Đề tài Kinh tế trang trại và việc sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam hiện nay

Kinh tế trang trại khi mới ra đời ở các nước phương tây đã được xem là biểu hiện văn minh kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông –lâm- ngư nghiệp vào thời kì kinh tế hàng hoá bắt đầu được vận hành theo cơ chế thị trường. Kinh tế trang trại ra đời đã phá bỏ tính khép kín trong sản xuất và ngày càng trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển. ở Việt Nam, ngay từ đầu những năm 90 cùng với sự ra đời của nền kinh tế thị trường kinh tế trang trại cũng ra đời, đó là một tất yếú. Kinh tế trang trại đã chứng tỏ lợi thế và vai trò tích cực trên một số mặt góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH, tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo, đổi mới bộ mặt nông thôn, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Tuy nhiên sự phát triển của kinh tế trang trại ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và đang bộc lộ những mặt hạn chế. Trong đó vấn đề thu hút và sử dụng lao động trong các trang trại đã và đang là vấn cần được quan tâm và giải quyết, liên quan chặt chẽ với lao động ở nông thôn. Đề tài: “ Kinh tế trang trại và việc sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài mới nhưng nó mang tính thực tiễn và ứng dụng cao đối với các trang trại ở Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về kinh tế trang trại để từ đó thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các trang trại tiên tiến xứng với tiềm năng mà điều kiện tự nhiên và con người Việt Nam hiện có. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần: Lời nói đầu. Phần 1: cơ sở lý luận về kinh tế trang trại Phần 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam hiện nay. Phần 3: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam hiện nay. Kết luận. Do thời gian có hạn nghiên cứu gấp rút, với vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên nội dung đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của người đọc để đề tài được thực hiện tốt hơn. Em xin gửi lời cảm ơn tới cô Trần Thị Thu giáo viên đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này.

doc35 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh tế trang trại và việc sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế trang trại khi mới ra đời ở các nước phương tây đã được xem là biểu hiện văn minh kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông –lâm- ngư nghiệp vào thời kì kinh tế hàng hoá bắt đầu được vận hành theo cơ chế thị trường. Kinh tế trang trại ra đời đã phá bỏ tính khép kín trong sản xuất và ngày càng trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển. ở Việt Nam, ngay từ đầu những năm 90 cùng với sự ra đời của nền kinh tế thị trường kinh tế trang trại cũng ra đời, đó là một tất yếú. Kinh tế trang trại đã chứng tỏ lợi thế và vai trò tích cực trên một số mặt góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH, tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo, đổi mới bộ mặt nông thôn, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Tuy nhiên sự phát triển của kinh tế trang trại ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và đang bộc lộ những mặt hạn chế. Trong đó vấn đề thu hút và sử dụng lao động trong các trang trại đã và đang là vấn cần được quan tâm và giải quyết, liên quan chặt chẽ với lao động ở nông thôn. Đề tài: “ Kinh tế trang trại và việc sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài mới nhưng nó mang tính thực tiễn và ứng dụng cao đối với các trang trại ở Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về kinh tế trang trại để từ đó thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các trang trại tiên tiến xứng với tiềm năng mà điều kiện tự nhiên và con người Việt Nam hiện có. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần: Lời nói đầu. Phần 1: cơ sở lý luận về kinh tế trang trại Phần 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam hiện nay. Phần 3: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam hiện nay. Kết luận. Do thời gian có hạn nghiên cứu gấp rút, với vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên nội dung đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của người đọc để đề tài được thực hiện tốt hơn. Em xin gửi lời cảm ơn tới cô Trần Thị Thu giáo viên đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Hà Nội tháng 4 năm 2003 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI I- Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. 1. Trước cách mạng tháng tám. * Văn minh nông nghiệp Việt Nam thời kỳ phong kiến dân tộc (thế kỷ X - giữa thế kỷ XIX) Trong thời kỳ phong kiến dân tộc một số triều đại phong kiến đã có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập đồn điền, doanh điền, được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau: điền trang, điền doanh, thái ấp…. Thời kỳ Lý Trần: do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và góp phần giải quyết nạn phiêu tán, tập trung nhân lực xây dựng cơ sở kinh tế cho tầng lớp quí tộc được biểu hiện qua nhiều cách thức như điền trang, thái ấp, đồn điền. - Thời Lê Nguyễn: hình thức sản xuất nông nghiệp lúc này là các trại ấp, gồm: + Trại ấp ban cấp và trại ấp khai hoang do các quan lại và các công thần cai quản. Những trại ấp ở thời kỳ này đã có vai trò tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác sử dụng nguồn nhân lực của địa phương và tù binh. * Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại trong thời kỳ này là nhằm vào việc khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đạt được. Thiết lập ở đó các đồn điền tăng sức sản xuất ở khu vực thuộc địa, thông qua để dễ phát triển mối quan hệ về thương mại quốc tế, chính phủ thuộc địa đã có nhiều chính sách và biện pháp trực tiếp thúc đẩy sự ra đời đồn điền của người Pháp ở Việt Nam như: chính sách ruộng đất, chính sách thuế, chính sách khen thưởng… 2. Từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến Nghị quyết Trung ương Đảng khoá VII (tháng 6/1993). - Thời kỳ 1945 - 1975: Trước những năm 1975 nền công nghiệp miền Bắc mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung và có các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu như: Các nông lâm trường quốc doanh, các HTX nông nghiệp, ruộng đất tư liệu sản xuất được tập trung hoá, kinh tế tư nhân bị thu hẹp tuy vậy hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này rất thấp kém. - Ở miền Nam trong thời kỳ 1945 - 1975 các hình thức tổ chức sản xuất ởvùng tạm chính chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các HTX kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hoá. - Thời kỳ 1975 - 1993. Từ cuối những năm 1970 hiệu quả sản xuất thấp kém trong các HTX ở miền Bắc dẫn đến sự khủng hoảng của mô hình tập thể hoá nông nghiệp. Trong thấp niên 80, đặc biệt là Đại hội VI của Đảng 12/1983 đã đưa ra các chủ trương đổi mới kinh tế nước ta tiếp đó Bộ Chính trị có nghị quyết 10 (4/1989) và đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp và khằng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Với mục tiêu giải phóng sản xuất phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hoá, Nghị quyết 10 đã đề ra chủ trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ. Sau Nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, Nghị quyết, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các Nghị định nhằm thể chế hoá chính sách đối với kinh tế tư nhân trong công nghiệp. 3. Từ sau Nghị quyết Trung ương Đảng khoá VII (tháng 6/1993) đến nay. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ V khoá VII năm 1993 đã chủ trương khuyến khích phát triển các nông lâm ngư nghiệp trang trại với qui mô thích hợp, Luật đất đai năm 1983 và Nghị quyết 64/CP ngày 27/9/1993 cũng đã thể chế hoá chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1996 và sau đó, nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 4 (khoá VIII) tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Ở hầu hết các địa phương, trong những năm gần đây, kinh tế trang trại đã phát triển rất nhanh chóng, nhiều địa phương đã có những chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình kinh tế này. II . KHÁI NIỆM ĐẶC TRƯNG VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI Khái niệm kinh tế trang trại. Khái niệm về trang trại. Trang trại nói chung là cơ sở sản xuất nông nghiệp, ở đây nói về trang trại trong nền kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá là với khái niệm cụ thể sau: Trang trại là tổ chức sản xuất cơ sở của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa thời kỳ công nghiệp hoá. Trang trại là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp gắn với thị trường. Trang trại là đơn vị sản xuất nông nghiệp độc lập tự chủ. Trang trại có cơ sở cật chất kỹ thuật đảm bảo sản xuất nông nghiệp có tổ chức lao động sản xuất kinh doanh có quản lý kiểu doanh nghiệp. Trang trại thường có quy mô khác nhau. 1.2.Khái niệm về kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là một khái niệm không còn xa lạ gì trên thế giới nhưng đối với nước ta trong thời kỳ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường thì nó còn rất mới mẻ. Việc thống nhất một khái niệm về một trang trại là rất khó, còn rất nhiều tranh cãi. Hiện nay các nhà khoa học ở nước ta đưa ra quan điểm về KTTT như sau: “KTTT là hình thức tổ chức trong nông – lâm – ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đử lớp với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao hoạt động tự chủ và luân gắn với thị trường”.(Trích trong cuốn Làm giàu từ kinh tế trang trại của TS Trần kiên. NXB thanh niên năm 2000) Đặc trưng của kinh tế trang trại. Trên cơ sở khái niệm về kinh tế trang trại đã nêu chúng ta đi vào tìm hiểu một sốđặc trưng của kinh tế trang trại với những điều khác biệt so với các loại hình sản xuất nông nghiệp khác. 2.1.Kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất nông sản hàng hoá. Đây là đặc trưng cơ bản khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự túc theo nhu cầu gia đình nông dân.Ngay từ khi kinh tế trang trại mới hình thành ở một số nước tây âu,C.Mác là người đầu tiên đưa ra nhận xét chỉ rõ đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại khác với kinh tế tiểu nông là người chủ trang trại sản xuất và bán tất cả các sản phẩm mà họ làm ra. 2.2. Quy mô diện tích tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất. Quy mô diện tích của trang trại không nhất thiết phải lớn, diện tích nhiều.thông thường các trang trại trồng trọt có diện tích tương đối lớn,nhất là các trang trại lâm nghiệp cần diện tích rất lớn. Ngược lại những trang trại chăn nuôigia cầm thường có diện tích nhỏnhưng lại cần quy mô đầu tư lớn. Hơn nữa do tính chất sản xuất hàng hoá chi phối đòi hỏi phải tạo ra ưu thế trong cạnh tranh sản xuất kinh doanh để thực hiện yêu cầu tái sản xuất mở rộng, hoạt độngcủa kinh tế trang trại được thực hiện theo xu thế tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng cao , tiến đến quy mô sản xuất tối ưu của trang trại, phù hợp với từng ngành sản xuất , từng vùng kinh tế, từng thời kỳ công nghiệp hoá . 2.3 Chủ trang trại là chủ gia đình đồng thời là một nhà kinh doanh . Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức và quản lý , có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cũng như kinh doanh trong cơ chế thị trường .Thông thương trang trại là một doanh nghiệp do chính người nông dân làm chủ. Đa số chủ trang trại là lao động chính , nhiệm vụ của họ là điều hành sản xuất và tham gia trực tiêp vào hoạt động sản xuất của trang trại. 2.4 Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau: Trang trại gia đình : Trang trại gia đình có tổ chức sản xuất quản lý kinh doanh thích hợp tiến bộ ,sử dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất chọn và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến . Trang trại uỷ thác : Người chủ trang trại không tham gia trực tiếp vào quản lý và sản xuất mà thuê người khác làm những việc đó . Trang trại hợp doanh theo cổ phần : Loại này có nhiều chủ sở hữu và quản lý . Nếu phân theo ngành sản xuất thì có : Trang trại nông nghiệp . Trang trại lâm nghiệp Trang trại ngư nghiệp 3.Vai trò của kinh tế trang trại. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới, ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nền nông nghiệp các nước, ở các nước đang phát triển trang trại gia đình có vai trò to lớn quyết định trong sản xuất nông nghiệp, ở đây tuyệt đại bộ phận nông sản hàng hoá cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại gia đình. Ở nước ta KTTT mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây. song vai trò tích cực và quan trọng của KTTT đã thể hiện khá rõ nét cả về mặt kinh tế cũng như vèe mặt xã hội và môi trường. 3.1.Giải quyết việc làm , nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều nông sản hàng hoá. KTTT có vai trò tích cực trong việc thu hút lao động nông nghiệp nhàn rỗi. Là một nghành sản xuất còn mới nhưng KTTT đã thể hiện rõ tầm quan trọng của mình, nó vùa tạo công ăn việc làm cho gia đình dồng thời còn một số lao động nhàn rỗi khác. việc sản xuất kinh doanh tạo theo mô hình KTTT tạo cho người lao động có khả năng phát huy những sáng tạo, kỹ năng trong sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất lao động, tạo giá trị nông sản hàng hoá lớn, cải thiện đời sống nhân dân. 3.2. Kinh tế trang trại là một bộ phận quan trọng của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá KTTT là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm của hoạt động nông nghiệp, mang đặc tính của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, nó trở thành một lực lượng chủ yếu trong sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu của xã hội. Là nơi có khả năng áp dụng linh hoạt và đa dạng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất với nhiều trình độ từ đơn giản đến hiện đại, phù hợp với những khả năng trình độ của từng trang trại và đạt hiệu quả kinh tế cao. Quá trình sản xuất của trang trại với quy mô và cần cao, do đó đòi hỏi các chủ trang trại với quy mô và yêu cầu cao, do đó đòi hỏi các chủ trang trại đưa máy móc vào sản xuất đẩy nhanh tiến trình cơ khí hoá nông thôn. 3.3. Kinh tế trang trại thực hiện các chương trình quốc gia Với sự phát triển mạnh mẽ của KTTT trong khu vực miền núi trung du đã góp phần thực hiện các chương trình quốc gia như “phủ xanh đất trống đồi trọc”, “xoá đói giảm nghèo”, “trồng rừng”… Đây là sự đóng góp rất lớn của các trang trại đối với đất nước, chính vì vậy chính phủ cần có các biện pháp khuyến khích để các trang trại phát triển ưu thế này hơn nữa bằng các chính sách nhỏ. Ưu đãi vay vốn, thuế, các chính sách tự gán giúp cho các trang trại phát triển rộng rãi hơn. 3.4. Kinh tế trang trại thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến. Kinh tế trang trại thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tạo tích luỹ từ nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cấu trúc xã hội. Các trang trại xuất ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn đòi hỏi các sản phảm này phải được chế biến đáp ứng nhu cầu của thị trường từ đó ngành công nghiệp chế biến phát triển tạo thu nhập cho nông dân làm cho khả năng tích luỹ của các hộ gia đình tăng, người dân có vốn, giúp quá trình tái sản xuất diễn ra nhanh chóng. Đời sống nông dân được cải thiện, khoảng cách phân hoá giàu nghèo được rút ngắn. 4.Các chỉ tiêu đánh giá và phân loại trang trại ở Việt Nam 4.1. Các chỉ tiêu đánh giá Để nhận dạng được thế nào là một trang trại người ta sử dụng các chỉ tiêu định tính như sản xuất nông sản hàng hoá hay các chỉ tiêu định lượng như gái trị sản lượng nông sản, tỷ suất hàng hóa. Trên thế giới để nhận đạng thế nào là một trang trại ở các nước phổ biến chỉ sử dụng tiêu chí định tính chung có đặc trưng là sản xuất nông sản hàng hoá, không phải tự túc, một số nước sử dụng các chỉ tiêu định lượng như Mỹ, Trung Quốc. Ở Mỹ trước đây có quy định một cơ sở sản xuất nông sản hàng hoá được coi là trang trại khi có gái trị sản lượng nông sản đạt 250 USD trở lên và hiện nay quy định là 1000USD trở lên. Ở Trung Quốc quy định tiêu chí của các hộ chuyên có tỷ suất hàng hoá từ 70- 80% trở lên và giá trị sản lượnghàng hoá cao gấp 2-3 lần bình quân của các hộ nông dân. Ở Việt Nam, KTTT mới hình thành trong những năm gần đây, nhưng đã có sự hiện diện diện gần hết các ngành sản xuất, nông nghiệp ở các vùng kinh tế với các quy mô và phương thức sản xuất kinh doanh đa dạng, nhưng là vấn đề mới nên chưa xác định được tiêu chí cụ thể để nhận dạng và phân loại ở nước ta, trước hết nên sử dụng tiêu chí định tính, lấy đặc trưng sản xuất nông sản hàng hoá là chủ yếu như kinh nghiệm của các nước, khác với tiểu nông sản xuất tự túc. Về định lượng lấy chỉ số tỷ suất hàng hoá từ 20-75% trở lên và giá trị sản lượng hàng hoá vượt gấp 3-5 lần so với hộ nông dân trung bình (trong nước, trong ngành, trong vùng) về quy mô các yếu tố sản xuất của trang trại nước ta hiện nay xác định là: - Quy mô vốn từ 40 triệu đồng trở lên đối với trang trại phía Bắc và Duyên Hải miền Trung, 50 triệu đồng trở lên đối với trang trại Nam Bộ. Quy mô đất đai: Diện tích cây hàng năm từ 2 ha đối với trang trại phía bắc và 3 ha đối với trang trại nam bộ và Tây Nguyên. Đối với trang trại chăn nuôi, số đàn gia súc quy định của tiêu chí trang trại từ 10 con trở lên đối với trang trại chăn nuôi bò sữa, 100 con trở lên đối với trang trại chăn nuôi lợn, nghĩa là tổng đàn lợn của trang trại phải là 200 con trên một năm, vì thông thương mỗi năm 2 lứa. 4.2. Phân loại trang trại Phân loại trang trại theo quy mô khác nhau để có thể có cơ sở hoạch định chính sách đối với từng loại quy mô trang trại khác nhau. Tuỳ theo mục đích yêu cầu cụ thể và tuỳ theo đặc điểm của từng loại trang trại để người ta phân loại. Theo quy mô đất đai, trang trại có các loại sau: Loại nhỏ(trên dưới 1 ha) Loại trung bình( từ 2-10 ha) Loại lớn(từ 10 đến 50 ha). Loại rất lớn(trên 50 ha). Theo đối tượng chủ nhân trang trại. Loại trang trại gia đình tư nhân. Loại trang trại của công ty. Loại trang trại liên doanh giữa nhà máy xí nghiệp chế biến với nông dân vùng cung cấp vùng nguyên liệu. Trang trại cổ phần. Trang trại do người nước ngoài đầu tư. Theo chủng loại sản phẩm chủ yếu. Trang trại lúa, rau màu. Trang trại cây ăn quả. Trang trại trồng rừng. Trang trại ngư nghiệp. Cách phân loại này có ưu điểm là nêu bật khả năng sản xuất hàng hoá theo hướng chuyên canh của trang trại. đó cũng là điều cần khuyến khích vì có như vậy mới đạt tỷ suất hàng hoá cao trên một đơn vị diện tích, tạo điều kiện thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cũng như tổ chức chế biến. Ngoài ra có thể phân loại trang trại theo nhiều hình thức khác nhau như: phân loại theo mức đầu tư, tổng giá trị tài sản của trang trại hoặc trình độ cơ giới hoá… Tóm lại mỗi cách phân loại có ưu nhược điểm riêng, tuỳ theo nhu cầu nghiên cứu chúng ta có thể lấy một hoặc nhiều tiêu thức để làm bật lên vấn đề cần nhấn mạnh, không nên áp đặt một thước đo duy nhất để đánh giá toàn bộ trang trại hiện nay. Theo từng vùng kinh tế: có trang trại đồi núi, vùng ven biển, đồng bằng và ven đô thị. Theo ngành sản xuất có trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản. theo lọai hình kinh tế có các loại trang trại thuộc các loại hình kinh tế khác nhau gia đình, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân với các tư cách pháp nhân khác nhau: hộ nông dân tự chủ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn. Phần II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở việt nam hiện nay I .Tình hình phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua 1.Số lượng trang trại Theo kết quả tổng hợp số liệu của các địa phương tính đến ngày 1-7-2000 cả nước ta có 90167 trang trại, trong đó có 61362 trang trại trồng trọt cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm chiếm 68,1%; 14837 trang trại kinh doanh tổng hợp đa ngành (16,4%) 7673 trang trại nuôi trồng thuỷ sản (3,6%).” Vài tư liệu về KTTT năm 1999. Nguyễn Hoà Bình , CS&SK 11/1999 Các trang trại phân bố không đều chủ yếu tập trung ở các vùng như Đông Bắc, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông cửu long. Cụ thể: “vùng Đông Bắc có 28280 trang trại chiếm 31,4%, Tây Bắc 3668 (4,1%) Đồng Bằng Sông Hồng 4434 (4,9%), Bắc trung bộ 7668(8,5%), Duyên hải miền trung 3666(4%), Tây nguyên 6521 (7,2%), Đông Nam Bộ 16298(18,1%), Đồng bằng sông Cửu Long 19632 (21,8%)” Vài tư liệu về KTTT năm 1999, Nguyễn Hoà Bình, CS&SK 11/1999 . 2. Quy mô các trang trại ở Việt Nam hiện nay. Do mới ra đời và phát triển, nên các trang trại hiện nay có giá trị tập trung vốn mở rộng sản xuất còn hạn chế. Chính vì vậy một thực tế là các trang trại ở Việt Nam có quy mô nhỏ về cả đất đai lẫn nguồn vốn. - Về đất đai. Đất đai bình quân một trang trại trồng trọt có 5,3 ha đất công nghiệp, một trang trại lâm nghiệp có 26,8 ha đất lâm nghiệp, bình quân một trang trại nuôi trồng thuỷ sản, bình quân một trang trại chăn nuôi có 52,8 con trâu bò, 50,7 con lợn và 500,9 con gia cầm” Vài tư liệu về KTTT năm 1999, Nguyễn Hoà Bình , CS&SK 11/1999 . Trong khi đó đối với các trang trại ở miền núi phái bắc quy mô đất là: “7,0 ha diện tích đất trồng cây hàng năm, 4,3 ha trồng cây lâu năm, 19,0ha trồng cây lâm nghiệp” KTTT miền núi phía Bắc thưc trạng và giải pháp ,Đoàn Quang Thiệu ,CS & SK 1+2/ 2001 . Về vốn: “Vốn đầu tư bình quân một trang trại trong cả nước là 60,2 triệu, thu nhập bình quân một trang trại trong một năm là 22,6 triệu đồng ” Vài tư liệu về KTTT năm 1999 , Nguyễn Hoà Bình CS & SK 11/1999 . Việc phát triển kinh tế trang trại cần phải huy động một số lượng lớn vốn theo ước tính “tổng số vốn sản xuất huy động vào đấu tư phát triển KTTT là 2730,8 tỷ đồng, tổng số thu nhập hàng năm từ hoạt động kinh tế của trang trại là 1023,6 tỷ đồng.” Vài tư liệu về KTTT năm 1999 Nguyễn Hoà Bình CS &SK 11/1999 . Đối với các trang trại ở miền núi phía bắc (thời điểm 1-9-2000) “vốn đầu tư bình quân một trang trại là 49,0 triệu đồng chủ yếu là vốn tự có 74,3%, vốn vay 25,7% trong đó vốn vay ngân hàng chỉ có 13% KTTT miền núi phía Bắc thực trạng và giải pháp, Đoàn Quang Thiệu CS &SK 1+2 /2001 . 3. Tình hình lao động trong các trang trại hiện nay. Lao động có trình độ của các trang trại hiện nay là rất hạn chế, không những lao động làm thuê không được đào tạo mà đến ngay cả chủ trang trại cũng vậy. Hầu hết các chủ trang trại là những người có kinh nghiệm sản xuất lâu năm nhưng đó chỉ là kinh nghiệm tíc
Tài liệu liên quan