Đề tài Hoàn thiện quy trình dịch vụ tổ chức sự kiện của công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long

Tuy là một nghề khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng trong những năm gần đây, tổ chức sự kiện đang phát triển với tốc độ nhanh chóng đi liền với nhu cầu quảng bá thương hiệu và sản phẩm mới của các doanh nghiệp. Tổ chức sự kiện góp phần đánh bóng cho thương hiệu và sản phẩm của một công ty. Đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền. giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng cường các quan hệ có lợi cho doanh nghiệp. Trong đà phát triển của lĩnh vực tổ chức sự kiện cũng những nhu cầu về tổ chức sự kiện ngày càng cao của các doanh nghiệp, công ty Cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long (VietLong promotion) ra đời với mong muốn cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện một cách chuyên nghiệp. Để có thể thực hiện được những sự kiện như vậy, công ty cần phải xây dựng cho mình một quy trình tổ chức sự kiện khoa học và rõ ràng. Một quy trình tốt sẽ xuyên suốt cả quá trình từ chuẩn bị cho đến khi diễn ra sự kiện được trôi chảy và hợp lí, đáp ứng tối đa nhu cầu và làm thỏa mãn khách hàng.

docx56 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 5708 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình dịch vụ tổ chức sự kiện của công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MARKETING ~~~~~~*~~~~~~ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT LONG Giảng viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN HOÀI LONG Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ THANH MSSV : CQ483806 Lớp : MARKETING 48A Khóa : 48 Hệ : CHÍNH QUY HÀ NỘI – 05/ 2010 LỜI MỞ ĐẦU ~~~~****~~~~ Tuy là một nghề khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng trong những năm gần đây, tổ chức sự kiện đang phát triển với tốc độ nhanh chóng đi liền với nhu cầu quảng bá thương hiệu và sản phẩm mới của các doanh nghiệp. Tổ chức sự kiện góp phần đánh bóng cho thương hiệu và sản phẩm của một công ty. Đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền. giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng cường các quan hệ có lợi cho doanh nghiệp. Trong đà phát triển của lĩnh vực tổ chức sự kiện cũng những nhu cầu về tổ chức sự kiện ngày càng cao của các doanh nghiệp, công ty Cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long (VietLong promotion) ra đời với mong muốn cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện một cách chuyên nghiệp. Để có thể thực hiện được những sự kiện như vậy, công ty cần phải xây dựng cho mình một quy trình tổ chức sự kiện khoa học và rõ ràng. Một quy trình tốt sẽ xuyên suốt cả quá trình từ chuẩn bị cho đến khi diễn ra sự kiện được trôi chảy và hợp lí, đáp ứng tối đa nhu cầu và làm thỏa mãn khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình được thực tập ở công ty Cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long, tôi nhận thấy công ty vẫn chưa đưa ra được một quy trình cụ thể cho riêng mình nên việc tổ chức các sự kiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “HOÀN THIỆN QUY TRÌNH DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT LONG” với mục tiêu nghiên cứu thực trạng tổ chức sự kiện của VietLong promotion trong những sự kiện đã tổ chức để rút ra được một quy trình tổ chức sự kiện tối ưu nhất, từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác tổ chức sự kiện của VietLong promtion trong những sự kiện sau này. Bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức sự kiện ở Công ty Cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long trong phạm vi hai sự kiện là: + Sự kiện “Doanh nhân Việt Nam với Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội, 1000 năm xây dựng và phát triển bền vững”. + Sự kiện “Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc 2009”. Kết cấu của bài viết bao gồm 3 phần chính: Chương I: Tổng quan về công ty và dịch vụ tổ chức sự kiện của công ty Cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long ( VietLong promotion). Chương II: Thực trạng quy trình tổ chức sự kiện của công ty Cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long ( VietLong promotion). Chương III: Kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức sự kiện ở công ty Cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long ( VietLong promotion). Xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hoài Long đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT LONG VÀ DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT LONG 1.1. Tổng quan về công ty Cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long ( VietLong promotion): 1.1.1. Địa vị pháp lý: Công ty Cổ Phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long là một công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp lý để tham gia vào các hoạt động kinh doanh mà công ty đã đăng kí với Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội theo giấy phép kinh doanh số 0103034774 ngày 20/01/2009. Địa chỉ trụ sở chính: Đội 10 xã Văn Bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. 1.1.2. Ngành, nghề kinh doanh: - Dịch vụ tổ chức các chương trình, sự kiện: hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, khuyến mại, chuyên đề, hoạt động quan hệ đại chúng, trưng bày hàng hóa, giới thiệu và quảng bá sản phẩm. - Dịch vụ lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và dịch vụ khách du lịch, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ liên quan. - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ăn uống và khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái (không bao gồm quầy bar, phòng hát karaoke, vũ trường, massage, day huyệt, bấm huyệt). 1.1.3. Mô hình bộ máy tổ chức: Số lượng nhân viên trong công ty gồm có 34 người, gồm: - 1 Tổng giám đốc - 1 Chủ tịch Hội đồng quản trị - 1 Phó tổng giám đốc - 7 nhân viên phòng du lịch - 7 nhân viên phòng kinh doanh - 6 nhân viên phòng đối ngoại - 8 nhân viên phòng kĩ thuật - 3 nhân viên phòng kế toán Bảng 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của VietLong promotion Phó Tổng giám đốc Tổng giám đốc Chủ tịch Hội đồng quản trị Phòng Kế toán Phòng Kĩ thuật Phòng Đối ngoại Phòng Kinh doanh Phòng Du lịch 1.1.4. Nhiệm vụ các phòng ban chức năng: 1.1.4.1. Phòng du lịch: Đây là bộ phận phụ trách tất cả các công việc liên quan đến lĩnh vực du lịch cảu công ty. Nhiệm vụ chính của phòng du lịch như sau: - Nghe và nhận các cuộc gọi điện của khách hàng đặt tour du lịch trong và ngoài nước. - Bán vé máy bay của Việt Nam Airlines, Pacific Airlines và các hãng hàng không quốc tế tại Việt Nam, vé máy bay di khắp thế giới. - Ký các hợp đồng cung cấp dịch vụ vận chuyển với khách hàng. - Tổ chức các tours du lịch ngắn ngày và dài ngày, tham quan du lịch, cắm trại cho các cá nhân, đoàn thể trong và ngoài nước, tổ chức các tour riêng theo yêu cầu của khách. 1.1.4.2. Phòng kinh doanh: Đây là bộ phận tìm kiếm khách hàng có nhu cầu tổ chức sự kiện hay tham gia các sự kiện do công ty tổ chức và tạo mối quan hệ với khách hàng. Nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh như sau: - Tìm kiếm khách hàng. - Thiết lập và duy trì mối quan hệ của công ty với các khách hàng, chăm sóc khách hàng theo kế hoạch định kỳ của công ty. 1.1.4.3. Phòng Đối ngoại: Đây là bộ phận phụ trách những công việc chính cho các sự kiện. Nhiệm vụ của phòng đối ngoại là: - Tổng hợp danh sách khách hàng do phòng kinh doanh gửi sang và tổ chức, sắp xếp các yếu tố khách hàng đòi hỏi trong sự kiện. - Thiết lập và duy trì các mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan (các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, báo chí…) và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan khi tổ chức sự kiện (khách sạn, nhà hàng, đường sắt…). Lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý. - Theo dõi quá trình thực hiện sự kiện sẽ tổ chức. Phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán với các khách hàng. Nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện các sự kiện. 1.1.4.4. Phòng kĩ thuật: Đây là bộ phận phụ trách các công việc hậu cần liên quan đến các thiết bị kĩ thuật của công ty. Nhiệm vụ của phòng kĩ thuật là: - Thiết kế đồ họa, in ấn. - Xử lí dữ liệu. - Thiết kế website, các mẫu phiếu, giấy tờ, băng rôn, áp phích, card… - Sửa chữa máy móc, thiết bị. 1.1.4.5. Phòng kế toán: Theo dõi tài chính, kế toán của công ty, theo dõi, ghi chép chi tiêu của công ty theo đúng hệ thống tài khoản và chế độ kế toán của nhà nước, theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn và tài sản của công ty. Thực hiện đối chiếu, cân đối sổ sách của công ty. 1.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện của công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long: 1.2.1. Tổng quan về thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam: Ngành tổ chức sự kiện là một ngành mới tại Việt Nam, tuy nhiên lại đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhu cầu tổ chức sự kiện ở thị trường Việt Nam rất phong phú và đa dạng, nên nó đã nhanh chóng trở thành một thị trường sôi động thu hút rất nhiều các công ty lớn, nhỏ tham gia. Việt Nam với gần 90 triệu dân, 63 tỉnh thành, hơn 500 quận huyện với hàng chục ngàn thôn xã, nền kinh tế nước ta lại bao gồm nhiều thành phần với hàng trăm ngàn doanh nghiệp thuộc các ngành với nhu cầu rất đa dạng về tổ chức sự kiện. Hơn nữa, Việt Nam còn là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn như Trung Hoa, Ấn Độ, và phương Tây càng làm cho nền văn hóa Việt Nam hiện đại phong phú và đa dạng hơn. Chính những yếu tố đó cũng tác động mạnh vào nhu cầu tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo làm quy mô nhu cầu tăng cao hơn với nhiều phân đoạn hơn. Nhu cầu và mong muốn là rất lớn. Mỗi năm có tới hàng triệu sự kiện lớn nhỏ có nhu cầu tổ chức. Tuy nhiên khả năng cung ứng hiện nay là có hạn. Phần lớn các sự kiện được tổ chức đều rơi vào các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp, các cơ quan thuộc khối công quyền. Số còn lại rất ít rơi vào khu vực tư nhân có thu nhập cao hoặc rơi vào các sự kiện bất khả kháng như ma chay, hiếu hỷ,… Tuy nhiên khi kinh tế phát triển, thu nhập của người dân cao hơn thì khả năng thanh toán cho loại dịch vụ này sẽ tăng lên nhiều. Từ những phân tích trên có thể dự đoán nhu cầu về chi tiêu cho tổ chức sự kiện ở nước ta hàng năm lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Trong hội nhập thị trường mở rộng toàn khu vực Đông Nam Á với văn hóa đa sắc tộc thì quy mô sẽ tăng lên nhiều và mức tăng trưởng của thị trường này cũng rất cao. Đây là thị trường hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh. Những năm trước khi mà kinh tế chưa mở cửa thì các sự kiện ở Việt Nam được biết đến như hoạt động nội bộ của các tổ chức xí nghiệp, các cơ quan này tự tổ chức và chưa có khái niệm thế nào là tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, tổ chức tự đứng ra tổ chức cho bản thân hoặc đơn vị mình mà không có sự tính toán tỉ mỉ về chi phí bỏ ra cũng như hoạch định xem chi phí bỏ ra như vậy có phù hợp hay không và hoàn toàn không có khái niệm là thuê một tổ chức chuyên nghiệp về tổ chức sự kiện bởi vì thời điểm hiện tại chưa có dịch vụ này. Vì vậy, tính chất tổ chức sự kiện chỉ là tự phát trừ một số trường hợp các sự kiện lớn có tầm cỡ quốc gia là những sự kiện được chuẩn bị chu đáo. Do sự tự chuẩn bị, nên các hoạt động của sự kiện đều do mọi người trong tổ chức đảm nhiệm, nên tính chuyên nghiệp không cao và sự thành công đã giảm rất nhiều, và sức sáng tạo cũng không được hoàn thiện, sau khi kết thúc sự kiện thì coi như là sự kiện đã xong, mọi người giải tán mà không có một sự điều tra về phản ứng của tham dự, vì vậy không biết chính xác được sự kiện tổ chức ra có thành công không, có hiệu quả không, có lãng phí so với kinh tế không. Và trong lúc kinh tế đang còn gặp nhiều khó khăn thì việc tổ chức một sự kiện có dự trù ngân sách lớn là việc rất khó thực hiện được. Nhưng mấy năm trở lại đây, nhịp sống kinh tế đã có nhiều thay đổi, các dịch vụ phát triển nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nâng cao hình ảnh cho các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức kinh doanh trong thời kỳ cạnh tranh như hiện nay thì việc thiết lập các mối quan hệ với người tiêu dùng và công chúng rất quan trọng. Các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ đã ý thức các công cụ truyền thông với doanh nghiệp. Tổ chức sự kiện chỉ là một ngành dịch vụ mới mẻ nhưng thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp lớn tham gia hoạt động trong ngành dịch vụ này, ngoài các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài, hệ thống các doanh nghiệp tư nhân, các công ty nhà nước thậm chí cơ quan quản lý bắt đầu quan tâm đến tổ chức sự kiện là một ngành lợi nhuận cao. Cầu của thị trường tổ chức sự kiện tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú, việc tổ chức sự kiện đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thậm chí cả một quốc gia. Cùng với các công cụ khác của xúc tiến hỗn hợp, tổ chức sự kiện cũng nhằm mục đích cụ thể nào đó của chủ thể sự kiện, từ đó phát sinh nhu cầu tổ chức một hoặc một vài sự kiện. Sự kiện là nơi không chỉ diễn ra các công việc đàm phán, kinh doanh mà còn là nơi thể hiện nét đẹp văn hoá của đơn vị tổ chức sự kiện với đông đảo khách mời và công chúng, vì vậy mỗi sự kiện xảy ra được dự tính xảy ra là nhu cầu về tổ chức sự kiện xảy ra. Ở Việt Nam hàng năm có hàng ngàn sự kiện lớn nhỏ diễn ra theo mùa, theo tập tục văn hoá, theo thời gian, theo không gian từng vùng miền. Nghiên cứu nhu cầu tổ chức sự kiện Việt Nam để chọn thời điểm tổ chức sự kiện cho tốt nhất, gây chú ý nhất đồng thời tránh được sự trùng lặp sự kiện và thể hiện sự sáng tạo trong tổ chức, làm cho sự kiện nổi bật sáng tạo thu hút được sự quan tâm chú ý. Tuy nhiên nhìn chung, hoạt động cung ứng tổ chức sự kiện tại nước ta chưa sôi động, chất lượng dịch vụ còn thấp, chi phí cao và thiếu tính chuyên nghiệp. Cạnh tranh trong lĩnh vực này chưa gay gắt, các nhà kinh doanh nước ngoài chưa tham gia sâu vào thị trường này. Nhưng trong tương lai gần kinh tế xã hội phát triển, thu nhập của dân cư cao cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng trên nhiều lĩnh vực thì khả năng thanh toán của nhu cầu thị trường này là rất lớn, thu hút các nhà đầu tư và cạnh tranh trên thị trường này sẽ gay gắt, nó đòi hỏi những dịch vụ chất lượng cao của những công ty chuyên kinh doanh về tổ chức sự kiện. Tìm hiểu về thị trường tổ chức sự kiện là việc làm rất khó khăn vì chưa có một cuộc điều tra về thị trường tổ chức sự kiện chính thức, dù nhận thức rất rõ tầm ảnh hưởng của tổ chức sự kiện tới đời sống của các tổ chức, cá nhân vì vậy sự nhìn nhận về thị trường tổ chức sự kiện chỉ là khách quan, tổng thể mà thôi. 1.2.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện của công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long: Được thành lập vào ngày 20 tháng 01 năm 2009, tính đến nay công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long mới hoạt động được hơn 1 năm. Là một công ty còn non trẻ, VietLong promotion đang cố gắng rất nhiều để tổ chức các sự kiện chuyên nghiệp được khách hàng đánh giá cao. Hơn 1 năm qua, VietLong promotion đã tổ chức được 2 sự kiện lớn mang tầm cỡ quốc gia, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp đến từ 63 tỉnh thành cả nước và các Bộ, ban ngành liên quan. 1.2.2.1. Các sự kiện VietLong promotion tổ chức: 1.2.2.1.1. Lễ hội Doanh nhân Việt Nam với Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội, 1000 năm xây dựng và phát triển bền vững: “Doanh nhân Việt Nam với Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội, 1000 năm xây dựng và phát triển bền vững” là Chương trình lớn nhất và duy nhất dành cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Chương trình đã diễn ra từ ngày 3/3/2010 – 5/3/2010 do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và Công ty Cổ phần Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Việt Long (VietLong Promotion) triển khai thực hiện. 1.2.2.1.2. Chương trình Xuất khẩu xuất sắc năm 2009 (Trading Excellence Award 2009): Chương trình Lễ trao biểu tượng “Doanh nghiệp Xuất khẩu xuất sắc 2009” do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Hải quan… và Công ty Cổ phần Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Việt Long tổ chức. Chương trình nhằm tôn vinh các Doanh nghiệp đã đóng góp tích cực vào kim ngạch Xuất khẩu của cả nước năm 2009. Chương trình Lễ trao Biểu tượng “Doanh nghiệp Xuất khẩu xuất sắc 2009” nhằm biểu dương và động viên các doanh nghiệp có nhiều nỗ lực trong xuất khẩu và phát triển thị trường gắn với việc không ngừng nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời đánh giá công khai minh bạch và tôn vinh những doanh nghiệp đạt được thành công trong lĩnh vực xuất khẩu dựa trên chất lượng sản phẩm, sự đầu tư cho nghiên cứu và triển khai để đạt được tăng trưởng trong xuất khẩu. 1.2.2.2. Kết quả kinh doanh: VietLong promotion được thành lập ngày 20/01/2009, hoạt động đến nay mới chỉ được hơn 1 năm. Nên thực tế chỉ có thể xem xét tình hình tài chính của công ty trong năm 2009, khó có thể đưa ra được đánh giá xu hướng phát triển của công ty. Nguồn doanh thu đều đặn của công ty dựa vào hoạt động du lịch. Tuy nhiên bài viết này sẽ tập trung phân tích các chỉ tiêu tài chính do hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện mang lại. Năm 2009 nguồn thu chính của VietLong promotion là do sự kiện “Lễ hội doanh nhân Việt Nam với Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội, 1000 năm xây dựng và phát triển bền vững”. Bảng 1.2: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 của công ty VietLong promotion (đơn vị: đồng) Chỉ tiêu tài chính Số tiền 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 30.514.256.253 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 30.514.256.253 4. Giá vốn hàng bán 9.366.554.885 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 21.147.701.368 6. Doanh thu hoạt động tài chính 0 7. Chi phí tài chính 0 8. Chi phí bán hàng 10.569.458.148 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.546.235.145 10. Chi phí khác 6.589.455.485 11. Thu nhập khác 0 12. Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp 442.552.590 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 14. Tổng lợi nhuận sau thuế 442.552.590 Hiệu suất sử dụng chi phí: Hiệu suất sử dụng chi phí = Doanh thu thuần Tổng chi phí Hiệu suất sử dụng chi phí năm 2009 = 30.514.256.253 : 20.705.148.778 = 1,473752088 Cứ 1 đồng chi phí đem lại 1, 474 đồng doanh thu Năm 2009 là năm công ty được thành lập và mới đi vào hoạt động, nhìn chung, công ty đã có bước khởi đầu khá tốt đẹp với một số hợp đồng lớn. Trong tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu của mảng tổ chức sự kiện là: 19.967.526.803 chiếm tới 65,44% tổng doanh thu. Trong khi, mảng du lịch đạt doanh thu là 10.546.729.450 chỉ chiếm 34.56% tổng doanh thu. Mảng tổ chức sự kiện là mảng hoạt động chính và đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Vì vậy trong các năm tới, công ty có tiếp tục mở rộng và nâng cao mảng này. Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận sau thuế so với lợi nhuận gộp là khá thấp. Nguyên nhân của điều này là do các loại chi phí của công ty khá cao, nhất là chi phí bán hàng và các loại chi phí khác. Nếu trong những năm tiếp theo, tốc độ tăng của chi phí bán hàng cao hơn tốc độ tăng doan thu thuần nhưng tốc độ tăng của chi phí quản lý lại thấp so với tốc độ tăng doanh thu thuần thì rất không tốt. Công ty nên có biện pháp để quản lý chi phí, nhất là chi phí bán hàng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT LONG VietLong promotion được thành lập trong xu hướng ngành tổ chức sự kiện đang trên đà phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên sự phát triển rầm rộ và mạnh mẽ của quy mô cũng như số lượng các công ty kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện dường như không tương đồng với tính chuyên nghiệp của dịch vụ. Xét trên phương diện chung, tổ chức sự kiện ở Việt Nam vẫn còn yếu và chưa đồng bộ, chuyên nghiệp hóa. Và VietLong promotion cũng chỉ như đứa trẻ chập chững tự lần mò cho mình những bước đi đầu tiên. Bài viết sẽ nghiên cứu quy trình tổ chức sự kiện của VietLong promotion, và đánh giá xem công ty đã làm được và chưa làm được những gì? 2.1. Quy trình tổ chức sự kiện: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình tổ chức sự kiện: Đánh giá Tổ chức Lên kế hoạch, Tìm kiếm khách hàng Nghiên cứu thị trường, hình thành ý tưởng 2.1.1. Nghiên cứu thị trường, hình thành ý tưởng: Xu hướng tổ chức sự kiện hiện nay của các doanh nghiệp thường có hai hình thức. Thứ nhất công ty kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện sẽ tìm kiếm khách hàng có nhu cầu tổ chức sự kiện và làm theo những mong muốn của khách hàng thông qua tính chất và nội dung của sự kiện như hội thảo, hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm… Thứ hai là công ty kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện sẽ đứng ra tổ chức các sự kiện và mời các đối tác, khách hàng tham gia sự kiện do công ty mình tổ chức với danh nghĩa thường là nhà tài trợ. Tùy vào ý muốn của mỗi công ty mà sẽ lựa chọn cho mình hình thức kinh doanh nào, và VietLong promotion mặc dù lựa chọn cả hai hình thức trên để kinh doanh nhưng lại chú trọng phát triển hình thức thứ hai. Lựa chọn
Tài liệu liên quan