Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

Sự thay đổi cơ chế ở nước ta trong những năm gần đây đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Hoạt động quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vận tải hàng không nói riêng cũng như có những thay đổi cơ bản về chất. Sự thay đổi cơ bản cho công tác quản lý điều hành ở các doanh nghiệp biểu hiện trước hết là xác lập quyền tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả kinh doanh của mình. Mặt khác, cùng với sự phát triển của cơ chế kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế khác trên thị trường trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện như vậy các doanh nghiệp hoạt động công ích cũng không ngừng phấn đấu trên cơ sở tìm kiếm, nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, những giải pháp nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Đó là sự bắt buộc với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Chúng ta đã biết trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản suất thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng mang tính quyết định tới việc tạo ra sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc sản suất cơ cấu tổ chức quản lý cho phù hợp sự biến động của xã hội, xắp xếp lại lao động của họ, đồng thời phải tổ chức lại trình độ lao động nâng cao chất lượng lao động để biết tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Việt Nam là một nước đang phát triển nên trình độ khoa học công nghệ còn hạn hẹp, đi sau nhiều nước trên thế giới do đó cần thiết phải nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật để tiếp thu nền công nghệ hiện đại trên cơ sở chạy tắt đón đầu. Có như vậy năng suất mới được nâng lên và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mới được thực hiện, đó là vấn đề cốt lõi thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp .

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT SƯ DỤNG TRONG BÀI Cảng hàng không : CHK Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài : CHKQTNB Cất hạ cánh : CHC Cụm cảng Hàng không miền Bắc : CCHKMB Doanh nghiệp nhà nước : DNNN Năng suất lao động : NSKĐ Tổ chức cán bộ lao động : TCCB - LĐ Hàng không dân dụng : HKDD Sân Bay : SB Trung tâm : TT LỜI MỞ ĐẦU Sự thay đổi cơ chế ở nước ta trong những năm gần đây đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Hoạt động quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vận tải hàng không nói riêng cũng như có những thay đổi cơ bản về chất. Sự thay đổi cơ bản cho công tác quản lý điều hành ở các doanh nghiệp biểu hiện trước hết là xác lập quyền tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả kinh doanh của mình. Mặt khác, cùng với sự phát triển của cơ chế kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế khác trên thị trường trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện như vậy các doanh nghiệp hoạt động công ích cũng không ngừng phấn đấu trên cơ sở tìm kiếm, nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, những giải pháp nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Đó là sự bắt buộc với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Chúng ta đã biết trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản suất thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng mang tính quyết định tới việc tạo ra sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc sản suất cơ cấu tổ chức quản lý cho phù hợp sự biến động của xã hội, xắp xếp lại lao động của họ, đồng thời phải tổ chức lại trình độ lao động nâng cao chất lượng lao động để biết tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Việt Nam là một nước đang phát triển nên trình độ khoa học công nghệ còn hạn hẹp, đi sau nhiều nước trên thế giới do đó cần thiết phải nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật để tiếp thu nền công nghệ hiện đại trên cơ sở chạy tắt đón đầu. Có như vậy năng suất mới được nâng lên và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mới được thực hiện, đó là vấn đề cốt lõi thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp . Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nằm trong bối cảnh đó, Đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại cảng hàng không Quốc tế nội bài” được nghiên cứu cùng với sự thay đổi cơ bản về nội dung của công tác tổ chức lao động theo mô hình hoạt động công ích . Những nội dung được nghiên cứu chủ yếu theo kết cấu sau: Chương 1 : Tổng quan về công tác tổ chức lao động của cảng hàng không. Chương 2 : Phân tích công tác tổ chức lao động ở cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Chương 3 : Hoàn thiện công tác tổ chức lao động cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG Ở CẢNG HÀNG KHÔNG -----***----- 1.1. Những vấn đề cơ bản về tổ chức lao động. 1.1.1. Một số khái niệm. * Lao động : Lao động là một hành động diễn ra giữa người với tự nhiên, trong khi lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên (tư liệu lao động) làm biến đổi vật chất trong tự nhiên làm cho chúng trở thành có ích trong đời sống con người. - Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động, sức lao động là năng lực của con người là toàn bộ thể lực, trí lực của con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, quan trọng trong quá trình lao động, nó phát động và đưa ra các tư liệu lao động, các hoạt động để tạo sản phẩm. - Sức lao động của con người trong sản xuất kinh doanh được coi như : + Một yếu tố chi phí sẽ đưa vào giá thành sản phẩm thông qua tiền lãi, tiền thưởng, quyền lợi vật chất khác. + Một yếu tố đem lại lợi ích kinh tế, nếu quản lý tốt sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. * Năng suất lao động. Là một phạm trù kinh tế (nó được gọi là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích), nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. - Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. - Trong quản lý tăng năng suất có nhiều ý nghĩa. + Trước hết tăng năng suất lao động làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. + Tăng năng suất lao động cho phép giảm được số lượng do đó dẫn đến tiết kiệm được quỹ lương đồng thời tăng tiền lương cho từng người công nhân do tiết kiệm được chi phí về tiền lương do hoàn thành vượt mức sản lượng. + Năng suất lao động cao và tăng nhanh là tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân cho phép giải quyết có lợi các vấn đề về tích luỹ tiêu dùng. * Định mức lao động : Định mức lao động nếu hiểu theo nghĩa hẹp như NêLin "Định mức lao động là định ra bao nhiêu người làm tổng số việc đó" còn nếu hiểu theo nghĩa rộng thì định mức lao động là một quá trình nghiên cứu xây dựng và áp dụng vào thực tiễn những mức lao động có căn cứ khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. * Tổ chức lao động : Là một hệ thống các biện pháp đề ra nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của con người đạt năng suất lao động cao và sử dụng đầy đủ, có hiệu quả nhất về tư liệu sản xuất. Như vậy tổ chức lao động mục đích của nó là tạo ra các điều kiện lao động tốt nhất, đảm bảo và nâng cao khả năng lao động của con người và tạo cho họ hứng thú , say mê trong lao động. * Tổ chức lao động khoa học : Là tổ chức lao động có áp dụng những biện pháp tiên tiến trên cơ sở nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng có tính khoa học về quá trình lao động, điều kiện lao động cũng như các thành tựu khoa học đạt được và những kinh nghiệm tiên tiến. Nói khác đi: Tổ chức lao động khoa học là tổ chức lao động dựa trên những thành tựu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đạt được, áp dụng chúng một cách có hệ thống vào sản xuất đảm bảo có hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất (lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động), không ngừng nâng cao năng suất lao động, đảm bảo khả năng làm việc, giảm tiêu hao sức lao động và tạo hứng thú làm việc cho con người. 1.1.2. Nhiệm vụ, nội dung của tổ chức lao động khoa học. a- Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học : Nhiệm vụ tổng quan của công tác tổ chức lao động khoa học là phân bổ, sử dụng và bồi dưỡng tốt sức lao động làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm sức lao động. Với nhiệm vụ đó việc tổ chức lao động phải bố trí lao động cho các ngành, các bộ phận sản xuất trong nội bộ cơ sở, doanh nghiệp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để hoàn thành kế hoạch sản xuất công tác. Nền sản xuất xã hội ngày càng mở rộng, nhiệm vụ sản xuất ngày càng tăng, quy mô cơ sở hợp lý với kỹ thuật ngày càng tinh xảo đòi hỏi việc cung cấp lực lượng lao động phải đáp ứng với nhiệm vụ sản xuất và yêu cầu của tiến bộ khoa học công nghệ, phục vụ kịp thời cho sản xuất phát triển. Để sử dụng sức lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp có hiệu quả cao thì công tác tổ chức lao động khoa học phải thực hiện một số nhiệm vụ sau : - Xác định nội dung vấn đề tổ chức lao động khoa học, ý nghĩa và mối quan hệ của nó với các môn khoa học khác. - Tổ chức giải quyết đảm bảo đầy đủ việc làm cho người lao động để người lao động luôn gắn bó với doanh nghiệp. - Nghiên cứu thực hiện các biện pháp tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn lao động, tạo điều kiện thuận lợi nhất về vệ sinh tâm lý và thẩm mỹ cho người lao động. - Chọn hình thức tổ chức các tổ, nhóm, đội, dây chuyền hợp lý về số lượng và chất lượng bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ tránh lao động sản xuất, cơ sở phân bổ khối lượng công việc cho những người lao động cụ thể, chính xác. - áp dụng các thao tác lao động có năng suất cao bằng cách nghiên cứu, chọn lọc, cải tiến, áp dụng các kinh nghiệm sản xuất của những người đi trước, loại trừ các động tác, thao tác thừa, nặng nhọc không cần thiết. - Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. - áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu suất lao động và giảm mệt nhọc cho người lao động. - Quan tâm đúng mức tới công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, chính trị, văn hoá, kỹ thuật cho người lao động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển sản xuất. Công tác bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ về mọi mặt cho người lao động trước hết là trình độ nghề nghiệp phải phát triển phù hợp với nhịp độ phát triển chung của sản xuất đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, chú trọng nâng cao tay nghề cho người lao động bằng hình thức kết hợp kèm cặp ngay tại doanh nghiệp, tại cơ sở sản xuất. Tổ chức tiến hành đào tạo lại trình độ lao động cho từng lao động. - Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua để củng cố và tăng cường kỹ thuật lao động, học hỏi trao đổi lẫn nhau, để thúc đẩy sản xuất phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao. b- Nội dung công tác tổ chức lao động khoa học bao gồm : - Phân công và hiệp tác lao động. - Tổ chức nơi làm việc. - Kế hoạch hoá sức lao động. - Các biện pháp tăng cường kỷ luật lao động. - Các biện pháp nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động. - Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý. - Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức lao động. - Bảo hộ an toàn lao động. - Tổ chức thi đua lao động sản xuất và công tác. Nội dung công tác tổ chức lao động là rất phức tạp, phong phú. Từng vấn đề được nghiên cứu rất cụ thể ở đơn vị, doanh nghiệp. Trong phạm vi của đơn vị, doanh nghiệp chuyên ngành vận tải thì công tác tổ chức lao động gồm các nội dung sau : - Phân tích đặc điểm từng loại lao động trong doanh nghiệp. - Lựa chọn hình thức tổ chức lao động và tổ chức nơi làm việc. - áp dụng các chính sách về lao động của doanh nghiệp nhà nước vào thực tế doanh nghiệp. - Xây dựng các định mức về lao động. - Nghiên cứu các biện pháp tăng năng suất lao động. - Lập kế hoạch lao động. - Tổ chức thực hiện kế hoạch lao động. - Thống kê lao động, phân tích việc sử dụng lao động. - Phân tích kết quả và hiệu quả lao động. Trước yêu cầu phát triển của nền đại sản xuất công nghiệp và sự ra đời nhiều ngành khoa học mới thì việc nghiên cứu công tác tổ chức lao động khoa học được nhiều nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. 1.1.3. Nguyên tắc, ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học a- Nguyên tắc : * Tính khoa học. Các đơn vị, các doanh nghiệp muốn hoàn thiện công tác lao động cần phải quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng và của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời các biện pháp phải tuân theo, đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, chỉ trên cơ sở đó mới có khả năng giải quyết đầy đủ và khách quan nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học. Tính khoa học của tổ chức lao động khoa học được thể hiện về đánh giá đề ra những biện pháp phù hợp với thực tiễn lao động sản xuất tình hình kỹ thuật công nghệ và trình độ công nghệ của đất nước, trên cơ sở đó mới có khả năng chính tư tưởng xa rời thực tế, dập khuôn máy móc công tác tổ chức lao động. Ngoài ra tính khoa học còn được thể hiện ở việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lao động, lựa chọn các phương án tối ưu để giải quyết các vấn đề sản xuất của đơn vị, doanh nghiệp, phát triển khai thác khả năng tiềm tàng để nâng cao năng suất lao động. Để giải quyết tốt yêu cầu đó, tổ chức lao động cần phải dựa vào kết quả của các ngành khoa học khác mà chủ yếu là khoa học tính toán, tâm lý lao động, sinh lý lao động thống kê. Tổ chức lao động tuân thủ theo nguyên tắc này còn cho phép loại bỏ được tính chủ quan giải quyết các vấn đề tổ chức lao động thiếu khoa học, đồng thời ngăn ngừa tư tưởng hành chính đơn thuần và thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. * Tính kế hoạch. Tính kế hoạch của tổ chức lao động được bắt đầu từ yêu cầu sản xuất và thị trường. Kế hoạch các biện pháp về tổ chức lao động là vấn đề rất quan trọng, dựa trên cơ sở kế hoạch đó mà có tiến độ thực hiện rõ ràng, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện các biện pháp tổ chức lao động đề ra, khắc phục được hiện tượng đại khái tuỳ tiện hoặc trì trệ trong việc áp dụng các biện pháp. Các đơn vị, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch lao động theo thành quý, năm dựa trên kế hoạch giao cho phân xưởng, bộ phận có kế hoạch thực hiện cụ thể. Có lập kế hoạch tổ chức lao động thì mới có phương án tác chiến và đánh giá thực hiện các chỉ tiêu năng suất lao động, năng lực sản xuất, quỹ thời gian lao động, trình độ cơ giới hoá và tự động hoá… của đơn vị, doanh nghiệp. * Tính hệ thống. Những biện pháp đơn lẻ không được hiệu quả lao động cao trong tổ chức lao động, không đảm bảo cải tiến được tổ chức lao động một cách toàn diện, khoa học. Chỉ có thể đạt được hiệu quả lớn nhất trên cơ sở hoàn thiện tổ chức lao động theo một hệ thống bao gồm tất cả các hướng và đối với mọi lao động (trực tiếp, gián tiếp) nghĩa là cần xem xét từng mặt của vấn đề tổ chức lao động như bộ phận của một thể thống nhất và phải giải quyết các vấn đề riêng biệt đó theo nhiệm vụ đề ra cho toàn hệ thống. Tính hệ thống của tổ chức lao động xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau của từng yếu tố như : tính chất tiên tiến của các phương pháp thao tác lao động chặt chẽ với tổ chức quy hoạch, trang bị, bố trí và phục vụ nơi làm việc, những hình thức hiệp tác… Như vậy chỉ thực hiện tốt những vấn đề của hệ thống mới đảm bảo hoàn thiện tổ chức lao động một cách toàn diện, tránh tình trạng phát sinh những chỗ mất cân đối giữa các yếu tố và bộ phận của chúng. * Tính kích thích vật chất, tinh thần. Tổ chức lao động khoa học là phải thực hiện đầy đủ tính kích thích vật chất, tinh thần đối với người lao động. Có như vậy mới tạo động lực thúc đẩy sản xuất, phát triển và tạo năng suất lao động, hiệu quả lao động ngày càng cao. Nội dung chủ yếu trong việc khuyến khích vật chất là tổ chức các chế độ tiền lương, tiền thưởng phải gắn với năng suất lao động và tiến bộ kỹ thuật. Bên cạnh việc tổ chức tiền lương, tiền thưởng thì việc mở rộng và tăng cường phúc lợi tập thể cũng tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người lao động yên tâm, phấn khởi, tích cực lao động sản xuất hơn, luôn luôn quan tâm đến việc tổ chức các vấn đề liên quan đến đời sống người lao động như : Nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh xá, câu lạc bộ. Đi đôi với khuyến khích vật chất cần phải coi trọng bồi dưỡng nêu cao tinh thần cho người lao động bằng cách tổ chức giáo dục, xây dựng thái độ lao động mới, phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tổ chức cho người lao động được đi tham quan du lịch… và có các hình thức khen thưởng thích hợp như : Tặng danh hiệu cao quý lao động giỏi, giấy khen, huân, huy chương. b-Ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học: - Tổ chức lao động khoa học là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Năng suất lao động không ngừng được nâng cao do các nhân tố tác động như : Công cụ lao động, trình độ nghề nghiệp của người lao động, nhân công lao động, định mức lao động, tổ chức lao động. Nhưng tổ chức lao động khoa học là một trong những nhân tố quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : "Muốn phát triển sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng suất lao động và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức lao động tốt" - Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch. Tập 6 - Nhà xuất bản sự thật 1962 trang 175. Đối với các đơn vị, doanh nghiệp sau khi có phương hướng, nhiệm vụ sản xuất thì tổ chức lao động có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, là nhân tố đảm bảo tiết kiệm tối đa lao động sống và nâng cao hiệu quả sử dụng các tư liệu sản xuất. ở nước ta nguồn lao động rất dồi dào, khả năng tiềm tàng về sức lao động rất lớn, nhưng cơ sở vật chất còn yếu, tình hình tổ chức lao động còn nhiều mặt tồn tại. Vì vậy công tác tổ chức lao động cần phải tăng cường đúng mức, tổ chức lao động hợp lý là nhân tố quan trọng để tăng thêm sản phẩm xã hội, là điều kiện không thể thiếu trong quá trình phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghệ sản xuất. - Tổ chức lao động khoa học hợp lý tạo điều kiện thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Sự phát triển của khoa học công nghệ và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất là cơ sở vật chất để thay đổi tổ chức lao động. Mỗi phương pháp tổ chức lao động đều thích ứng với trình độ công nghệ nhất định. Ngược lại tổ chức lao động khoa học, hợp lý, tổ chức phân công và hiệp tác lao động tốt sẽ đòi hỏi một cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ tương ứng có nghĩa là tổ chức lao động khoa học thúc đẩy tạo điều kiện cho khoa học kỹ thuật phát triển vì trong quá trình lao động, người lao động sử dụng công cụ lao động, trong quá trình đó người lao động luôn tìm tòi, phát minh sáng kiến, cải tiến công cụ lao động làm cho công cụ lao động ngày càng hoàn thiện hơn. - Tổ chức lao động khoa học là không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động đây là chất xúc tác kích thích làm tăng hiệu quả sử dụng lao động, nâng cao năng suất lao động chính vì vậy đây là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động. Đồng thời cũng là bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ quan điểm sức lao động là vốn quý nhất của xã hội - xã hội chủ nghĩa nên tổ chức lao động khoa học vừa là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và vừa có tác dụng không ngừng hoàn thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Có nghĩa là : trong quá trình tổ chức lao động chúng ta tự sắp xếp bố trí người lao động đúng ngành, đúng nghề, sở trường, nguyện vọng… thường xuyên áp dụng các phương pháp, các thao tác lao động, cải tiến công cụ lao động, tổ chức dây truyền sản xuất hợp lý, tổ chức nơi làm việc tốt như (Tạo không gian thoải mái, các cơ sở vật chất đáp ứng theo tâm sinh lý người lao động…). Làm được tất cả những điều đó là tạo điều kiện cho người lao động làm việc được liên tục, nhịp nhàng, chính xác, hiệu quả cũng như tạo được tâm lý thoải mái, nhất là những công việc cần sự tập trung cao, căng thẳng tâm lý và ít tổn hao năng lượng trong quá trình lao động, đưa lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2. Tổng quan về công tác tổ chức lao động ở cảng. 1.2.1. Một số khái niệm liên quan. a- Khái niệm cảng hàng không : Trong vận tải hàng không, cảng hàng không được xem như là cửa ngõ mở đầu cho một hành trình bằng đường hàng không. Cảng hàng không không chỉ dừng ở khái niệm là một cửa ngõ mà còn được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Theo tổ chức hàng không dân dụng quốc tế thì : - "Cảng hàng không được xem như là toàn bộ mặt đất, mặt nước (Bao gồm các công trình kiến thức, các thiết bị kỹ thuật) được sử dụng để máy bay tiến hành cất hạ cánh và di chuyển" Bước sang thập kỷ 90 các nhà kinh doanh hàng không lại cho rằng : "Cảng hàng không là một xí nghiệp công nghiệp phức hợp. Chúng hoạt động như một cuộc hội nghị, trong đó các thành phần khác biệt được hoà hợp với nhau để thực hiện trao đổi giữa vận tải hàng không với vận tải mặt đất cho cả hành khách và hàng hoá". Như vậy theo quan điểm này Cảng hàng không lúc này phải là những tổ hợp kinh tế, xí nghiệp kinh doanh hiện đại và thành đạt. Theo điều 23 chương 3 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam cảng hàng không được định nghĩa như sau : "Cảng hàng không là tổ hợp các công trình bao gồm đường băng đường lăn, sân đỗ, nhà ga và các trang thiết bị, các công trình nhà đất khác được sử dụng cho tàu bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hành khách". Để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Cảng hàng không bao gồm các cơ sở hạ tầng thiết yếu như sau : - Đường băng sân đỗ tàu bay. - Nhà ga hành khách. - Nhà ga hàng hoá. - Sân đỗ ô tô. - Các trang thiết bị phục vụ liên lạc cho máy bay và một số công trình hỗ trợ khác để đảm bảo cho hoạt động của Cảng hàng không diễn ra bình thường và liên tục như hệ thống cung cấp nước, hệ thống điện, hệ thống cung cấp nhiên liệu… đồng bộ.
Tài liệu liên quan