Đề tài Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ

Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là phương pháp mà chính phủ, Ngân hàng Trung ương, hay chuyên gia tiền tệ dùng để quản lý cung tiền, hay kinh doanh trên thị trường ngoại hối. Học thuyết tiền tệ đưa ra cái nhìn sâu sắc về chính sách tiền tệ tối ưu được lập ra như thế nào. Phân Loại Chính Sách Tiền Tệ: Chính sách tiền tệ thường là chính sách mở rộng, hoặc là chính sách thắt chặt, một chính sách mở rộng làm gia tăng tổng cung tiền trong nền kinh tế, và một chính sách th ắt chặt làm giảm tổng cung tiền. Theo truyền thống chính sách mở rộng được dùng để chống nạn thất nghiệp trong tình trạng suy thoái bằng cách hạ thấp lãi suất, trong khi chính sách thắt chặt nhằm mục tiêu tăng lãi suất để chống lạm phát (hoặc làm nguội nền kinh tế quá nóng khác). Chính sách tiền tệ có thể được đối chiếu để phân biệt với chính sách tài khóa, chính sách tài khóa thì có liên quan tới vay mượn, chi tiêu của Chính phủ và thuế phải đóng. Chính sách tiền tệ dựa trên mối quan hệ giữa lãi suất trong một nền kinh tế, tại mức lãi su ất đó người ta có thể mượn được tiền, và tổng cung tiền. Chính sách tiền tệ sử dụng những công cụ đa dạng để kiểm soát một hay cả hai nhân tố đó để chi phối những tác động như sự phát triển của nền kinh tế, lạm phát, tỷ lệ trao đổi với các loại tiền tệ khác và nạn thất nghiệp. Tiền tệ ở nơi dưới mức phát hành độc quyền hoặc ở nơi có hệ thống được quy định phát hành tiền tệ thông qua Ngân hàng thì bị ràng buộc bởi Ngân hàng Trung ương, chuyên gia tiền tệ có khả năng để thay đổi cung tiền và do đó tác động tới lãi suất (để đạt được mục tiêu của chính sách). Căn nguyên của chính sách tiền tệ được bắt nguồn từ cuối thế kỷ 19, lúc đó nó được sử dụng để duy trì bản vị vàng.

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT TRONG NỀN KINH TẾ 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: 1.1.1 Khái Niệm Chính Sách Tiền Tệ: Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là phương pháp mà chính phủ, Ngân hàng Trung ương, hay chuyên gia tiền tệ dùng để quản lý cung tiền, hay kinh doanh trên thị trường ngoại hối. Học thuyết tiền tệ đưa ra cái nhìn sâu sắc về chính sách tiền tệ tối ưu được lập ra như thế nào. Phân Loại Chính Sách Tiền Tệ: Chính sách tiền tệ thường là chính sách mở rộng, hoặc là chính sách thắt chặt, một chính sách mở rộng làm gia tăng tổng cung tiền trong nền kinh tế, và một chính sách thắt chặt làm giảm tổng cung tiền. Theo truyền thống chính sách mở rộng được dùng để chống nạn thất nghiệp trong tình trạng suy thoái bằng cách hạ thấp lãi suất, trong khi chính sách thắt chặt nhằm mục tiêu tăng lãi suất để chống lạm phát (hoặc làm nguội nền kinh tế quá nóng khác). Chính sách tiền tệ có thể được đối chiếu để phân biệt với chính sách tài khóa, chính sách tài khóa thì có liên quan tới vay mượn, chi tiêu của Chính phủ và thuế phải đóng. Chính sách tiền tệ dựa trên mối quan hệ giữa lãi suất trong một nền kinh tế, tại mức lãi suất đó người ta có thể mượn được tiền, và tổng cung tiền. Chính sách tiền tệ sử dụng những công cụ đa dạng để kiểm soát một hay cả hai nhân tố đó để chi phối những tác động như sự phát triển của nền kinh tế, lạm phát, tỷ lệ trao đổi với các loại tiền tệ khác và nạn thất nghiệp. Tiền tệ ở nơi dưới mức phát hành độc quyền hoặc ở nơi có hệ thống được quy định phát hành tiền tệ thông qua Ngân hàng thì bị ràng buộc bởi Ngân hàng Trung ương, chuyên gia tiền tệ có khả năng để thay đổi cung tiền và do đó tác động tới lãi suất (để đạt được mục tiêu của chính sách). Căn nguyên của chính sách tiền tệ được bắt nguồn từ cuối thế kỷ 19, lúc đó nó được sử dụng để duy trì bản vị vàng. Một chính sách được ám chỉ là thắt chặt nếu nó làm giảm quy mô cung tiền hoặc gia tăng lãi suất. Một chính sách mở rộng làm gia tăng quy mô cung tiền, hoặc làm giảm lãi suất. Chính sách tiền tệ trong tương lai được coi là thích hợp nếu chuyên gia tiền tệ Trang 2 ở Trung ương quy định lãi suất dự định dùng nó để khuyến khích phát triển kinh tế, trung lập nếu dự định không dùng nó để khuyến khích phát triển kinh tế hay chống lạm phát, hoặc là chặt nếu dự định dùng nó để giảm lạm phát. 1.1.2 Các Công Cụ Của Chính Sách Tiền Tệ: Gồm có sáu công cụ sau: - Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng Thương mại. Khi cấp một khoản tín dụng cho Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng Thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. - Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng Thương mại. - Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng Thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng Thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. - Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là một công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. - Công cụ hạn mức tín dụng: là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. - Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ Trang 3 của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. Phương Thức Tác Động Của Các Công Cụ: - Thay đổi lãi suất chiết khấu: Chính sách tiền tệ có thể được thực hiện đầy đủ bằng cách thay đổi quy mô cơ sở tiền tệ. Nó trực tiếp thay đổi tổng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Ngân hàng Trung Ương sẽ mua/bán trái phiếu đổi ra được ngoại tệ mạnh. Khi Ngân hàng Trung Ương chi tiêu/thu thập lượng ngoại tệ mạnh này, nó làm thay đổi lượng tiền tệ trong nền kinh tế, do đó thay đổi cơ sở tiền tệ. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. Việc thắt chặt cung tiền có thể gián tiếp đạt được bằng cách gia tăng lãi suất danh nghĩa. Những nhà chức trách tiền tệ ở các quốc gia khác nhau có các mức độ kiểm soát lãi suất khác nhau ở các nền kinh tế. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang có thể quy định tỷ lệ chiết khấu, cũng như đạt được tỷ lệ Quỹ Liên bang mong đợi bằng các hoạt động thị trường mở. Tỷ lệ này có tác động đáng kể đến lãi suất thị trường khác, nhưng không phải là mối quan hệ lý tưởng. Các hoạt động thị trường mở của Mỹ là một phần tương đối nhỏ của tổng khối lượng trên thị trường trái phiếu. Ở các quốc gia khác, nhà chức trách tiền tệ có thể ủy nhiệm lãi suất cụ thể đối với nợ, các tài khoản tiết kiệm hoặc các tài sản tài chính khác. Bằng cách gia tăng lãi suất có kiểm soát, một nhà chức trách tiền tệ có thể thu nhỏ cung tiền, bởi vì lãi suất cao hơn khuyến khích tiết kiệm và hạn chế vay mượn. Cả hai tác động này làm giảm đi quy mô của cung tiền. - Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Những nhà chức trách tiền tệ áp dụng điều chỉnh kiểm soát lên trên các Ngân hàng Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các Ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó. Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các Ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi. Trang 4 Công cụ mang tính chất hành chính này ngày nay ít được sử dụng ở các nền kinh tế thị trường phát triển. - Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở: Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của Nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền. 1.1.3 Hiệu Quả Của Chính Sách Tiền Tệ: Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền. Các nhà kinh tế học tranh luận về các thước đo cung tiền có liên quan. Cung tiền “hẹp” hay M1 là tiền tệ trong lưu hành và tiền tệ trong chi trả và các tài khoản tiết kiệm dễ dàng tiếp cận. Thước đo cung tiền “rộng hơn” như là M2 và M3 bao gồm tiền ký quỹ trong một khoảng thời gian và thậm chí là tiền trên thị trường cũng như là các quỹ. Các nhà kinh tế học tranh luận những điểm tốt hơn trong việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả chính sách tiền tệ nhưng có một điều hiển nhiên. Ở nhiều mức độ, chính sách tiền tệ có một ảnh hưởng rất lớn. Ở các quốc gia như Cộng hòa Nga, Ba Lan hay Brazil là các nước mà nhà in phải chạy hết tốc lực để chi trả cho các hoạt động của Chính phủ, cung tiền mở rộng nhanh chóng và tiền tệ nhanh chóng trở nên vô giá trị so với hàng hóa và dịch vụ mà nó có thể mua được. Kết quả là lạm phát ở mức rất cao hay “lạm phát thái quá”. Với tỷ lệ lạm phát 30-40% mỗi tháng, người dân mua sản phẩm có giá cao ngay khi họ nhận được tiền lương bằng tiền và những khoản dựa trên thu nhập cố định làm cho đầu tư của họ biểu hiện sự vô giá trị. Ở mức độ khác, chính sách tiền tệ giới hạn đã cho thấy hiệu quả của nó với ảnh hưởng đáng kể. Đức, nơi có kinh nghiệm và không bao giờ quên được về lạm phát thái quá trong suốt thời kì cộng hòa Weimar, đã duy trì một chế độ tiền tệ rất vững chắc và đưa đến kết quả là lạm phát ở mức độ thấp. Khi chủ tịch Paul Vocker của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tác động kìm hãm tiền tệ trong suốt thời kì lạm phát cao những năm 1980, kết quả là suy sụp trong nền kinh tế và giảm mạnh lạm phát. Ngân hàng Canada, do John Crow lãnh đạo, đã nhắm tới mục tiêu lạm phát 0-3% đầu những năm 1990 và rút Trang 5 ngắn hoạt động của nền kinh tế chẳng hạn như một khu vực như Canada thậm chí đã trải qua tỷ lệ lạm phát âm trong vài tháng vào thời gian đầu từ những năm 1930 đến nay. Không có nhiều tranh cãi, sự quyết định về thời gian và tác động sau cùng của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế thì không rõ ràng. Các Ngân hàng Trung ương tạo ra tác động đến nền kinh tế thông qua tiền tệ đã định sẵn. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự sáng suốt trong chính sách tiền tệ là rất quan trọng đối với nhà đầu tư. Tiền có sẵn và tín dụng là những cân nhắc then chốt cho giá cả của một sự đầu tư. 1.2 TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT: 1.2.1 Định Nghĩa Lạm Phát: Trong kinh tế học, lạm phát là sự gia tăng giá cả của hàng hóa và dịch vụ thông thường của một nền kinh tế nhất định trong một khoảng thời gian. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Nó cũng liên quan tới sự gia tăng giá cả của một vài nhóm hàng hóa hay dịch vụ cụ thể. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ở cả hai trường hợp, lạm phát được đo lường như là một tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá. Xu hướng chủ yếu của các nhà kinh tế học đa phần là đồng tình tỷ lệ lạm phát cao bị gây ra bởi tỷ lệ gia tăng của cung tiền cao. Quan điểm về các yếu tố xác định tỷ lệ vừa phải của lạm phát, đặc biệt là trong thời gian ngắn, bị thay đổi nhiều: sự thay đổi của lạm phát đôi khi phần lớn được cho là những thay đổi trong những thay đổi thực của nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ hay là những sự thay đổi bất thường trong những nguồn hàng cung cấp có giá trị (ví dụ như những thay đổi làm khan hiếm), và đôi khi là những thay đổi trong nguồn cung hay nhu cầu đối với tiền. Giữa thế kỉ 20, có hai trường phái đã bất đồng gay gắt về nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát (ở mức độ vừa phải): các “nhà tiền tệ” đã tranh cãi rằng cung tiền có ảnh hưởng lớn đến tất cả các nhân tố khác trong việc xác định lạm phát, trong khi đó, những người theo thuyết kinh tế của Keynes đã phản đối rằng nhu cầu thực tế thì luôn quan trọng hơn những thay đổi trong cung tiền. Trang 6 1.2.2 Các Nguyên Nhân Gây Ra Lạm Phát: Trong một thời gian dài lạm phát thường được giả thiết là một hiện tượng tiền tệ trong khi trong khoảng thời gian ngắn và vừa nó bị tác động bởi khả năng co giãn của tiền lương, giá cả và tỷ lệ lãi tức có liên quan. Câu hỏi là liệu những tác động trong ngắn hạn sau cùng có đủ để trở thành chủ đề trọng tâm của cuộc chiến giữa những nhà tiền tệ và những người theo trường phái Keynes hay không? Trong giá cả và tiền lương dùng để kiểm tra lưu thông tiền tệ đã kịp thời điều chỉnh để làm cho những nhân tố hành vi đơn thuần khác nằm trên đường xu hướng thông thường. Theo quan điểm của những người theo trường phái Keynes, giá cả và tiền lương điều chỉnh ở những tỷ lệ khác nhau, và những khác nhau này có ảnh hưởng đối với đầu ra thực trong dài hạn trở thành quan điểm của nhiều người trong nền kinh tế. Nhiều lịch sử kinh tế liên quan tới câu hỏi là cái gì đã gây ra lạm phát và ảnh hưởng của nó tới cái gì. Có rất nhiều quan điểm của các trường phái khác nhau cho rằng cái gì gây ra lạm phát. Hầu hết có thể chia thành hai mảng khái quát: giả thuyết về chất lượng của lạm phát và giả thuyết về khối lượng của lạm phát. Rất nhiều giả thuyết về lạm phát kết hợp cả hai. Giả thuyết về chất lượng của lạm phát dựa vào mong đợi của người mua chấp nhận loại tiền tệ có thể chuyển đổi thành lượng tiền tệ đủ để vào thời gian sau người mua có thể mua được hàng hóa mong muốn. Giả thuyết về số lượng lạm phát dựa vào cân bằng lượng cung tiền, tốc độ và những trao đổi của nó. Adam Smith và David Hume đưa ra giả thuyết về số lượng của lạm phát đối với tiền, và giả thuyết về chất lượng của lạm phát đối với sản lượng. Có ba kiểu lạm phát chính, mà theo Robert J Gordon gọi là “mô hình tam giác” - Lạm phát do cầu kéo: lạm phát xảy ra bởi những gia tăng trong tổng số cầu, do những gia tăng trong chi tiêu của cá nhân và chính phủ, v.v... Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng. Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát. - Lạm phát do chi phí đẩy: hiện nay được gọi là “lạm phát do cú sốc nguồn cung”, bị gây ra bởi những suy giảm trong tổng số cung ví dụ như do gia tăng giá cả đầu vào. Lấy ví dụ một sự suy giảm bất chợt trong cung dầu, sẽ làm gia tăng giá dầu. Với những nhà sản xuất thì dầu có thể là một phần trong chi phí của họ có thể chuyển nó cho những người tiêu dùng theo cách tăng giá. Trang 7 - Lạm phát gắn liền: được kết luận bởi những khả năng có thể xảy ra tương ứng, thường được liên kết với “giá cả/tiền lương gia tăng dần” bởi vì nó liên quan đến những người công nhân cố gắng gia tăng tiền lương của họ so với giá cả (tiền lương ròng có thể gia tăng trên tỷ lệ CPI để thu được CPI sau thuế) và sau đó những người chủ chuyển những chi phí cao hơn vào khách hàng ở mức giá cao hơn như là một phần của “vòng luẩn quẩn”. Lạm phát gắn liền phản ánh những sự kiện trong quá khứ và do đó có thể được xem như tàn tích của lạm phát. Trọng tâm lớn nhất của thuyết cầu kéo đối với cung tiền: sự gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông tiền tệ có mối quan hệ với khả năng cung ứng của nền kinh tế (sản lượng tiềm năng) có thể gây ra lạm phát. Điều này rõ ràng nhất khi Chính phủ chi tiêu tài chính trong cơn khủng hoảng, ví dụ như nội chiến, bằng cách in tiền một cách quá đáng, thường sẽ dẫn đến siêu lạm phát, là tình trạng mà giá cả ở nơi đó có thể gấp đôi trong một tháng hoặc ít hơn. Một nguyên nhân khác có thể là do sự suy giảm nhanh chóng đối với cầu tiền, như đã xảy ra ở châu Âu trong thời kì dịch bệnh ảm đạm. Cung tiền cũng được xem như đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ vừa phải của lạm phát, mặc dù có những quan điểm khác nhau đối với việc cho rằng nó quan trọng như thế nào. Ví dụ, các nhà kinh tế học tin tưởng rằng có mối liện hệ rất chặt chẽ; ngược lại, những nhà kinh tế học theo trường phái Keynes nhấn mạnh rằng sử dụng tập hợp cầu trong nền kinh tế thay vì cung tiền để xác định lạm phát. Có nghĩa là đối với những người theo trường phái Keynes thì cung tiền chỉ là một yếu tố quyết định nằm trong tập hợp cầu. Một số nhà kinh tế thì lại coi đó là một cách tiếp cận bịp bợm. Họ không đồng ý với ý niệm là các Ngân hàng Trung ương kiểm soát lượng cung tiền, họ biện luận rằng các Ngân hàng Trung ương có rất ít khả năng kiểm soát bởi vì lượng cung tiền phỏng lại lượng cầu tín dụng mà các Ngân hàng Thương mại phát hành. Đây là thuyết tiền tệ nội sinh. Những người theo học thuyết kinh tế Keynes ủng hộ một cách mạnh mẽ từ những năm xa xôi 1960, học thuyết này ngày nay đã trở thành trọng điểm của những người chủ trương luật Taylor. Nhưng lập trường này không được những trường đại học chấp nhận. Cho vay giúp ngân hàng tạo ra tiền. Nhưng tập hợp khối lượng những khoản vay này giảm bớt khi mà tỷ lệ lãi thực gia tăng. Do đó, nó gần giống như là những Ngân hàng Trung ương chi phối cung tiền bằng cách tạo ra tiền rẻ hơn hoặc mắc hơn, và do đó gia tăng hay giảm bớt số lượng tiền. Trang 8 Có những nguyên nhân gây ra lạm phát khác: - Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. - Lạm phát do nhập khẩu: Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường hợp OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. - Lạm phát tiền tệ: Cung tiền tăng (chẳng hạn do Ngân Hàng Trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do Ngân hàng Trung ương mua công trái theo yêu cầu của Nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát. - Lạm phát đẻ ra lạm phát: Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát. 1.2.3 Tác Động Của Lạm Phát Đến Nền Kinh Tế: 1.2.3.1 Hiệu ứng tích cực: Một lượng lạm phát nhỏ thì thường được xem như có ảnh hưởng khách quan đối với nền kinh tế. Một lý do cho điều này là thật khó khăn khi thương lượng lại những giá cả, và đặc biệt là những hậu quả trở về sau, nên với những giá cả thường gia tăng, việc điều chỉnh các mức giá có liên quan dễ dàng hơn. Nhiều giá cả “về sau khó giải quyết” và có khuynh hướng vượt lên trên, nên những nỗ lực để đạt được tỷ lệ lạm phát là 0 (mức độ giá cả không thay đổi) làm giá cả, lợi nhuận và việc làm ở khu vực khác bị giảm sút. Những nỗ lực để đạt được sự ổn định giá cả hoàn toàn cũng có thể đưa đến giảm phát, nó thường được xem xét như một lời từ chối bởi những người theo chủ nghĩa Keynes bởi vì những điều chỉnh về sau trong tiền lương và sản lượng được kết hợp trong đó. Tổng quát hơn, bởi vì lạm phát vừa phải có nghĩa là giá cả của bất cứ hàng hóa nào cho sẵn có thể gia tăng trong suốt thời gian với những lợi thế vốn có không sớm thì muộn sẽ tạo ra được lợi tức. Sự ảnh hưởng này có khuynh hướng giữ thế chủ động của nền kinh tế trong một thời gian ngắn bằng cách khuyến khích chi tiêu và vay mư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdftomtatdetai.pdf
Tài liệu liên quan