Đề tài Giải pháp phát triển thương hiệu bánh ngọt BAMBOOM Cake

Thương hiệu hiện đang được các doanh nghiệp quan tâm, chú ý và bàn đến nhiều, ngay cả đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người ta nói đến thương hiệu như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng. Thương hiệu được coi là một tài sản vô hình, rất có giá của doanh nghiệp.

doc23 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển thương hiệu bánh ngọt BAMBOOM Cake, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MụC LụC CHƯƠNG I VấN Đề XÂY DựNG THƯƠNG HIệU TRONG PHáT TRIểN THị TRƯờNG CủA CáC DOANH NGHIệP Thương hiệu hiện đang được các doanh nghiệp quan tâm, chú ý và bàn đến nhiều, ngay cả đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người ta nói đến thương hiệu như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng. Thương hiệu được coi là một tài sản vô hình, rất có giá của doanh nghiệp. Thương hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp trong muôn vàn các hàng hoá cùng loại khác. Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhất là khi có nhiều hàng hoá của nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam thì việc các doanh nghiệp phải tạo cho mình và hàng hoá của mình những thương hiệu là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm, một định nghĩa rõ ràng và mang tính pháp lý về thương hiệu. I. Vậy thương hiệu là gì? Thuật ngữ thương hiệu được dùng khá nhiều trong hoạt động marketing và đã trở thành một thuật ngữ ưa dùng với những hàm ý và nội dung không hẳn đã hoàn toàn giống nhau trong các trường hợp. Theo quan niệm trong marketing thì thương hiệu là hình tượng về một hàng hoá hoặc dịch vụ, hoặc về một doanh nghiệp; đó là các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của doanh nghiệp khác trên thị trường. Các dấu hiệu có thể là chữ viết, hình vẽ, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh hoặc sự cá biệt trong cách đóng gói và của bao bì. Nói như vậy thì nội hàm của thương hiệu là tương đối rộng, đó có thể là nhãn hiệu hàng hoá, cũng có thể bao hàm các yếu tố khác nhau của sở hữu trí tuệ. Thuật ngữ thương hiệu được dùng không chỉ đơn thuần là chỉ các dấu hiệu phân biệt hàng hoá, dịch vụ mà cao hơn nhiều đó là hình ảnh về hàng hoá hoặc hình tượng về doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng, nó gắn liền với chất lượng hàng hoá và phong cách kinh doanh, phục vụ của doanh nghiệp. II. Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu? - Trước hết, xây dựng thương hiệu là nói đến việc tạo dựng một biểu tượng, một hình tượng về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng qua sự nhận biết về nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi của doanh nghiệp, tên xuất xứ của sản phẩm và chỉ dẫn địa lý cũng như bao bì hàng hoá. Thông qua hình tượng đó mà người tiêu dùng tin tưởng hơn, yên tâm hơn và có mong muốn được lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp cũng như chấp nhận đầu tư vào doanh nghiệp. - Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; tạo ra một sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với hàng hoá của doanh nghiệp và ngay cả bản thân doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hoá của doanh nghiệp mà mình tin tưởng. Uy tín cao của thương hiệu sẽ tạo ra sự trung thành của khách hàng với hàng hoá của doanh nghiệp và là điều kiện rất quan trọng để hàng hoá dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới. Điều đó giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc mở rộng thị trường cho hàng hoá của mình. - Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và mến mộ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Trước hết do được người tiêu dùng tin tưởng, nên hàng hoá của doanh nghiệp sẽ dễ bán hơn, ít bị xét nét hơn; trong nhiều trường hợp, hàng hoá có thể sẽ bán được giá cao hơn do chính uy tín của doanh nghiệp và của thương hiệu hàng hoá. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó mang lại cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. - Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp; bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hoá cho doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức canh tranh của hàng hoá. - Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh, giá của thương hiệu khi chuyển nhượng đã cao hơn rất nhiều so với tổng tài sản hữu hình mà doanh nghiệp đang sở hữu. Chính những điều đó đã thôi thúc các doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xây dựng và phát triển thương hiệu. III. Doanh nghiệp cần làm gì để xây dựng thương hiệu? Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài và bền bỉ, đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể, hợp lý tuỳ theo hoàn cảnh và sự sáng tạo, sự táo bạo của từng doanh nghiệp. Để xây dựng một thương hiệu, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các nội dung sau đây: VI. Định hình chiến lược chung xây dựng thương hiệu Quá trình xây dựng thương hiệu sẽ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Vì thế rất cần phải có một chiến lược cụ thể để có thể ứng phó kịp thời với những biến cố có thể xảy ra. Mỗi doanh nghiệp lại có một chiến lược cụ thể khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu là phải xuất phát từ mục tiêu trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Kiên trì theo đuổi các mục tiêu trong chiến lược thương hiệu là nguyên tắc cơ bản và nhất quán trong xây dựng thương hiệu. Chiến lược thương hiệu phải nhắm tới thị trường đích của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hoá và điều kiện kinh doanh. Vì thế chiến lược thương hiệu luôn gắn liền với chiến lược sản phẩm, gắn liền với chiến lược đầu tư và các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Trong thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt của hàng hoá đến thương hiệu của doanh nghiệp hoặc ngược lại đì từ thương hiệu chung của doanh nghiệp đến thương hiệu cá biệt cho từng hàng hoá. Với chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt đến thương hiệu chung (gia đình) hoặc vừa phát triển thương hiệu cá biệt vừa phát triển thương hiệu chung là cách mà các doanh nghiệp lớn thường lựa chọn (chiến lược đa thương hiệu). Đây là một chiến lược táo bạo và đòi hỏi kinh phí rất lớn. Ưu điểm rất cơ bản của cách này là khả năng tiếp cận thị trường nhanh, hạn chế được nguy cơ rủi ro từ một thương hiệu cá biệt không thành công và phát triển nhanh các thương hiệu khác nhờ một thương hiệu thành công. Lựa chọn phát triển thương hiệu chung (thương hiệu gia đình) là cách đi của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi lẽ đi theo hướng này sẽ hạn chế rất nhiều chi phí cho phát triển thương hiệu. Tuy vậy, cách này nguy cơ rủi ro thường cao hơn do chỉ cần một loại hàng hoá nào đó không thành công trên thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của thương hiệu; hơn thế nữa cách này sẽ không thích hợp với những doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực (chẳng hạn, người tiêu dùng sẽ rất khó chịu khi phải "xài" một loại xúc xích mang thương hiệu Biti's). V. Đặt tên thương hiệu, tạo biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) Nguyên tắc chung khi đặt tên thương hiệu là phải dễ phân biệt, không trùng lặp với các tên khác; tên thương hiệu cần ấn tượng, ngắn gọn, đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ, có tính văn hoá và gắn liền với đặc tính hoặc chất lượng hàng hoá. Tên thương hiệu cần phải có khả năng phân biệt cao, tránh trùng lặp và nhầm lẫn. Khi tên thương hiệu bị trùng lặp sẽ không được pháp luật bảo hộ hoặc sẽ dẫn đến tranh chấp. Đây là điều mà không doanh nghiệp nào muốn, vì vậy cần phải rà soát và chọn lọc kỹ càng trước khi đặt tên thương hiệu. Những thương hiệu sau thường rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng: Hanosimex và Haprosimex; Gimexco và Gimesco; Vinaco và Vinako; Thanh Thuý và Thanh Thuỳ... Bên cạnh đó cũng cần phải thận trọng khi lựa chọn các danh từ làm tên thương hiệu vì có thể trong ngôn ngữ bản địa đó là một từ rất đẹp, nhưng sang một ngôn ngữ khác lại là từ có ý xấu, bậy bạ. Tên thương hiệu càng ấn tượng sẽ càng dễ gần với người tiêu dùng, gây được cảm tình của công chúng. Người ta thường dùng các từ ngữ đẹp như Dream, Hồng Ngọc, Dove, Future... để đặt tên thương hiệu. Cũng có thể sử dụng cách ghép từ để tạo ra tên thương hiệu, khi đó thương hiệu sẽ có tính đặc sắc và rất khó trùng lặp (ví dụ, Plano - được tạo nên từ "phẳng là nó"; Favi - từ "Màn hình phẳng cho người Việt"; Bino - "Bỉm nội"; Electrolux - "Electro" và " Lux", Head&Shoulders - "Head" và " Shoulders"...). Cũng có những tên thương hiệu rất độc đáo nhờ sử dụng cách "chơi chữ" (như 4U - for you; 5Roi - Năm roi; EZ-up - Easy up). Thông thường, tên thương hiệu có 2 âm tiết được coi là ngắn gọn (Samsung, Biti's, LG, Honda...), 3 âm tiết là trung bình (Bibica, Hacinco, Gimiko...), 4 âm tiết là thương hiệu dài (Electrolux, Hanosimex, Saigontourism...). Về nguyên tắc thì không nên đặt tên thương hiệu quá dài và khó phát âm vì như thế sẽ khó đọc và khó nhớ, làm suy giảm đáng kể hiệu quả của tuyên truyền, nhất là truyền miệng. Thực tế, có nhiều thương hiệu của Việt Nam rất dài và rất khó phát âm, nhất là đối với người nước ngoài. Ví dụ: Thượng Đình, Nguyên Hương, Hanoitosevco... Ngược lại có những tên thương hiệu nước ngoài lại rất khó cho người Việt khi đọc như Electrolux, Prudential, Shiong Shao... Biểu trưng của thương hiệu (logo) là dấu hiệu rất quan trọng để nhận dạng và phân biệt thương hiệu, nó cần được thiết kế sao cho đơn giản và dễ thể hiện trên các chất liệu khác nhau để nâng cao hiệu quả của tuyên truyền và quảng bá. Logo cũng cần gắn với ý tưởng của doanh nghiệp trong kinh doanh. Tuy nhiên, cũng không nên quá gạn lọc và nhồi nhét các ý tưởng và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp vào logo, như vậy dễ dẫn đến rối rắm, khó hiểu. Có rất nhiều cách để thể hiện sự cá biệt và đặc sắc của logo, như sử dụng các kiểu chữ khác nhau, màu sắc khác nhau, cách điệu các chữ viết hoặc các hình vẽ... Thay đổi và cách điệu nét chữ viết là cách thể hiện khôn ngoan của thương hiệu, nó vừa tạo ra sự cá biệt hấp dẫn, vừa đơn giản trong thể hiện (ví dụ: Dell với chữ E bị đẩy nghiêng, Samsung với chữ A thiếu nét, Sony với chữ có vạch ngang, Sanyo với chữ N bị kéo dài về 2 phía...). Một thương hiệu hoàn chỉnh thường có thêm phần khẩu hiệu. Đây là phần không được pháp luật bảo hộ, nhưng nó lại là những dấu hiệu quan trọng để thể hiện ý tưởng và thông điệp mà doanh nghiệp muốn đưa tới người tiêu dùng. Thông qua khẩu hiệu, khách hàng có thể cảm nhận phần nào chiến lược và định hướng của doanh nghiệp cũng như những lợi ích đích thực và tiềm năng mà hàng hoá mang lại cho họ. Khẩu hiệu của thương hiệu về nguyên tắc phải ngắn gọn, chứa đựng thông điệp quan trọng cần truyền tải và tốt nhất hãy khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tạo cảm giác sang trọng hoặc tò mò khi tiêu dùng sản phẩm (ví dụ: Biti's - Nâng niu bàn chân Việt; EZ-up - Cho mắt ai mãi tìm; Triumph - Thời trang và hơn thế nữa; Heineken - Chỉ có thể là Heineken...). Cần tránh đưa ra khẩu hiệu dài dòng, lồng ghép các nội dung quảng cáo thông thường, như thế sẽ hạn chế tác dụng tuyên truyền và đôi khi làm khó chịu khách hàng. Khi tạo khẩu hiệu cần chú ý rằng, tập khách hàng của doanh nghiệp và của hàng hoá là khác nhau, mục tiêu của doanh nghiệp và của hàng hoá cũng khác nhau, vì thế khẩu hiệu của hàng hoá cũng phải khác khẩu hiệu cho doanh nghiệp. CHƯƠNG II THựC TRạNG VIệC XÂY DựNG Và PHáT TRIểN THƯƠNG HIệU TạI DOANH NGHIệP BáNH NGọT BAMBOOM CAKE Ngày nay khi nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với việc mở cửa quốc tế hóa ngày càng sâu rộng. Sản phẩm sản xuất ra không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm trong nước mà còn với các sản phẩm nhập ngoại, cùng với đó các mặt hàng thay thế ngày càng xuất hiện khá nhiều.Vì vậy để có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình thì phải làm sao để khách hàng biết tới sản phẩm của mình, tin tưởng vào lựa chọn của mình khi lựa chọn sản phẩm. Để có được điều này cách tốt nhất là xây dựng và phát triển thương hiệu của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp bánh ngọt BAMBOOM CAKE.thì thương hiệu là vấn đề rất quan trọng trong quá trình phát triển và tiêu thụ sản phẩm. Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hữu hình Doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò của thương hiệu với người tiêu dùng và đối với chính Doanh nghiệp Đối với người tiêu dùng: - Doanh nghiệp coi thương hiệu như một lời giới thiệu, một thông điệp và dấu hiệu quan trọng để người tiêu dùng căn cứ vào đó để đưa ra quyết định mua sắm của mình - Doanh nghiệp hướng tới xây dựng thương hiệu tạo được lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng về giá cả hàng hóa dịch vụ mà họ tiêu thụ và sử dụng. Thương hiệu của Doanh nghiệp giúp cho người tiêu dùng biết được nguồn gốc của sản phẩm, tin tưởng rằng bánh kẹo mình sử dụng có chất lượng đảm bảo, và đã được kiểm chứng qua thời gian. Như vậy khách hàng sẽ không mất nhiều thời gian tìm kiếm và nghiên cứu sản phẩm của Doanh nghiệp khi họ có nhu cầu. - Thương hiệu của Doanh nghiệp góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng. Bởi hầu như các nhãn hiệu sản phẩm của Doanh nghiệp được đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu do đó được nhà nước bảo hộ. Điều này ngăn ngừa tình trạng làm giả, làm nhái sản phẩm của công ty nhằm lừa gạt khách hàng gây mất uy tín của Doanh nghiệp - Với vai trò của thương hiệu ngày càng quan trọng do nó tác động mạnh tới tâm lý tiêu dùng sản phẩm của khách hàng. Bởi khách hàng có xu hướng tiêu dùng sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng mang lại sự hài lòng cho họ khi sử dụng sản phẩm chứ không còn tìm sản phẩm giá rẻ như trước mặc dù giá vẫn là một công cụ mà công ty coi là yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh. Đối với Doanh nghiệp Thương hiệu của Doanh nghiệp là tài sản vô hình song giá trị tài sản này vô cùng lớn. Bởi vì nó góp phần quan trọng trong việc tăng thu lợi nhuận cho Doanh nghiệp bằng những giá trị tăng thêm của sản phẩm. Thương hiệu mạnh của Doanh nghiệp giúp cho Doanh nghiệp giảm được các khoản chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động Marketting. Nó tạo cho Doanh nghiệp có sức mạnh cạnh tranh lớn hơn các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trên thi trường miền Bắc cho dù sản phẩm cùng giá trị và giá trị sử dụng. Với việc tạo ra và củng cố được lòng trung thành của khách hàng truyền thống và thu hút được nhiều khách hàng mới, Doanh nghiệp lại càng đưa được thương hiệu của mình tiến sâu hơn vào tâm trí khách hàng và tiến xa hơn tới các miền của tổ quốc. Nó là một thuận lợi lớn cho Doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình trong thời kỳ tới với nhiều hứa hẹn Thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại BAMBOOM CAKE. A. Slogan “Vị ngọt ngay trong tâm trí” là câu khẩu hiệu của Doanh nghiệp bánh ngọt BAMBOOM CAKE.Với một câu khẩu hiệu gồm năm từ khá ngắn gọn và súc tích. Mục tiêu của câu khẩu hiệu mang tính gợi mở và thúc đẩy động cơ mua hàng bằng cách liên hệ mạnh mẽ tới lợi ích “hấp dẫn” khi sử dụng sản phẩm. Khi dùng sản phẩm chính khách hàng cũng sẽ đánh giá lại sản phẩm xem nó có như Doanh nghiệp đã tuyên bố không. Như vậy qua câu khẩu hiệu này Doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng. “Vị ngọt ngay trong tâm trí ” là một khẩu hiệu có tính thẩm mỹ cao và dễ chuyển đổi sang các ngôn ngữ khác. Đây là khẩu hiệu trừu tượng tạo được sự lôi cuôn tư duy và kích thích cảm hứng của khách hàng.Qua đây,Doanh nghiệp muốn thể hiện sắc thái riêng về sản phẩm của mình. Câu khẩu hiệu này rât dễ để khách hàng ghi nhớ và nhớ lâu. - Tuy nhiên câu khẩu hiệu cũng có những điểm yếu. Đó là câu khẩu hiệu như hướng vào khách hàng ở lứa tuổi thiếu nhi. Đây là nhóm khách hàng có tác động mạnh đến nhu cầu mua hàng của nhưng chưa có khả năng chi trả. Vì vậy nó phần nào bó hẹp thông điệp tới các đối tượng khách hàng ở lứa tuổi khác. Câu khẩu hiệu không nói lên được đặc tính của sản phẩm bánh ngọt. Câu khẩu hiệu chắt lọc những ý tưởng mà Doanh nghiệp cho là tinh tế nhất nên Doanh nghiệp phải xem xét và cần được cập nhật cho thích hợp với từng thời kỳ và phù hợp với khách hàng mục tiêu mà Doanh nghiệp cần hướng tới. B. Bao bì. Bao bì là yếu tố quan trọng đối với hoạt động phát triển thương hiệu đối với. Bởi vì ngoài chất lượng sản phẩm thì bao bì tác động rất lớn đến quyết định mua của khách hàng. Hiện nay, bao bì sản phẩm của Doanh nghiệp có các lớp như sau: - Lớp thứ nhất: Là lớp bảo vệ sản phẩm. Lớp bảo vệ này thường được làm từ giấy bong, túi nhưa, giấy kim loại…trên lớp bảo vệ này được in những hình ảnh như trái dứa, dâu, nho, hay chính hình ảnh của sản phẩm bên trong cùng với đó là logo của Doanh nghiệp.Như vậy khi khách hàng tiêu dùng sản phẩm thì những yếu tố trực quan về thương hiệu của Doanh nghiệp luôn hiện ra trước mắt khách hàng. Từ đây khi khách hàng nhìn thấy Logo hay các yếu tố khác thì sẽ nhận ra ngay đây là sản phẩm của.BAMBOOM CAKE - Lớp thứ hai: Lớp bảo quản ngoài cùng để vận chuyển và lưu kho sản phẩm. Lớp này làm bằng bìa Carton. Với sự đầu tư có chiều sâu cho bao gói sản phẩm nên thời gian qua mẫu mã sản phẩm của Doanh nghiệp đã đáp ứng được khá tốt thị hiếu của khách hàng. Mẫu mã, bao gói đẹp cũng chính là một cách quảng bá thương hiệu cho sản phẩm của Doanh nghiệp. Khách hàng luôn ấn tượng với những sản phẩm có bao gói rất bắt mắt của Doanh nghiệp . Các sản phẩm có mẫu mã đẹp được khách hàng rất ưa chuộng vì vậy tiêu thụ rất nhanh. Trên bao bì Doanh nghiệp bánh ngọt BAMBOOM CAKE thực hiện đầy đủ quy định về nhãn mác hàng hóa, qua đây cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về sản phẩm cho khách hàng. C. Thực trạng các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại BAMBOOM CAKE 1. ý thức của Ban lãnh đạo Doanh nghiệp về phát triển thương hiệu. Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển của Doanh nghiệp. Nhân thức được vấn đề này, Ban lãnh đạo Doanh nghiệp bánh ngọt BAMBOOM CAKE đã có sự quan tâm và đầu tư vào hoạt động phát triển thương hiệu của Doanh nghiệp. Đây là một thuận lợi cho những người làm công tác thương hiệu cho công ty và cũng là một lợi thế so với các Doanh nghiệp khác khi theo thống kê có đến 60% các doanh nghiệp nước ta không tiến hành việc đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu. Ban lãnh đạoDoanh nghiệpvẫn coi kinh phí cho hoạt động thương hiệu là một khoản chi phí chứ không còn nghĩ nó là một khoản đầu tư dài hạn. Vì vậy đây là một vấn đề cần thay đổi trong nhận thức.Ban lãnh đạo Doanh nghiệp cần chú trọng về việc bồi dưỡng kiến thức và sự hiểu biết về thương hiệu cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp chứ không phải chỉ coi đây là một hoạt động do một số cán bộ chuyên trách.. Đặc biệt đội ngũ bán hàng và phát triển thị trường cho Doanh nghiệp cần nắm bắt và hiểu sâu sắc về thương hiệu. Có như vậy việc xây dựng và phát triển thương hiệu mới có thể đem lại hiệu quả cao. 2. Quy trình xây dựng một thương hiệu sản phẩm mới vào thị trường. Ngành bánh ngọt là một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, Doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với những doanh nghiệp nội địa mà còn chia sẻ thị trường với những doanh nghiệp nước ngoài.Trước tình hình đó, Doanh nghiệp có mối quan tâm đặc biệt tới công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Những năm gần đây, Doanh nghiệp thành lập và tập trung đầu tư cho hai bộ phận Nghiên cứu và phát triển sản phẩm và bộ phận thị trường với mục tiêu nắm bắt nhu cầu mới của khách hàng một cách nhanh chóng nhất để kịp thời đưa ra những sản phẩm phù hợp, tăng tính cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường. Qua đây làm tăng sự quan tâm của khách hàng về BAMBOOM CAKE và phát triển hình ảnh Doanh nghiệp trên thị trường. Để quyết định đưa ra một thương hiệu sản phẩm mới công ty tiến hành cặn kẽ qua nhiều giai đoạn: - Nghiên cứu công nghệ sản xuất ra sản phẩm mới bao gồm: Xây dựng công thức sản phẩm, xây dựng quy trình công nghệ và theo dõi thời hạn bảo quản sản phẩm. - Nghiên cứu các biện pháp cải tiến các sản phẩm hiện có về chất lượng, kiểu dáng, bao bì. - Nghiên cứu việc sản xuất ra sản phẩm mới trên các dây chuyền Công ty mới đầu tư hoặc dự kiến đầu tư. - Nghiên cứu việc đưa việc sử dụng các nguyên vật liệu mới vào các quá trình sản xuất. -
Tài liệu liên quan