Đề tài Lý luận nhà nước và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học công nghệ và thông tin, giao lưu và hợp tác quốc tế chúng ta phải có một nền kinh tế vững mạnh đủ cạnh tranh được với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới nhất là khi Việt Nam đã gia nhập và trở thành thành viên chính thức của WTO. Mặt khác, trong cơ chế thị trường tự do cạnh tranh đã cho phép các quốc gia khai thác tối đa các nguồn lực trong nước, khai thác triệt để các lợi ích so sánh đầu tư, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.

doc32 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận nhà nước và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học công nghệ và thông tin, giao lưu và hợp tác quốc tế chúng ta phải có một nền kinh tế vững mạnh đủ cạnh tranh được với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới nhất là khi Việt Nam đã gia nhập và trở thành thành viên chính thức của WTO. Mặt khác, trong cơ chế thị trường tự do cạnh tranh đã cho phép các quốc gia khai thác tối đa các nguồn lực trong nước, khai thác triệt để các lợi ích so sánh đầu tư, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. Nước ta đang trong giai đoạn phát triển lên chủ nghĩa xã hội nên chúng cần có những chính sách phù hợp để điều tiết nền kinh tế phát triển theo đúng con đường mà chúng ta đã chọn. Để làm được điều đó Nhà nước cần phải có hệ thống hiến pháp và pháp luật, các công cụ vĩ mô và các chính sách kinh tế đúng đắn để vận hành nền kinh tế theo ý muốn. Nếu không có sự quản lí của Nhà nước thì cạnh tranh và tự do cạnh tranh của nền kinh tế thị trường sẽ tác động tiêu cực đến xã hội làm cho nền kinhtế mất cân bằng, vận hành không đúng quỹ đạo của nó. Vai trò kinh tế của Nhà nước thúc đẩy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực đó. Nhà nước muốn quản lí tốt về vấn đề xã hội thì trước hết phải quản lí tốt vấn đề kinh tế sau đó mới đến an ninh chính trị, văn hóa, giáo dục…Do vậy vai trò kinh tế của Nhà nước là vấn đề quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lí mới của nước ta nói riêng và quản lí Nhà nước ta nói chung. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam,chúng ta cần phải cố gắng để theo kịp xu hướng của cả thế giới, thu hẹp khoảng cách với các nước trên thế giới. Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng như đã tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEM, APEC và quan trọng hơn nữa chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Trở thành thành viên của tổ chức này đã khó nhưng để tồn tại trong tổ chức này còn khó hơn. Điều này càng cho thấy vai trò của Nhà nước là rất quan trọng.Vì vậy em xin chọn đề tài “Lý luận nhà nước và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường” để hiểu rõ hơn về vấn đề này B.NỘI DUNG I. LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC 1.Nguồn gốc và bản chất của nhà nước. 1.1. Nguồn gốc của nhà nước Lịch sử đã cho thấy chúng ta đã và đang trải qua các thời kỳ từ công xã nguyên thuỷ đến chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa. Nhưng không phải lúc nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thuỷ, kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hoá giai cấp, nên chưa có nhà nước, mọi người đều bình đẳng và hường thụ, xã hội không phân biệt kẻ giàu, người nghèo, không có sự phân chia giai cấp. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hộI được thực hiện bằng các quy tắc chung. Trong tay họ không có và cũng không cần một công cụ đặc biệt nào. Những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc không có đặc quyền lợi nào họ cùng sống, lao động và hưởng thụ như mọi thành viên khác và chịu sự kiểm tra của cộng đồng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Trong xã hội lúc này bắt đầu xuất hiện các dư thừa và phần này bị những người đứng đầu thị tộc và bộ lạc chiếm giữ làm cuả riêng. Sau 3 lần phân công lao động trong xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện đã phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện.Vậy nguồn gốc sâu xa của sự ra đời của nhà nước là do sự ra đời của quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất làm xuất hiện giai cấp.Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt ra đời. Đó là Nhà nước. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ. Tiếp đó là nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lực nào và chừng nào mà về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được”. Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự tồn tại xã hội và sẽ mất được khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan “một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho xung đột đó vẫn nằm trong vòng trật tự”. 1.2. Bản chất của nhà nước. Nhà nước tựa hồ như đứng ngoài xã hội, làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định nhưng trên thực tế chỉ có giai cấp thế lực nhất- giai cấp thống trị về kinh tế mới có đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước. Nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mọi mặt chính trị và do đó có thêm những phương tiện để đàn áp và bóc lột giai cấp khác. Nhà nước có bản chất giai cấp sâu sắc, nhà nước là bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Nhà nước là công cụ sắc bén để duy trì sự thống trị giai cấp. Ví dụ trong các xã hội bóc lột, nhà nước của giai cấp bóc lột (nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư bản) đều có bản chất chung là bộ máy thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột là giai cấp chiếm thiểu số trong xã hội. Ngược lại, trong nhà nước XHCN là bộ máy củng cố địa vị lãnh đạo và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, lực lượng chiếm đa số trong xã hội, trấn áp những lực lượng thống trị cũ đã bị lật đổ và những phần tử chống đối, xây dựng một xã hội công bằng dân chủ và bình đẳng. Bản chất của nhà nước không phải là của chung mọi giai cấp trong xã hội mà chỉ là của một giai cấp, giai cấp nắm quyển về thống trị về kinh tế, do giai cấp này thiết lập ra nhằm hợp pháp hoá và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Bản chất nhà nước thực hiện sự chuyên chính về mặt giai cấp của giai cấp thống trị đối với giai cấp khác trong xã hội. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng bức giai cấp khác trong khuôn khổn lợi ích của giai cấp thống trị. Như vậy, theo bản chất của nhà nước không thể là lực lượng điều hoà sự xung đột giai cấp mà trái lạI nó càng làm cho giai cấp mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Nhà nước là một bộ phận quan trọng nhất của kinh tế thị trường trong xã hội có giai cấp. Tất cả những hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội do nhà nước tiến hành, xét cho cùng đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Thực tế lịch sử đã chứng minh dù được che giấu dưới hình thức tinh vi như thế nào, cho dù có bị khúc xạ quá lăng kính phức tạp ra sao, nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà thôi. Ví dụ như trong cuộc Cách mạng Tư sản nổ ra với khẩu hiệu là bình đẳng, tự do, công bằng nhưng khi cách mạng thắng lợi thì những khẩu hiệu đó không được thực hiện, những tư sản đươc thiết lập để phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản, giai cấp vô sản thậm chí còn bị bóc lột nặng nề hơn. 2. Đặc trưng cơ bản của nhà nước. 2.1.Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Nhà nước hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú quyền lực nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trong lãnh thổ, không phân biệt huyết thống. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định. 2.2. Nhà nước có bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. Nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp: quân đội, cảnh sát,…và bộ máy quản lý hành chính. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế. 2.3. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị. Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khoá, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức đã nuôi sống bộ máy cai trị. Bằng cách hình thức khác nhau, nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị áp bức. 3.Chức năng của nhà nước. Tuỳ theo các góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia sự khác nhau. Dưới góc độ tổ chức quyền lực, nhà nước có các chức năng thống trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và đối ngoại. 3.1. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp của giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. Ví dụ nhà nước tư sản được lập ra dùng để bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản, nhà nước phong kiến được lập ra dùng để bảo vệ sự thống trị của giai cấp phong kiến: quan lại, địa chủ,….Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội của nhà nước: là chức năng nhà nước thể hiện sự quản lý những hành động chung vì sự tồn tại của xã hội, thoả mãn một số nhu cầu nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Nhà nước là người đề ra luật pháp để ổn định trật tự xã hội, thực hiện việc thu thuế để phục vụ cho các hoạt động chung của xã hội. Trong 2 chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là chức năng cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị về chính trị. Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Song chức năng giai cấp chỉ được thực hiện thông qua chức năng xã hội. Ph. Anghen đã viết: “Ơ khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị về chính trị và sự thống trị về chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”. Khi xã hội không còn giai cấp nữa thì những nội dung thuộc chức năng xã hội sẽ do xã hội tự đảm nhiệm và khi đó chế độ tự quản của nhân dân được xác lập. 3.2. Chức năng đối nội và đối ngoại. Căn cứ vào phạm vi hoạt động, chức năng của nhà nước được chia thành : chức năng đối nội và đối ngoại. Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại. *) Chức năng đối nội của nhà nước: thực hiện những nhiệm vụ bên trong của đất nước. Nhà nước phải thực hiện nhiệm vụ sau: Giữ gìn trật tự an ninh xã hội. Quản lý xã hội về mọi mặt kinh tế, y tế, văn hoá, giáo dục. Thông tin tuyên truyền nhằm đưa hệ tư tưởng của giai cấp thống trị lên thành thống trị xã hội. *) Chức năng đối ngoại của nhà nước: nhà nước thể hiện nhiệm vụ bên ngoài đất nước. Tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Giữ vững và không ngừng phát huy địa vị của nhà nước đó trên trường quốc tế. Thực hiện sự hợp tác song phương và đa phương về mọi mặt trên cơ sở hợp tác, bình đẳng và cùng cơ hội. Ngày này trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày nay thì chức năng đối ngoại của nhà nước ngày càng có tầm quan trọng. Cả 2 chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng là 2 mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất chức năng đối ngoại của nhà nước và ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội. 4.Các kiểu và hình thức. 4.1. Các kiểu hình thức nhà nước trong lịch sử. Định nghĩa: kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tạI trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế- xã hội nào. Tương ứng vớI 3 chế độ xã hội có 3 hình thái kinh tế xã hội la hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lê, hình thái KT- XH phong kiến và hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa là 3 kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản. *) Nhà nước chiếm hữu nô lệ. Đây là nhà nước của giai cấp chủ nô thời cổ đại mà là tiêu biểu là các hình thức lịch sử nhà nước chủ nô ở Hy Lạp và La Mã cổ đại như chính thế quân chủ và chính thể cộng hoà, chính thể quý tộc và chính thể dân chủ. Đây là kiểu nhà nước ra đời đầu tiên trong lịch sử- Đó là nhà nước của giai cấp chủ nô, thực hiện sự bóc lột đốI vớI nô lệ bằng sự cưỡng bức trực tiếp sức lao động của những người nô lệ. *) Nhà nước phong kiến. Đây là nhà nước của giai cấp phong kiến thực hiện sự bóc lột thông qua địa tô và lao dịch. Nhà nước phong kiến cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Nói chung ở phương Tây ở hình thức quân chủ phân quyền là hình thức nhà nước phổ biến, quyền lực nhà nước được chia thành quyền lực độc lập và phân tán. MỗI chúa phong kiến là ông vua trên lãnh thổ của mình. Chúa phong kiến nhỏ chỉ là chủ hầu của chúa phong kiến lớn. Hoàng đế là chúa phong kiến lớn nhất nhưng chỉ có thực quyền trên lãnh thổ của mình, ít có khả năng chi phối lãnh địa khác. Ở phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ), hình thức quân chủ tập quyền là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của vua được tăng cường rất mạnh, hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật. Dù dưới hình thức nào nhà nước phong kiến cũng chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ, quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thống trị nông nô. *) Nhà nước tư sản. Đây là nhà nước của giai cấp tư sản thực hiện sự bóc lột đối với giai cấp vô sản và nhân dân lao động bằng cách bóc lột giá trị thặng dư, bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp tư sản. Nhà nước tư sản có 2 hình thức chính, đó là : hình thức cộng hoà và hình thức quân chủ lập hiến. V.I Lênin đã chỉ ra rằng “ Những hình thức của tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một, chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luân thế nào cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”. *Nhà nước vô sản. Chủ nghĩa Mác_Lênin đã chỉ ra rằng nhà nước vô sản là một nhà nước đặc biệt” Nhà nước không còn nguyên nghĩa” là nhà nước” nửa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế, xã hội của sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đi của nhà nước vô sản không phải bằng con đường thủ tiêu, xỏa bỏ mà bằng con đường tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trình rất lâu dài. 4.2. Hình thức nhà nước. Khái niệm: Mỗi kiểu nhà nước lại có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, bởi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp- xã hội, bởi đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước. Hình thức nhà nước bao gồm 2 yếu tố: hình thức chính thể và hình thức cấu trúc. *) Hình thức chính thể: có 2 dạng cơ bản là hình thức quân chủ và chính thể cộng hoà. +) Chính thể quân chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần trong tay người đứng đầu nhà nước, hình thành theo nguyên tắc truyền ngôi ( thế tập ). Nhà nước theo chính thể quân chủ gọi là nhà nước quân chủ. Quân chủ tuyệt đối: là hình thức chính thể quân chủ mà quyền lực xã hội được tập trung hết vào trong tay nhà vua và được duy trì theo kiểu cha truyền con nối ( ví dụ nhà nước phong kiến Trung Quốc ). Quân chủ lập hiến ( quân chủ hạn chế ): là hình thức chính thể quân chủ mà quyền lực tối cao của Nhà nước được trao một phần cho người đứng đầu nhà nước và một phần được trao cho một cơ quan khác ( như nghị viện trong nhà nước tư sản hoặc hội nghị đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong kiến). Quân chủ đại nghị: quyền lực của các nguyên thủ quốc gia ( vua, hoàng đế ) bị hạn chế rất nhiều. Với tư cách nguyên thủ quốc gia, nhà vua chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống, sự thống nhất của một quốc gia, không có nhiều quyền hành trong thực tế.” Nhà vua trị vì nhưng không cai trị”. Hiện nay đang tồn tại ở một số nước như Nhật Bản, Anh, Thụy Điển,… +) Chính thể cộng hòa là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời hạn nhất định. Chính thể cộng hòa có hai hình thức chủ yếu là cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ. Chính thể cộng hòa đại nghị: nghị viện là một thiết chế quyền lực trung tâm, nghị viện có vai trò rất lớn trong cơ chế thực thi quyền lực nhà nước. Ở đây các nguyên thủ quốc gia ( tổng thống ) do nghị viện bầu ra và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính phủ do các Đảng chính trị chiếm đa số ghế trong nghị viện thành lập và chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm chính phủ. Có một số nước tổ chức theo chỉnh thể cộng hòa đại nghị đó là cộng hòa Liên bang Đức, cộng hòa Áo, Italia… Chính thể cộng hòa tổng thống: nguyên thủ quốc gia ( tổng thống ) có vai trò và vị trí rất quan trọng. Tổng thống do nhân dân trực tiếp, ( gián tiếp thông qua đại cử tri ) bầu ra. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ, nghị viện không có quyền lật đổ chính phủ. Ví dụ, nước Mỹ theo chính thể cộng hòa. Ngoài ra, còn tồn tại hình thức cộng hòa lưỡng tính vừa mang tính chất cộng hòa đại nghị vừa mang tính chất cộng hòa tổng thống. Chính thể cộng hòa lưỡng tính có đặc điểm sau: + Nghị viện do nhân dân bầu ra. + Trung tâm bộ máy quyền lực là tổng thống. Tổng thống cũng do nhân dân bầu, có quyền hạn rất lớn kể cả quyền giải tán nghị viện, quyền thành lập chính phủ, hoạch định chính sách quốc gia. + Chính phủ có thủ tướng đứng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổng thống và nghị viện. *)Hình thức cấu trúc nhà nước: là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xcs lập các mối quan hệ giữa các đơn vị ấy với nhau cũng như giữa các cơ quan Nhà nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương.Có 2 hình thức cấu trúc nhà nước là :nhà nước liên bang và nhà nước đơn nhất. +) Nhà nước đơn nhất:là nhà nước có chủ quyền chung ,có một hệ thống pháp luật thống nhất ,có một quốc hội và một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương dến địa phương.Ví dụ nhà nước Việt Nam, Trung Quốcđang tồn tại hình thức nhà nước đơn nhất . +Nhà nước liên bang : là nhà nước được hình thành từ hai hay nhiều nước thành viên (hay nhiều bang hợp lại).Trong nhà nước liên bang ,ngoài các cơ quan nhà nước và cơ quan quản lí nhà nước, hệ thống pháp luật nói chung cho toàn liên bang, thì mỗi nhà nước thành viên còn có hệ thống pháp luật và cơ quan quản lí nhà nước riêng.Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,Cộng hòa liên bang Đức, Nga….là những nhà nước liên bang. 5. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cột trụ của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân, là tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, quản lý kinh tế bằng kế hoạch, bằng chính sách kinh tế và các công cụ điều tiết khác. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh công nông và đội ngũ trí thức làm nền tảng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong tổ chức và hoạt động của mình, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tổ chức và hoạt động của nhà nước thực hiện n
Tài liệu liên quan