Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý giá trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty Du lịch Mở Việt Nam( Vietnam Opentour)

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật con nguời ngày càng phải lao động căng thẳng hơn. Do đó nhu cầu đi tham quan nhằm giảm bớt căng thẳng hàng ngày do hậu quả sự phát triển công nghiệp ngày càng cao. Thêm vào đó là cùng với sự phát triển khoa học là đời sống của nhân trên khắp thế giới ngày càng đựơc cải thiện đặc biệt là các nước phát triển trên thế giới, do đó nhu cầu đi du lịch càng ngày càng cao. Và tất nhiên khi cầu du lịch xuất hiện thì tất yếu sẽ xuất hiện cung về du lịch, và các nhà cung cấp các dịch vụ phục các cuộc hành trình của du khách xuất hiện đó là cơ sở để hoạt động kinh doanh lữ hành ra đời. Du lịch ra đời từ hàng nghìn năm trước dưới hình thức đơn giản hơn nhiều, chỉ đơn giản là các cuộc hành trình nhằm khám phá thế giới, và tìm kiếm vùng đất mới. Và cùng với thời gian, hoạt động kinh doanh du lịch phát triển như ngày nay. Theo quy luật của tự nhiên, khi chất lượng đời sống của con người ngày càng thì càng có xu hướng gần gũi với thiên nhiên, tìm về với thiên nhiên. Đó là nguyên nhân tại sao số lượng người dân đi du lịch ngày một tăng, và tăng nhiều ở các nước có ngành công nghiệp phát triển, theo xu hướng là từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển( như Việt Nam chúng ta). Theo xu thế đó ngành du lịch Việt Nam dù mới bắt đầu phát triển song cũng đã gặt được các thành quả đáng kể. Theo đó các nhà kinh doanh du lịch lữ hành cũng tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt là từ sau cải cách kinh tế 1986 Đảng và Nhà nước ta với phương trâm “ Việt nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ xã hội ” làm số lượng khách du lịch đến với Việt Nam ngày càng đông, đem lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho quốc gia.

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý giá trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty Du lịch Mở Việt Nam( Vietnam Opentour), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật con nguời ngày càng phải lao động căng thẳng hơn. Do đó nhu cầu đi tham quan nhằm giảm bớt căng thẳng hàng ngày do hậu quả sự phát triển công nghiệp ngày càng cao. Thêm vào đó là cùng với sự phát triển khoa học là đời sống của nhân trên khắp thế giới ngày càng đựơc cải thiện đặc biệt là các nước phát triển trên thế giới, do đó nhu cầu đi du lịch càng ngày càng cao. Và tất nhiên khi cầu du lịch xuất hiện thì tất yếu sẽ xuất hiện cung về du lịch, và các nhà cung cấp các dịch vụ phục các cuộc hành trình của du khách xuất hiện đó là cơ sở để hoạt động kinh doanh lữ hành ra đời. Du lịch ra đời từ hàng nghìn năm trước dưới hình thức đơn giản hơn nhiều, chỉ đơn giản là các cuộc hành trình nhằm khám phá thế giới, và tìm kiếm vùng đất mới. Và cùng với thời gian, hoạt động kinh doanh du lịch phát triển như ngày nay. Theo quy luật của tự nhiên, khi chất lượng đời sống của con người ngày càng thì càng có xu hướng gần gũi với thiên nhiên, tìm về với thiên nhiên. Đó là nguyên nhân tại sao số lượng người dân đi du lịch ngày một tăng, và tăng nhiều ở các nước có ngành công nghiệp phát triển, theo xu hướng là từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển( như Việt Nam chúng ta). Theo xu thế đó ngành du lịch Việt Nam dù mới bắt đầu phát triển song cũng đã gặt được các thành quả đáng kể. Theo đó các nhà kinh doanh du lịch lữ hành cũng tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt là từ sau cải cách kinh tế 1986 Đảng và Nhà nước ta với phương trâm “ Việt nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ xã hội…” làm số lượng khách du lịch đến với Việt Nam ngày càng đông, đem lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho quốc gia. Trong đó lĩnh vực kinh doanh lữ hành góp phần làm cho du khách dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các điểm tham quan, vận chuyển, ăn uống, lưu trú cũng như các dịch vụ bổ sung khác phục vụ cho chuyến đi. Trong vài năm trở lại đây, số lượng các nhà kinh doanh lữ hành Việt Nam tăng lên nhanh chóng, là do Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, nhiều nơi còn mang nét tự nhiên chưa được con người can thiệp do đó rất hấp dẫn khách du lịch đến Việt Nam. Cho nên hoạt động kinh doanh lữ hành tăng lên nhanh chóng là điều dễ hiểu. Với xu hướng đó, các nhà hoạt động kinh doanh lữ hành ngày càng nhiều nên khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày càng ngay ngắt. Cùng với nó nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng đa dạng và phong phú với chất lượng ngày càng cao. Do đó hoạt động Marketing – Mix là hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp kinh doanh nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành du lịch thì càng quan trọng do đặc điểm khác biệt của ngành kinh doanh dịch vụ. Quan trọng hơn là các doanh nghiệp lữ hành hiện nay đua nhau hạ thấp giá để cạnh tranh với các công ty khác, hậu quả là nhiều khi chương trình không đảm bảo chất lượng gây ấn tượng không tốt với khách du lịch đến Việt Nam. Đây thực sự là vấn đề gây đau đầu cho rất nhiều nhà kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam hiện nay. Trong quá trình thực tập và quan sát thực tế tại Công ty Vietnam Opentour, cùng với các kiến thức học được tại nhà trường bao gồm các môn học: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, các môn chuyên ngành Quản trị kinh doanh Du lịch và Khách sạn và những sự kiện đang diễn ra trong ngành kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam và trên thế giới mà em biết được thông qua các phương tiện thông tin nên em đã chọn đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực Marketing. Do đây là một mảng nghiên cứu rộng, do kiến thức còn hạn chế và khả năng có hạn nên em chỉ nghiên cứu trong lĩnh vực “giá cả” và các nhân tố cũng như chính sách giá của Công ty hiện nay. Đây cũng thực sự là một vấn đề mà hiện nay ban Giám đốc Công ty còn đang gặp nhiều khó khăn. Tên đề tài em chọn là: “Hoàn thiện công tác quản lý giá trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty Du lịch Mở Việt Nam( Vietnam Opentour)” Trong quá trình thu thập tài liệu nghiên cứu và viết bài, dưới sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn tiến sĩ Phạm Thị Nhuận và Ban giám đốc Công ty Vietnam Opentuor em không tránh mắc phải những sai sót mong cô giáo hướng dẫn và ban Giám đốc Công ty chỉ bảo cho em để giúp em hoàn thành bài báo cáo tốt hơn. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu bài báo cáo gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và công tác quản lý giá trong kinh doanh du lịch lữ hành ở công ty du lịch mở việt nam trong thời gian qua. Chương III: Mục tiêu phương hướng và các giải pháp tăng cường công tác quản lý giá trong kinh doanh du lịch lữ hành ở công ty du lịch mở việt nam. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. KINH DOANH DU LỊCH VÀ KINH DOANH LỮ HÀNH 1.1.1. Khái niệm du lịch Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế( World Travel and Tourism Council – WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn và đã thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống. (Nguồn giáo trình: Kinh tế Du lịch – Gs.Ts. Nguyễn Văn Đính và Ts. Trần Thị Minh Hoà) Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Theo kết quả điều tra của các nhà khảo cổ học, họ đã tìm thấy di tích của những người giống Homo Erectus(Trung Quốc) và Java( Indonesia), mà giống người này trong lịch sử có nguồn gốc ở miền Đông và Nam Châu Phi cách đây khoảng một triệu năm. Các chuyên gia cho rằng, để di chuyển được một khoảng như vậy, loài người phải mất 15 000 năm. Đã có nhiều giả thuyết đã được đưa ra về những động lực tao ra những cuộc hành trình trường kỳ như vậy. Một giả thuyết cho rằng, những người cổ xưa đi du mục để tìm thức ăn và trốn tránh nguy hiểm. Một giả thuyết khác lại cho rằng, con người quan sát sự di chuyển của loài chim, muốn biết chúng từ đâu đến và bay đến đâu, nên họ đã di chuyển mặc dù họ không thiếu ăn nơi họ sinh sống. Tức là từ lúc xa xưa con người đã có tính tò mò muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, bên ngoài nơi sinh sống của họ. Con người luôn muốn biết những nơi khác có cảnh quan ra sao, muốn biết về các dân tộc, nền văn hóa, các động vật, thực vật và địa hình ở những vùng khác hay quốc gia khác. Theo Tổ chức Du lịch thế giới(WTO) thì năm 2000 số lượng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lượt người, thu nhập là 467 tỷ USD; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt, thu nhập là 474 tỷ USD, dự tính đến năm 2010 lượng khách là 1.006 triệu lượt và thu nhập là 900 tỷ USD. Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ nhanh như vây, song cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Đúng như Giáo sư, Tiến sỹ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “ Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Tuy chưa có một nhận thức thống nhất về khái niệm “du lịch” trên thế giới cũng như Việt Nam, song trước thực tế phát triển của ngành du lịch về mặt kinh tế – xã hội cũng như lĩnh vực đào tạo, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất khái niệm về “du lịch” giống như một số khái niệm cơ bản khác về du lịch là một đòi hỏi khách quan. Khái niệm “du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Từ xa xưa, loài người đã khởi hành với nhiều lý do khác nhau như: vì lòng ham hiểu biết thế giới xung quanh, vì lòng yêu thiên nhiên, vì để học ngoại ngữ v.v… Do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới góc độ khác nhau, mà các tác giả có định nghĩa khác nhau về du lịch. Như cách tiếp cận trên góc độ của người đi du lịch, người kinh doanh du lịch, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư sở tại… Dưới đây là một số khái niệm “du lịch” của một số tác giả và tổ chức đựơc cho là ngắn gọn và đầy đủ nhất: Đĩnh nghĩa về du lịch trong Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch – Le Dictionaire international du tourisme do Viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản: “ Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thoả mãn các nhu cầu của họ”. Định nghĩa của Michael Coltman(Mỹ): “ Du lịch là sự kết hợp và tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1: mối quan hệ giữa bốn nhân tố Nguồn : Kinh tế Du lịch – Gs.Ts. Nguyễn Văn Đính và Ts. Trần Thị Minh Hoà Định nghĩa của khoa Du lịch và Khách sạn( Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội): “ Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu, và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp. Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ “ Du lịch” được hiểu như sau: “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.1.2. Bản chất của kinh doanh du lịch và kinh doanh lữ hành ( Kinh doanh du lịch Mầm mống của hoạt động kinh doanh du lịch bắt đầu xuất hiện từ cuộc phân công lao động lần thứ hai( lúc ngành thủ công nghiệp xuất hiện và sau đó tách ra khỏi ngành nông nghiệp truyền thống). Biểu hiện của hoạt động kinh doanh du lịch trở nên rõ nét hơn, khi ngành thương nghiệp xuất hiện vào thời đại chiếm hữu nô lệ, tức là vào giai đoạn có sự phân chia lao động lần thứ ba của xã hội loài người. Vào đầu thế kỷ 17, bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng về giao thông trên thế giới - đầu máy hơi được sử dụng rộng rãi, kim loại ngày càng có mặt nhiều hơn trong ngành đường sắt, đóng tàu và sản xuất ô tô. Chỉ sau một thời gian ngắn ở Châu Âu và Châu Mỹ mạng lưới đường sắt đã được hình thành. Nhiều tàu lớn, nhỏ, hiện đại đi lại khắp các biển và vịnh trên thể giới. Giao thông trở thành nguyên nhân chính và điều kiện vật chất quan trọng, giúp cho việc phát triển các cuộc khởi hành của con người. Đến thế kỷ 19, khách du lịch chủ yếu đi lại tự túc, ít gây phiền hà cho dân bản địa. Muộn hơn, khi du lịch trở thành hiện tượng đại chúng, bắt đầu nảy sinh ra hàng loạt vấn đề về việc bảo đảm chỗ ăn, chỗ ngủ cho những người tạm sống ở nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Lúc này bắt đầu xuất hiện các nghề mới trong dân chúng tại các vùng du lịch như kinh doanh khách sạn, nhà hàng, môi giới, hướng dẫn du lịch v.v…Như vậy khái niệm kinh doanh du lịch được hiểu là: “ Kinh doanh du lịch là hoạt động sản xuất và bán cho khách hàng những hàng hoá và dịch vụ cần thiết của doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch, đảm bảo lợi ích quốc gia và lợi nhuận của doanh nghiệp”. - Các loại hình kinh doanh du lịch: + Kinh doanh dịch vụ lưu trú(khách sạn): Loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, ngủ của khách. + Kinh doanh dịch vụ vận chuyển: Cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ vận chuyển đáp ứng nhu cầu đi lại của khách. + Kinh doanh lữ hành: Cung cấp cho khách những chương trình du lịch trọn gói theo khả năng thanh toán của khách. + Kinh doanh dịch vụ bổ sung: Cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ vui chơi, giải trí. Như vậy, kinh doanh du lịch bao gồm kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như vui chơi, giải trí, hàng lưu niệm, dịch vụ hàng hoá, ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn… Căn cứ vào việc thoả mãn nhu cầu khách du lịch trong qúa trình du lịch có các loại: Kinh doanh dịch vụ hàng hoá, Kinh doanh dịch vụ bổ sung, Kinh doanh lữ hành( bao gồm cả kinh doanh dịch vụ vận chuyển). ( Kinh doanh lữ hành Xuất phát từ quan hệ cung cầu trong du lịch là mối quan hệ tương đối phức tạp, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Mối quan hệ này có rất nhiều điểm lợi cho cả nhà kinh doanh lữ hành tức bên cung, và cho khách du lịch tức cầu về du lịch. Xét trên mối quan hệ cung cầu du lịch ta thấy có những mâu thuẫn sau: - Cung về du lịch bao gồm: khách sạn, tài nguyên du lịch, những khu vực vui chơi giải trí… cố định và tập trung, trong khi đó cầu về du lịch thì rải rác, phân tán khắp nơi và cách xa cung. Do đó chỉ có sự di chuyển từ cầu đến cung chứ không có sự di chuyển ngược lại. - Mặt khác, xét cả trên tuyến hành trình của khách du lịch đòi hỏi nhiều thứ: ăn, ở, đi lại, tham quan, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, và các dịch vụ khác… trong khi đó các nhà cung cấp một phần nhất định nhu cầu của du khách. Như vậy là cung du lịch mang tính đơn lẻ, độc lập trong khi đó cầu du lịch mang tính tổng hợp. - Xét trên góc độ những nhà cung cấp sản phẩm du lịch thì gặp khó khăn trong vấn đề quảng cáo của mình đến với khách du lịch. Mặt khác khách du lịch cũng phải gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đi du lịch, đó là việc xa nơi ở thường xuyên của mình đến một nơi xa lạ về khí hậu, văn hoá, ngôn ngữ… tại các tuyến, điểm du lịch. Chính sự mâu thuẫn giữa cung và cầu, những khó khăn giữa khách du lịch và nhà cung ứng dẫn đến phải có nhiều loại hình kinh doanh xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, và để giải quyết mâu thuẫn trên, đó là hoạt động kinh doanh lữ hành. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với tư cách là cầu nối giữa cung và cầu, là loại hình kinh doanh đặc biệt và trở thành nhân tố không thể thiếu được trong sự phát triển của ngành du lịch hiện đại. Vậy khái niệm “ Kinh doanh lữ hành” được hiểu là: “kinh doanh lữ hành(Tour operations business): là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hoặc gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức các mạng lưới đại lý lữ hành”.( định nghĩa của Tổng cục Du lịch Việt Nam). Để thực hiện chức năng liên kết và giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu, các công ty lữ hành có chức năng sau: + Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. + Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí… thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu của khách. + Các công ty lữ hành lớn, với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thật phong phú từ các công ty hàng không tới các chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng… đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. 1.1.3. Sản phẩm của công ty lữ hành Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phong phú, đa dạng của sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành. Căn cứ vào tính chất và nội dung, có thể chia các sản phẩm của các công ty lữ hành thành ba nhóm cơ bản. ( Các dịch vụ trung gian Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của nhà sản xuất tới khách du lịch. Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân đại lý, mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoặc một điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm: - Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay. - Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thuỷ, đường sắt,ô tô… - Môi giới cho thuê xe ô tô. - Môi giới và bán bảo hiểm. - Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch. - Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn. - Các dịch vụ môi giới trung gian khác. ( Các chương trình du lịch Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp. Có nhiều tiêu thức để phân loại các chương trình du lịch. Ví dụ như các chương trình nội địa và quốc tế, các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày, các chương trình tham quan văn hoá và chương trình giải trí. Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian. ( Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp Trong quá trình phát triển, các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Vì lẽ đó các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí. Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thuỷ… Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch. Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch. Qua đây cho thấy rằng các công ty lữ hành đem lợi ích cho cả khách du lịch và nhà kinh doanh du lịch, do đó làm cho mối quan hệ cung cầu trở nên khăng khít hơn. Tuy nhiên để kinh doanh thành công thì phải có chính sách giá phù hợp với nhu cầu, khả năng thanh toán của khách, mà quan trọng nhất là đối với khách hàng mục tiêu của công ty. 1.1.4. Các loại công ty lữ hành Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam qui định phân chia các công ty lữ hành thành ba loại cơ bản: Công ty lữ hành tổng hợp( tương ứng với công ty lữ hành quốc tế); Công ty lữ hành nội địa và các công ty lữ hành trực thuộc là đại diện hoặc chi nhánh của các công ty lữ hành khác( các đại lý du lịch – Travel Agency). Các loại công ty lữ hành được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Các loại công ty lữ hành Các đại lý du lịch là những công ty lữ hành mà hoạt động chủ yếu của chúng là làm trung gian bán các sản phẩm của các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch như: Các đại lý bán vé máy bay; các chương trình du lịch trọn gói; đăng ký chờ trong khách sạn; môi giới xe ô tô… Đây là hệ thống phân phối các sản phẩm du lịch. Các đại lý du lịch bán buôn thường là các công ty lữ hành lớn, có hệ thống các đại lý bán lẻ, điểm bán. Các đại lý du lịch bán buôn mua sản phẩm của các nhà cung cấp với số lượng lớn với giá rẻ, sau đó tiêu thụ qua hệ thống bán lẻ với mức giá công bố phổ biến trên thị trường. Các công ty lữ hành ở Việt Nam( hay còn gọi là các công ty du lịch) là những công ty kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực du lịch trọn gói và khách sạn du lịch tổng hợp. Còn các công ty lữ hành gửi khách chủ yếu thường được thành lập ở những nơi có nguồn khách lớn nhằm thu hút trực tiếp khách đến nơi có tài nguyên du lịch. Các công ty lữ hành nhận khách thường được thành lập tại vùng gần tài nguyên du lịch, chủ yếu đón nhận và tiến hành phục vụ khách du lịch do các công ty lữ hành gửi khách gửi tới. Sự phối hợp giữa kinh doanh lữ hành gửi khách và kinh doanh lữ hành nhận khách là xu thế phổ biến trong kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó có một số công ty lớn đảm nhận cả hai khâu nhận khách và gửi khách, điều đó có nghĩa là các công ty này tự đảm nhận khai thác nguồn khách và thực hiện các chương trình du lịch. Đây là mô hình kinh doanh của các công ty lữ hành tổng hợp với qui mô lớn. 1.2. GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH GIÁ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 1.2.1. Khái niệm về
Tài liệu liên quan