Đề tài Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại bảo hộ lao động đại an toàn đến năm 2015

Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời.

doc86 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7084 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại bảo hộ lao động đại an toàn đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐẠI AN TOÀN ĐẾN NĂM 2015 GVHD: ThS. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN SVTH: TRẦN THỊ LỆ HẰNG MSSV:506401232 LỚP : 06VQT2 TP. HỒ CHÍ MINH, 04/2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Phụ bìa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐẠI AN TOÀN ĐẾN NĂM 2015 GVHD: ThS. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN SVTH: TRẦN THỊ LỆ HẰNG MSSV:506401232 LỚP : 06VQT2 TP. HỒ CHÍ MINH, 04/2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH SX & TM Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011 Sinh viên thực hiện TRẦN LỆ HẰNG LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thầy cô Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ. Đặc biệt là các Thầy, Cô khoa quản trị kinh doanh đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian em còn ngồi trên ghế nhà trường, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trịnh Đặng Khánh Toàn đã chỉ dẫn em để em viết báo cáo và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Trong suốt thời gian thực tập tại công ty em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh Trí (GĐ công ty An Toàn), các Anh, Chị trong tại Công ty đã tạo điều kiện cho em thực tập, tìm hiểu tại công ty, và đã dành thời gian quý báu của mình để tận tình chỉ dẫn em viết báo cáo trong thời gian em thực tập tại Công ty TNHH SX & TM Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn. Tuy đề tài này đã hoàn thành, nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, mong quý Thầy Cô thông cảm và cho nhận xét để em rút kinh nghiệm cho công việc sau naøy. SVTH : Trần Lệ Hằng NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP TP. Hoà Chí Minh, Ngaøy . . . thaùng . . . naêm 2011 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TP. Hoà Chí Minh, Ngaøy . . . thaùng . . . naêm 2011 Giaùo vieân höôùng daãn ThS. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3 5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 3 PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 4 1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh 4 1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh 4 1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh 4 1.1.3. Khái niệm về quản trị chiến lược 5 1.2 Khái niệm và mục tiêu của hoạch định chiến lược 5 1. 2.1 Khái niệm của hoạch định chiến lược 5 1.2.2. Qui trình của hoạch định chiến lược 6 1.2.3. Mục tiêu của công tác hoạch định chiến lược 6 1.2.3.1 Mục tiêu dài hạn 6 1.2.3.2 Mục tiêu ngắn hạn 7 1.2.4 Phương hướng hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 7 1.3 Phân tích mội trường kinh doanh 10 1.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô 11 1.3.2 Phân tích môi trường vi mô 14 1.4 Phân tích ma trân SWOT 16 1.5 Các chiến lược thường được lựa chọn 15 Chương II: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐẠI AN TOÀN 22 2.1 Giới thiệu tổng quát về công ty 22 2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ công ty 22 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hình thành nhân sự của công ty 23 2.1.3 Sơ đồ tổ chức của công ty 23 2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 25 2.2 Hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 28 2.2.1 Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 28 2.2.2 Thị trường và khách hàng 29 2.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 30 2.3.1 Bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh của công ty 30 2.3.2 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 31 2.3.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 32 2.4 Công tác hoạch định chiến lược ở Công ty 35 2.4.1 Xác định nhu cầu hoạch định chiến lược của công ty 35 2.4.2 Căn cứ vấn đề cơ bản của việc hoạch định chiến lược của công ty 36 Chương III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI ĐẠI AN TOÀN ĐẾN NĂM 2015 38 3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty 38 3.1.1 Mục tiêu chung 38 3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển công ty đến năm 2015 39 3.2 Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty 40 3.2.1.Môi trường vĩ mô 41 3.2.1.1 Tác lực kinh tế 41 3.2.1.2 Tác lực chính trị, chính quyền và pháp luật 43 3.2.1.3 Tác lực cạnh tranh 43 3.2.2 Môi trường vi mô 44 3.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 44 3.2.2.2 Quyền thương lượng của nhà cung cấp 48 3.2.2.3 Quyền thương lượng của khách hàng 48 3.2.2.4 Sự gia nhập tiềm tàng của các đối thủ mới 48 3.3 Phân tích mội trường bên trong của Công ty 49 3.4 Phân tích ma trân SWOT của Công ty 50 3.4.1 Nhóm 1 Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty 50 3.4.2 Nhóm 2 Phân tích cơ hội và đe dọa cho công ty 52 3.4.3 Ma trận SWOT của Công ty 54 3.5 Cơ sở hoạch định các phương hướng chiến lược kinh doanh 57 3.6 Chiến lược kinh doanh của Công ty 57 3.6.1 Chiến lược mở rộng thị trường 57 3.6.2 Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm 60 3.6.3 Chiến lược liên kết 62 3.6.4 Chiến lược nguồn nhân lực 63 3.7 Chiến lược chức năng 64 3.7.1 Chiến lược marketing 64 3.7.2 Chiến lược phát triển thương hiệu 69 3.7.3 Chiến lược tài chính 70 PHẦN KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 1.KẾT LUẬN 71 2.KIẾN NGHỊ 72 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cty Công ty CB-CNV Cán bộ công nhân viên XN Xí nghiệp NM Nhà máy BHXH Bảo hiểm xã hội SX & TM Sản xuất và Thương mại BHLĐ Bảo Hộ Lao Động KD Kinh doanh CLKD Chiến lược kinh doanh XNK Xuất nhập khẩu GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội AFTA ( ASEAN Free Trade Area) Khu vực mậu dịch tự do ASEAN WTO ( World trade Organization ) Tổ chức thương mại quốc tế PNTR (Permanent Normal Trade Relations) Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn KHTN Khoa học tự nhiên NVL Nguyên vật liệu TBKHKT Thiết bị khoa học kỹ thuật VNĐ Việt nam đồng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Gi¸o tr×nh Chiến lược và chính sách kinh doanh PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp-Th.S Phạm Văn Nam biên soạn 2.Marketing căn bản GS. Vũ Thế Phú –NXB Giáo Dục năm 1998 3. Quản trị Marketing GS. Vũ Thế Phú –NXB Giáo Dục năm 1998 4. Tài Liệu hướng dẫn học tập Quản Trị Tài Chính Đại Học Mở 5. Tài Liệu hướng dẫn học tập Quản Trị Học Đại Học Mở 6. Bài giảng Quản Trị Chiến Lược TS Nguyễn Anh Ngọc 7. Tạp chí công nghiệp Tự Động Hóa 8. Tạp chí Hoá chất 2010 ( Sở Công Thương.TP Hồ Chí Minh) LOẠI BẢNG 1 2 3 4 BIỂU ĐỒ 1 2 SƠ ĐỒ 1 2 3 HÌNH 1 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ TÊN Phân tích kết cấu nguồn vốn KD của công ty Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Số liệu thống kê của GDP qua các năm So sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh Doanh thu & thị phần của công ty Thị phần 3 nhóm sản phẩm của cty TNHH Đại An Toàn Mô hình hoạch định CLKD của Fred R.David Môi trường tác nghiệp trong ngành Cơ cấu tổ chức của công ty Môi trường Kinh Doanh Ma trận SWOT TRANG 32 33 42 47 36 36 6 14 26 11 18 PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời. Trong bối cảnh của nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay một doanh nghiệp muốn thành công không thể bị động trước những thay đổi của môi trường. Doanh nghiệp muốn thành công chắc chắn phải biết hiện tại mình đang làm gì? và trong tương lai mình sẽ làm gì ? và nếu làm như vậy thì kết quả sẽ mang lại là gì ?. Để trả lời được những câu hỏi trên đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định chứ không phải bằng cảm tính một cách chủ quan. Từ khi thành lập tới nay Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đại An Toàn đã có xu hướng vận dụng phương pháp quản trị chiến lược vào quản trị kinh doanh . Với nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp tôi chọn đề tài: “ Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn đến Năm 2015“. Làm khoá luận tốt nghiệp, qua đó hy vọng đề tài này sẽ là một đóng góp nhỏ nhằm giúp công ty có những chương trình hành động thật cụ thể và đạt được mục tiêu, yêu cầu kinh doanh đã đề ra. Bước đầu cần đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2015. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được nghiên cứu với mục đích mang lại một kiến thức khái quát về việc hoạch định chiến lược kinh doanh ở một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua đó, bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm hoạch định và xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2015 tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn. Thông qua chiến lược được vạch ra, đề tài sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả hơn, đồng thời có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu trên dữ liệu nguồn công ty TNHH SX&TM BHLĐ Đại An Toàn giai đoạn từ 2006-2008 để làm khóa luận tốt nghiệp từ tháng 01 - 04/2011. Không gian nghiên cứu: Nội bộ Công ty TNHH SX & TM Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn Giới hạn nghiên cứu: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty rộng, nên đề tài này chỉ chọn mặt hàng là quần áo, thiết bị bảo hộ lao động để nghiên cứu. Đối tượng khảo sát: Khảo sát các yếu tố bên trong và bên ngoài của công ty chủ yếu là yếu tố liên quan đến hoạt động Marketing. Đề tài tập trung vào việc hoạch định chiến lược kinh doanh của Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn. Chính vì vậy trong phạm vi của bài viết chỉ đề cập đến vấn đề hoạch định mà không đề cập đến thực hiện và kiểm tra chiến lược. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI -Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động kinh doanh của công ty, cách thức tổ chức một công ty. -Phương pháp tổng hợp: tổng hợp một số kiến thức về chiến lược kinh doanh, tài chính, nhân sự, marketing… -Phương pháp phân tích: từ số liệu có sẵn phân tích môi trường kinh doanh tác động đến hoạt đông công ty. -Phương pháp SWOT: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, cơ hội và nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp. Đây là phương pháp then chốt trong hoạch định chiến lược 5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận hoạch định chiến lược kinh doanh. Chương 2: Hiện trạng hoạt động kinh doanh và công tác hoạch định chiến lược ở Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn. Chương 3: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn đến Năm 2015 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ bản, phác họa quỹ đạo tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đó là kế hoạch mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giữa kỹ lưỡng nhằm dẫn đắt đơn vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của đơn vị kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là việc ấn định các mục tiêu cơ bản của đơn vị kinh doanh, lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu kinh doanh. 1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh Trong điều kiện biến động của thị trường hiện nay hơn bao giờ hết chỉ có một điều mà các doanh nghiệp có thể biết chắc chắn đó là sự thay đổi. Quản trị chiến lược như một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng gió trong thương trường, vươn tới tương lai bằng chính nỗ lực và khả năng của chúng. Chiến lược kinh doanh được xây dựng nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung thích ứng một cách tốt nhất đối với những thay đổi trong dài hạn. Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai của mình, nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong và gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động và vì vậy, vận dụng hết khả năng của nó để kiểm soát vượt khỏi những gì thiên biến. Quản trị chiến lược tạo cho mỗi người nhận thức hết sức quan trọng. Cả ban giám đốc và người lao động đều thấu hiểu và cam kết sẽ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Một khi mọi người trong doanh nghiệp hiểu rằng doanh nghiệp đó đang làm gì và tại sao lại như vậy họ cảm thấy họ là một phần của doanh nghiệp, họ sẽ cam kết ủng hộ mọi hoạt động của doanh nghiệp 1.1.3 Khái niệm về quản trị chiến lược Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại và tương lai. Quản trị chiến lược có 3 giai đoạn: hình thành chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược. 1.2 KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1.2.1 Khái niệm của hoạch định chiến lược kinh doanh Hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp của các tác giả như: Theo Anthony: “Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định các mục tiêu của doanh nghiệp, về những thay đổi trong các mục tiêu,về sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu, các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng và sắp xếp các nguồn lực.” (Quản trị chiến lược - Tác giả Phạm Lan Anh- NXB Khoa học và Kỹ thuật) Theo Denning: “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong tương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm-thị trường, khả năng sinh lợi, quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinh doanh.” (Quản trị chiến lược - Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến- NXB Lao động) Tuy các tác giả có cách diễn đạt quan điểm của mình khác nhau nhưng xét trên mục đích thống nhất của hoạch định chiến lược thì ý nghĩa chỉ là một. Và nó được hiểu một cách đơn giản như sau: Hoạch định chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu của doanh nghiệp và các phương pháp được sử dụng để thực hiên các mục tiêu đó. 1.2.2 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh . Hình thành chiến lược là giai đoạn đầu của quản trị chiến lược. Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược có liên quan mật thiết và bổ sung cho nhau. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu Phân tích môi trường kinh doanh Xét lại mục tiêu Lựa chọn các chiến lược Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh của Fred R.David 1.2.3 Mục tiêu của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 1.2.3.1 Mục tiêu dài hạn Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt dộng kinh doanh luôn nghĩ tới một tương lai tồn tại và phát triển lâu dài.Vì điều đó sẽ tạo cho doanh nghiệp thu được những lợi ích lớn dần theo thời gian.Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có một tương lai phát triển lâu dài và bền vững. Các phân tích và đánh giá về môi trường kinh doanh,về các nguồn lực khi xây dựng một chiến lược kinh doanh luôn được tính đến trong một khoảng thời gian dài hạn cho phép (ít nhất là 5 năm). Đó là khoảng thời gian mà doanh nghiệp có đủ điều kiện để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình cũng như khai thác các yếu tố có lợi từ môi trường. Lợi ích có được khi thực hiện chiến lược kinh doanh phải có sự tăng trưởng dần dần để có sự tích luỹ đủ về lượng rồi sau đó mới có sự nhảy vọt về chất. Hoạch định chiến lược kinh doanh luôn hướng những mục tiêu cuối cùng ở những điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp đạt được với hiệu quả cao nhất. Có điều kiện tốt thì các bước thực hiện mới tốt, làm nền móng cho sự phát triển tiếp theo. Ví dụ: khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược xâm nhập thị trường cho sản phẩm mới thì điều tất yếu là doanh nghiêp không thể có ngay một vị trí tốt cho sản phẩm mới của mình, mà những sản phẩm mới này cần phải trải qua một thời gian thử nghiệm nào đó mới chứng minh được chất lượng cũng như các ưu thế cạnh tranh khác của mình trên thị trường. Làm được điều đó doanh nghiệp mất ít nhất là vài năm.Trong quá trình thực hiện xâm nhập thị trường doanh nghiệp cần phải đạt được các chỉ tiêu cơ bản nào đó làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo. Sau đó doanh nghiệp cần phải củng cố xây dựng hình ảnh thương hiệu của sản phẩm trên thị trường. Đó là cả một quá trình mà doanh nghiệp tốn kém rất nhiều công sức mới có thể triển khai thành công. 1.2.3.2 Mục tiêu ngắn hạn Hoạch dịnh chiến lược kinh doanh sẽ cho phép các bộ phận chức năng cùng phối hợp hành động vơí nhau để hướng vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hơn nữa mục tiêu chung không phải là một bước đơn thuần mà là tập hợp các bước, các giai đoạn. Yêu cầu của chiến lược kinh doanh là giải quyết tốt từng bước, từng giai đoạn dựa trên sự nỗ lực đóng góp của các bộ phận chức năng này. Do vậy mục đích ngắn hạn của hoạch định chiến lược kinh doanh là tạo ra những kết quả tốt đẹp ở từng giai đoạn trên cơ sở giải quyết các nhiệm vụ của từng giai đoạn đó. 1.2.4 Phương hướng hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh là một quy trình gồm 5 giai đoạn: -Xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiến lược. -Phân tích môi trường bên trong và ngoài Doanh nghiệp. -Xây dựng các phương án chiến lược. -Lựa chọn các chiến lược. -Kiểm soát việc xây dựng chiến lược. Để có thể hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh nhất thiết các nhà quản trị cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ khi tiến hành từng giai đoạn của công tác hoạch định. Vì mỗi một giai đoạn có một vai trò rất quan trọng và cú mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau. Nếu giai đoạn trước tiến hành không tốt thì chắc chắn các giai đoạn sau sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ ở giai đoạn đầu nếu mục tiêu và nhiệm vu không được xác định rõ ràng, chính xác thì ở giai đoạn sau là giai đoạn phân tích và đánh giá môi trường sẽ bị sai lệch và điều đó không có lợi cho việc xây dựng chiến lược… Do vậy đòi hỏi các nhà hoạch định hết sức chú ý tới từng giai đoạn của quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh. - Khi xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiến lược kinh doanh thì các nhà quản trị cần phải nắm rõ được tính khả thi của các mục tiêu: + Mục tiêu phải căn cứ trên các năng lực hiện hữu của doanh nghiệp, nếu mục tiêu được thực hiện bằng nguồn nội lực của doanh nghiệp thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với nguồn lực được tài trợ từ bên ngoài. Điều đó sẽ làm tăng tính chủ động của Doanh nghiệp trong quá trình sử dụng nguồn lực, phục vụ cho sản xuất kinh doanh. + Mục tiêu phải bám sát thực trạng của Doanh nghiệp, mục tiêu không thể vượt quá tầm với của Doanh nghiệp nếu không mọi nỗ lực của Doanh nghiệp sẽ không thể đạt được mục tiêu. Ngược lại mục tiêu cũng không được quá thấp vì như vậy kết quả đạt được không đem lại lợi ích đáng kể nào cho doanh nghiệp mà còn gây ra sự lãng phí nguồn lực. + Mục tiêu phải được rút ra từ các yếu kém của Doanh nghiệp để thông qua quá trình thực hiện mục tiêu, Doanh nghiệp có thể loại bỏ hoặc khắc phục các yếu kém đó… - Khi phân tích môi trường bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp thì điều quan trọng đối với các nhà hoạch định chiến lược là chỉ ra được những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Các nhà Hoạch định phải định lượng được các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ở mức độ nào? theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực? Các ảnh hưởng đó sẽ gây ra các tình trạng gì cho doanh nghiệp ở hiện tại và tro
Tài liệu liên quan