Đề tài Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

Văn hoá làng xã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá dân tộc. Chùa lại là nhân tố phổ biến góp phần tạo nên hệ thống văn hoá làng xã truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những ngôi chùa như một phần không thể thiếu trong bức tranh về làng quê chúng ta xưa và nay. Việt Nam là nước nông nghiệp nên hệ thống chùa luôn gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của mỗi người dân nông thô n. Nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hoá làng mà còn tác động sâu sắc, toàn diện đến nhiều mặt của xã hội cổ truyền. Chùa với người Việt không chỉ là không gian tôn giáo, nơi phục vụ các hoạt động thờ cúng, tâm linh mà còn là một nơi sinh hoạt cộng đồng, là nơi in dấu những thiết chế lâu đời. Dân gian có câu “đất vua -chùa làng - phong cảnh bụt” là vì thế. Do vậy, đã từ lâu chủ đề này trở thành đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội, trong đó có khoa học lịch sử. Hiện nay, dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, diện mạo của thôn làng, xóm ngõ. có nhiều biến đổi. Trong quá trình hội nhập, những yếu tố văn hoá ngoại quốc đang có xu thế lấn át và làm mai một đi những yếu tố văn hoá cổ truyền. Vậy làm thế nào để chọn lọc, giữ gìn và phát huy được các giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống, trong đó có hệ thống chùa làng. Đây là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta quan tâm. Đặc biệt là các nhà nghiên cứu khoa học xã hội. Từ lâu hệ thống chùa Việt Nam nói chung và hệ thống chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, tìm hiểu đề tài này ở một địa phương cụ thể thì chưa có nhiều, nhất là các địa phương khu vực trung du miền núi lại càng ít hơn. Thái Nguyên là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc, cửa ngõ nối liền với vùng châu thổ Bắc Bộ, là địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Việc đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết hệ thống chùa làng ở đây do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chưa được quan tâ m sâu sắc.

pdf96 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2958 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết cấu dân tộc của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) Bảng 2: Thống kê các ngôi chùa trên địa bàn huyện Phú Bình Bảng 3: Niên đại một số chùa cổ ở Phú Bình Bảng 4: Khảo sát các điêu khắc đá trong một số chùa Phú Bình Bảng 5: Tượng thờ ở một số chùa Phú Bình Bảng 6: Các chùa ở Phú Bình được xếp hạng di tích DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Mặt bằng chữ Đinh của chùa Hản (xã Tân Đức) Sơ đồ 2: Mặt bằng chữ Công của chùa Ha (xã Nhã Lộng) Sơ đồ 3: Mặt bằng Nội công ngoại quốc của chùa Úc Sơn (TT Hương Sơn) Sơ đồ 4: Bài trí tượng Phật trong thượng điện chùa Ha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn hoá làng xã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá dân tộc. Chùa lại là nhân tố phổ biến góp phần tạo nên hệ thống văn hoá làng xã truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những ngôi chùa như một phần không thể thiếu trong bức tranh về làng quê chúng ta xưa và nay. Việt Nam là nước nông nghiệp nên hệ thống chùa luôn gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của mỗi người dân nông thôn. Nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hoá làng mà còn tác động sâu sắc, toàn diện đến nhiều mặt của xã hội cổ truyền. Chùa với người Việt không chỉ là không gian tôn giáo, nơi phục vụ các hoạt động thờ cúng, tâm linh mà còn là một nơi sinh hoạt cộng đồng, là nơi in dấu những thiết chế lâu đời. Dân gian có câu “đất vua - chùa làng - phong cảnh bụt” là vì thế. Do vậy, đã từ lâu chủ đề này trở thành đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội, trong đó có khoa học lịch sử. Hiện nay, dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, diện mạo của thôn làng, xóm ngõ... có nhiều biến đổi. Trong quá trình hội nhập, những yếu tố văn hoá ngoại quốc đang có xu thế lấn át và làm mai một đi những yếu tố văn hoá cổ truyền. Vậy làm thế nào để chọn lọc, giữ gìn và phát huy được các giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống, trong đó có hệ thống chùa làng. Đây là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta quan tâm. Đặc biệt là các nhà nghiên cứu khoa học xã hội. Từ lâu hệ thống chùa Việt Nam nói chung và hệ thống chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, tìm hiểu đề tài này ở một địa phương cụ thể thì chưa có nhiều, nhất là các địa phương khu vực trung du miền núi lại càng ít hơn. Thái Nguyên là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc, cửa ngõ nối liền với vùng châu thổ Bắc Bộ, là địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Việc đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết hệ thống chùa làng ở đây do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chưa được quan tâm sâu sắc. Chính vì vậy, qua luận văn thạc sĩ của mình, chúng tôi mong muốn được tìm hiểu toàn diện và đầy đủ hơn vấn đề còn bỏ trống đó. Việc nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống tinh thần của người dân địa phương nói riêng và nhân dân tỉnh Thái Nguyên nói chung, nhằm góp thêm những hiểu biết về ngôi chùa ở vùng trung du miền núi phía Bắc, thấy được sự giao thoa văn hoá giữa đồng bằng và miền núi trong tiến trình lịch sử. Chọn đề tài “Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn Thạc sĩ, bản thân tôi là người địa phương cũng như mọi người dân địa phương khác có nhu cầu hiểu biết về đời sống văn hoá tinh thần của người dân quê hương qua hệ thống chùa làng và mong muốn những truyền thống tốt đẹp của quê hương sẽ luôn được phát huy trong cuộc sống hiện tại. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ngôi chùa là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, là một trong những biểu tượng của làng xã Việt Nam truyền thống. Thêm nữa, chùa là cơ sở thờ tự của đạo Phật - một tôn giáo gắn bó với dân tộc ta từ lâu đời và có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tinh thần của nhân dân. Vì thế, chùa từ lâu là đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ: văn hoá dân gian, kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử... Trước hết phải kể đến cuốn “Chùa Việt” của tác giả Trần Lâm Biền xuất bản năm 1996. Cuốn sách đã khái quát diễn biến của ngôi chùa Việt, phân tích văn hoá, hướng, bố cục chung và khảo tả về hệ thống tượng thờ trong chùa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Cuốn sách “Chùa Việt Nam” của tác giả Hà Văn Tấn là công trình kết tinh các hình ảnh và giá trị của khối di sản văn hoá và tôn giáo - tín ngưỡng, được các tác giả thể hiện tinh tế, súc tích qua bài dẫn luận công phu về toàn cảnh chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và quá trình du nhập đạo Phật ở Việt Nam. 118 ngôi chùa trong cả nước đã được phủ kín trong sách “Chùa Việt Nam”; đặc biệt thêm hai dạng chùa mới ít thấy xuất hiện là chùa miền núi và chùa miền hải đảo. Trong cuốn “Đình chùa, lăng tẩm nổi tiếng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Thường xuất bản năm 1999, tác giả đã giới thiệu các công trình kiến trúc cổ được xếp hạng cấp quốc gia trên phạm vi cả nước. Gần đây, đề tài chùa làng còn được nghiên cứu, thống kê dưới hình thức các cuốn địa chí hay từ điển như cuốn Từ điển di tích văn hoá Việt Nam do tác giả Ngô Đức Thọ chủ biên xuất bản năm 2003, cuốn Địa chí tôn giáo - lễ hội Việt Nam của tác giả Mai Thanh Hải xuất bản năm 2004. Các công trình nghiên cứu kể trên chủ yếu tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ. Việc tìm hiểu “Hệ thống chùa huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” trước nay chưa được thực hiện. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu đã có đề cập tới nó một cách trực tiếp hay gián tiếp. Như cuốn “Thái Nguyên đất và người” do Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên xuất bản năm 2003 điểm qua một số di tích lịch sử văn hoá ở Phú Bình, cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình” cung cấp thêm một số tư liệu khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống đấu tranh bất khuất quật cường của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình, trong đó có đề cập đến một số ngôi chùa là di tích lịch sử, nơi in ấn các tài liệu cách mạng, che giấu các chiến sĩ yêu nước thời kỳ tiền khởi nghĩa. Vì thế, tìm hiểu hệ thống chùa ở một huyện trung du miền núi Bắc Bộ - huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - là mới mẻ và cần thiết. Trong quá trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 thực hiện luận văn, chúng tôi tôn trọng thành quả của những người đi trước, tham khảo và coi đó là ý kiến gợi mở quý báu, tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp tục vào nghiên cứu đề tài khoa học của mình. 3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là hệ thống chùa huyện Phú Bình về các khía cạnh như: niên đại ngôi chùa, các vị thần, Phật được thờ ở chùa, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của ngôi chùa... Từ đó, thấy được sự ảnh hưởng của chùa làng với đời sống văn hoá tinh thần của cư dân Phú Bình, sự giao lưu văn hoá giữa miền xuôi với miền ngược và hiện trạng của các ngôi chùa ở Phú Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm những ngôi chùa đang còn hiện diện, còn dấu ấn trong nhân dân và cả những ngôi chùa mới được xây dựng lại trên địa bàn huyện Phú Bình. 3.3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài “Hệ thống chùa huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”, chúng tôi mong muốn tìm hiểu và phản ánh được một cách khoa học, chân thực hệ thống chùa của một huyện cụ thể ở khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, để từ đó có được nhận thức sâu sắc hơn về ngôi chùa và tôn giáo thờ Phật của cư dân miền núi. Thực hiện đề tài này, chúng tôi còn nhằm cung cấp cho giáo viên, học sinh, cán bộ văn hoá và nhân dân địa phương một cái nhìn khách quan về văn hoá chùa làng. Từ đó, người dân có những hành động đúng về tín ngưỡng, tôn giáo, không đi chệch hướng chủ trương của Đảng và Nhà nước. 3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 - Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội – văn hóa của huyện Phú Bình. - Tìm hiểu hệ thống chùa huyện Phú Bình - Tìm hiểu vai trò của chùa trong đời sống cư dân Phú Bình. 4. Nguồn tƣ liệu - Nguồn tư liệu chung: bao gồm một số sử sách và địa chí được viết dưới các triều đại phong kiến như: Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí,…; các sách chuyên khảo về chùa và liên quan đến chùa Việt Nam nói chung, chùa ở Thái Nguyên nói riêng. Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: tài liệu về kiến trúc, điêu khắc dân gian, văn hoá làng xã, tôn giáo đặc biệt là đạo Phật, … - Nguồn tư liệu điền dã: hương ước, sắc phong, thần tích, câu đối còn lưu lại trong các ngôi chùa làng. Ngoài ra, còn các tư liệu truyền miệng do các cụ cao niên ở Phú Bình cung cấp (truyện thần thoại, truyền thuyết lịch sử, những nghi lễ thờ tế). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Do có một số tư liệu chữ Hán nên công tác giám định tư liệu cũng được chú trọng. Với đối tượng nghiên cứu là hệ thống chùa trên địa bàn huyện Phú Bình, chúng tôi đã sử dụng phương pháp miêu tả, thống kê, tổng hợp, hệ thống hoá bằng bảng biểu, phương pháp phân loại, phương pháp đối sánh. Đồng thời, kết hợp với các phương pháp liên ngành như: điều tra xã hội học, điền dã dân tộc học,… 6. Đóng góp của Luận văn Đề tài “Hệ thống chùa huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá cổ truyền của đồng bào các dân tộc huyện Phú Bình qua việc khảo tả hệ thống chùa trên địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 bàn huyện và đánh giá ảnh hưởng của nó với đời sống văn hoá tinh thần của cư dân địa phương. Từ đây, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và trách nhiệm đối với việc bảo tồn các giá trị văn hoá cho các thế hệ người dân Phú Bình. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Nội dung của luận văn được chia thành 3 chương. Chương 1: Khái quát về huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Chương 2: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Vai trò của chùa trong đời sống cư dân Phú Bình Ngoài ra trong luận văn còn có các phần: Tài liệu tham khảo, Phụ lục và Mục lục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình Phú Bình là huyện trung du, miền núi, địa đầu phía đông nam của tỉnh Thái Nguyên, gồm hai dải đất nằm dọc hai bờ sông Cầu, huyện lị đặt tại thị trấn Hương Sơn, cách thành phố 28 km theo đường quốc lộ 37. Địa bàn huyện có toạ độ địa lí từ 21023’33’’ đến 21035’22’’ vĩ Bắc, giữa 105051’ đến 106 002’ kinh Đông. Phía bắc và tây bắc giáp huyện Đồng Hỷ, phía tây và tây nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Yên Thế, phía nam giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang). Theo số liệu thống kê tháng 12 năm 2004, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 249,36 km2 (bằng 24.936 ha) với 21 đơn vị hành chính gồm 20 xã và 1 thị trấn. Đặc điểm kiến tạo địa chất cùng dòng chảy của sông Cầu, sông Máng và kênh Đông (thuộc hệ thống đại thuỷ nông) chia cắt Phú Bình thành 3 vùng: - Vùng I (tả ngạn sông Máng) gồm 8 xã trong đó có 7 xã miền núi là Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hoà và xã trung du Bảo Lý. - Vùng II có địa hình trung du gồm 7 xã: Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh, Lương Phú, Tân Đức và thị trấn Hương Sơn. - Vùng III (vùng nước kênh núi Cốc) có 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm Thuỵ, Thượng Đình, Nhã Lộng và Úc Kỳ. Muốn đến Phú Bình, lấy trung tâm thành phố Thái Nguyên làm điểm xuất phát, xuôi theo đường Cách mạng tháng Tám chỉ khoảng 15 km ta đã ở địa phận Phú Bình, xã đầu tiên giáp thành phố là Thượng Đình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Ở Phú Bình, tuy đồi núi thấp chiếm một diện tích lớn nhưng về giao thông lại có ưu thế cả đường bộ lẫn đường sông. Phú Bình được ví như chiếc cầu nối liền vùng đồng bằng châu thổ - nơi có những đô thị buôn bán sầm uất, với miền núi non hiểm trở phía bắc – nơi ngã ba của con đường giao lưu với các tỉnh lân cận: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, … Vị thế này rất thuận tiện cho Phú Bình giao lưu với các huyện xung quanh, với thành phố và một số địa phương khác. Nhìn chung, toàn huyện Phú Bình có địa hình tương đối bằng phẳng. Vùng đồi núi hình bát úp thấp dưới 100m. Độ cao so với mặt nước biển trung bình là 14m, nơi thấp nhất thuộc địa phận xã Dương Thành là 10m và đỉnh đèo Bóp (xã Tân Kim) là nơi cao nhất (250m so với mặt biển). Địa hình Phú Bình có độ dốc giảm dần theo hướng đông bắc - tây nam. Diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o chiếm 67,56% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Địa hình mang đặc điểm của vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sông Cầu là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Phú Bình phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lương thực. 1.1.2. Giao thông, sông ngòi, khí hậu Huyện Phú Bình có 2 con sông và 3 dòng suối chảy qua. Dòng sông Cầu trước có tên là sông Phú Lương (theo “Thủy kinh chú” thế kỷ VI), bắt nguồn từ độ cao trên 1200m phía Bắc Tam Tao (Chợ Đồn, Bắc Kạn), chảy qua thị xã Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh và thị trấn Phả Lại. Sông có lưu lượng nước lớn, khoảng 1353/s. Nhờ có lưu lượng nước lớn mà từ xa xưa sông Cầu đã là một trong những tuyến đường thủy quan trọng đảm nhận việc giao lưu buôn bán giữa các địa phương dọc hai bên bờ sông với một số địa phương khác. Sông Cầu dưới nước cùng quốc lộ 3 trên bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 là những con đường truyền thống nối liền miền núi Việt Bắc với miền xuôi châu thổ. Đoạn sông Cầu qua Thái Nguyên chảy theo hướng bắc – nam, uốn khúc quanh những xóm làng trù phú lâu đời. Kết quả điền dã cho thấy lòng sông có độ rộng hẹp khác nhau ở từng đoạn sông, khúc sông. Đoạn sông Cầu chảy từ đập Thác Huống (xã Đồng Liên) qua 9 xã rồi đổ về Chã (huyện Phổ Yên) có chiều dài 29km, có lưu lượng nước trung bình vào mùa mưa từ 280 đến 610m3/s, vào mùa khô từ 6,3 đến 6,5m3/s. Do chảy qua địa hình huyện tương đối bằng phẳng, không có nhiều ghềnh đá nên lòng sông như mở rộng ra, trung bình khoảng 120m, lòng sông cũng nông hơn, nước chảy hiền hòa hơn so với ở thượng nguồn. Sông Cầu gắn bó mật thiết với người dân Phú Bình, cung cấp nguồn nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của huyện. Sông còn được sử dụng vào mục đích thông thương, vận tải, tạo điều kiện cho Phú Bình tiếp xúc, thâu nhận những biến động về kinh tế, chính trị từ các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa. Nhờ con sông này mà có mối giao lưu văn hóa giữa hai miền đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền đệm trung du với miền núi cao phía Bắc. Chảy từ miền núi xuôi xuống đồng bằng rồi đổ ra biển Đông nên sông Cầu có ý nghĩa chiến lược quan trọng về nhiều mặt đối với sự phát triển chung của địa phương. Trên địa phận Phú Bình nói riêng và Thái Nguyên nói chung, nơi được xem như cửa ngõ lá chắn phía Bắc bảo vệ Thăng Long – Hà Nội, sông Cầu lại đặc biệt có ý nghĩa về quân sự. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều khúc sông là cạm bẫy nhử địch ở đồng bằng tiến lên để bao vây, tiêu diệt. Ngoài sông Cầu, trên địa bàn huyện còn có con sông Đào (còn gọi là sông Máng) bắt nguồn từ đập Thác Huống (xã Đồng Liên) chảy qua địa phận 9 xã và đổ về sông Thương (Bắc Giang) với chiều dài 31km. Đây là con sông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 nằm trong hệ thống đại thủy nông được khởi công xây dựng từ năm 1922. Hàng năm, sông Đào cung cấp nước tưới cho 1800ha ruộng của Phú Bình và hàng ngàn ha ruộng của các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó là hệ thống đại thủy nông Hồ Núi Cốc và 119 hồ trữ nước cung cấp nước tưới cho hơn 1000ha đất canh tác thuộc các xã tây nam, tây bắc của huyện. Hệ thống giao thông trên địa bàn Phú Bình tương đối dày đặc. Quốc lộ 37 từ thành phố Thái Nguyên chạy qua suốt chiều dài của huyện đến thành phố Bắc Giang. Quốc lộ 38 chạy từ Điềm Thụy qua Hà Châu, Kha Sơn đi Nhã Nam (Bắc Giang). Ngoài hai tuyến quốc lộ nói trên, Phú Bình còn có 120km đường liên xã, 198km đường liên thôn, đảm bảo cho xe ôtô đi lại thuận tiện đến tận các thôn xã trong huyện. Về khí hậu: Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nằm trong cùng một tiểu vùng khí hậu nên cũng giống như thành phố Thái Nguyên và một số huyện phụ cận, địa hình là yếu tố chủ yếu chi phối sự phân hóa khí hậu huyện Phú Bình. Địa phận trải ra trên giới hạn tọa độ địa lý từ 21o23’ đến 21o35’ vĩ Bắc, thuộc phần cuối các cánh cung núi của đất nước. Do vậy, nhìn chung khí hậu ở đây nóng ẩm, mưa nhiều, có một mùa đông lạnh giá và thất thường với nhiệt độ trung bình năm ở mức 23oC. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn so với các tỉnh đồng bằng khoảng 10 ngày. Vì cách xa biển đến hơn 200km nên nơi đây rất ít chịu ảnh hưởng từ biển. Lượng mưa trung bình là dưới 1500mm/năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Nhìn chung, khí hậu này khá thuận lợi cho huyện Phú Bình phát triển sản xuất nông nghiệp. 1.2. Tình hình kinh tế - xã hội – văn hoá 1.2.1. Lịch sử hình thành huyện Ngược dòng lịch sử, tìm kiếm những tư liệu xưa còn lưu giữ được, ta thấy địa danh, địa giới của huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung có nhiều biến đổi. Theo đó, đất Phú Bình ngày nay là đất huyện Tư Nông thời nhà Lý. Sách “Thiên Nam dư hạ tập” ghi rằng Tư Nông là một trong sáu huyện (Tư Nông, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ, Bình Tuyền) thuộc phủ Phú Bình. Sách “Cương mục” và sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi - một trong những tác phẩm xưa nhất còn lại có giá trị trong nghiên cứu khoa học địa lý của Việt Nam - lại ghi tư nông là một trong 8 huyện của phủ Phú Bình thuộc thừa tuyên Ninh Sóc (tên gọi của tỉnh Thái Nguyên thời Lê Thánh Tông). “Huyện đặt từ trước thời thuộc Minh, đời Lê vẫn theo như thế, phiên thần họ Ma nối đời quản trị, bảo triều đầu đời Gia Long vẫn theo như thế” [20,156]. Đến năm 1831, vua Minh Mạng chia cả nước thành 31 tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên gồm hai phủ là Phú Bình và Tòng Hóa. Huyện Tư Nông thuộc phủ Phú Bình. “Đồng Khánh địa dư chí” chép rằng Tư Nông là một trong 5 huyện (Tư Nông, Phổ Yên, Bình Xuyên, Động Hỷ, Vũ Nhai) của phủ Phú Bình. “Huyện lỵ lúc trước đặt ở địa phận xã La Đình. Năm Tự Đức thứ 4 (1851) vâng chỉ giảm bỏ, vẫn do phủ Phú Bình kiêm lí. Huyện hạt cách phía đông phủ lỵ 5 dặm, phía đông giáp xã Giản Ngoại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Ninh, phía tây giáp xã Đắc Hiền huyện Phổ Yên, phía nam giáp các xã Nga My, Yên Châu huyện Hiệp Hòa, phía bắc giáp các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 xã Lưu Xá, Niệm Quang huyện Đồng Hỷ, phía Đông Bắc giáp xã Lâu Thượng huyện Vũ Nhai. Đông tây cách nhau 68 dặm. Nam bắc cách nhau 34 dặm. Huyện có 9 tổng, gồm 54 xã, thôn, phường: - Tổng Nhã Lộng (7 xã, thôn): xã Triều Dương, xã Nhã Lộng, xã Úc Kỳ, xã Điềm Thụy, xã Ngọc Long, thôn Ngọc Sơn, thôn Cống Thượng. - Tổng Thượng Đình (9 xã, thôn): xã Thượng Đình, xã Quan Tràng, xã Đào Xá, xã Ninh Sơn, xã Thuần Lương, xã Dưỡng Mông, xã Lục Dương, thôn Nông Cúng, thôn Đình Kiều. - Tổng Nghĩa Hương (4 xã, thôn): xã Trang Ôn, xã Vân Dương, thôn Cầu Đông xã Nghĩa Hương, thôn Yên Mễ xã Nghĩa Hương. - Tổng La Đình (9 xã, thôn): xã La