Đề tài Giải pháp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam

Ngày nay, khi xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi Việt Nam mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Thì việc huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư ngày càng trở nên cần thiết. khi nước ta được mở cửa thị trường thì các doanh nghiệp quốc doanh cũng sẽ dần được cổ phần hoá mà không còn đứng dưới sự bảo hộ của nhà nước nữa. Và cũng sẽ có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, cũng như các doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam. Khi đó các dự án được thực hiện ở Việt Nam sẽ nhiều lên một cách nhanh chóng, vì vậy các doanh nghiệp sẽ cần một lượng vốn đầu tư rất lớn để thực hiện các công trình này. Mà lượng vốn ở trong nước sẽ là không đủ để thực hiện các dự án mang tính quy mô lớn và ngày càng nhiều như vậy. Tuy nhiên hoạt động khai thác vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế như: cơ cấu vốn đầu tư còn bất hợp lý, vốn đầu tư đăng ký tuy tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp . Do đó, vấn đề được đặt ra ở đây là: chúng ta phải làm gì để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) vào Việt Nam có hiệu quả nhất? Trên cơ sở lý luận chung về đầu tư nước ngoài, dựa trên tình hình thực tế về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta trong thời gian qua và những lợi thế của nước ta trong đề án môn học này tôi sẽ đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tửtực tiếp nước ngoài có hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Giúp nước ta có những điều kiện và khả năng thuận lợi cạnh tranh trên thị trường thế giới.

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, khi xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi Việt Nam mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Thì việc huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư ngày càng trở nên cần thiết. khi nước ta được mở cửa thị trường thì các doanh nghiệp quốc doanh cũng sẽ dần được cổ phần hoá mà không còn đứng dưới sự bảo hộ của nhà nước nữa. Và cũng sẽ có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, cũng như các doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam. Khi đó các dự án được thực hiện ở Việt Nam sẽ nhiều lên một cách nhanh chóng, vì vậy các doanh nghiệp sẽ cần một lượng vốn đầu tư rất lớn để thực hiện các công trình này. Mà lượng vốn ở trong nước sẽ là không đủ để thực hiện các dự án mang tính quy mô lớn và ngày càng nhiều như vậy. Tuy nhiên hoạt động khai thác vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế như: cơ cấu vốn đầu tư còn bất hợp lý, vốn đầu tư đăng ký tuy tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp…. Do đó, vấn đề được đặt ra ở đây là: chúng ta phải làm gì để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) vào Việt Nam có hiệu quả nhất? Trên cơ sở lý luận chung về đầu tư nước ngoài, dựa trên tình hình thực tế về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta trong thời gian qua và những lợi thế của nước ta trong đề án môn học này tôi sẽ đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tửtực tiếp nước ngoài có hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Giúp nước ta có những điều kiện và khả năng thuận lợi cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nội dung của đề án gồm có: Chương I : cơ sở lý luận chung. Các khái niệm và phân loại. Các nhân tố ảnh hưởng. Chương II : Thực trạng và giải pháp. Tổng quan. Thực trạng Kiến nghị và giải pháp. Kết luận. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG Các khái niệm và phân loại. Khái niệm về đầu tư: Khái niệm đầu tư theo cách hiểu phổ thông là việc: “ Bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”. Trong khoa học kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Đầu tư là nhân tố không thể thiếu để xây dựng và phát triển kinh tế, là “chìa khoá” của sự tăng trưởng kinh tế. Các nguồn lực có thể sử dụng đầu tư có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ. Trong cơ chế thị trường, hoạt động đầu tư có thể do những chủ thể khác nhau( cá nhân, tổ chức) tiến hành và ngày càng phong phú, đa dạng cả về tính chất và mục đích. Tuy vậy mọi hoạt động đầu tư suy cho cùng đèu nhằm mang lại những lợi ích xác định. những lợi ích đạt được của đầu tư có thể là sự tăng thêm tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hay nguồn nhân lực cho xã hội. Kết quả của đầu tư không chỉ là lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội. Phân loại. Căn cứ vào mực đích đầu tư, có thể chia đầu tư thành: đầu tư phi lợi nhuận và đầu tư kinh doanh. Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư, có thể chia đầu tư thành: đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư trong nước: là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong nước. Đầu tư nước ngoài( còn gọi là đầu tư quốc tế): là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người cua nước nhận đầu tư định cư ở nước ngoài đầu tư về Việt Nam. Căn cứ vào tính chất quản lí của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư, có thể chia đầu tư thành: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lí, điều hành quá trình sử dụng các nguồn lực (vốn) đầu tư. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lícủa nhà đầu tư đối với vốn đầu tư. Theo luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lí hoạt động đầu tư.( Khoản 2 điều 3 Luật đầu tư năm 2005). Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trực tiếp trong nước hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp trong nước là việc bỏ vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước để kinh doanh theo các hình thức do pháp luật quy định( như hợp tác kinh doanh, thành lập các loại hình doanh nghiệp…). đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là một loại quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn lực đầu tư( tư bản) trên phạm vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà ở đó nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động đầu tư. Như vậy, khác với đầu tư trực tiếp, trong hoạt động đầu tư gián tiếp, người đầu tư vốn và người quản lý, sử dụng vốn là hai chủ thể khác nhau và có thẩm quyền chi phối khác nhau đối với nguồn lực đầu tư. những hoạt động đầu tư mà nhà đầu tư không trực tiếp nắm quyển quản lý, kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh đều có tính chất gián tiếp như(đầu tư tài chính, nhượng quyền, quyền theo hợp đồng, cho vay, cho thuê…). Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Quá trình thu hút vốn FDI chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên cũng có một số nhân tố có thể coi là quan trọng đối với tất cả các nước và ở mọi giai đoạn khác nhau, như sự ổn định chính trị, các chính sách phát triển kinh tế, hệ thống luật pháp về đầu tư, trình độ phát triển kinh tế, qui mô thị trường…Sự ổn định chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư nước ngoài phải xem xét trước khi quyết định đầu tư vào một nước nào đó. lịch sử thế giới cho thấy, nếu chính trị ổn định sẽ khuyến khích FDI và ngược lại. Sự bất ổn về chính trị gây ra nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài như việc phát sinh thêm nhiều chi phí do phải thay đổi mục tiêu kinh doanh khi có đổ vỡ chính trị, tỷ lệ hoàn vốn không chắc chắn, việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ và nhân lực bị phá vỡ. Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng lớn tới FDI nhất là các chính sách kinh tế trực tiếp liên quan đến đầu tư như các quy định về chuyển lợi nhuận, chính sách thương mại…Các chính sách này có ảnh hưởng lớn tới khả năng nhập khẩu các thiết bị máy móc, nguyên liệu sản xuất và do đó trở thành mối quan tâm của tất cả các ngành, đặc biệt là ngành xuất khẩu thường muốn có chi phí sản xuất thấp để tăng tính cạnh tranh. Ngoài ra các quy định về quyền sở hữu nước ngoài, thuế, chuyển lợi nhuận và các yêu cầu về hoạt động cũng như các chính sách khuyến khích các dự án FDI cũng là các chính sách rất quan trọng tác động mạnh đến các quyết định của nhà đầu tư. Hệ thống pháp luật đầu tư bao gồm luật và các văn bản pháp lý khác quy định đối với hoạt động FDI. Hệ thống luật pháp là thành phần rất quan trọng của môi trường đầu tư vì nó xác lập các khuôn khổ hoạt động cho các nhà đầu tư và các dự án FDI. Mức độ phát triển kinh tế bao gồm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, GDP/ đầu người có ảnh hưởng lớn tới quyết định của nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng khác có ảnh hưởng lớn tới FDI là cơ sở hạ tầng của nước sở tại bao gồm: nhà kho, cảng, sân bay, đường xá….Đó là các nhân tố cần thiết cho sản xuất, sự sống và đảm bảo cho sự tiếp tục các hoạt động thương mại, dịch vụ và giao thông vận tải. Ngoài các nhân tố trên còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI như vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản(đặc biệt là dầu khí), tài nguyên đất, tài nguyên du lịch… các tố này có thể gây tác động hết sức mạnh mẽ đối với việc thu hút vốn từ nước ngoài. vị dụ ở Malayxia, ngành công nghiệp dầu khí và than chiếm 60% tổng vốn FDI từ năm 1986 đến 1990. Quy mô thị trường có tạo ra sự hấp đẫn mạnh hay không đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang hi vọng mở rộng mạng lưới tiêu thụ và doanh số bán hàng quốc tế. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I. Tổng quan về nền kinh tế-xã hội Việt Nam sau thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1. Nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ đổi mới. Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn trong giai đoạn đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế khu vực 1997-1998, chúng ta lại tiếp tục đối mặt với muôn nàgn khó khăn do thiên tai liên tiếp xảy ra, dịch bệnh sars, cúm gà và sản phẩm xuất khẩu liên tục bị kiện( như cá tra, cá ba sa, giày da…). Trước tình hình đó, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo phát huy mạnh mẽ nội lực, tháo gỡ từng khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Kết quả cho thấy tình hình kinh tế -xã hội nước ta đã có những biến chuyển tích cực qua từng tháng nhất là các tháng tổng kết cuối năm. Cùng với tăng trưởng kinh tế, cân đối đầu tư liên tục được cải thiện qua các năm, tổng vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế trong 5 năm 2001-2005 tính theo giá năm 2002 đạt khoảng 960,9 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 157,6 nghìn tỷ đồng. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, vốn thự hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 tháng đầu năm 2006 đạt khoảng 2,58 tỷ USD( tương đương 41,28 nghìn tỷ đồng) tăng 15% so với cùng kỳ năm trứơc. Đạt được mức tăng trưởng cao như vậy là nhờ có thêm nhiều dự án vừa hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng quy mô hoạt động. Và cũng nhờ đó mà tổng số lao động trực tiếp làm việc trong khu vực đầu tư nước ngoài đạt khoảng 1,09 triệu người, tăng thêm khoảng 255,000 người so với cùng kỳ năm trước. 1.2. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Xu hướng chung của thế giới ngày nay vẫn là hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển, nhưng theo dự báo, tình hình chính trị thế giới và khu vực trong giai đoạn 2006-2010 sẽ diễn biến phức tạp, khó lường: xung đột cục bộ, khủng bố có thể sẽ diễn ra gay gắt hơn và phạm vi lan rộng hơn ở cả Châu Á và khu vực Đông Nam Á. Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đã, đang diễn ra và sẽ tiếp tục được đẩy nhanh, bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Quan hệ song phương,đa phương giữa các quốc gia với nhau, giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế ngày càng sâu rộng. Bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 2006-2010 sẽ tác động tới nền kinh tế Việt Nam thông qua quan hệ hợp tác của Việt Nam với các đối tác, trước hết là 3 đầu tầu kinh tế thế giới: Nhật Bản, Hoa kỳ và EU. Ngoài các đối tác trên, các nước thuộc khối ASEAN, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Hàn Quốc tiếp tục là đối tác quan trọng, tin cậy cả về thương mại và đầu tư của Việt Nam. Tuy nhiên, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra khá nhiều thách thức đối với Việt Nam đặc biệt là sức épcạnh tranh khi gia nhập WTO cũng như việc thực hiện đầy đủ các cam kết trong khuôn khổ AFTA, APEC, ASEM. Vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như sức cạnh tranh của chúng ta, chủ động tránh được những khó khăn do quá trình phân công lại lao động quốc tế và tổ chức lại nền kinh tế đem lại. Bên cạnh việc duy trì quan hệ hợp tác kinh tế đã có từ trước, chúng ta cần mở rộng quan hệ với các nước thuộc khối EU, đặc biệt là cộng hoà Pháp và cộng hoà liên bang Đức, triển khai nhanh chóng chương trình hợp tác với Nhật Bản, tranh thủ tối đa hiệp định thương mại Việt Mỹ và những lợi thế sau khi trở thành thành viên chính thức 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO… II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) ở Việt Nam. 1. Tình hình chung. 1.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Trong tháng 10/2006, ước tính vốn thực hiện của các doanh nghiệp ĐTNN đạt khoảng 340 triệu USD, đưa tổng vốn thực hiện trong 10 tháng đầu năm 2006 lên 3,1 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ, bằng 84,4% kế hoạch cả năm (3,7 tỷ USD). Doanh thu của các doanh nghiệp ĐTNN trong tháng 10/2006 ước đạt 3,5 tỷ USD, đưa tổng doanh thu trong 10 tháng đầu năm ước đạt 25,1 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu ước đạt 1,5 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm (trừ dầu thô) đạt 12,4 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ. Nhập khẩu của các doanh nghiệp ĐTNN trong tháng 10/2006 đạt khoảng 1,6 tỷ U SD, đưa tổng giá trị nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm đạt 13,5 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ. Trong tháng 10, ước các doanh nghiệp ĐTNN nộp ngân sách nhà nước đạt 185 triệu USD, đưa tổng số nộp ngân sách trong 10 tháng đầu năm đạt 1,1 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ. Tính đến cuối tháng 10 năm nay, khối doanh nghiệp ĐTNN đã tạo việc làm cho trên 1,1 triệu lao động. 1.2. Thu hút vốn đầu tư: a) Về cấp mới: Trong tháng 10/2006 cả nước có 125 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới 929 triệu USD. Tính chung, trong 10 tháng đầu năm đã có 705 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,7 tỷ USD, tăng 7% về số dự án và 60,1% về vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Các dự án cấp mới tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm 67,6% về số dự án và 64,9% tổng vốn đăng ký; nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 6,8% về số dự án và 2,3% tổng vốn đăng ký và ngành dịch vụ chiếm 25,6% về số dự án và 32,8% tổng vốn đăng ký. Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đứng đầu cả nước về thu hút ĐTNN trong 10 tháng đầu năm, chiếm 26,9% về số dự án và 24,1% tổng vốn đăng ký của cả nước; tỉnh Bình Dương đứng thứ 2 chiếm 21,7% về số dự án và 13,9% tổng vốn đăng ký của cả nước ; Hà Nội đứng thứ 3 chiếm 12,6% về số dự án và 11,1% tổng vốn đăng ký của cả nước. Trong 10 tháng đầu năm có 37 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông tiếp tục dẫn đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, chiếm 17,4% tổng vốn cấp mới; tiếp theo là Hàn Quốc chiếm 16,1% tổng vốn cấp mới; Hoa Kỳ đứng thứ 3 chiếm 13,3% tổng vốn cấp mới; Cayman Islands đứng thứ 4 chiếm 12,05% tổng vốn cấp mới; Nhật Bản đứng thứ 5 chiếm 11,6% tổng vốn cấp mới. Nếu tính cả một số dự án của Hoa Kỳ đầu tư thông qua nước thứ ba thì Hoa Kỳ đứng đầu. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án trong 10 tháng đầu năm đạt 6,7 triệu USD/dự án. Một số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn được cấp phép trong 10 tháng đầu năm : (1) Công ty TNHH Intel Products Việt Nam vốn đầu tư 605 triệu USD, (2) Công ty TNHH Tycoons Worldwide Steel (Vietnam), xây dựng nhà máy cán thép, vốn đầu tư 556 triệu USD, (3) Công ty TNHH Phát triển T.H.T vốn đầu tư 314 triệu USD, (4) Công ty TNHH Winvest Investment (Việt Nam) vốn đầu tư 300 triệu USD; (5) Công ty cảng Container Trung tâm Sài Gòn vốn đầu tư 249 triệu USD, (6) Công ty liên doanh dịch vụ Container quốc tế cảng Sài gòn-SSA vốn đầu tư 160 triệu USD; (7) Liên doanh Du lịch & Giải trí Quốc tế đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt vốn đầu tư 86 triệu USD, (8) Công ty TNHH Panasonic Communications Việt Nam vốn đầu tư 76 triệu USD, (9) Công ty ITG Phong phú vốn đầu tư 65,6 triệu USD; (10) Liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong vốn đầu tư 60 triệu USD, (11) Hợp đồng chia sản phẩm tại Lô 127 và lô 128 với Ấn độ, vốn đầu tư 60 triệu USD, (12) Công ty TNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam vốn đầu tư 50 triệu USD.v.v. b) Về tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất: Trong tháng 10 có 88 lượt dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 405 triệu USD đưa tổng số vốn tăng trong 10 tháng đầu năm là 1.706,6 triệu USD, tăng 4,7% về số dự án và tăng 6,5% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Một số dự án tăng vốn lớn trong 10 tháng đầu năm là: (1) Công ty TNHH công nghiệp gốm Bạch Mã (Việt Nam) vốn tăng thêm 150 triệu USD, (2) Công ty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam vốn tăng thêm 98 triệu USD, (3) Công ty VMEP vốn tăng thêm 93,6 triệu USD; (4) Công ty TNHH Canon Việt Nam vốn tăng thêm 70 triệu USD, (5) Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa vốn tăng thêm 66,434 triệu USD, (6) Công ty TNHH Panasonic Việt Nam (Holding Company) vốn tăng thêm 55,5 triệu USD, (7) Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam vốn tăng thêm 43,065 triệu USD, (8) Công ty TNHH Ritek Việt Nam vốn tăng thêm 30,5 triệu USD, (9) Công ty Nortel tăng vốn đầu tư thêm 30,triệu USD ; (10) Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Siêu thị An Lạc vốn tăng thêm 28,9 triệu USD, (11) Công ty TNHH SumiDenso Việt Nam, vốn tăng thêm 26,6 triệu USD, (12) Liên doanh Vietnam Land SSG vốn tăng thêm 21,5 triệu USD; (13) Công ty TNHH Indochina Riverside Tower vốn tăng thêm 20 triệu USD. Tính chung cả dự án cấp mới và tăng vốn, trong 10 tháng đầu năm tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 6.485,8 triệu USD, tăng 41,4% cùng kỳ năm trước và bằng 99,7% kế hoạch cả năm (6,5 tỷ USD). 2. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. a) Phân theo ngành: Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67,5% về số dự án và 61,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 20,1% về số dự án và 31,3% về số vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi theo ngµnh 1988-2006 (tÝnh tíi ngµy 20/10/2006 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) STT  Chuyªn ngµnh  Sè dù ¸n  TV§T  Vèn ph¸p ®Þnh  §Çu t­ thùc hiÖn   I  C«ng nghiÖp  4,566  35,466,782,841  15,233,488,400  19,690,247,921    CN dÇu khÝ  31  1,993,191,815  1,486,191,815  5,452,560,006    CN nhÑ  1920  9,632,985,205  4,297,007,537  3,411,833,441    CN nÆng  1988  16,281,872,920  6,535,848,102  6,743,541,418    CN thùc phÈm  275  3,252,531,916  1,395,521,219  1,947,234,568    X©y dùng  352  4,306,200,985  1,518,919,727  2,135,078,488   II  N«ng, l©m nghiÖp  832  3,873,835,578  1,782,145,464  1,921,406,176    N«ng-L©m nghiÖp  717  3,544,961,398  1,636,808,083  1,755,554,292    Thñy s¶n  115  328,874,180  145,337,381  165,851,884   III  DÞch vô  1,363  21,130,460,533  8,419,929,874  6,907,525,618    GTVT-Bu ®iÖn  585  1,448,975,358  665,710,149  377,436,247    Kh¸ch s¹n-Du lÞch  181  3,349,026,235  2,424,248,925  720,973,796    Tµi chÝnh-Ng©n hµng  165  3,281,085,068  1,498,703,421  2,366,379,125    V¨n hãa-YtÕ-Gi¸o dôc  64  840,150,000  777,395,000  682,870,077    XD Khu ®« thÞ míi  224  978,529,862  428,633,794  351,676,490    XD V¨n phßng-C¨n hé  5  2,865,799,000  794,920,500  51,294,598    XD h¹ tÇng KCX-KCN  119  4,183,447,505  1,452,648,488  1,828,838,895    DÞch vô kh¸c  20  1,020,599,546  377,669,597  528,056,390   Tæng sè   60,471,078,952  25,435,563,738  28,519,179,715   nguồn: cục đầu tư nước ngoài- bộ kế hoạch và đầu tư b) Phân theo hình thức đầu tư: - Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 75,98% về số dự án và 55,01% về tổng vốn đăng ký. - Liên doanh chiếm 20,87% về số dự án và 34,47% về tổng vốn đăng ký; - Số còn còn lại thuộc lĩnh vực hợp doanh, BOT, Công ty cổ phần và Công ty quản lý vốn. ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi theo ht®t 1988-2006 (tÝnh tíi ngµy 20/10/2006 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) H×nh thøc ®Çu t­  Sè dù ¸n  TV§T  Vèn ph¸p ®Þnh  §Çu t­ thùc hiÖn   100% vèn n­íc ngoµi  5137  31,522,498,697  13,599,866,754  10,724,350,618   Liªn doanh  1411  19,752,041,261  7,536,180,545  10,885,337,064   Hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh  197  4,318,571,538  3,714,781,814  5,963,956,272   BOT  6  1,370,125,000  411,385,000  727,030,774   C«ng ty cæ phÇn  9  246,986,497  90,391,625  198,774,987   C«ng ty qu¶n lý vèn  1  98,008,000  82,958,000  19,730,000   Tæng sè  6,761  57,308,230,993  25,435,563,738  28,519,179,715   Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-bộ kế hoạch và đầu tư c) Phân theo nước:
Tài liệu liên quan