Đề tài Khoáng sản vùng Trung du miền núi phía Bắc

Khoáng sản là nguồn nguyên nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ, tuyệt đại bộ phận nằm trong lòng đất. Quá trình hình thành có liên quan mật thiết tới quá trình lịch sử phát triển của vỏ trái đất trong thời gian dài hay hàng nghìn năm, có khi là triệu năm. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, từ giai đoạn mông muội ban đầu đến giai đoạn văn minh hiện đại. Thì sự hiểu biết, sử dụng khoáng sản của con người ngày càng nhiều và đa dạng hơn.

doc10 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khoáng sản vùng Trung du miền núi phía Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoáng sản vùng Trung du miền núi phía Bắc Khoáng sản là nguồn nguyên nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ, tuyệt đại bộ phận nằm trong lòng đất. Quá trình hình thành có liên quan mật thiết tới quá trình lịch sử phát triển của vỏ trái đất trong thời gian dài hay hàng nghìn năm, có khi là triệu năm. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, từ giai đoạn mông muội ban đầu đến giai đoạn văn minh hiện đại. Thì sự hiểu biết, sử dụng khoáng sản của con người ngày càng nhiều và đa dạng hơn. I. KHÁI NIỆM 1. Một số khái niệm a. Khoáng sản Khoáng sản là các thành tạo hoá lý tự nhiên được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy ra từ chính kim loại hoặc khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp. Khoáng sản có thể tồn tại ở các trạng thái: lỏng (dầu, nước khoáng); rắn (quặng, đá); khí (khí đốt). b. Quặng: Là tập hợp các khoáng sản trong đó hàm lượng các thành phần có ích (kim loại, hợp chất của kim loại) đạt yêu cầu công nghiệp có thể khai thác sử dụng cho hiệu quả kinh tế. c. Mỏ: Là một bộ phận của vỏ trái đất nơi tập trung tự nhiên các khoáng sản do kết quả của một quá trình địa chất nhất định tạo nên. 2. Phân loại khoáng sản a. Khoáng sản kim loại. - Kim loại đen: là những khoáng sản chứa chất sắt (sắt, măng gan, ti tan) . - Kim loại màu: đồng, vàng, thiếc, chì, kẽm. b. Phi kim loại - Apatit, phophorit, pirit. c. Khoáng sản vật liệu xây dựng: - Đá vôi, đất xét, cao lanh, cát trắng. d. Khoáng sản năng lượng. - Than: + Than đá + Than nâu + Than bùn + Than mỡ. II. VAI TRÒ Cuộc sông văn minh của nhân loại trên trái đất liên quan trực tiếp với khả năng và phương thức khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên khoáng sản là loại quan trọng nhất. Sự phát triển của kinh tế-xã hội nói chung đã làm tăng nhu cầu sử dụng khoáng sản. Vì thế, có thể nói khoáng sản có vài trò và tác động rất lớn đến phát triển kinh tế và đời sống con người ở mỗi quốc gia - trong đó có Việt Nam. 1. Vai trò của khoáng sản đối với kinh tế -Khoáng sản là nguồn nguyên nhiên liệu chính và quan trọng cho các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ (đặc biệt là cho công nghiệp nặng như: luyện kim, khai khoáng,…). -Khoáng sản là một nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao: than, sắt, apatit. -Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú nên việc sản xuất các mặt hàng công nghiệp sẽ hạ giá thành sản phẩm do không phải nhập nguyên liệu. -Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. -Phát triển kinh tế vùng. 2. Vai trò của khoáng sản đối với xã hội - Khoáng sản góp phần phân công lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Cải thiện đời sống cho dân cư. - Giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa miền ngược và miền xuôi. Tạo ra sự bình đẳng về kinh tế giữa các tộc người Việt Nam. III. HIỆN TRẠNG KHOÁNG SẢN VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC Trung du miền núi phía Bắc là vùng có cấu trúc địa tầng phức tạp và được đánh giá là có tiềm năng về khoáng sản lớn nhất cả nước với nhiều loại khoáng sản khác nhau: than, sắt, Apatit, thiếc, đồng, chì, vàng, kẽm, đá vôi, cao lanh, sét… Trong đó than, sắt, thiếc, Apatit là những loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao không chỉ với bản thân vùng mà còn so với cả nước. 1. Các loại khoáng sản chính a. Than. Trữ lượng toàn Việt Nam được xác định là từ 3 - 3,5 tỉ tấn (trong đó trữ lượng của trung du miền núi phía Bắc chiếm hơn 90% trữ lượng cả nước). Vùng than lớn nhất cả nước là Quảng Ninh, phân bố ở đây chủ yếu là than Antraxit của than Antraxit là 8200 - 8600 kcal/kg - cao nhất trong các loại than) do đó giá trị sử dụng và xuất khẩu rất cao. Ngoài ra còn có than mỡ ở Thái Nguyên (Núi Hồng) - trữ lượng 2500 triệu tấn, Lạng Sơn - than nâu. Sản lượng khai thác than cả nước là hơn 10 triệu trong đó lượng than xuất khẩu đạt hơn 3 triệu tấn (1998).     b. Sắt: Tính chung cả Việt Nam có 240 mở và điểm quặng sắt. Hai mỏ lớn nhất là Thạch Khê (Hà Tĩnh). Trữ lượng 544 triệu tấn là mở cấp lớn theo sự phân chia của thế giới. Quỹ xạ (Lào Cai) trữ lượng 118,75 triệu tấn chất lượng tốt (Fe = 54 - 55%). (tr 41-TNKS). Mõ Quỹ xạ trong vùng còn có một số mỏ sắt có trữ lượng nhỏ khác như: Trại Cau (Thái Nguyên), Tòng Bá (Hà Giang), Hà Quảng (Cao bằng). Từ 1979 nước ta tiến hành khai thác các mỏ sắt ở Thái Nguyên, sản lượng ngày một gia tăng: 1980 khai thác được 60.000 triệu tấn. 1989 khai thác được 75.000 tấn. 1995 khai thác được 150.000 - 175.000 tấn. c. Đồng: Trữ lượng đồng cả nước ước tính khoảng 600.000 tấn, tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bắc bộ như Sinh Quyền (55.000 tấn); Lào Cai - Bản Phúc (40.000 tấn); (tr. 57 - TNKS). Hiện nay với kỹ thuật khai thác thủ công lạc hậu sản lượng đồng khai thác chỉ đạt 2 tấn/năm. d. Apatit. Trữ lượng Apatit tính trên cả nước là hơn 1 tỉ tấn . Trong đó riêng tại bề Apatit Cam Đường - Lào Cai trữ lượng là 811 tr tấn (tr.79-TNKS). Ngoài ra quặng Apatit - Photphorit còn có nhiều ở Lạng Sơn. Sản lượng khai thác hàng năm của cả nước là 1,5 triệu tấn. e. Thiếc: Trữ lượng thiếc toàn thế giới ước tính khoảng 7,1 triệu tán (tr55. TNKS) Ở Việt Nam, thếc được khai thác từ thời Pháp thuộc. Một số mỏ thiếc lớn và trung bình Việt Nam như Quỳ Hợp (Nghệ An) Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Một số mỏ có sa khoáng như Tĩnh Túc (Cao bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang). f. Đất hiếm: Là loại khoáng sản có giá trị trong công nghiệp sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cao: Nam châm từ trường cao kỹ thuật nguyên tử. Việt Nam là nước có trữ lượng đất hiếm lớn của thế giới. Mỏ đất hiếm ở Lào Cai có trữ lượng lớn khoảng 10 triệu tấn. Ngoài những loại khoáng sản đã nêu ở trên trong vùng còn có nhiều loại khoáng sản có giá trị khác như: Mỏ Vàng Pác Lạng, Bắc Thái (137 tấn) (tr.67-TNKS). Mỏ Thuỷ ngân - Thần sa (Thái Nguyên) 258,48 tấn. Mỏ Pb - Zn chợ Điền (Bắc Kạn) là mỏ cỡ vừa của thế giới (495,4 tấn). Đá vôi: Hoà Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng. III. HẠN CHẾ - PHƯƠNG HƯỚNG 1. Hạn chế Bên cạnh những thuận lợi, việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở khu vực trung du miền núi phía Bắc cũng còn gặp rất nhiều khó khăn cả về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội. 1.1. Điều kiện tự nhiên Tuy là vùng tập trung nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta, nhưng khoáng sản ở đây phân bố không đều. Tập trung nhiều hơn ở vùng Đông Bắc. Như: Quảng Ninh là nơi tập trung than với trữ lượng lớn và đa dạng nhất nước ta. Hơn nữa, các mỏ khoáng sản ở đây đa số là có qui mô nhỏ và trug bình, lại nằm rải rác nên rất khó khăn cho việc khai thác và vận chuyển. Không những thế, một số mỏ còn nằm sâu trong lòng đất, đá, đòi hỏi phải có công nghệ cao và trang thiết bị hiện đại mới khai thác được. Trung du miền núi phía Bắc còn là vùng có địa hình khá phức tạp với rất nhiều đồi núi. Điều này gây khó khăn cho vệc phát triển mạng lưới giao thông, từ đó dẫn đến việc vận chuyển khoáng sản về nơi chế biến, cũng như việc vận chuyển trang thiết bị đến nơi khai thác gặp nhiều khó khăn. Khoáng sản lại không phải là nguồn tài nguyên vô tận, trong khi đó, với tình trạng khai thác hiện nay, khoáng sản đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt. Bên cạnh những khó khăn trên, sự bất ổn định của khí hậu cũng là trở ngại cho vấn đề kinh tế khoáng sản của vùng. 1.2. Kinh tế - xã hội Chính sách đầu tư vốn của nhà nước cho bảo vệ và khai thác khoáng sản trong vùng còn hạn chế, đồng thời việc thu hút vốn của nước ngoài cũng còn nhiều khó khăn do hệ thống luật đầu tư của Việt Nam. Do đó gây thiếu vốn cho mua sắm trang thiết bị khai thác và công việc vận chuyển. Mạng lưới giao thông - vận tải chưa phát triển cũng là trở ngại lớn trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các tài nguyên khoáng sản. Mặt khác, trình độ phát triển kinh tế trong vùng không đều. Một số tỉnh có những tài nguyên nhưng kinh tế vẫn kém phát triển, vì vậy tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác một cách hợp lí và có hiệu quả. Tuy là vùng có trữ lượng khoáng sản lớn của cả nước nhưng do khoa học kỹ thuật chưa phát triển mạnh nên vùng mới chỉ khai thác được một số loạ khoáng sản trên địa hình ít phức tạp. Các loại khoáng sản nằm sâu trong lòng đất, đòi hỏi khoa học kỹ thuật và trình độ cao thì vùng mới chỉ khai thác với số lượng nhỏ. Cũng do khoa học kỹ thuật chưa phát triển mạnh nên trong quá trình khai thác gây hiện tượng lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản. Ngoài ra, trình độ dân trí thấp cũng có ảnh hưởng lớn đến bảo vệ và khai thác khoáng sản của vùng. Dân cư của một số tình trong vùng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế. Điều đó gây khó khăn cho nhà nước trong việc quản lý tài nguyên khoáng sản. Vì một số dân tộc có cuộc sống du canh du cư, họ thường thay đổi nơi sinh sống mà đi đến đâu cũng khai thác tài nguyên bừa bãi, gây thiệt hại nhiều cho tài nguyên khoáng sản của vùng. Không những thế, do nhận thức chưa đúng đắn và cuộc sống còn nghèo họ còn khai thác khoáng sản đem bán lậu ra nước ngoài qua biên giới. Trình độ dân trí của vùng còn thấp, nhưng vùng lại thiếu nguồn lao động có trí thức và chuyên môn kỹ thuật. Do chính sách thu hút lao động chưa đạt hiệu quả cao. Do thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật nên việc áp dụng công nghệ hiện đại vào việc khai thác và bảo vệ khoáng sản còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung vấn đề khai thác và bảo về tài nguyên khoáng sản ở trung du miền núi phía Bắc còn gặp không ít khó khăn do điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội mang lại. 2. Phương hướng Trong những năm qua nguồn tài nguyên khoáng sản đã phần nào làm thay đổi, nâng cao đời sống của người dân trong vùng cũng như cả nước. Nhưng tài nguyên khoáng sản của nước ta hiện nay đặc biệt là khu vực Trung du miền núi phía Bắc đang đứng trước những khó khăn thử thách lớn cần có định hướng giải quyết. - Trong khi nguồn tài nguyên của vùng rất đa dạng, phong phú nhưng phần lớn lại phân bố nằm sâu trog đất. Muốn khai thác và đem lại hiệu quả cao đòi hỏ Đảng và Nhà nước phải tăng cường vốn đầu tư, công nghệ, trang thết bị tiên tiến để đáp ứng cho việc khai thác cũng như chế biến tại chỗ. - Bên cạnh đó giao thông vận tải trở thành mối quan tâm lớn. Hiện nay giao thông vận tải ở những vùng tập trung khoáng sản lớn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của việc vận chuyển khoáng sản từ nơi khai thác - chế biến. Trong tương lai chúng ta cần xây dựng các nhà máy chế biến tại chỗ nhằm giảm chi phí vận chuyển. Đầu từ nâng cấp xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ cho việc vận chuyển được thuận lợi. - Một trong những biện pháp giúp cho khoáng sản của vùng nói riêng cũng như cả nước nói chung đem lại hiệu quả cao hơn đó là việc thực hiện chính sách khuyến khích nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. + Ngoài ra chúng ta cũng có thể tiến hành hợp tác khai thác với những nước có công nghệ khoa học kỹ thuật cao. - Hiện nay nguồn tài nguyên của vùng cũng như cả nước đang đứng trước những khó khăn lớn đó là tình trạng khai thác tài nguyên một cách bừa bãi không theo quy hoạch. Một phần là do trình độ nhận thức của người dân chưa cao, thiếu lao động có trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật. Việc thăm dò, quy hoạch chưa thực sự được quan tâm vì thế cần chú ý đến việc nâng cao trình độ dân trí cho người dân trong vùng, thực hiện các chính sách di dân, đầu tư thu hút lực lượng lao động có trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật từ những vùng khác vào. + Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác khai thác, thăm dò tìm ra những nguốn khoáng sản với, quy hoạch tập trung diện tích khai thác. Có như vậy việc khai thác khoáng sản mới đạt hiệu quả. - Việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản là một vấn đề phức tạp, được giải quyết theo cá phương hướng địa chất, kỹ thuật mỏ công nghệ, kinh tế và tổ chức. - Phương hướng kỹ thuật mỏ bao gồm việc xây dựng và hoàn chỉnh công nghệ khai thác mỏ, đảm bảo việc tăng hiệu suất và chất lượng khoáng sản lấy ra từ lòng đất. MỤC LỤC I. KHÁI NIỆM 1 1. Một số khái niệm 1 2. Phân loại khoáng sản 1 II. VAI TRÒ 2 1. Vai trò của khoáng sản đối với kinh tế 2 2. Vai trò của khoáng sản đối với xã hội 2 III. HIỆN TRẠNG KHOÁNG SẢN VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC 3 1. Các loại khoáng sản chính 3 III. HẠN CHẾ - PHƯƠNG HƯỚNG 6 1. Hạn chế 6 1.1. Điều kiện tự nhiên 6 1.2. Kinh tế - xã hội 7 2. Phương hướng 8