Đề tài Giải pháp phát triển thương hiệu ổn áp Standa trên thị trường miền Bắc

Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác đưa thương hiệu vào tâm trí của khách hàng. Một thương hiệu không thể phát triển nếu công ty sở hữu nó không có các chiến lược hợp lý để duy trì và phát triển thương hiệu dựa trên những định hướng phát triển chung của công ty và những biến động của môi trường.

docx70 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển thương hiệu ổn áp Standa trên thị trường miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác đưa thương hiệu vào tâm trí của khách hàng. Một thương hiệu không thể phát triển nếu công ty sở hữu nó không có các chiến lược hợp lý để duy trì và phát triển thương hiệu dựa trên những định hướng phát triển chung của công ty và những biến động của môi trường. Quá trình duy trì và phát triển thương hiệu nhằm nuôi dưỡng và cố định hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tạo cơ hội thu hút ngày càng nhiều khách hàng biết đến, chấp nhận, ghi nhớ và có thái độ tích cực đối với thương hiệu của công ty. Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển bên cạnh đó không thể không kể đến sự phát triển vượt bậc của ngành điện dân dụng. Được sự quan tâm chú trọng của nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng điện dân dụng cũng từng bước vươn lên. Hiện nay, thị trường đang tồn tại gần 30 nhãn hiệu ổn áp trong và ngoài nước, trong đó hơn 10 nhãn hiệu là của các nhà sản xuất trong nước. Trong thế giới bão hòa thông tin như hiện nay doanh nghiệp nào, thương hiệu nào cũng cần phải khẳng định mình trong tâm trí và lòng tin của người tiêu dùng. Sau hơn 4 năm hoạt động trong lĩnh vực ổn áp, công ty cổ phần Tiêu chuẩn Việt đã tạo cho mình một thị phần tương đối lớn so với các đối thủ cạnh tranh. Song, người tiêu dùng biết đến thương hiệu ổn áp STANDA chủ yếu thông qua sự giới thiệu và uy tín của các đại lý mà công ty phân phối sản phẩm. Trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh như Lioa – một doanh nghiệp đi tiên phong trong việc sản xuất ổn áp và các thiết bị bảo vệ đồ điện, cũng như rất nhiều đối thủ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó còn gặp phải những thách thức như nạn hàng nhái, hàng giả giá rẻ, kém chất lượng xuất hiện, sự xâm nhập của các thương hiệu mới. Để tiếp tục tồn tại và phát triển hơn nữa trong môi trường khắc nghiệt như vậy công ty cần phải nghĩ tới giải pháp phát triển thương hiệu ổn áp Standa ngày càng mạnh hơn nữa. Hiện nay, trong khi các đối thủ cạnh tranh đã tiến hành xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu ngày càng chuyên nghiệp thì hoạt động xây dựng, phát triển thương của công ty CP Tiêu chuẩn Việt mới bước đầu được chú trọng, do đó vẫn còn rất nhiều tồn tại cần giải quyết và khắc phục. Vì vậy, sinh viên lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển thương hiệu ổn áp Standa trên thị trường miền Bắc”, đề tài tập chung nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu của công ty CP Tiêu chuẩn Việt và những đánh giá của người tiêu dùng về thương hiệu Standa so với các thương hiệu cạnh tranh. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn tiến trình phát triển thương hiệu, để thương hiệu STANDA đến với đông đảo người tiêu dùng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài chuyên tập trung đề nghiên cứu ba mục tiêu chính: Tìm hiểu thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu ổn áp STANDA của công ty CP Tiêu chuẩn Việt. Phân tích những thành công và tồn tại của hoạt động phát triển thương hiệu của công ty trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường qua đánh giá của người tiêu dùng. Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động phát triển thương hiệu ổn áp STANDA. 3. Đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng sau Thực trạng phát triển thương hiệu ổn áp STANDA của công ty CP Tiêu chuẩn Việt. Các hoạt động phát triển thương hiệu của đối thủ cạnh tranh Nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu Standa và các thương hiệu cạnh tranh Phương pháp nghiên cứu: tìm hiểu tài liệu và thông tin thu thập được bằng các phương pháp: Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp quan sát, điều tra bảng hỏi: Sinh viên thực hiện một cuộc nghiên cứu nhỏ để thu thập thêm dữ liệu thứ cấp, góp phần hoàn thiện hơn đánh giá của mình và giúp đưa ra những giải pháp khả thi. Phương pháp tư duy, so sánh đối chiếu Phạm vi nghiên cứu Về thời gian tập trung nghiên cứu từ năm 2003 đến nay Về không gian tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp, người tiêu dùng ổn áp trên thị trường Miền bắc. 4. Cấu trúc chuyên đề Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài bao gồm ba phần chính đó là: Chương 1 – Thương hiệu Standa của Công ty CP Tiêu chuẩn Việt trên thị trường Miền Bắc Chương 2 - Thực trạng phát triển thương hiệu STANDA của Công ty CP Tiêu chuẩn Việt Chương 3 - Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phát triển thương hiệu STANDA trên thị trường Miền Bắc CHƯƠNG I THƯƠNG HIỆU STANDA CỦA CÔNG TY CP TIÊU CHUẨN VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG ỔN ÁP MIỀN BẮC Tổng quan về công ty cổ phần Tiêu chuẩn Việt Công ty CP Tiêu chuẩn Việt thành lập năm 2003, đến nay đã qua hơn 4 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện dân dụng và tủ giá thiết bị trường học. Sau đây là một số thông tin cơ bản về công ty: Tên công ty: Công ty cổ phần Tiêu chuẩn Việt Tên giao dịch quốc tế: Viet STANDA Joint Stock Company (V-STANDA.,JSC) Thành lập: ngày 18 tháng 09 năm 2003 Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VND (10 tỷ) Trụ sở chính: 18 Nguyễn Chí Thanh - Quận Ba Đình – Hà Nội. Tel: (84 – 4) 7 718 721 Fax: (84 – 4) 7 716 526 Wibsite: www.standa.com.vn Email: standatcv@fpt.vn Tài khoản số: 0571100014006 Mở tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, chi nhánh Điện Biên Phủ Logo: V-STANDA Công ty CP Tiêu chuẩn Việt được thành lập năm 2003, tiền thân là trung tâm điện tử công nghệ thuộc công ty máy tính Việt Nam I một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ công nghiệp thành lập từ năm 1986. Khi doanh nghiệp này cổ phần hoá, ngày 18/09/2003 trung tâm tách ra thành một doanh nghiệp độc lập lấy tên là Công ty cổ phần Tiêu chuẩn Việt. Công ty CP Tiêu chuẩn Việt ra đời kế thừa toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh đã định hình trong nhiều năm, cụ thể là năng lực công nghệ và kinh nghiệm sản xuất, đội ngũ kỹ thuật và công nhân, sản phẩm cũng như khu vực thị trường. Sau khi thành lập, ngoài việc duy trì và mở rộng các mặt hàng truyền thống, công ty cũng chủ trương nghiên cứu phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới. Quan điểm phục vụ và định hưóng phấn đấu của công ty cổ phần Tiêu chuẩn Việt: Công ty CP Tiêu chuẩn Việt luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với phương châm: “Chất lượng sản phẩm gắn với quyền lợi của khách hàng và cùng phát triển bền vững”. Với phương châm như vậy, trong nhiều năm qua công ty luôn chú trọng đổi mới công nghệ, bồi dưỡng năm lực cán bộ và nhân viên kỹ thuật, triển khai các hoạt động hỗ trợ khách hàng kịp thời. Công ty đã triển khai hệ thống dịch vụ khách hàng online cùng với đội xe lưu động nhanh chóng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình cung ứng. Không thoả mãn với những thành công bước đầu, công ty đang đặt ra cho toàn thể công nhân viên nhiệm vụ trong năm tiếp theo phấn đấu tăng trưởng về mọi mặt nhằm đáp ứng tốt hơn nữa những yêu cầu của khách hàng và thị trường. Phấn đấu để trở thành một trong những nhà cung ứng sản phẩm tốt nhất. Ngành nghề kinh doanh của công ty CP Tiêu chuẩn Việt: - Sản xuất và buôn bán các sản phẩm điện, điện tử, điện máy cơ khí - Sản xuất và mua bán thiết bị trường học - Buôn bán thiết bị điện công nghiệp, vật tư ngành điện, cơ khí - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình điện đến 35KV - Trang trí nội ngoại thất công trình - Mua bán, thuê và cho thuê máy móc, thiết bị trong ngành điện Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty: - Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị trường học - Sản xuất các loại tủ phân phối điện, các loại tủ viến thông, tủ văn phòng, cột bơm xăng. - Sản xuất gia công các sản phẩm điện, điện tử, điện máy cơ khí - Dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực điện. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Công ty CP Tiêu chuẩn Việt thành lập đến nay đã hơn bốn năm, trong hai năm đầu kết quả kinh doanh còn chưa ổn định, nhưng từ năm 2005 đến nay hoạt động sản xuất kinh donah đã đi vào nề nếp. Dưới đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 và 2006: (nguồn tại phòng kế toán) Bảng 3 – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 và 2006 (Đơn vị tính: đồng) Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (+/-) Chênh lệch % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14.613.339.289 15.045.085.936 431.746.647 2.95 Các khoản giảm trừ 0 0 Doanh thu thuần 14.613.339.289 15.045.085.936 Giá vốn hàng bán 13.360.810.099 13.362.964.397 Lợi nhuận gộp 1.252.529.190 1.682.121.539 Chi phí bán hàng 857.516.962 1.013.699.876 156.182.914 18.2 Lợi nhuận trước thuế 147.015.191 275.630.597 Thuế thu nhập doanh nghiệp 41.079.137 77.176.567 Lợi nhuận sau thuế 105.623.068 198.454.030 92.830.962 87.9 Qua bảng báo cáo trên ta thấy sự tăng trưởng rõ nét qua hai năm 2005, 2006: Năm 2005, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tương đối lớn trên 14 tỷ. Đến năm 2006, doanh thu thuần đạt là xấp xỉ 15 tỷ, tăng 2.92% so với năm 2005. Tuy tỷ lệ doanh thu tăng lên chưa lớn song ước tính trong năm 2007 là trên 20 tỷ (chưa có báo cáo chính xác). Tốc độ tăng trưởng so với ngành như vậy là chưa lớn, mặc dù doanh thu như vậy về con số tuyệt đối là ở mức cao. Cụ thể doanh thu cho từng nhóm sản phẩm của công ty như sau: những năm đầu khi mới thành lập công ty chọn nhóm sản phẩm tủ giá và thiết bị trường học làm mặt hàng chính nên tập trung nguồn lực để sản xuất.Do đó doanh thu năm 2005 của nhóm sản phẩm này chiếm xấp xỉ 70% doanh thu của công ty, trong khi đó sản phẩm ổn áp và thiết bị điện chỉ chiếm gần 30%. Nhưng hiện nay với sự phát triển chung của nền kinh tế và của ngành, thì nhóm sản phẩm tủ giá và thiết bị trường học đã không còn là nhóm hàng chủ lực. Hiện nay, doanh thu của nhóm sản phẩm ổn áp và các thiết bị điện đạt xấp xỉ gần 10 tỷ đồng, chiếm 65% doanh thu năm 2006. Chi phí bán hàng trong năm 2006 tăng 18.2% so với năm 2005, điều này cho thấy việc tập trung vào hoạt động vẫn ở mức tương đối. Công ty đang dần dần từng bước mở rộng quy mô thị trường. Tổng chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán chiếm 97.3% doanh thu thuần vào năm 2005, điều này làm cho lợi nhuận của công ty vẫn còn rất thấp. Con số này đến năm 2006 là 95.5%, tuy đã giảm đi song vẫn còn rất cao. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 87.9% so với năm 2005, điều này cho thấy công tác quản tác quản lý chi phí rất hiệu quả làm cho hiệu suất trên một đơn vị chi phí cao hơn. Thực trạng hoạt động marketing của công ty Công ty CP Tiêu chuẩn Việt mới được thành lập chưa lâu, hoạt động sản xuất kinh doanh mới bước đầu ổn định. Trong khi đó, thị trường đang cạnh tranh rất sôi động với nhiều thương hiệu lâu năm. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đó, ban lãnh đạo công ty cũng nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động marketing. Tuy nhiên, đến đầu năm 2006 bộ phận marketing mới hình thành, bộ phận này thuộc phòng kinh doanh. Từ năm 2005 trở về trước chi phí marketing của công ty là rất thấp, hầu như chỉ chủ yếu là việc bán hàng. Đến nay, chi phí cho hoạt động marketing chiếm 2% doanh thu, ước tính xấp xỉ 400 triệu (dự kiến chi phí năm tới là xấp xỉ 1tỷ). Bộ phận Marketing hình thành đầu năm 2006 mới chỉ là một bộ phận riêng của phòng kinh doanh nên công việc chủ yếu của bộ phận Marketing là truyền thông. Nhiệm vụ và chức năng cụ thể như sau: - Thiết kế bao bì, nhãn mác, tem sản phẩm, các mẫu quảng cáo - Lập kế hoạch cho các chương trình truyền thông (quảng cáo, khuyến mại, PR, bán hàng trực tiếp và đề xuất lên cấp trên - Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các chương trình truyền thông đã được phê duyệt thực hiện. - Xây dựng hệ thống truyền thông thi giác chuẩn cho thương hiệu Bên cạnh đó, một số hoạt động Marketing khác cũng được công ty tiến hành thực hiện, song được thực hiện bởi phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật và một số bộ phận khác như: - Hoạt động nghiên cứu và phát triển: hoạt động này được đảm nhiệm bởi hai bộ phận. Một là xuất phát từ nhu cầu của các khách hàng tiêu dùng, sau đó được các nhân viên kinh doanh nắm bắt và đề xuất. Hai là từ phòng kỹ thuật nghiên cứu. - Các hoạt động bán hàng, các hoạt động, quyết định liên quan đến kênh phân phối, cũng như các phương thức khuyến mại cho từng đối tượng khách hàng do phòng kinh doanh phụ trách. - Các quyết định về giá, sản phẩm do ban lãnh đạo cấp cao của công ty thực hiện, gồm có Giám đốc, Phó giám đốc, các trưởng phòng… Kế hoạch marketing do trưởng phòng kinh doanh kết hợp với phó phòng kinh doanh (kiêm trưởng bộ phận bán hàng), phụ trách bộ phận marketing cùng nhau thực hiện. Kế hoạch marketing được lập căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ trước, mục tiêu sản xuất kinh doanh trong kỳ tới và tình hình thực tế của hoạt động marketing trong kỳ trước (về chi phí marketing, hiệu quả marketing) để đề xuất cho các hoạt động của kỳ tới. Thực chất kế hoạch marketing của bộ phận marketing đưa ra chỉ là kế hoạch về hoạt động truyền thông, còn các vấn đề khác thì do trưởng và phó phòng kinh doanh đề xuất. Các bản kế hoạch này được tập hợp lại gửi lên Giám đốc và Phó tổng giám đốc phê duyệt. Khi một bản kế hoạch marketing được phê duyệt thì Phó giám đốc là người trực tiếp giám sát việc thực hiện kế hoạch đó. Còn việc thực hiện cụ thể thì do phòng kinh doanh thực hiện theo đề xuất của mình, trong đó kế hoạch truyền thông của bộ phận marketing chịu sự kiểm tra giám sát của trưởng phòng kinh doanh. Về sản phẩm: Hiện nay, công ty sản xuất hai mặt hàng chính là các thiết bị điện dân dụng và tủ giá thiết bị trường học. Cơ cấu, chủng loại sản phẩm ổn áp hiện nay tương đối đa dạng gồm máy ổn áp 1 pha với các dải điện áp từ 0.35KVA đến 50 KVA, máy ổn áp 3 pha với các dải điện áp từ 6K3F đến 200K3F, bên cạnh đó công ty cũng sản một số các thiết bị điện dân dụng khác như ổ cắm, thiết bị bảo vệ tủ lạnh, invecter. Kế hoạch sản xuất sản phẩm được bộ phận phát triển sản phẩm mới cùng đội ngũ nhân viên kinh doanh đưa ra sau khi nghiên cứu nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Vì vậy, việc sản xuất đã kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong thời gian hiện tại. Ổn áp Standa sử dụng chiến lược sản phẩm tập trung về chất lượng, mặc dù chủng loại chưa phong phú và đa dạng như những thương hiệu mạnh, nhưng khi khu công nghiệp hoàn thành công ty sẽ tiến hành đầu tư thêm dây chuyền công nghệ để phát triển đa dạng sản phẩm hơn nữa và sẽ không thua kém thương hiệu nào. Về giá cả: Các quyết định về giá của công ty CP Tiêu chuẩn Việt được đưa ra bởi ban lãnh đạo công ty. Do đặc thù của sản phẩm ổn áp đã có rất nhiều nhà cung ứng cung cấp trên thị trường, chính vì vậy giá là một trong những yếu cạnh tranh rất quan trọng. Công ty Cp Tiêu chuẩn Việt đã sử dụng rất thành công công cụ này trong việc tạo dựng sự trung thành của các nhà bán buôn, bán lẻ cũng như thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Trước khi đưa ra các chính sách giá công ty đều tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng như: mục tiêu kinh doanh của công ty, mục tiêu marketing, giá của các đối thủ cạnh tranh, chi phí sản xuất, chu kỳ sống sản phẩm để mức giá đưa ra cuối cùng luôn đảm bảo bù đắp chi phí, thu lợi nhuận và vẫn có tính cạnh tranh. Do chính sách giá chiết khấu khác nhau cho các khu vực khác nhau nên hiện nay công ty đang gặp phải tình trạng giá cả sản phẩm không đồng đều trên các khu vực thị trường điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng, cũng như gây ra xung đột giữa các đại lý, cửa hàng. Về phân phối: Sản phẩm ổn áp của công ty được cung cấp đến người tiêu dùng qua hệ thống kênh hỗn hợp gồm phân phối trực tiếp từ nhà sản (đặt hàng theo hợp đồng), phân phối qua đại lý, phân phối qua các cửa hàng bán lẻ. Hiện nay, việc phân phối sản phẩm tương đối hiệu quản nhưng do sự tập trung vào các khu vực thị trường là khác nhau nên chưa có sự phân bổ đồng đều vẫn gây khó khăn cho người tiêu dùng khi tìm mua sản phẩm. Trước kia, công ty từng sử dụng kiểu phân phối thông qua hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm song chưa có sự đầu tư thích đáng cho việc quản lý các cửa hàng này nên hình thức phân phối này đã không còn. Về hoạt động xúc tiến hỗn hợp: Công ty đã sử dụng các công cụ xác tiến như quảng cáo, khuyến mại, PR (quan hệ công chúng), bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp. Song việc tiến hành các chương trình này chưa có sự thống nhất, chưa có kế hoạch chi tiết nên vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quả không cao. Sản phẩm ổn áp Standa có chất lượng tốt, giá cả phù hợp hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường. Nhưng trên thực tế, việc kinh doanh của công ty chưa thực sự tốt, nhận biết của người tiêu dùng về nhãn hiệu Standa không nhiều. Do chiến lược kinh doanh phối hợp 4P chưa hiệu quả nên chưa tạo được sự khác biệt cho thương hiệu Standa trong tâm trí người tiêu dùng. Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu ổn áp Standa và các thương hiệu cạnh trạnh trên thị trường ổn áp miền Bắc. Nhận biết của người tiêu dùng về thương hiệu chính là mục tiêu ban đầu của các chương trình truyền thông. Hiện nay, nhãn hiệu Standa đã được người tiêu dùng chấp nhận thị phần thị trường đang có xu hướng mở rộng một trong những bước quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu là đo lường mức độ biết đến và yêu thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm qua đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Khi sản phẩm, thương hiệu đã đi vào tâm trí người tiêu dùng và duy trì được vị trí đó thì lúc đó thương hiệu mới có giá trị. Giá trị thương hiệu là lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương hiệu của mình. Sự trung thành của thương hiệu giúp công ty duy trì những khách hàng cũ trong thời gian dài. Sự trung thành sẽ được tạo ra bởi bốn thành tố trong tài sản thương hiệu: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu, và các yếu tố sở hữu khác. Chất lượng cảm nhận và thuộc tính thương hiệu công thêm sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ tạo thêm niềm tin và lý do để khách hàng mua sản phẩm, cũng như các thành tố này sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Gia tăng sự trung thành về thương hiệu đống vai trò rất quan trọng ở thời điểm mua hàng khi mà các đối thủ cạnh tranh luôn sáng tạo và có những sản phẩm mới cải tiến vượt trội. Sự trung thành thương hiệu là một thành tố trong tài sản thương hiệu nhưng cũng bị tác động bởi tài sản thương hiệu. Sự trung thành thương hiệu là một trong những giá trị mà tài sản thương hiệu mang đến cho công ty. Tài sản thương hiệu giúp công ty thiết lập chính sách giá cao và ít lệ thuộc vào các chương trình khuyến mại. Trong khi thương hiệu của công ty có vị thế chưa tốt thì thường phải sử dụng các chính sách khuyến mại để hỗ trợ bán hàng. Nhờ chính sách gía cao mà công ty càng có thêm lợi nhuận. Tài sản thương hiệu giúp cho việc mở rộng và tận dụng tối đa kênh phân phối. Cũng tương tự như khách hàng, các điểm bán hàng sẽ e ngại hơn khi phân phối nhữung sản phẩm có thương hiệu không nổi tiếng. Một thương hiệu mạnh sẽ hỗ trợ trong việc có được một diện tích lớn để trung bày sản phẩm trong cửa hàng. Bên cạnh đó các thương hiệu lớn sẽ nhận được sự hợp tác của các nhà phân phối trong các chương trình tiếp thị. Tài sản thương hiệu còn mang lại lợi thế cạnh tranh, cụ thể là tạo ra rào cản để hạn chế sự xâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới. Giá trị thương hiệu mang lại lợi ích rất lớn cho công ty, chính vì vậy nếu được người tiêu dùng đánh giá đúng và được nhìn nhận thì chiến lược truyền thông thương hiệu đã thành công. Cuộc nghiên cứu về mức độ nhận biết của người tiêu dùng - đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty và các thương hiệu cạnh tranh được thực hiện thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn (đính kèm phụ lục). Phạm vi của cuộc nghiên cứu các tỉnh trên đại bàn khu vực Miền Bắc chia làm năm khu vực : - Khu vực 1: Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên - Khu vực 2: Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình - Khu vực 3: Hà Tây, Vĩnh Phúc - Khu vực 4: B
Tài liệu liên quan