Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai

Nằm trong vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam, các khu công nghiệp ở Đồng Nai ngày càng nhiều, các doanh nghiệp có vốn đầu tưtrong nước và nước ngoài và nước ngoài ngày càng phát triển cảvềsốlượng và chất lượng. Với các dựán sân bay quốc tếLong Thành, đường cao tốc Thành phốHồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, huyện Nhơn Trạch sẽtrởthành thành phốtrong tương lai không xa, hứa hẹn tương lai Đồng Nai sẽtrởthành trung tâm kinh tếthương mại dịch vụsầm uất của cảnước.[16] Cùng với sựphát triển nêu trên, hệthống Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh đã thu hút rất nhiều Ngân hàng trong và ngoài nước, các tổchức tín dụng mở chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp hoạt động cũng nhưthu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn. Đặc biệt, những biến động kinh tếxã hội năm 2008 mà đỉnh cao là suy giảm kinh tếtoàn cầu đã và đang tác động rất xấu đến nền kinh tếViệt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai nói riêng. Vậy Ngân hàng Đầu Tưvà Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai bị ảnh hưởng nhưthếnào? Ngân hàng đã làm gì và phải làm gì đểnâng cao hoạt động tín dụng của mình trong giai đoạn suy giảm kinh tế, nhất là với khách hàng doanh nghiệp. Và đây cũng chính là là lý do em quyết định chọn đềtài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI ” đểlàm đềtài nghiên cứu khoa học của mình.

pdf63 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU ****** # " ****** 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các khu công nghiệp ở Đồng Nai ngày càng nhiều, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài và nước ngoài ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Với các dự án sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, huyện Nhơn Trạch sẽ trở thành thành phố trong tương lai không xa, hứa hẹn tương lai Đồng Nai sẽ trở thành trung tâm kinh tế thương mại dịch vụ sầm uất của cả nước.[16] Cùng với sự phát triển nêu trên, hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh đã thu hút rất nhiều Ngân hàng trong và ngoài nước, các tổ chức tín dụng mở chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp hoạt động cũng như thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn. Đặc biệt, những biến động kinh tế xã hội năm 2008 mà đỉnh cao là suy giảm kinh tế toàn cầu đã và đang tác động rất xấu đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai nói riêng. Vậy Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai bị ảnh hưởng như thế nào? Ngân hàng đã làm gì và phải làm gì để nâng cao hoạt động tín dụng của mình trong giai đoạn suy giảm kinh tế, nhất là với khách hàng doanh nghiệp. Và đây cũng chính là là lý do em quyết định chọn đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI ” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Năm 2008 với sự sụp đổ của các Ngân hàng lớn trên thế giới, khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế toàn cầu, đặt ra nhiều thách thức với các Ngân hàng trong 2 nước. Các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà kinh tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động kinh tế(nói chung) và hoạt động Ngân hàng(nói riêng).Tuy nhiên theo người viết nhận định có 2 công trình nghiên cứu phù hợp với thời kỳ mới đó là: “Tiền tệ Ngân hàng” của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dờn và “Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại” của Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều [7],[8].Việc xuất bản hai công trình tiêu biểu trên thị trường mang lại những kiến thức thiết thực về tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.Trên cơ sở đó các NHTM có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động tín dụng, cũng như đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro. UBND Tỉnh Đồng Nai đã nghiên cứu vào đề ra những chiến lược, chỉ tiêu để tăng năng lực cạnh tranh, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô tín dụng của các Ngân hàng thương mại trong địa bàn Tỉnh [16]. Tuy nhiên, bên cạnh các mục tiêu, định hướng mà Tỉnh đề ra thì hầu hết các Ngân hàng đều tự tìm ra những chiến lược cạnh tranh riêng, những hướng đi, những giải pháp cho riêng mình và bảo mật các ý tưởng này cho đến khi được thực hiện để có thể cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ trong cũng như ngoài Tỉnh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững thương hiệu của mình [17]. Đề tài về hoạt động tín doanh nghiệp là đề tài khá phổ biến trong các báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tại Trường Đại học Lạc Hồng, cũng đã có nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên về đề tài này, tiêu biểu có: + Nguyễn Cao Quang Nhật, Báo cáo nghiên cứu khoa học (2008), “Một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh khu công nghiệp Biên Hòa”.[10] + Vũ Thị Thanh An, Báo cáo nghiên cứu khoa học (2008), “Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bằng nguồn vốn ODA đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi nhánh Tây Sài Gòn”….[1] 3 Riêng tại BIDV Đồng Nai, hiện có ba đề tài có nội dung tương tự: báo cáo tốt nghiệp viết về đề tài tín dụng ngắn hạn doanh nghiệp, đề tài khác viết về cho vay khách hàng cá nhân và một báo cáo tốt nghiệp viết về đề tài tín dụng DNNVV. Mỗi một tác giả với đề tài của mình điều có phong cách riêng về nội dung, hình thức thể hiện cũng như định hướng đề tài hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào thời điểm nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu…. Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai” được tác giả tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động cụ thể là suy giảm kinh tế toàn cầu và lạm phát tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các số liệu, người viết sẽ xem xét các tác động của những biến động trên ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, từ đó nhận ra các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, mà Chi nhánh có thể áp dụng vào thực tiển trong toàn hệ thống, góp phần khẳng định vị trí, thương hiệu của Ngân hàng trong nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Đánh giá tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai. - Phân tích những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. - Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: * Đối tượng nghiên cứu : Khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai. * Phạm vi nghiên cứu : 4 - Không gian nghiên cứu: Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai. - Thời gian nghiên cứu: Năm 2007; Năm 2008 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Trong bài báo cáo nghiên cứu khoa học này người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả, so sánh, thống kê, phân tích. Người viết đã thu thập số liệu thống kê, tài liệu về tình hình tín dụng trong những trong 2 năm tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai, qua đó sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, mô tả để đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp thông qua các chỉ số như: doanh số cho vay, huy động vốn, dư nợ, nợ quá hạn,…. Từ thực trạng về hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai, người viết đưa ra đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, mà Chi nhánh có thể áp dụng vào thực tiển trong toàn hệ thống, góp phần khẳng định vị trí, thương hiệu của Ngân hàng trong nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : Gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tín dụng Ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai. - Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Ngoài ra báo cáo nghiên cứu khoa học còn có danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục đính kèm. 5 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về tín dụng Ngân hàng: 1.1.1, Khái niệm về tín dụng: Tín dụng xuất phát từ gốc chữ Latinh: Credittum – tức là sự tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam là sự vay mượn. Tín dụng là một quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức giá trị hay hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn ban đầu [6]. Sơ đồ 1.1 :Sơ đồ biểu hiện tín dụng Nguồn: Giáo trình tiền tệ - Ngân hàng, TS. Nguyễn Đăng Dờn [6] 1.1.2, Bản chất – Chức năng của tín dụng: 1.1.2.1, Bản chất của tín dụng: Tín dụng là quá trình vận động của giá trị vốn tín dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác rồi sau một thời gian lại vận động về nơi xuất phát. Do vậy, để hiểu rõ bản chất tín dụng chúng ta phải xem xét mối quan hệ kinh tế trong quá trình vận động của nó, thể hiện qua 3 giai đoạn sau : - Giai đoạn phân phối tín dụng: Tương ứng với giai đoạn cho vay, tức vốn tiền tệ hay hàng hóa được chủ thể cho vay chuyển sang chủ thể đi vay trên cơ sở tin tưởng chủ thể này sẽ thực hiện cam kết. - Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng: Ở giai đoạn này, sau khi nhận được vốn tín dụng, chủ thể đi vay được quyền sử dụng giá trị đó trong một khoảng thời gian đã CHỦ THỂ CHO VAY CHỦ THỂ ĐI VAY (1) Cho vay vốn (2) Hoàn trả vốn 6 thỏa thuận vào mục đích nhất định. Tuy nhiên, quyền sở hữu giá trị vốn tín dụng vẫn thuộc về chủ thể cho vay. - Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng: Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn tín dụng. Sau khi kết thúc thời gian sử dụng vốn tín dụng, chủ thể vay vốn chuyển trả chủ thể cho vay giá trị vốn gốc và một phần giá trị tăng thêm, gọi là lợi tức tín dụng. Sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù khác [10]. 1.1.2.2 , Chức năng của tín dụng: - Phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế: Nhờ vào sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần vốn tiền tệ từ các chủ thể khác trong xã hội để phục vụ sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng. Vốn tín dụng có thể được phân phối dưới 2 hình thức : + Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối từ chủ thể tạm thời thừa vốn sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó đề sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. + Phân phối gián tiếp: Việc phân phối vốn được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung gian như Ngân hàng, Quỹ tín dụng, Công ty tài chính… - Chức năng tiết kiệm tiền mặt: Do đặc điểm của lưu thông tiền mặt là thường hay gặp rủi ro và phí lưu thông cao. Vì thế, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại ngày càng trở nên phổ biến. Điều này sẽ làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, làm giảm chi phí lưu thông tiền mặt và hạn chế rủi ro trong thanh toán. Đồng thời cho phép nhà nước điều tiết linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Tạo ra các công cụ lưu thông tiền tệ và tiền tín dụng cho nền kinh tế: Thông qua hoạt động tín dụng đã làm phát sinh các công cụ lưu thông tín dụng như 7 thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu,…. Các công cụ này có thể lưu thông, chuyển nhượng, có thể thay thế một khối lượng lớn tiền mặt lưu hành. Ngày nay tiền giấy được phát hành vào lưu thông đã tách rời với dự trữ vàng của Ngân hàng. Nhưng việc phát hành tiền vẫn thực hiện thông qua con đường tín dụng như: tái cấp vốn cho các Ngân hàng trung gian, cho vay đối với Ngân hàng nhà nước… Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện thanh toán phục vụ lưu thông hàng hóa được bình thường [6] . 1.2. Tín dụng Ngân hàng , phân loại và vai trò của tín dụng Ngân hàng: 1.2.1, Khái niệm tín dụng Ngân hàng : Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản phí nhất định, tín dụng Ngân hàng chứa đựng ba nội dung sau: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng - Sự chuyển nhượng này mang tính chất tạm thời hay có thời hạn. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo phí. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, do vậy trong quan hệ tín dụng với các chủ thể kinh tế, các cá nhân thì Ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. + Với tư cách là người cho vay, Ngân hàng cấp tín dụng cho các chủ thể kinh tế, các cá nhân bằng việc thiết lập các hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ… + Với tư cách là người đi vay, Ngân hàng nhận tiền gửi của các chủ thể kinh tế, các cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi: Kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng để huy động vốn. [8] 1.2.2, Phân loại tín dụng Ngân hàng: 8 1.2.2.1, Dựa vào mục đích của tín dụng : + Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. + Cho vay tiêu dùng cá nhân. + Cho vay bất động sản . + Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.2.2.2, Dựa vào thời hạn tín dụng : + Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. + Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. + Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào các dự án đầu tư. 1.2.2.3, Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: + Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định nợ vay. + Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của 1 bên thứ ba nào khác. 1.2.2.4, Dựa vào phương thức cho vay: + Cho vay theo món vay. + Cho vay theo hạn mức tín dụng. 1.2.2.5, Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: + Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ 1 lần khi đáo hạn. + Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp. 9 + Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 1.2.2.6 , Dựa vào loại khách hàng: + Tín dụng cá nhân: Là loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân như cho vay sinh hoạt tiêu dùng, xây dựng và sửa chữa nhà, sản xuất kinh doanh, cho vay hỗ trợ du học…Những người tiêu dùng cá nhân đã nhận thức được việc vay mượn không chỉ được cần đến như một phương thức giải quyết những nhu cầu cấp bách mà còn được coi như một phương tiện để cải thiện mức sống của họ. Nhu cầu về tín dụng cá nhân thường gắn liền với mức thu nhập của người dân . Nhìn chung tín dụng cá nhân bao gồm tín dụng trả góp và tín dụng thanh toán ngay ( thẻ tín dụng…). Tín dụng cá nhân đơn giản hơn so với khách hàng doanh nghiệp vì số tiền cho vay tương đối nhỏ, hồ sơ không phức tạp, không cần phân tích đánh giá báo cáo tài chính. + Tín dụng doanh nghiệp: Là hình thức cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế có nhu cầu về vốn. Những nhu cầu vay tiền của khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là: cung cấp vốn lưu động cho công việc kinh doanh mới hoặc đã có hoặc cho dự án kinh doanh, mua nhà máy, máy móc hoặc các phương tiện vận tải, tài trợ kinh doanh xuất nhập khẩu, thu mua nguyên liệu thô để chế xuất... Các nghiệp vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu riêng biệt của họ thường là: thấu chi, tín dụng chứng từ, cho vay nhập khẩu…. 1.2.3, Vai trò của tín dụng Ngân hàng: - Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội: + Tín dụng Ngân hàng giúp điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ đó góp phần duy trì, thúc đẩy quá trình mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục với một chi phí hợp lý. 10 + Tín dụng Ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó kích thích quá trình tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư phát triển cho xã hội. - Tín dụng Ngân hàng là kênh truyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô: + Ngày này, các nhà nước đều sử dụng tín dụng của hệ thống Ngân hàng để điều tiết quá trình kinh tế thông qua chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. + Chính sách tín dụng của Nhà nước cho phép hệ thống Ngân hàng thắt chặt hay mở rộng tín dụng để đạt được một tốc độ phát triển kinh tế như ý muốn. Với chính sách tín dụng, Nhà nước có thể hình thành cơ cấu nền kinh tế theo sự hoạch định trước. + Ngày nay, việc thực hiện các chính sách xã hội bằng ngân sách luôn được giảm thiểu, mà thay vào đó là các công cụ tín dụng như tín dụng đối với người nghèo, tín dụng đối với sinh viên…; các chính sách phát triển kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, phát triển các thành phần kinh tế,…đều được thực hiện thông qua chính sách tín dụng. - Tín dụng Ngân hàng góp phần thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước: Thông qua việc nới lỏng các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng, cũng như ưu đãi về mặt lãi suất, thời hạn tín dụng cho các đối tượng cần hưởng chính sách xã hội, nhà nước có thể nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách của mình. - Tạo điều kiện để mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại: Thông qua việc cung cấp tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút nguồn vốn tín dụng nước ngoài… tín dụng Ngân hàng đã thúc đẩy việc mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH đất nước [10]. 1.3. Các vấn đề chung về tín dụng doanh nghiệp: 1.3.1, Các khái niệm: a. Khái niệm về cấp tín dụng : 11 Theo Khoản 10 Điểu 20 Luật các tổ chức tín dụng số 07/2007 do Quốc Hội ban hàng qui định: “Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, và các nghiệp vụ khác”. b. Khái niệm cho vay: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng [3]. 1.3.2, Các phương thức cho vay doanh nghiệp: Dựa vào thời hạn cho vay, cho vay chia thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.. a) Cho vay ngắn hạn doanh nghiệp: Hiện nay trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, các Ngân hàng thương mại thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay. Hai phương thức cho vay ngắn hạn áp dụng phổ biến hiện nay là : + Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng thương mại thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. + Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng thương mại và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà Ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 12 Khác với loại vay thông thường, Ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng; có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ cho vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó Ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng. Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng (không quá 12 tháng), mỗi lần rút vốn vay khách hàng và Ngân hàng nơi cho vay lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng . + Ngoài ra, còn có phương thức cho vay ngắn hạn khác là: Cho vay theo hạn mức thấu chi : Hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán [3] b) Cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp : Mục đích của cho vay trung và dài hạn nhằm giúp khách hàng đủ vốn đầu tư vào tài sản cố định. Dựa vào mục đích vay, Ngân hàng có thể cho khách hàng vay vốn dài hạn để mua sắm tài sản cố định như máy móc thiết bị hoặc cho khách hàng vay vốn dài hạn đầu tư vào một dự án đầu tư. Cho nên, về phương thức cho vay dài hạn có thể là. + Cho vay mua sắm máy móc thiết bị. + Cho vay đầu tư dự án. 1.3.3, Qui định về hoạt động tín dụng doanh nghiệp: Được thực hiện theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfND_BAO_CAO_NCKH.pdf
  • pdfBAI_BAO_NCKH.pdf
Tài liệu liên quan