Đề tài Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây

Sau hơn 20 năm đổi mới, với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến đáng kể, đang hoà mình vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới, là điểm dừng chân lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào trong nước. Với tốc độ phát triển trung bình đạt trên 8% một năm, quá trình CNH-HĐH đất nước đang có những bước tiến đáng kể thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từ kinh tế Nông nghiệp sang kinh tế Công nghiệp,thương mại, dịch vụ. Quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế thế giới đang đặt ra hàng loạt những vấn đề bức xúc cần được giải quyết trong đó có vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước cùng các cấp, các ngành quan tâm đưa ra những chủ trương, giải pháp thiết thực để giải quyết việc làm cho người lao động. Với một đất nước hơn 80 triệu dân như nước ta hiện nay nếu giải quyết tốt vấn đề việc làm là tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Với đặc thù là một nước Nông nghiệp thì việc phát triển kinh tế nông thôn đã và đang là vấn đề cần được quan tâm ở nước ta hiện nay. Thạch Thất là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tây, là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trung bình đạt 10% một năm. Trong những năm gần đây nhu cầu việc làm của người dân rất lớn do quá trình đô thị hoá nông thôn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Hàng năm số người đến tuổi lao động cùng với số lao động Nông, lâm nghiệp trước đây phải chuyển sang làm nghề khác để giành đất xây dựng các dự án của Trung ương, của tỉnh và huyện như dự án xây dựng khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu Đại học Quốc gia, khu công nghiệp của tỉnh và các cụm công nghiệp của huyện. Như vậy phần lớn diện tích đất nông nghiệp của nông dân sẽ bị thu hồi và trước mắt số lao động này sẽ bị mất việc làm đang cần tìm việc làm. Nhận thức rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề việc làm, giải quyết việc làm cho số lao động có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Tôi đã mạnh dạn đề cập đến vấn đề này trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài “Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây”.

doc50 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3103 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 5 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 3. Phạm vi nghiên cứu 6 4. Mẫu khảo sát 6 5. Vấn đề nghiên cứu. 6 6. Giả thuyết nghiên cứu. 6 7. Phương pháp nghiên cứu. 6 8. Kết cấu báo cáo thực tập tốt nghiệp. 6 PHẦN NỘI DUNG. 8 CHƯƠNG I. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 8 1.1. Khái niệm việc làm, giải quyết việc làm và các khái niệm có liên quan 8 1.1.1. Lao động 8 1.1.2. Việc làm và người có việc làm 8 1.1.3. Thất nghiệp và người thất nghiệp 10 1.1.4. Giải quyết việc làm 11 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm. 14 1.2.1. Cần nhận thức đúng đắn về việc làm và thất nghiệp 14 1.2.2. Giải quyết việc làm cho lao động phải hướng vào tiếp tục giải phóng triệt để tiềm năng lao động phù hợp với hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật theo tinh thần đổi mới 15 1.2.3. Giải quyết việc làm nhằm hoàn thiện số lượng, chất lượng nguồn nhân lực 15 1.2.4. Phải gắn liền vấn đề lao động-việc làm với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cũng như các chương trình quốc gia khác. (giải quyết việc làm phải gắn với các chương trình, các dự án có vốn đầu tư từ nhiều nguồn trong và ngoài nước). 15 1.2.5. Hình thành và phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường xã hội thống nhất. 16 CHƯƠNG II. 18 CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN THẠCH THẤT 18 2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình hoạt động của phòng Nội vụ Lao động thương binh & xã hội huyện Thạch Thất. 18 2.1.1. Lịch sử phát triển. 18 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ Lao động thương binh & xã hôi huyện Thạch Thất 19 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của phòng. 27 2.1.4. Những khuyến nghị 27 2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị -xã hội của huyện Thạch Thất. 28 2.2.1. Đặc điểm chung 28 2.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội 28 2.2.3. Mặt hạn chế 32 2.3. Thực trạng giải quyết việc làm ở huyện Thạch Thất. 33 2.3.1 Tổ chức bộ máy phục vụ nhu cầu giải quyết việc làm 33 2.3.2. Thực trạng lao động, việc làm hiện nay. 34 2.3.3. Những kết quả đạt được trong công tác giải quyết việc làm ở huyện Thạch Thất 36 2.3.4. Nguyên nhân đạt được 37 2.3.5. Một số hạn chế trong công tác giải quyết việc làm ở huyện Thạch Thất. 37 2.4. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Thạch Thất 38 2.4.1. Tình hình thu hồi 38 2.4.2. Tình hình đời sống, việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất 39 2.4.3. Những ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống, việc làm của người lao động 41 2.4.4. Mục tiêu, phương hướng, biện pháp giải quyết việc làmcho lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp ở huyện Thạch Thất 45 KẾT LUẬN 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH-HĐH:  Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.   CNXH:  Chủ nghĩa xã hội.   CHXHCNVN:  Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.   LĐTB&XH:  Lao động thương binh&xã hội.   UBND:  Ủy ban nhân dân.   HĐND:  Hội đồng nhân dân.   XĐGN:  Xóa đói giảm nghèo.   PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới, với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến đáng kể, đang hoà mình vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới, là điểm dừng chân lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào trong nước. Với tốc độ phát triển trung bình đạt trên 8% một năm, quá trình CNH-HĐH đất nước đang có những bước tiến đáng kể thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từ kinh tế Nông nghiệp sang kinh tế Công nghiệp,thương mại, dịch vụ. Quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế thế giới đang đặt ra hàng loạt những vấn đề bức xúc cần được giải quyết trong đó có vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước cùng các cấp, các ngành quan tâm đưa ra những chủ trương, giải pháp thiết thực để giải quyết việc làm cho người lao động. Với một đất nước hơn 80 triệu dân như nước ta hiện nay nếu giải quyết tốt vấn đề việc làm là tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Với đặc thù là một nước Nông nghiệp thì việc phát triển kinh tế nông thôn đã và đang là vấn đề cần được quan tâm ở nước ta hiện nay. Thạch Thất là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tây, là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trung bình đạt 10% một năm. Trong những năm gần đây nhu cầu việc làm của người dân rất lớn do quá trình đô thị hoá nông thôn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Hàng năm số người đến tuổi lao động cùng với số lao động Nông, lâm nghiệp trước đây phải chuyển sang làm nghề khác để giành đất xây dựng các dự án của Trung ương, của tỉnh và huyện như dự án xây dựng khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu Đại học Quốc gia, khu công nghiệp của tỉnh và các cụm công nghiệp của huyện. Như vậy phần lớn diện tích đất nông nghiệp của nông dân sẽ bị thu hồi và trước mắt số lao động này sẽ bị mất việc làm đang cần tìm việc làm. Nhận thức rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề việc làm, giải quyết việc làm cho số lao động có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Tôi đã mạnh dạn đề cập đến vấn đề này trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài “Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. Nhằm đánh giá khách quan tình hình thu hồi diện tích đất nông nghiệp và số hộ nông dân có diện tích đất bị thu hồi, giải quyết việc làm cho họ. Từ đó đưa ra các chủ trương, giải pháp tạo việc làm có tính khả thi phấn đấu giảm đên mức thấp nhất số người không có việc làm, thiếu việc làm hoặc việc làm đạt hiệu quả thấp nhằm ổn đinh nâng cao đời sống cho họ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu mà đề tài đặt ra thì cấn phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Chỉ rõ cơ sở lý luận chung của đề tài. - Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp ở huyện Thạch Thất. + Khái quát đặc điểm, tình hình hoạt động của phòng Nội vụ Lao động thương binh xã hội huyện Thạch Thất. + Tổng quan tình hình kinh tế xã hội huyện Thạch Thất + Thực trạng giải quyết việc làm ở huyện Thạch Thất. + Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp ở huyện Thạch Thất. + Những giải pháp, phương hướng giảỉ quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp ở huyện Thạch Thất. 3. Phạm vi nghiên cứu Với thời gian thực tập từ ngày 10/3/2008 đến ngày 28/4/2008 và trong khuôn khổ của một báo cáo thực tập tốt nghiệp em chỉ mạnh dạn đề cập vấn đề này trong phạm vi 3 năm gần đây (2005-2007). 4. Mẫu khảo sát Một số xã có diện tích đất Nông nghiệp bị thu hồi nhiều, và ngày càng gia tăng như Hạ Bằng, Đồng Trúc,Tân Xã, Thạch Hoà, Bình Yên. 5. Vấn đề nghiên cứu Huyện Thạch Thất đã giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp như thế nào? 6. Giả thuyết nghiên cứu Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp ở huyện Thạch Thất có phải là vấn đề cấp thiết hiện nay hay không? 7. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở những kiến thức đã học tại trường về lĩnh vực lao động & việc làm cùng với việc nghiên cứu, tìm hiểu sách báo, tạp chí qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương pháp duy vật biện chứng & duy vật lịch sử đồng thời kết hợp sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ các nội dung của đề tài. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1 Khái niệm việc làm, giải quyết việc làm và các khái niệm có liên quan 1.1.1. Lao động. Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là một hành động diễn ra giữa con người với giới tự nhiên, trong quá trình này con người sử dụng công cụ sản xuất và nắm được kỹ năng sản xuất, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên và làm biến đổi vật chất đó nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Quá trình lao động của con người bao gồm các yếu tố sau: + Sự hoạt động có mục đích của con người. + Đối tượng lao động. + Công cụ sản xuất. -Độ tuổi lao động: Ở nước ta theo quy định hiện hành của Bộ luật lao động (2002) độ tuổi lao động được quy định như sau: + Nam từ đủ 15 đến 60 tuổi + Nữ từ đủ 15 đến 55 tuổi 1.1.2 Việc làm và người có việc làm * Việc làm. Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế xã hội và nhân khẩu, nó phụ thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội. Tuỳ theo cách tiếp cận mà người ta đã có những định nghĩa khác nhau về việc làm. + Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người. + Theo H.A GowLop thì việc làm là mối quan hệ sản xuất nảy sinh do sự kết hợp giữa cá nhân người lao đông và phương tiện sản xuất. + Theo Huyhanto (Viện hải ngoại Luân Đôn) thì việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ kinh tế của một xã hội, là tất cả những gì liên quan đến cách thức kiếm sống của con người kể cả quan hệ sản xuất và các tiêu chuẩn hành vi tạo ra khuôn khổ của quá trình kinh tế. + Bộ luật lao động nước CHXHCNVN, được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa IX thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 tại điều 13 khoản 1 quy định: “ Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Như vậy nội dung của khái niệm việc làm bao gồm: Là hoạt động lao động của con người. Hoạt động lao đông nhằm mục đích tạo ra thu nhập. Hoạt động lao động đó không bị pháp luật cấm. Theo khái niệm này việc làm được thể hiện ở dưới dạng sau: + Tất cả các hoạt động tạo ra của cải vật chất hay tinh thần, không bị pháp luật cấm, được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. + Những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình, cộng đồng kể cả những công việc không được trả thù lao dưới hình thức cho tiền công, tiền lương cho công việc đó. * Người có việc làm. Theo từ điển thuật ngữ Lao động thương binh & xã hội thì “Người có việc làm là người làm việc trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, mang lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội”. Ở nước ta giới hạn tuổi dưới của người có việc làm là đủ 15 tuổi. Người có việc làm được chia làm 2 loại là người có việc làm đầy đủ và người thiếu việc làm. -Người có việc làm đầy đủ: Là người làm việc đủ thời gian quy định có mức thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên và không có nhu cầu làm thêm. -Người thiếu việc làm: Là người có việc làm nhưng thời gian làm việc thấp hơn thời gian quy định và có nhu cầu làm thêm. Thực chất đây là loại thất nghiệp. Sự thiếu việc làm được thể hiện dưới 2 dạng: +Có năng suất thấp và thu nhập thấp dưới mức thu nhập tối thiểu và có nhu cầu làm thêm. +Thời gian làm việc dưới mức quy định, có nhu cầu làm thêm. 1.1.3 Thất nghiệp và người thất nghiệp. *Thất nghiệp. Theo khái niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì Thất nghiệp theo nghĩa chung nhất là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định. * Người thất nghiệp. Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm, có nhu cầu tìm việc làm và đã đăng ký tìm việc làm. Theo quan điểm của Ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm trung ương: Người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, hiện tại đang: - Có hoạt động đi tìm viêc làm trong 4 tuần đã qua hoặc không đi tìm việc vì lý do không biết tìm việc ở đâu, hoặc tìm nhưng chưa tìm được. - Trong tuần lễ trước đó (tính đến thời điểm điều tra) có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, có mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ nhưng không tìm được việc làm. 1.1.4 Giải quyết việc làm. * Tạo việc làm cho người lao động. - Định nghĩa: Tạo việc làm là việc tạo ra chỗ làm việc mới thu hút thêm lao động vào làm việc thông qua các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân góp phần tạo thu nhập cho người lao động. - Vai trò, ý nghĩa: Tạo việc làm nhằm tạo thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, sử dụng tiềm năng lao động sẵn có của địa phương, đồng thời còn có vai trò làm cân đối cung cầu thị trường lao động, giảm sức ép về việc làm trong thị trường lao động. + Góp phần đa dạng hoá nền kinh tế, phát triên kinh tế địa phương nói chung. + Góp phần hạn chế sự gia tăng các tệ nạn xã hội. + Qua quá trình lao động, làm việc con người có điều kiện phát huy khả năng, sự sáng tạo, hoàn thiện nhân cách của mình. - Phân loại: Tạo việc làm gồm có tạo việc làm mới và tạo việc làm đủ. + Tạo việc làm mới:là việc tạo ra những chỗ làm việc mới thu hút lao động mới vào làm việc. + Tạo việc làm đủ: là việc tạo ra những chỗ làm việc đảm bảo thời gian quy định của Nhà nước trong ca, trong tuần làm việc hoặc ít hơn nếu người lao động không có mong muốn làm thêm * Các biện pháp giải quyết việc làm: - Giải quyết việc làm ở đô thị: Phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn, ở những nơi có điều kiện xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, phát triển các tập đoàn kinh tế, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm có giá trị kinh tế, giá trị lao động cao. Phát triển các lĩnh vực, ngành nghề có khả năng thu hút được nhiều lao động. + Phát triển khu vực phi kết cấu bằng kinh tế ngầm, kinh tế không tổ chức, kinh tế đại chúng. Đây là khu vực có khả năng tự tạo việc làm, tự kiếm thu nhập. + Phát triển các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. + Khôi phục, duy trì và phát triển nghề cổ truyền, nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển các hình thức gia công, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu để tạo việc làm. + Phát triển các dịch vụ công cộng: dịch vụ việc làm (trung tâm giới thiệu việc làm), dịch vụ vận tải (vận tải hành khách, hàng hoá)…. + Khai thác tiềm năng kinh tế vùng ven đô, tạo mối liên kết với các huyện nội, ngoại thành hình thành vành đai cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. + Phát triển du lịch- ngành công nghiệp không khói. - Giải quyết việc làm ở nông thôn. + Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp di dân, góp phần phân bố lại dân cư, xây dựng vùng kinh tế mới nhằm giảm sức ép về ruộng đất, tạo điều kiện kết hợp tốt hơn giữa lao động với đất đai, rừng biển….. + Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm dần lao động thuần nông trên cơ sở đó phát triển lao động ngành nghề, lao động công nghiệp, lao động dịch vụ; đa dạng hoá ngành nghề; đa dạng hóa việc làm thu nhập; chú trọng phát triển các nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nghề phụ, dịch vụ. + Sử dụng một cách có hiệu quả yếu tố nhân lực để phát triển nông nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu: Thông qua sự nghiệp di dân xây dựng vùng kinh tế mới, mở rộng diện tích đất canh tác (phát triển theo chiều rộng). Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi (phát triển theo chiều sâu). + Khuyến khích phát triển các hình thức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp như kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã kiểu mới, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, phát triển trang trại. + Phát triển mạnh mẽ các nghề phi nông nghiệp cần ít vốn có khả năng làm hàng xuất khẩu, nhưng có khả năng thu hút nhiều lao động nông thôn như công nghiệp gia đình, khôi phục các làng nghề truyền thống. + Giải quyết việc làm phải gắn với các chương trình cụ thể: chương trình khuyến nông, các chương trình giải quyết việc làm như chương trình 135-chương trình phát triển kinh tế miền núi, chương trình 327-chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc. + Chú ý đào tạo nghề cho nông dân vì đào tạo nghề là tiền đề để tạo việc làm. + Phải chú ý đến cơ chế chính sách xuất khẩu lao động. Tạo việc làm từ nước ngoài. Đây là một loại hình hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù có tính chiến lược tạo điều kiện để phát huy thế mạnh về nguồn lực nước ta. Tạo việc làm từ nước ngoài được thông qua một số hình thức sau: + Gia công cho nước ngoài: Dùng nhân lực tại chỗ để tác động vào nguyên vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm theo yêu cầu của nước ngoài để tạo mở việc làm ngay trong nước. + Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp: gạo, cà phê, gỗ…. + Đưa lao động chuyên gia đi làm việc tại nước ngoài, giảm sức ép thất nghiệp trong nước tăng thu nhập, ngoại tệ trong nước. 1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm. Chủ trương của Đảng ta về lao đông, việc làm là: Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ về tài chính để xúc tiến việc làm; Nhà nước bảo trợ khuyến khích người làm giàu một cách chính đáng, bảo đảm quyền tự do di chuyển chỗ làm việc, việc làm, tự do hành nghề; Nhà nước có trách nhiệm và có chế độ khuyến khích tạo việc làm mới để thu hút người lao động, khai thác mọi tiềm năng trong nhân và tranh thủ đầu tư, hỗ trợ nước ngoài, tiếp tục đẩy mạnh chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình để giảm sức ép cung trên thị trường. Để hoạch định và tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách việc làm Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các quan điểm cần được quán triệt như sau: 1.2.1 Cần nhận thức đúng đắn về việc làm và thất nghiệp. Trước đây trong nền kinh tế tập trung, bao cấp khái niệm về việc làm rất xơ cứng chỉ có lao động trong khu vực Nhà nước mới được coi là có việc làm, mới được xã hội tôn trọng, chế độ tuyển dụng suốt đời được coi là đương nhiên. Mọi vấn đề về việc làm đều được Nhà lo. Từ khi chuyển sang cơ chế mới-cơ chế thị trường khái niệm việc làm đã thay đổi. Bộ luật lao động quy định: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhân là việc làm. Với khái niệm như vậy thì việc làm không chỉ trong biên chế, không chỉ ngoài xã hội mà còn tại gia đình. Khái niệm việc làm theo đúng nghĩa của nó làm cho mọi người dù làm việc ở thành phần kinh tế nào, ở đâu, ở ngành nghề nào cũng đều có thể yên tâm làm việc. Cùng với nhận thức về việc làm, cần có nhận thức đúng đắn về thất nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nguồn nhân lực dồi dào, nền kinh tế chưa phát triển thất nghiệp là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là Nhà nước phải có cơ chế chính sách phát triển mạnh mẽ thị trường lao động trong hệ thống thị trường thống nhất. 1.2.2 Giải quyết việc làm cho lao động phải hướng vào tiếp tục giải phóng triệt để tiềm năng lao động phù hợp với hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật theo tinh thần đổi mới. Khuyến khích các lĩnh vực ngành nghề, hình thức hoạt động, có khả năng thu hút người lao động, đặc biệt là khuyến khích người có vốn, có kỹ thuật công nghệ đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ để tạo nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động xã hội. 1.2.3 Giải quyết việc làm nhằm hoàn thiện số lượng, chất lượng nguồn nhân lực. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải nâng cao thể lực, trí lực, phẩm chất tâm lý. Muốn vậy phải phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục-đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài vừa đáp ứng nhu cầu về trình độ tay nghề kỹ thuật cao của quá trình Công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động tự tạo việc làm. Do vậy Nhà nước cần có cơ chế,chính sách tổ chức khuyến khích việc đào tạo phổ cập nghề để người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm. 1.2.4 Phải gắn liền vấn đề lao động-việc làm với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cũng như các chương trình quốc gia khác. (giải quyết việc làm phải gắn với các chương trình, các dự án có vốn đầu tư t
Tài liệu liên quan