Đề tài Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật

ỞViệt Nam, đã có nhiều đềtài nghiên cứu các khía cạnh trong quản lý chất nguy hại nhưvềnguồn gốc, khối lượng, phương pháp xửlý chất thải, nhưng chưa có nghiên cứu vềpháp luật quản lý chất nguy hại. Có rất ít đềtài cuảsinh viên pháp luật làm vềvấn đềpháp luật chất nguy hại. Có một luận văn tốt nghiệp đại học «Pháp luật trong Quản lý Chất thải Nguy hại ởViệt Nam » cuả đại học Luật Hà Nội

pdf95 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CNSH – MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT NGUYỄN THỊ XUÂN NGUYỄN THỊ THÙY TRANG Biên Hòa, 12/2009 Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn và từ các quý cơ quan. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Khoa Công nghệ sinh học và Môi trường đã tạo điều kiện để chúng em được nhận đề tài và đã trang bị cho chúng em những kiến thức cơ bản để áp dụng vào trong quá trình thực hiện. Chúng em xin chân thành cảm ơn Sở Công thương Đồng Nai, Chi cục bảo vệ môi trường Đồng Nai đã giúp đỡ chúng em trong quá trình tìm hiểu các thông tin trong thực tế. Chúng em cảm ơn sự hỗ trợ và góp ý cuả Công ty TNHH SmartEsol, Công ty TNHH. COFRAVIE đã đăng tải Website « Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật » của đề tài lên internet để giới thiệu tới công chúng. Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Trần Minh Hải, cô Nguyễn Thị Mai Liên đã tận tình hướng dẫn để chúng em hoàn thành nghiên cứu này. Chúng em xin gửi tới quý thầy cô và quý cơ quan lời chúc tốt đẹp nhất. Chân thành cảm ơn ! 1 LỜI NÓI ĐẦU Công tác quản lý chất nguy hại là vấn đề thời sự khi các tai nạn liên quan đến chất nguy hại thường xuyên xảy ra, gây hậu quả lớn hơn hẳn so với các vấn đề ô nhiễm môi trường. Hầu hết các hoạt động sản xuất đều liên quan đến chất nguy hại. Vấn đề càng trở nên bức thiết, khi thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật về chất nguy hại từ khâu sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển tới thu gom, xử lý. Đề tài “Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật” cung cấp thông tin chuyên sâu về pháp luật phục vụ nhà quản lý, doanh nghiệp và người sử dụng liên quan đến chất nguy hại. Việt Nam chưa có hệ thống thông tin về pháp luật quản lý chất nguy hại. Các website chuyên ngành về pháp luật và môi trường bằng tiếng Việt không nhiều, chất lượng thông tin khoa học không cao. Hiện, nước ta có 3 website về chất thải nguy hại và tất cả đều chưa có hướng dẫn pháp luật mà chỉ dừng ở mức, cung cấp văn bản pháp quy liên quan đến chất thải nguy hại. Trong hoàn cảnh đó, sản phẩm cuả đề tài là website cung cấp thông tin và tư vấn miễn phí cho mọi người, càng có giá trị góp phần xây dựng nội dung số tiếng Việt phong phú, chuyên sâu trên mạng internet cho Việt Nam. 2 MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ..................................................................Error! Bookmark not defined. LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................. 1 MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ 5 DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ 5 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO.............................................................. 6 Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................................7 1.1 TÊN ĐỀ TÀI...........................................................................................................7 1.2 MỤC TIÊU ............................................................................................................7 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................7 1.4 NỘI DUNG ............................................................................................................7 1.5 Ý NGHIÃ MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ, XÃ HỘI ..................................................7 1.6 ỨNG DỤNG ...........................................................................................................8 Chương 2 TỔNG QUAN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI ...................................................................................9 2.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI Ở VIỆT NAM ................................9 2.1.1 Nghiên cứu về pháp luật trong quản lý chất nguy hại.................................9 2.1.2 Hiện trạng quản lý chất nguy hại.................................................................9 2.1.3 Bất cập về nhân lực....................................................................................10 2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀO QUẢN LÝ ..............................11 2.2.1 Đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố ...............................................11 2.2.2 Ý thức thực hiện pháp luật quản lý chất nguy hại cuả nhân dân còn kém ............................................................................................................11 2.2.3 Hiểu văn bản luật không thống nhất..........................................................12 2.2.4 Thời gian xử phạt chậm trễ........................................................................13 2.2.5 Thực hiện không triệt để............................................................................13 2.2.6 Tình hình áp dụng pháp luật quản lý chất nguy hại ở Đồng Nai...............14 2.3 ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI.........14 2.3.1 Phân công, phân cấp trách nhiệm bất cập..................................................14 2.3.2 Có những kẽ hở trong các văn bản pháp quy ............................................15 2.3.3 Quy định rời rạc, thiếu cụ thể ....................................................................15 2.3.4 Các văn bản kém ổn định...........................................................................15 2.3.5 Nhận xét chung ..........................................................................................15 2.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI TRÊN THẾ GIỚI ..................16 Chương 3 ĐÁNH GIÁ WEBSITE VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI .............................................................................................18 3 3.1 CÁC WEBSITE CUẢ VIỆT NAM ......................................................................18 3.1.1 Website về môi trường ..............................................................................18 3.1.2 Website về chất nguy hại...........................................................................19 3.1.3 Website về pháp luật..................................................................................21 3.1.4 Pháp luật môi trường .................................................................................25 3.1.5 Pháp luật chất nguy hại..............................................................................26 3.1.6 Nhận xét chung ..........................................................................................27 3.2 CÁC WEBSITE CUẢ CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN ................................................27 3.2.1 Trang web Quản lý Hoá chất của Cộng đồng châu Âu .............................27 3.2.2 Các trang web cuả Mỹ ...............................................................................28 3.2.3 Trang web cuả Viện Kỹ thuật và Đánh giá của Nhật Bản.........................29 3.2.4 Trang web Quản lý Hóa chất của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản........................................................................................29 3.3 KẾT LUẬN...........................................................................................................29 Chương 4 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT ......................................................................................................31 4.1 PHẠM VI..............................................................................................................31 4.1.1 Chất nguy hại.............................................................................................31 4.1.2 Đối tượng áp dụng .....................................................................................31 4.2 THỐNG KÊ VĂN BẢN PHÁP QUY ..................................................................31 4.2.1 Cơ sở phương pháp....................................................................................32 4.2.2 Thống kê ....................................................................................................32 4.2.3 Phân loại ...................................................................................................34 4.2.4 Văn bản pháp quy cuả Đồng Nai...............................................................36 4.3 HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI..........................37 4.3.1 Phân cấp quản lý........................................................................................37 4.3.2 Khai báo.....................................................................................................39 4.3.3 Thông tin....................................................................................................40 4.3.4 Phiếu an toàn hóa chất ...............................................................................41 4.3.5 Cấp phép ....................................................................................................42 4.3.6 Thanh tra....................................................................................................43 4.3.7 Xử phạt vi phạm ........................................................................................43 4.4 HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG CHẤT NGUY HẠI....................................44 4.4.1 Nhận biết....................................................................................................44 4.4.2 Phân loại ....................................................................................................45 4.4.3 Ghi nhãn.....................................................................................................50 4.4.4 Đóng gói ....................................................................................................51 4.4.5 Lưu trữ .......................................................................................................51 4.4.6 Vận chuyển ................................................................................................52 4 4.4.7 Sản xuất......................................................................................................53 4.4.8 Quảng cáo ................................................................................................533 4.4.9 Kinh doanh...............................................................................................544 4.4.10 Sử dụng......................................................................................................55 4.4.11 Xuất nhập khẩu........................................................................................555 4.4.12 Thải bỏ ....................................................................................................566 4.4.13 Thu gom...................................................................................................577 4.4.14 Xử lý, tiêu huỷ ...........................................................................................57 4.4.15 Kết luận....................................................................................................588 Chương 5 SẢN PHẨM WEBSITE HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT ...................................................................599 5.1 ĐIẠ CHỈ TRUY CẬP.........................................................................................599 5.2 NỘI DUNG...........................................................................................................59 5.3 CẬP NHẬT THÔNG TIN ..................................................................................611 5.4 THỐNG KÊ VỀ WEBSITE................................................................................611 Chương 6 KIẾN NGHỊ VỀ VĂN BẢN PHÁP QUY QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI ...........................................................................................622 6.1 SƯẢ ĐỔI ............................................................................................................622 6.2 BỔ SUNG ...........................................................................................................622 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 633 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 655 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 67 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Thống kê các website Việt Nam trong lĩnh vực môi trường và chất nguy hại, tháng 11 năm 2009...................................................................... 18 Bảng 4.1 Thống kê văn bản pháp quy quản lý chất nguy hại tại Việt Nam, tháng 11 năm 2009 ...................................................................................... 33 Bảng 4.2 Thống kê tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật viện dẫn trong văn bản pháp quy quản lý chất nguy hại tại Việt Nam, tháng 11 năm 2009 ....... 34 Bảng 4.3 Thống kê văn bản pháp quy, quy chuẩn, tiêu chuẩn viện dẫn phân loại theo hoạt động chất nguy hại, tháng 11/2009................................... 36 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 5.1 Trang chủ website Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật... 59 6 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO CNH Chất nguy hại CSMT Cảnh sát môi trường CTNH Chất thải nguy hại ĐN Đồng Nai KCN Khu công nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNMT Tài nguyên Môi trường TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VN Việt Nam 7 Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 TÊN ĐỀ TÀI HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT 1.2 MỤC TIÊU Đề tài nhằm hai mục tiêu chính • Hướng dẫn pháp luật các hoạt động CNH • Đề xuất nhu cầu chỉnh lý, bổ sung về luật pháp 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu áp dụng các phương pháp sau: • Phương pháp tổng hợp tài liệu • Phương pháp phân tích, đối chiếu văn bản pháp quy • Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: thiết kế web bằng phần mềm Dreamwever 2004 và xử lý thông tin bằng phần mềm MS Excel 2003, MS Word 2003. 1.4 NỘI DUNG Nội dung đề tài gồm • Thống kê văn bản pháp quy về quản lý chất nguy hại. • Tổng quan về áp dụng pháp luật trong quản lý chất nguy hại. • Tổng quan về các website môi trường, chất nguy hại, pháp luật. • Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật. • Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất nguy hại theo pháp luật. • Đánh giá văn bản pháp quy. • Đề xuất nhu cầu sửa đối, bổ sung các văn bản pháp quy. 1.5 Ý NGHĨA MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ, XÃ HỘI Đây là đề tài đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về pháp luật trong quản lý chất nguy hại, phục vụ người sử dụng chất nguy hại. Đề tài có ý nghĩa xã hội lớn, tính khả thi cao, tạo sản phẩm ngay khi thực hiện. 8 • Cung cấp thông tin chuyên sâu về pháp luật quản lý chất nguy hại, mang lại kiến thức cho người dân, doanh nghiệp, nhà quản lý hoá chất và môi trường. • Giảm chi phí cho người sử dụng thông qua cung cấp thông tin miễn phí. • Góp phần xây dựng nội dung số Tiếng Việt phong phú, chuyên sâu và có ích cho người Việt Nam. • Giảm khối lượng giấy mực, thời gian tìm kiếm khi đưa thông tin bằng tài liệu điện tử. • Mang lại lợi nhuận cho tác giả thông qua quảng cáo. 1.6 ỨNG DỤNG Công ty TNHH. Smart Esol • Cung cấp văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ thực hiện đề tài. • Đề xuất nhu cầu hướng dẫn thực hiện hoạt động hoá chất theo pháp luật. • Úng dụng kết quả nghiên cứu cuả đề tài để xây dựng trang kiến thức môi trường. Công ty TNHH. COFRAVIE • Chạy thử nghiệm website Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật. 9 Chương 2 TỔNG QUAN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI 2.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI Ở VIỆT NAM 2.1.1 Nghiên cứu về pháp luật trong quản lý chất nguy hại Ở Việt Nam, đã có nhiều đề tài nghiên cứu các khía cạnh trong quản lý chất nguy hại như về nguồn gốc, khối lượng, phương pháp xử lý chất thải,… nhưng chưa có nghiên cứu về pháp luật quản lý chất nguy hại. Có rất ít đề tài cuả sinh viên pháp luật làm về vấn đề pháp luật chất nguy hại. Có một luận văn tốt nghiệp đại học «Pháp luật trong Quản lý Chất thải Nguy hại ở Việt Nam » cuả đại học Luật Hà Nội. 2.1.2 Hiện trạng quản lý chất nguy hại 2.1.2.1 Kết quả đã đạt được Công tác quản lý chất nguy hại (CNH) ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu sau: • Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất nguy hại. Nhà nước ra văn bản pháp quy cao nhất về quản lý chất nguy hại là Luật Hoá chất số 06/2007/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/07/2008. Văn bản pháp quy đầu tiên về quản lý chất nguy hại là quyết định về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 16/07/1999. Đến tháng 12/2009, Việt Nam đã có 124 văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất nguy hại. • Có phối hợp giữa các cơ quan Các bộ, ngành, địa phương phối hợp kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật quản lý chất nguy hại ở các cơ sở, tham gia thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm. 2.1.2.2 Những hạn chế Quản lý chất nguy hại ở Việt Nam bộc lộ không ít hạn chế. • Chưa có hệ thống thông tin quản lý chất nguy hại Ở Việt Nam chưa có hệ thống thông tin quản lý chất nguy hại, chưa có hướng dẫn thực hiện theo pháp luật đối với các hoạt động liên quan đến chất nguy haị. Bộ Tài 10 nguyên và Môi trường có trang web Hệ thống quản lý chất thải nguy hại nhưng còn đang thử nghiệm và chưa hoàn chỉnh. • Không kiểm soát hết các hành vi vi phạm Vi phạm pháp luật về quản lý chất nguy hại là rất nhiều, số lượng vụ việc được phát hiện, khởi tố điều tra rất hạn chế. Xử phạt không đủ răn đe, các doanh nghiệp nhận thấy dễ dàng nộp phạt vi phạm và chấp nhận vòng luẩn quẩn kiểm tra - vi phạm - phạt - nộp phạt - tái phạm. Tình trạng doanh nghiệp lừa dối, dấu chất nguy hại trong hàng hoá xuất nhập khẩu không khai báo rất phổ biến. Trong 4 năm nước ta đã nhập khẩu hơn 36.000 tấn rác thải công nghiệp độc hại. Chỉ tính riêng từ năm 2003 đến tháng 2/2006, đã có hơn 2000 container có trọng lượng hơn 36.000 tấn nhập khẩu vào các cảng biển, cửa khẩu, và hàng ngàn tấn phế thải nguy hại trá hình dưới hình thức phế liệu để tái chế như nhựa, sắt thiết bị công nghệ cũ lạc hậu [2]. • Quy hoạch vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ chất nguy hại chưa theo đúng quy định của pháp luật và chưa đúng với công nghệ xử lý chất nguy hại. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM.) có khoảng 30.000 xí nghiệp đang hoạt động có sử dụng hóa chất, hợp chất có những đặc tính nguy hiểm đối với môi trường, nhưng mới có khoảng 600 xí nghiệp có đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với cơ quan chức năng ở địa phương để được quản lý, xử lý nguồn chất thải nguy hại theo đúng quy định. Như vậy, chỉ có 2% xí nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật [4]. Qua khảo sát tình hình quản lý môi trường các khu công nghiệp (KCN) trên 70% trong 192 KCN trong cả nước chưa có hệ thống xử lý chất thải [3]. Hầu hết các KCN không thực hiện quy hoạch khu xử lý chất thải rắn, chưa thiết lập hệ thống thu gom, phân loại, lưu trữ vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại... [1]. 2.1.3 Bất cập về nhân lực Nguồn nhân lực quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng. Trình độ chuyên môn cuả người thi hành pháp luật không phù hợp. Đội ngũ thi hành 11 pháp luật có trình độ chuyên môn t
Tài liệu liên quan