Đề tài Giải pháp tăng cường đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ xi măng của công ty xi măng Hải phòng

Cùng với đà phát triển của Đất nước, các doanh nghiệp hiện nay cũng đang dần chuyển mình để tự khẳng định bản thân trong nền kinh tế. Sự tăng trưởng và phát triển của một doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có khả năng kinh doanh tốt, điều gì làm nên khả năng kinh doanh tốt. Đó là vấn đề của “Quản trị “ trong mỗi doanh nghiệp. Là một môn khoa học, Quản trị kinh doanh đã thực sự không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế. Với tầm quan trọng như vậy nên bộ môn quản trị kinh doanh đươc coi là một môn chuyên ngành chính của Khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐH KTQD. Quản trị kinh doanh là môn đòi hỏi phương pháp lý luận cao, tư duy lôgic và đặc biệt tính thực tế của các vấn đề Quản trị doanh nghiệp. Trước những đòi hỏi như vậy, để tạo điều kiện cho sinh viên khoa Quản trị kinh doanh có khả năng tiếp thu những lý luận Quản trị một cách chuẩn mực và thấu đáo, nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập tốt nghiệp. Sau khi hoàn thành đợt thực tập khảo sát tổng hợp tại công ty xi măng Hải phòng, trước tình hình sản xuất kinh doanh của công ty em đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu công tác hoạt động tiêu thụ của công ty nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp. Nên em chọn đề tài : "Giải pháp tăng cường đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ xi măng của công ty xi măng Hải phòng". Và được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn thực tập : PGS.TS Đinh Thị Ngọc Quyên và các cán bộ, công nhân trong Công ty xi măng Hải phòng em đã hoàn thành báo cáo Thực tập chuyên đề tại Công ty xi măng Hải phòng sau 9 tuần thực tập tại Công ty. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn thực tập và các cán bộ, công nhân của công ty xi măng Hải phòng.

doc97 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ xi măng của công ty xi măng Hải phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 Nội dung 2 Phần 1 : Tổng quan về công ty xi măng Hải phòng ………………… 2 1.Sự ra đời và sơ lược qúa trình phát triển của công ty………………… 2 1.1.Sự ra đời và sơ lược qúa trình phát triển của công ty…………………………… 3 1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty……………………………………………. 3 2. Những đặc điểm chủ yếu của công ty …………………………….. 8 2.1 Đặc điểm về sản phẩm…………………………………………………… 8 2.2 Đặc điểm về qui trình chế tạo sản phẩm………………………………… 10 2.3 Đặc điểm về lao động…………………………………………………… 13 2.4 Đặc điểm về máy móc thiết bị…………………………………………… 15 2.5 Đặc điểm về thị trường – khách hàng…………………………………… 17 2.6 Đặc điểm vể vốn kinh doanh……………………………………………… 18 3 Cơ cấu sản xuất và tổ chức quản lý của công ty…………………… 19 3.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuât của công ty……………………………… 19 3.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý…………………………………… 25 Phần 2 : Đánh giá thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 27 1. Kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện hoạt động tiêu thụ 27 1.1 Kết qủa sản xuất kinh doanh của công ty…………………………………… 27 1.2 Tình hình thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty……………… 31 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ ………………. 41 2.1 Các nhân tố bên trong………………………………………………… 41 2.2 Các nhân tố bên ngoài…………………………………………………… 50 3. Những đánh giá thực trạng việc thực hiện các hoạt động tiêu thụ 53 3.1 Những thành tích đạt được………………………………………………… 53 3.2 Những thực trạng còn tồn tại trong hoạt động tiêu thụ xi măng…………… 55 3.3 Những nguyên nhân………………………………………………………… 56 Phần 3 :Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ xi măng 58 1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty đến năm 2010…………… 58 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ xi măng của công ty… 59 2.1Cải tổ cơ cấu quản lý nhằm nâng cao hoạt động nghiện cứu thị trường…… 59 2.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm …………………………………………… 60 2.3 Tổ chức và quản lý có hiệu qủa mạng lưới tiêu thụ………………………… 64 2.4 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ ……………………………… 65 2.5 Về khâu kiểm tra, kiểm soát trong phòng kinh doanh…………………… 68 2.6 Một số vấn để khác ………………………………………………………… 68 Kết luận 70 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với đà phát triển của Đất nước, các doanh nghiệp hiện nay cũng đang dần chuyển mình để tự khẳng định bản thân trong nền kinh tế. Sự tăng trưởng và phát triển của một doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có khả năng kinh doanh tốt, điều gì làm nên khả năng kinh doanh tốt. Đó là vấn đề của “Quản trị “ trong mỗi doanh nghiệp. Là một môn khoa học, Quản trị kinh doanh đã thực sự không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế. Với tầm quan trọng như vậy nên bộ môn quản trị kinh doanh đươc coi là một môn chuyên ngành chính của Khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐH KTQD. Quản trị kinh doanh là môn đòi hỏi phương pháp lý luận cao, tư duy lôgic và đặc biệt tính thực tế của các vấn đề Quản trị doanh nghiệp. Trước những đòi hỏi như vậy, để tạo điều kiện cho sinh viên khoa Quản trị kinh doanh có khả năng tiếp thu những lý luận Quản trị một cách chuẩn mực và thấu đáo, nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập tốt nghiệp. Sau khi hoàn thành đợt thực tập khảo sát tổng hợp tại công ty xi măng Hải phòng, trước tình hình sản xuất kinh doanh của công ty em đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu công tác hoạt động tiêu thụ của công ty nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp. Nên em chọn đề tài : "Giải pháp tăng cường đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ xi măng của công ty xi măng Hải phòng". Và được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn thực tập : PGS.TS Đinh Thị Ngọc Quyên và các cán bộ, công nhân trong Công ty xi măng Hải phòng em đã hoàn thành báo cáo Thực tập chuyên đề tại Công ty xi măng Hải phòng sau 9 tuần thực tập tại Công ty. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn thực tập và các cán bộ, công nhân của công ty xi măng Hải phòng. NỘI DUNG Phần 1: Tổng quan về công ty Xi măng Hải phòng 1. Sự ra đời và sơ lược quá trìnhphát triển của công ty. Sự ra đời và sơ lược quá trình phát triển của công ty. 1.1.1 Sự ra đời của Công ty. Xi măng là một vật liệu xây dựng, một chất kết dính trong xây dựng mà các nhà khoa học đã tìm ra vào cuối thế kỷ XIX, được sản xuất đầu tiên tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển như Anh, Pháp, Đan Mạch….Đầu thế kỷ XX, xi măng đã thực sự trở thành nhu cầu không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển của mỗi nước. Xi măng đã xuất hiện hầu hết trên các thị trường thế giới. Ngay trong quá trình xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã vận chuyển một khối lượng xi măng lớn sang xây dựng bồn đốt, công sở, dinh thự, cầu cống….Trong những năm 90 của thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã xây dựng nhiều công trình làm nền tảng cho kế hoạch xâm lược lâu dài của chúng. Nhưng việc vận chuyển xi măng từ Pháp sang Việt Nam là rất đắt và khó khăn, vì vậy chúng quyết định cho các nhà sản xuất xi măng của Pháp mở chi nhánh sản xuất tại miền Bắc Việt Nam. Nhà máy xi măng ở Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi cho chúng vì ở Việt Nam có nguồn nguyên liệu và nhiên liệu rất tốt với khối lượng lớn. Mặt khác chúng còn tận dụng nguồn nhân công dồi dào hầu hết là những người nông dân đang trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn không có ruộng đất để cày cấy. Đồng thời chúng còn lợi dụng một thị trường rộng lớn là chính xứ Đông Dương và cả một phần thị trường Viễn Đông nữa. Ngày 25/12/1899 thực dân Pháp bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy Hải phòng trên địa phận làng Hạ Lý, tổng Lạc Viên, huyện An Dương, Hải Phòng. Lúc đầu diện tích nhà máy là 10ha, sau mở rộng thêm thành 50ha và với vốn đầu tư ban đầu là 1.500.000 phơrăng. Trong những năm đầu sản xuất, toàn bộ nhà máy có 4 lò đứng hoạt động đến năm 1925 phát triển thành 15 lò đứng theo kiểu Véctican Căngđờlô và 4 lò theo kiểu Căngđơlô Candlot (hoạt động nửa thủ công, nửa cơ khí) như vậy hình thành 2 hệ thống sản xuất với công suất thiết kế là 150.000 tấn xi măng/năm (theo phương pháp khô). Lực lượng lao động lúc mới thành lập chỉ khoảng gần 100 công nhân và vài nhân viên, kỹ sư người Pháp. Sau này công nhân tăng dần theo từng năm theo số lò đứng được xây dựng và đi vào sản xuất. 1.1.2 Sơ lược quá trình phát triển của Công ty. Giai đoạn đầu đến năm 1955 : Trong giai đoạn này số vốn của công ty đã tăng một cách mạnh mẽ với sản lượng tăng liên tục một cách đều đặn và ổn định. Bảng 1 : Vốn đầu tư – Sản lượng trong giai đoạn đầu SXKD. Năm Vốn đầu tư (phơrăng) Sản lượng (tấn) Xuất khẩu (tấn) 1899 1.500.000 1919 2.000.000 1924 2.000.000 124.000 38.800 1926 12.000.000 139.000 59.500 1930 24.000.000 168.000 30.200 1939 42.750.000 305.000 156.890 1948 342.000.000 98.604 0 1950 427.500.000 144.000 0 1952 235.000 0 1954 254.000 0 Có được những thành quả như vậy là do công ty đã đầu tư vào việc mua công nghệ sản xuất mới của Đan Mạch năm 1928 - 1930: Đó là hệ thống 4 lò quay mới hoạt động theo phương pháp ướt với công suất thiết kế là 300 tấn/ngày. Đến năm 1941 lò quay thứ 5 cũng bắt đầu đi vào sản xuất. Tổ chức sản xuất của nhà máy được xây dựng theo hệ thống dây chuyền khép kín. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công ty lực lượng lao động cũng phát triển mạnh mẽ ngày càng đông, dù vậy họ hầu hết là những người nông dân của Hải phòng và các tỉnh lân cận như : Thái Bình, Nam Định, Hà Nam…bên cạnh đó lực lượng nhân viên, kỹ sư người pháp cũng ngày càng nhiều. Bảng 2 : Cơ cấu lao động trong giai đoạn đầu SXKD Năm 1912 1923 1926 1930 1932 1939 Số lượng công nhân 1500 3000 3500 4000 3500 3000 Nhân viên người Pháp 8 29 31 40 32 32 Dù những người lao động làm việc cực nhọc nhưng họ vẫn luôn bị chèn ép bóc lột sức lao động một cách dã man của bọn thực dân Pháp. Đời sống vật chất tinh thần thiếu thốn một cách trầm trọng. Tiền lương họ được trả không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Người lao động vẫn phải sống trong cảnh cơ cực trái ngược với sự xa hoa tiêu xài lãng phí của bọn chủ thực dân Pháp Dưới đây là mức lương công nhật của công nhân lao động giản đơn được trả, số công nhân này chiếm hơn 90% toàn bộ công nhân nhà máy : Bảng 3 : Bảng lương công nhân trong một số năm đầu Công nhân Trước 1920 1920 - 1925 1925 - 1930 Nam 0,15-0,16 đ 0,18-0,20 đ 0,22-0,25 đ Nữ 0,12 đ 0,16-0,18 đ 0,18-0,20 đ Trẻ em 0,05-0,08 đ 0,12-0,14 đ 0,12-0,14 đ Và chính đội ngũ công nhân nhà máy xi măng Hải phòng đã tham gia một lực lượng đáng kể vào quá trình hình thành và phát triển giai của giai cấp công nhân Việt Nam. Họ đã góp không ít công lao trong việc giải phóng thành phố Hải phòng trong tay bọn thực dân Pháp (13/5/1953), thực hiện nghĩa vụ cách mạng của giai cấp công nhân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời đưa nhà máy xi măng Hải phòng sang một giai đoạn mới đó là giai đoạn phát triển thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, với sự điều khiển của các cán bộ và công nhân Việt nam. Giai đoạn 1955 - 1986 : Trong thời gian từ năm 1955 đến 1964 đây là giai đoạn tiếp quản và khôi phục lại toàn bộ dây chuyền sản xuất và tiếp tục đầu tư xây dựng. Với sự giúp đỡ của Rumani năm 1964 nhà máy khởi công xây dựng 2 dây chuyền lò nung số 6 và số 7 với công suất thiết kế 250 tấn clinker / ngày. Cũng trong năm 1964 nhà máy đạt sản lượng cao nhất là 600.000 tấn / năm. Từ năm 1964 đến năm 1986, giai đoạn này nhà máy trải qua nhiều cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhà máy bị tàn phá nặng nề, nhiều thiết bị, nhà xưởng bị phá hủy hoặc hư hỏng, vì thế tình hình sản xuất của nhà máy không ổn định. Từ khi thống nhất đất nước năm 1975 cả nước bắt tay vào xây dựng hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhà máy xi măng Hải phòng được Nhà nước đầu tư sửa chữa phục hồi và nâng cao năng lực sản xuất. Năm 1978 được sư giúp đỡ của Chính phủ Rumani hai lò nung số 8 và số 9 được khởi công xây dựng với công suất thiết kế 250 tấn / ngày lò. Giai đoạn 1986 đến nay : Năm 1987 hệ thống lò quay xây dựng thời kỳ Pháp thuộc đã quá cũ rão. Công ty đã tiến hành thanh lý 5 dây chuyền lò nung quay. Nặm 1990 được sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt nam, công ty đã khôi phục lò nung số 3 đã thanh lý cải tạo chuyển đổi thiết bị phụ theo công nghệ sản xuất xi măng trắng bằng công nghệ ướt với hệ thống lò quay công suất thiết kế là 40.000 tấn xi măng trắng / năm bằng vốn góp của các công ty xi măng Hải phòng, xi măng Hoàng thạch, xi măng Bỉm sơn. Từ năm 1991 – 1993 nhà nước đã đầu tư chiều sâu cho nhà máy với 48 tỷ đồng nhằm mục tiêu nâng cao sản lượng xi măng sản xuất đạt 350.000 tấn xi măng đen / năm.Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đến nay tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã tiếp cận nhanh chóng. Sản xuất giữ vững và tăng trưởng. Công ty thực hiện sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Sản xuất xi măng sản xuất năm sau cao hơn năm trước, chủng loại xi măng đa dạng hóa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng được công ty đẩy mạnh, đạt mức cao trong nhiều năm. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty. Để thống nhất quản lý và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng quyền chủ động trong sản xuất và kinh doanh làm tiền để cho sự phát triển của công ty trong cơ chế thị trường. Bộ xây dựng đã có quyết định số 3563/ BXD – TCLĐ ngày 9/8/1993 đổi tên Nhà máy xi măng Hải phòng thành Công ty xi măng Hải phòng trên cơ sở sát nhập công ty kinh doanh xi măng Hải phòng vào Nhà máy xi măng Hải phòng với nhiệm vụ : - Công ty xi măng Hải phòng là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động độc lập tự chủ trong sản xuất và kinh doanh xi măng. - Công ty có trách nhiệm cung cấp xi măng ổn định trên địa bàn các tỉnh được phân công đố là : TP Hải phòng; tỉnh Thái Bình; một số tỉnh lân cận;..theo giá trần qui định của Nhà nước (Vì xi măng là mặt hàng do Nhà nước thống nhất quản lý) Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty xi măng Hải phòng là kinh doanh và sản xuất xi măng, khai thác đá và sản xuất kinh doanh bao bì xi măng 2. Những đặc điểm chủ yếu của công ty. 2.1 Đặc điểm về sản phẩm. Xi măng là một chất kết dính trong xây dựng. Sản phẩm xi măng đáp ứng nhu cầu mọi nhu cầu xây dựng kể trong sản xuất lẫn tiêu dùng. Với kết cấu sản phẩm đơn giản và dễ bảo quản trong nơi khô ráo tránh mưa ướt. Vì là một nguyên liệu trong những công trình xây dựng nên việc vận chuyển xi măng thường là với khối lượng lớn. phương tiện vận chuyển thường là Ô tô, tàu thuỷ, xà lan…việc vận chuyển cũng tương đối dễ dàng. Xi măng là một nguyên liệu không thể thiếu trong những công trình xây và đồng thời là chất kết dính duy nhất tạo nên hình dáng mọi công trình xây dựng. Có thể nói xi măng hầu như không có sản phẩm thay thế. Hiện nay công ty xi măng Hải phòng có những chủng loại sản phẩm chính như bảng 4. Ngoài ra công ty còn sản xuất nhiều chủng loại xi măng khác theo yêu cầu của khách hàng và thì trường. Các chủng loại xi măng được đóng bao giấy xi măng hoăc bao PP có lớp giấy Kráp với trọng lượng 50 Kg hoặc có thể xuất bán rời theo yêu cầu của khách hàng. Bảng 4: Danh mục sản phẩm chủ yếu Danh mục sản phẩm Nhãn hiệu Tính chất Sử dụng Xi măng xám Pooc land Canast PCB 30 và PCB 40 Con rồng xanh Đạt “TCVN 2682-1992” về cường độ chịu nén, thời gian đông cứng.. Các công trình dân dụng : Nhà cao tầng, đổ bê tông khối lớn, đập đường… Xi măng trắng PCW 301 Con rồng xanh vờn quả cầu đỏ Đạt “TCVN 5691-2000”,có đặc tính cơ lí, phần trăm độ trắng cao >75% so với BaSO4 tinh khiết(95%độ trắng) Sử dụng làm vật liệu trang trí, ôp lát gạch bông.. Xi măng Pooc land bền Sun phát cao PChs-40 Con rồng xanh Đạt tiêu chuẩn Việt Nam “TCVN 6067-1995” Các công trình xây dựng môi trường nước mặn, nước nợ ven biển, hải đảo… 2.2 Đặc điểm về qui trình chế tạo sản phẩm. Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ sản xuất xi măng Đen theo phương pháp ướt . THAN ĐẤT SÉT ĐÁ VÔI QUẶNG SẮT MÁY SAY MÁY NGHIỀN THAN MỊN MÁY BỪA BỂ CHỨA MÁY NGHIỀN MÁY BÚA KÉT CHỨA LÒ LUNG LINKER BỂ DỰ TRỮ BÙN “PÁT” GIẾNG ĐIỀU CHẾ Ủ LINKER MÁY HẤP LINKER THẠCH CAO NHỎ MÁY NGHIỀN SIILÔ CHỨA BỘT XM KHO CHỨA XI MĂNG BAO MÁY ĐÓNG BAO THẠCH CAO TO Từ sơ đồ trên ta có sơ lược qui trình sản xuất xi măng đen qua 4 giai đoạn như sau : Giai đoạn 1 : Đá vôi khai thác từ mỏ đá Tràng kênh, kích thước 250 đến 300 mm được chuyển về nhà máy bằng đường thuỷ. Dùng hệ thống máy búa đập nhỏ thành đá dăm cỡ hạt 25 mm rổi chuyển tới két chứa nhà nghiền. Giai đoạn 2 : Đất sét bãi sông Cửa Cấm chuyển vào máy bừa làm cho nhuyễn thành bùn đất có hàm lượng nước nhất định và được loại trừ tạp chất. Qua hệ thống bơm bùn đất được chuyển về máy nghiền bùn cùng với đá dăm, nước theo một lượng nhất định qua hệ thống nạp liệu. Sau khi nghiền được một hỗn hợp bùn nhuyễn mịn gọi là bùn “pát”, qua hệ thống bơm bùn “pát” được đưa về bể điều chế và bể dự trữ bằng đường ống. Bể bùn được trang bị máy khuấy và khí nén làm sục bùn để cho bùn luôn luôn đồng nhất. Phòng thí nghiệm trung tâm có trách nhiệm kiểm tra nguyên liệu bùn “pát” đúng tiêu chuẩn chế tạo mới được cung cấp cho lò nung. Giai đoạn 3: Than Hòn Gai có chất bốc cao được đưa vào máy sấy khô và chuyển về máy nghiền thành bột than mịn, sau đó bằng hệ thống bơm khí nén và các đường ống dẫn chuyển về két chứa lò nung. Khi hoạt động thân lò từ từ quay, than mịn được thổi vào két chứa và cháy ở khu vực nung luyện. Bùn “pát” được bơm qua hệ thống nạp liệu chảy vào lò, di chuyển từ đầu cao đến đầu thấp, xuất hiện liên tiếp các phản ứng lý hoá và khi tới khu vực nung luyện có nhiệt độ 1.450 độ C thì xảy ra phản ứng clinker hoá, tào thành viên clinker. Giai đoạn 4 : Qua hệ thống làm nguội, clinker được chuyển về két để ủ, sau đó đưa sang hệ thống máy nghiền để nghiền cùng với thạch cao theo một tỉ lệ nhất định để ra xi măng. Xi măng bột được chuyển về hệ thống Si-lô chứa, sau 7 ngày được chuyển về hệ thống đóng bao, kết thúc quá trình sản xuất xi măng. PHỤ GIA,RỬA , ĐẬP ĐÁ, RỬA ĐÁ CAO LANH, RỬA DẦU MFO ĐẬP BÚA KÉT MÁY NGHIỀN MÁY NGHIỀN LOẠI SẮT,BƠM G. ĐIỀU CHẾ LÒ NUNG KÉT HỖN HỢP MÁY NGHIỀN VỎ BAO KHO CHỨA CL SILÔ CHỨA XM MÁY THÁO BƠM CAO ÁP BỒN CHỨA KHO XI MĂNG BĂNG,GẦU,VÍT BƠM HỆ THỐNG SẤY XUẤT XI MĂNG PHỤ GIA THẠCH CAO KÉT THẠCH CAO NƯỚC NƯỚC BĂNG,GẦU,VÍT CAF2 Sơ đồ 2 : Qui trình công nghệ sản xuât xi măng Trắng theo phương pháp ướt Qui trình sản xuất xi măng Trắng của nhà máy xi măng Hải phòng tương tự như qui trình sản xuất xi măng Đen theo đúng 4 giai đoạn, chỉ khác ở phần nhiên liệu của qui trình sản xuất xi măng trắng là dầu MFO và nguyên liệu chính chỉ gồm đá và thạch cao mà thôi. Hiện nay nhà máy xi măng Hải phòng chỉ có một lò nung quay để sản xuất xi măng trắng với công suất khoảng 50.000 tấn một năm. Tuy nhiên qui trình sản xuất theo phương pháp ướt này đã thực sự cũ và lỗi thời, nên công suất của cả 4 lò nung quay của nhà máy chỉ đạt sản lượng hơn 400.000 tấn xi măng đen một năm, kém xa với phương pháp mới bây giờ là sản xuất theo phương pháp khô với dây chuyền máy móc hiện đại, một dây chuyền sản xuất có công suất 1,2 triệu tấn một năm. 2.3 Đặc điểm về lao động.: Nói chung lực lượng lao động của công ty xi măng Hải phòng trong nhều năm gần đây có xu hướng giảm dần về mặt số lượng và cơ cấu cũng có những thay đổi theo một chiều hướng nhất định. Qua Bảng 5 ta thấy tổng số lao động của công ty đang giảm, lượng giảm chủ yếu là lao động trực tiếp, bên cạnh đó lao động gián tiếp lại ngày một tăng, đăc biệt tăng 10,4% trong năm 2002. Bên cạnh đó xét theo giới tính thì lực lượng lao động chủ yếu là Nam, và lượng giảm tương đối cân bàng theo tốc độ giảm khoảng 0,8 đến 1,2%. Tỷ trọng giới tính của lượng lao động của công ty mang tính ổn định, Nam chiếm khoảng 69%, Nữ chiếm 21%. Do đặc tính của ngành kinh doanh xi măng nên tỷ trọng Nam chiếm đa số. Xét trình độ chuyên môn ta thấy lực lượng lao động của công ty đang có xu hướng tăng về trình độ Đai học, cao đẳng và trên Đại học.với tốc độ tăng cao từ 8 đến 10 %, đạt được như vậy là do công ty thực hiện triển khai công tác đào tạo nâng bậc, trình độ và tuyển dụng mới một cách triệt để. Lực lượng lao động có trình độ PTCS,PTTH cũng giảm dần đó là do lực lượng này nghỉ hưu và đã đào tạo nâng bậc trình độ lên CNKT… Bảng 5 : Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2000 – 2002 Đơn vị : Người Chỉ tiêu Năm So sánh 00-01 So sánh 01-02 2000 2001 2002 CL % CL % 1.Tổng số lao động 3218 3183 3133 -35 -1,1 -5,0 -1,6 2.Theo tính chất lao động -Lao động trực tiếp -Lao động gián tiếp 2777 2733 2636 -44 -1,6 -97 -3,5 441 450 497 9 2,0 47 10,4 3.Theo giới tính -Nam -Nữ 2189 2171 2135 -18 -0.8 -36 -1.7 1021 1012 998 -9 -0,9 -14 -1.4 4.Theo độ tuổi -Từ 18 – 29 tuổi -Từ 30 – 44 tuổi -Từ 45–55 tuổi(Nữ) -Từ45-60 tuổi(Nam) 222 219 208 -3 -1.4 -11 -5,0 1668 1660 1640 -8 -0,5 -20 -1,2 434 429 417 -5 -1,1 -12 -1,8 847 838 827 -11 -1,3 -11 -1,3 5.Theo trình độ -PTCS -PTTH -CNKT -THCN -Cao đẳng, ĐH và trên ĐH 1239 1212 1148 -27 -2,1 -58 -4,8 1790 1768 1728 -12 -0,7 -40 -2,3 1841 1826 1787 -15 -0,8 -23 -1,3 66 54 43 -12 -18,2 -11 -20,4 242 250 257 8 3,3 27 10,8 Qua đây ta thây rằng trình độ lao động chủ yếu trong công ty là PTTH và CNKT chiếm số đông, số lượng lao đông trình độ PTCS và THCN chiếm số lượng ít, và đều đang ở xu hướng giảm dần qua từng năm với mức ổn định. Bên cạnh đó lượng lao động ở trình độ Cao đẳng, ĐH và trên ĐH ngày càng tăng điều này thể hiện mức độ cải tạo cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên chức trong công ty. Lực lượng này tăng đều tương ứng với tăng lao động gián tiếp. Tuy vậy mặt bằng chung về trình độ lao động của công ty là tương đối thấp, hầu hết là những CNKT và PTTH. Điều này thể hiện tính chất công việc không đòi hỏi cao trong sản xuất kinh doanh, những người có trình độ cao thường trong tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Tóm lại, tình trạng lao động của công ty hiện nay đang có xu hướng giảm đó là do công ty đang có chiến lược mới trong kinh doanh nên từng bước giảm dần lực lượng lao động
Tài liệu liên quan