thì việc thơng mại hoá một số yếu tố văn hoá của dân tộc thiểu số là điều không tránh khỏi và điều này sẽ làm giảm tính hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt đối với những khách nớc ngoài trẻ tuổi, thích phiêu lu và a tìm những điều mới lạ, hiện đang là loại khách nớc ngoài chủ yếu của Sa Pa. Thay vào đó sẽ là những khách nớc ngoài ít phiêu lu hơn tuy giàu có hơn và loại khách trong nớc ít quan tâm đến đời sống thực của dân tộc thiểu số hơn. Ông cũng dự báo xu thế phát triển của Sa Pa sẽ từ một điểm du lịch đợc hấp dẫn bởi những điều độc đáo, đặc biệt trở thành một khu du lịch nghỉ ngơi giải trí. Mark E.Grindley cũng báo động về sự khó phục hồi của các tác động tiêu cực của du lịch, tuy trớc mắt có thể cha nhìn thấy ngay. Ông cho rằng du lịch cha mang lại lợi ích cho dân tộc thiểu số - những ngời gây áp lực chủ yếu lên tài nguyên rừng, cũng nh cha trực tiếp đóng góp trở lại cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng - là yếu tố hấp dẫn khách du lịch mang tính lâu bền hơn. Mark Grindley đã đề xuất một số biện pháp tổ chức du lịch ở Sa Pa nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn cho dân tộc thiểu số góp phần giảm áp lực lên tài nguyên rừng, tổ chức các tour tốt hơn từ Sa Pa sao cho du khách có thể ở lại lâu hơn, đặc biệt chú ý tới việc thăm thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên, leo núi... Nghiên cứu của Dr. Trish Nicholson tháng 11/1997 cũng cho rằng du lịch hiện nay ở Sa Pa mang lại rất ít lợi ích cho dân tộc thiểu số. ông đặc biệt nhấn mạnh rằng sự không tơng xứng giữa công lao động bỏ ra để làm các hàng thổ cẩm với giá trị mà chúng đợc bán trên thị trờng nh các đồ lu niệm đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng công việc vốn đã nặng nề của những ngời phụ nữ dân tộc ở đây. Nghiên cứu của Dr. Jean Michaud vừa thực hiện tháng 5 năm 1998 đã đa ra bức tranh sáng sủa hơn về sự tham gia vào du lịch của các dân tộc thiểu số ở Sa Pa, tuy ông cũng cho rằng dân tộc thiểu số khó có thể cạnh tranh và kiểm soát đợc các hoạt động mang lại thu nhập từ du lịch, họ chỉ có thể là những ngời buôn bán rất nhỏ và là các chủ nhà khách rất rẻ tiền. Tuy nhiên, theo Jean Michaud thì các tác động gây xáo trộn hệ thống tái sản xuất kinh tế và văn hoá của dân tộc thiểu số là không đáng kể, thậm chí ông còn cho rằng sự lo ngại về việc các trẻ em gái lang thang ở thị trấn bỏ học và có nguy cơ rơi vào cạm bẫy của nạn mại dâm là không có tính thuyết phục... Một loạt các phát hiện cũng nh các ý kiến, quan điểm giống và khác nhau về những tác động của du lịch đối với các dân tộc thiểu số ở Sa Pa trong những nghiên cứu kể trên cho thấy, cần thiết phải làm sáng tỏ hơn nữa mức độ của các tác động, kể cả tích cực và tiêu cực, của du lịch đối với các dân tộc thiểu số ở Sa Pa, và, điều quan trọng hơn là tìm hiểu sự đánh giá và nhìn nhận của chính họ đối với những tác động này. Chúng tôi hy vọng cách đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của IUCN trong dự án này sẽ có thể đóng góp phần nào vào cuộc Hội thảo sắp tới nhằm tập hợp lực lợng và kinh nghiệm để xây dựng một kế họach hành động phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa, có nghĩa là một kế hoạch phát triển mà ở đó các hoạt động du lịch hiện tại không làm ảnh hởng đến khả năng của các thế hệ mai sau trong việc đáp ứng các nh cầu của chúng, hay nói cách khác, làm sao để sự phát triển du lịch không làm tổn hại hay phá huỷ các tài nguyên của chính nó, kể cả tự nhiên và văn hoá, nhân văn, nhằm làm cho du lịch phát triển đợc dài lâu, không ngừng hấp dẫn du khách, cũng nh làm cho cuộc sống của cộng đồng các dân tộc sở tại ngày càng phát triển và phồn vinh hơn. Nhằm những mục tiêu này, IUCN nói riêng và các tổ chức quốc tế nói chung mong muốn đóng góp vào sự phát triển của một du lịch bền vững dựa vào cộng đồng, nghĩa là dựa trên những suy nghĩ và mong muốn của cộng đồng về du lịch và đối với sự tham gia của họ vào du lịch để từ đó tiến tới việc thực hiện kế hoạch hoá sự phát triển của du lịch Sa Pa với sự tham gia của chính ngời dân nơi đây, mà trớc hết là các dân tộc thiểu số - những ngời chiếm tỉ lệ đa số trong tổng số c dân của huyện. I/ Phơng pháp nghiên cứu Ngoài thị trấn Sa Pa là nơi tập trung chủ yếu các hoạt động du lịch, 4 xã đã đợc chọn để nghiên cứu trên cơ sở khoảng cách tới thị trấn Sa Pa, thành phần dân tộc thiểu số và nằm trong hoặc gần khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn. Các xã đợc chọn ban đầu là Sán Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van và Bản Hồ với khoảng cách xa dần thị trấn Sa Pa. Song một vài kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy tuy Bản Hồ có thêm dân tộc Tày là dân tộc không có ở 3 xã trên, nhng ảnh hởng của du lịch tới xã này hầu nh không đáng kể và đại đa số c dân của nó không có hoạt động gì liên quan tới du lịch. Bởi vậy, Tả Phìn đã đợc chọn thay cho Bản Hồ. Có thể nói, 4 xã đợc chọn này là các xã có nhiều hoạt động liên quan tới du lịch nhất cũng nh chịu tác động của du lịch nhiều nhất (trong huyện Sa Pa, không kể thị trấn) nên hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đặt ra - Phơng pháp đợc dùng chủ yếu là phơng pháp "Đánh giá nhanh nông thôn" (RRA) nhằm để phát hiện các vấn đề của du lịch và tìm hiểu những suy nghĩ, cảm nhận cũng nh quan niệm của ngời dân về những vấn đề đó cùng với các giải pháp đề xuất của họ. Các cuộc phỏng vấn, thảo luận chính thức và không chính thức đã đợc tiến hành với đại diện các cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã), các ban ngành (Sở Thơng mại - du lịch Lào Cai, Công ty du lịch Lào Cai, phòng du lịch thuộc Sở Thơng mại-Du lịch Lào Cai, Công an huyện Sa Pa, huyện Hội phụ nữ Sa Pa), các trởng bản, trởng tộc, già làng cũng nh đại diện các đoàn thể phụ nữ, thanh niên, hội nông dân... của các xã đợc nghiên cứu. Đặc biệt, các cuộc thảo luận đã đợc tiến hành với các nhóm xã hội khác nhau nh nhóm các trởng bản, trởng tộc, già làng; nhóm lãnh đạo địa phơng, nhóm phụ nữ, nhóm thanh niên hay nhóm khách du lịch trong nớc và nớc ngoài. Các cuộc thảo luận với chính quyền cấp xã thờng có mặt từ 2 - 4 ngời (ví dụ cuộc gặp ở xã Lao Chải đã có 4 ngời tham dự: Ông Phó Chủ Tịch UBND xã, cán bộ Địa chính xã, Ông Xã Đội Trởng và Ông Chủ Tịch Hội nông dân xã). Nhóm các trởng tộc, già làng có từ 2 -5 ngời (có 2 Ông Trởng Tộc và 3 Già Làng có mặt trong cuộc gặp tại xã Tả Van). Nhóm phụ nữ cũng dao động từ 2 tới 16 ngời (tại xã Tả Phìn có 16 và xã San Sả Hồ có 12 phụ nữ đã tham gia thảo luận nhóm tại xã). - Phơng pháp phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi đợc sử dụng nhằm lợng hoá các kết quả sơ bộ hay những phát hiện đã xác định. Đã tiến hành phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi 10% số hộ gia đình ở 4 xã đợc nghiên cứu (do ngòi địa phơng biết tiếng dân tộc và thông thạo địa bàn điều tra) với mẫu điều tra tổng số gồm 110 hộ gia đình, trong đó có 78 hộ ngời Mông, 17 hộ ngời Dao và 15 hộ ngời Giáy, tơng ứng tỉ lệ 10% thành phần từng dân tộc của mỗi xã. Tơng tự, đã điều tra và phỏng vấn 29 đối tợng tham gia kinh doanh du lịch ở Sa Pa, 27 ngời bán hàng rong, 26 trẻ em lang thang, 28 khách du lịch nớc ngoài và 26 khách du lịch trong nớc. Việc chọn mẫu hộ và các đối tợng trên để phỏng vấn đợc kết hợp dựa vào phơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên lẫn việc điều chỉnh sao cho nó đủ thành phần đại diện nhất. II/ Khái quát về kinh tế của huyện Sa Pa là huyện miền núi với 9 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là ngời Mông (53%), Dao (24%) và ngời Kinh (13,7%), sau đó là ngời Tày (5,7%), Giáy (1,5%) và ngời Xa Phó (1,2%). Sa Pa có nền kinh tế phát triển thấp với cơ cấu ngành nghề khá đơn giản, chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp. Đất canh tác chỉ chiếm 4,4% tổng diện tích đất đai của huyện, trong đó 45% là đất trồng lúa nớc và 39% là đất nơng mà chủ yếu là nơng ngô. Do khí hậu về mùa đông khắc nghiệt, lạnh, nên lơng thực chủ yếu chỉ trồng đợc 1 vụ, do vậy lơng thực bình quân chỉ đủ cung cấp từ 6 đến 10 tháng cho các hộ nông dân ở đây. Những tháng còn lại, họ phải dựa chủ yếu vào các sản phẩm rừng nh gỗ, nấm, măng, các loại cây dợc liệu, cây cảnh, mật ong, củi, thịt thú rừng... Chính vì vậy, tài nguyên rừng ở Sa Pa bị giảm sút rất nhanh chóng. Hiện nay, do chính sách đóng cửa rừng của Nhà nớc, do các sản phẩm rừng đã bị cạn kiệt một cách đáng kể cộng thêm với việc cấm trồng và buôn bán thuốc phiện, đời sống của ngời nông dân Sa Pa gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nớc và chính quyền địa phơng đã cố gắng tìm nhiều biện pháp giúp dân xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống và nâng cao thu nhập. Nhiều dự án đầu t của các chơng trình định canh định c, chơng trình trồng rừng và phát triển lâm nghiệp, chơng trình khuyến nông của Nhà nớc cũng nh của một số tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức quốc tế đã và đang đợc thực hiện ở nhiều địa phơng trong huyện. Bên cạnh việc phát triển trồng trọt một số loại cây hàng hóa nh khoai tây, các loại rau xanh, đào, mận, hồng... và chăn nuôi lợn, gà, dê... việc trồng thảo quả dới tán rừng (mặc dù có ảnh hởng tới đa dạng sinh học của rừng vì làm mất hết các lớp thực vật nằm thấp hơn) đang là một trong những nguồn thu nhập bổ sung hết sức quan trọng của nhiều gia đình, đặc biệt là của ngời Mông (ví dụ xã San Sả Hồ có tới gần 90% số hộ, xã Lao Chải - 30%, ở xã Tả Van rất nhiều gia đình Mông có trồng thảo quả). Trong số 110 hộ đợc điều tra có tới 86 hộ (chiếm 78,2%) trả lời là bán thảo quả là một trong những nguồn thu nhập quan trọng mỗi khi gia đình bị thiếu ăn. Tuy nhiên, theo thống kê của chính quyền các xã đợc nghiên cứu thì trung bình hiện có tới 40 - 60% số hộ thuộc diện đói nghèo trong đó ngời Mông chiếm tỷ lệ cao nhất. Bởi vậy, việc tạo điều kiện và giúp ngời dân Sa Pa có thêm các nguồn thu nhập mới là vô cùng quan trọng và bức xúc, nó không chỉ góp phần xoá đói giảm nghèo mà còn giúp giảm áp lực lên tài nguyên rừng, nhằm bảo vệ và khôi phục vốn rừng quý hiếm có giá trị tầm cỡ quốc tế ở đây. Trong bối cảnh đó, việc phát triển du lịch ở Sa Pa trong những năm gần đây có tầm quan trọng đặc biệt. III/ Tiềm năng du lịch Sa Pa Với vị trí nằm trên độ cao 1500 - 1600 m, Sa Pa có điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khí hậu, thu hút du khách tới nghỉ ngơi. Từ những năm đầu của thế kỷ 20, ngời Pháp đã phát hiện ra mảnh đất nhiều tiềm năng này và đã xây dựng hơn 200 biệt thự để tới nghỉ trong những ngày hè nóng nực ở đồng bằng. Sau khi Pháp rút đi, Sa Pa đã là nơi nghỉ của một số cá