Đề tài Mô hình pháp luật về Kinh doanh Bảo hiểm ở Việt nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường

Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại mà thậm chí cho đến bây giờ người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện từ khi nào. Chúng ta có thể dễ dàng tìm được phế tích của những ngôi nhà tác phẩm nghệ thuật hoặc những dấu tích còn sót lại của những nền văn minh xưa kia. Tuy nhiên việc tái lập một cách chính xác cách thức mà các thị dân đầu tiên đã sử dụng để tổ chức các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế lại là một điều khó khăn hơn nhiều. Trong một số những dấu tích vật chất gây ấn tượng của văn minh thời Tiền sử, thời Cổ đại, thời Trung cổ và thời Cận đại có các kho lúa nơi mọi người dự trữ lương thực để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Câu chuyện trong kinh thánh Joeph giải thích giấc mơ của vua Ai Cập là một ví dụ minh hoạ nguyên tắc mà người ta đã áp dụng để tổ chức dịch vụ nói trên. Kinh nghiệm cho thấy rằng đôi khi cũng xảy ra mất mùa hoặc quân xâm lược ngăn cản người dân của một thành phố thu hoạch ở vùng nông thôn xung quanh. Mặc dù mỗi hộ gia đình có thể tự dự phòng cho những trường hợp xấu nói trên nhưng các thị dân đã sớm nhận ra rằng việc dự trữ chung hoặc theo từng cộng đồng có hiệu quả hơn. Mỗi người có khả năng sẽ phải đóng góp vào một khoản thuế nhỏ trong những năm được mùa, khi giá lương thực xuống thấp. Người ta thực hiện việc mua lương thực có thể dự trữ được chủ yếu là lúa mỳ. Nông dân thấy hài lòng do họ có thể bán được nhiều hơn( với giá cao hơn) so với khi cơ quan thuế không thực hiện việc mua lương thực trên thị trường. Gặp khi mất mùa hoặc khi thành phố bị vây hãm, cơ quan thuế sẽ xuất ra lương thực dự trữ để nuôi sống cư dân thành phố. Vì vậy, ý tưởng về việc lập một quỹ chung (trong trường hợp này là quỹ lương thực) đã xuất hiện trong tiềm thức con người. Ý tưởng này tỏ ra rất phù hợp với yêu cầu khách quan của đời sống của con người vốn thường xuyên bị rủi ro đe doạ. Vào cuối thế kỷ XV, khi Châu Âu thực hiện những chuyến đi khai phá tới Châu Á và Châu Mĩ, mở đường cho cái gọi là “cuộc cách mạng thương mại” xảy ra trước “cuộc cách mạng công nghiệp” nổi tiêng, ý tưởng về rủi ro và thành lập một quỹ chung đã xuất hiện cùng một lúc. Nếu một đội tàu nhỏ tìm cách đi từ Châu Âu tới Inđônêxia để mua bán hàng hoá và trở về với nhiều loại hàng hoá hấp dẫn, song lại có một số tàu không hoàn thành chuyến trở về. Một số tàu có thể bị chìm do bão tố, cạn kiệt nguồn cung cấp (hoặc đội thuỷ thủ bị chết vì bệnh tật), lạc đường, bị chìm do quá tải. Những người tham gia vào chuyến đi mạo hiểm đó đã cảm thấy sự cần thiết phải cùng nhau chia sẻ rủi ro để tránh tình trạng một số nhà đàu tư bị mất trắng khoản đầu tư của mình do hoàn cảnh ngẫu nhiên đã khiến cho con tàu của họ bị mất tích. Vì thế họ đã tìm ra hai cách nhằm đáp ứng nhu cầu này: Cách thứ nhất, là thành lập một liên doanh có góp vốn cổ phần theo đó một nhóm đầu tư cùng đầu tư vào một đội thuyền chở hàng chung, cùng chia sẻ rủi ro khi xảy ra tổn thất và phân chia lợi nhuận mà liên doanh thu được. Cách thứ hai, là bảo hiểm một hệ thống mà theo đó chủ tàu hay chủ hàng (có thể là một cá nhân hay một công ty) đề nghị trả một số tiền mặt cho người khác nếu những người này đồng ý sẽ bồi thường cho các chủ hàng thuộc con tàu khi con tàu đã nêu tên không hoàn thành một chuyến đi cụ thể nào đó. Theo cách này, thay cho việc phát triển trong cạnh tranh, việc chung vốn và bảo hiểm đã bổ xung cho nhau. Một số cá nhân hay công ty thu phí bảo hiểm bằng tiền mặt để đổi lấy một cam kết sẽ bồi thường cho chủ tàu trong trường hợp tàu bị mất tích. Những bảo hiểm này đã tạo lập một quỹ chung mà họ cam kết sử dụng để thanh toán cho người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.

doc68 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình pháp luật về Kinh doanh Bảo hiểm ở Việt nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan