Đề tài Mô hình ước lượng một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán OTC

Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập năm 2000 với số lượng công ty tham gia niêm yết ban đầu còn rất ít, đến cuối tháng 11/2007 thị trường chứng khoán Việt Nam có: - Mức vốn hóa đạt gần 385.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 45% GDP. - 230 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết

doc63 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình ước lượng một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán OTC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập năm 2000 với số lượng công ty tham gia niêm yết ban đầu còn rất ít, đến cuối tháng 11/2007 thị trường chứng khoán Việt Nam có: - Mức vốn hóa đạt gần 385.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 45% GDP. - 230 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết. - Hơn 350.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đăng ký . - 66 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động, 24 công ty quản lý quỹ, hơn 40 tổ chức lưu ký chứng khoán, 1 ngân hàng chỉ định thanh toán. đến nay đã có hơn 200 công ty niêm yết trên sàn. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành và phát triển, nên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, những vấn đề về chính sách, phương hướng phát triển, nhiều yếu kém tồn đọng và nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển chưa được biết đến, do đó, để thị trường phát triển, chúng ta cần phải có các biện pháp phù hợp. Tính cấp thiết của đề tài Bên cạnh thị trường niêm yết còn tồn tại thị trường chứng khoán phi tập trung OTC cũng phát triển mãnh liệt, thị trường này là một bộ phận không thể tách rời cảu thị trường chứng khoán. Hơn nữa, nó là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, để phát triển thị trường chứng khoán, công việc vô cùng quan trọng là phát triển thị trường phi tập trung này. Tuy nhiên khi giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung OTC nhà đầu tư gặp nhiều vấn đề khó khăn, đầu tiên đó là vấn đề cung cầu, muốn giao dịch chứng khoán trên thị trường này các nhà đầu tư phải tìm đến nhau thông qua Internet, môi giới, … do đó nó làm mất tính thanh khoản của cổ phiếu. Thứ hai, đó là vấn đề về thông tin, đây là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, bởi vì thông tin về các loại cổ phiếu trên thị trường này không đầy đủ, thiếu chính xác, thông tin về các doanh nghiệp không thể cập nhật liên tục đến nhà đầu tư được. Do đó giá của các loại cổ phiếu này thường được thổi phồng hoặc ép giá, làm lợi bất chính cho giới môi giới, đầu cơ,…gây thiệt hại đến các nhà đàu tư. Tiếp đó, do cần phải gặp mặt, giao dịch trực tiếp, trao tay giữa người bán và người mua với một số lượng tiền rất lớn, đây là một cơ hội tốt cho những kẻ trục lợi bất chính ra tay. Hướng giải quyết Do đó để giảm rủi ro của thị trường chứng khoán phi tập trung OTC, trước hết cần phải tập trung thị trường chứng khoán phi tập trung OTC, để minh bạch thông tin, thông tin của các doanh nghiệp phải truyền đạt 1 cách chính xác và nhanh chóng nhất đến nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng giá trị thực của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định chính xác, nâng cao tính thanh khoản cho các cổ phiếu OTC, giúp các nhà đầu tư giao dịch dễ dàng, giảm thiểu chi phí đi lại, giao dịch, giảm rủi ro khi giao dịch trực tiếp. Trong chuyên đề này, tôi nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường niêm yết đối với thị trường chứng khoán phi tập trung OTC. Qua đấy chúng ta có thể định hướng một cách tương đối về biến động của cổ phiếu OTC. Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thái Ninh đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt chuyên đề này. CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Tổng quan về Thị trường chứng khoán Việt Nam Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh vào ngày 20/07/2000 1.1. Sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư và thị trường chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế. Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế – chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. 1.2. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. 1.3. Chức năng của thị trường chứng khoán Việt Nam - TTCK là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế; - TTCK cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng; - TTCK tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán; - TTCK đánh giá hoạt động của các chủ thể phát hành chứng khoán; - TTCK tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. 1.4. Vai trò của thị trường chứng khoán Việt Nam - TTCK là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư. - TTCK là phương tiện huy động vốn. - TTCK là công cụ làm giảm áp lực lạm phát. - TTCK thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn. - TTCK tạo thói quen về đầu tư. - TTCK thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. 1.5. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán * Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) UBCKNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. * Sở Giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCKNN. * Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) TTGDCK có chức năng tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát hệ thống giao dịch và các hoạt động mua, bán chứng khoán trên thị trường. * Công ty chứng khoán (CTCK) CTCK là tổ chức tài chính trung gian thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, lưu ký chứng khoán. Công ty chứng khoán Kim Long là công ty chứng khoán thứ 19 được cấp phép và hiện đang hoạt động trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. * Các tổ chức phát hành chứng khoán Các tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở Việt Nam gồm: Chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty cổ phần, các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ. * Nhà đầu tư chứng khoán Nhà đầu tư là những cá nhân hay tổ chức tham gia mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Các tổ chức đầu tư có thể là các công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán. * Các tổ chức có liên quan khác - Các ngân hàng thương mại; - Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán; - Các tổ chức tài trợ chứng khoán. 1.6. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc cạnh tranh: giá cả trên thị trường phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và các đối tượng tham gia trên thị trường được cạnh tranh bình đẳng với nhau. Nguyên tắc công bằng: mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia xẻ thông tin. Nguyên tắc công khai: công khai về hoạt động của tổ chức phát hành, giao dịch của các loại chứng khoán trên thị trường. Nguyên tắc trung gian: mọi hoạt động mua bán chứng khoán đều phải thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán được phép hoạt động trên thị trường. Nguyên tắc tập trung: mọi giao dịch đều tập trung tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để đảm bảo việc hình thành giá cả trung thực, hợp lý. 1.7. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán * Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. * Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC). * Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn... 2. Công ty Cổ phần chứng khoán FPT (Fpts) Nhận giấy phép thành lập chính thức ngày 13/07/2007 Vốn điều lệ 440 tỷ VND Trụ sở chính tại Hà Nội Chi nhánh tại TP.HCM Tầng 2, Tòa nhà 71 Tầng 3 và 12, Tòa nhà Citylight Nguyễn Chí Thanh 45 Võ Thị Sáu, Quận 1 Phone: + (84 4) 7737070 Phone: + (84 8) 2908686 Fax: + (84 4) 7739058 Fax: + (84 8) 2906070 Website HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ FPTS Ông Hoàng Minh Châu - Chủ tịch HĐQT Bà Trương Thị Thanh Thanh – Ủy viên HĐQT Ông Hoàng Nam Tiến – Ủy viên HĐQT Ông Nguyễn Điệp Tùng – Ủy viên HĐQT – Tổng giám đốc TẦM NHÌN FPTS “FPTS mong muốn trở thành một định chế tài chính hùng mạnh, bằng nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ và năng lực công nghệ, mang lại những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng và cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần cho mọi thành viên” MỤC TIÊU 2007 - 2010 Trở thành công ty Chứng khoán số 1 Việt Nam với công nghệ hiện đại và chất lượng dịch vụ vượt trội Niêm yết trên sàn giao dịch Chứng khoán Đối tác chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG Chú trọng đầu tư nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên, đề cao đạo đức nghề nghiệp, nhằm đạt được tối đa sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng Không ngừng đầu tư nghiên cứu, tận dụng mọi thế mạnh công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất, cung cấp cho khách hàng một hệ thống giao dịch thuận tiện và an toàn, nhanh chóng và chính xác, công bằng và minh bạch Trở thành sự lựa chọn số 1 của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN Hơn 200 nhân viên có kinh nghiệm làm việc ở các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế Phong cách làm việc chuyên nghiệp Tuân thủ chặt chẽ Quy định đạo đức nghề nghiệp CÔNG NGHỆ Hệ thống hoạt động an toàn nhất. (Cơ chế máy chủ clustering, hạ tầng mạng song song và trung tâm dữ liệu dự phòng ) Tiện ích giao dịch qua internet và điện thoại với khả năng bảo mật nhất (sử dụng công nghệ RSA Token Card) Hệ thống Core hiện đại, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam do đối tác CMS được sử dụng rộng rãi tại Úc, Anh, HongKong, Singapore,… HỆ THỐNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Hệ thống Quản trị nguồn lực doanh nghiệp của Oracle (ERP) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (FIFA/MIS) Quản trị nguồn nhân lực (FHRM) Hệ thống chất lượng ISO 9000: 2001 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2007 Doanh thu Tổng doanh thu thuần toàn Công ty là 45.350 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán là 14.827 tỷ đồng chiếm 32.70%, doanh thu hoạt động tự doanh là 26.647 tỷ đồng chiếm 58.77% doanh thu. Số lượng tài khoản nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Công ty thời điểm 31/12/2007 là 6,169 (Trong đó HN là 4,341, HCM là 1,826). Lợi nhuận Mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động 03 tháng tại Hà Nội và 02 tháng tại Hồ Chí Minh và phải đầu tư lớn vào hệ thống công nghệ thông tin, trang bị nội thất văn phòng, sàn giao dịch nhưng Công ty đã có lãi ngay từ năm đầu hoạt động. Chỉ tiêu Năm 2007 Doanh thu thuần 45,350,538 Lãi trước thuế 12,404,769 Lãi sau thuế 8,933,113 Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2007 STT Chỉ tiêu Năm 2007 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 217,794,116 Trong đó: - Tiền của Công ty 93,072,821 - Tiền của nhà đầu tư 12,404,769 2 Đầu tư ngắn hạn 310,637,632 - Chứng khoán tự doanh 315,504,232 - Dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh - 4,866,600 3 Các khoản phải thu 15,380,688 4 Công cụ và dụng cụ 2,366,087 5 Tài sản lưu động khác 14,795,707 6 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 34,658,478 7 Tổng tài sản 595,632,708 8 Nợ ngắn hạn 146,699,595 Trong đó: - Phải trả cho nhà đầu tư 124,660,757 9 Vốn chủ sở hữu 440,000,000 10 Các quĩ và lợi nhuận chưa phân phối 8,933,113 - Quĩ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 446,656 - Quĩ dự phòng tài chính 446,656 - Lợi nhuận chưa phân phối 8,039,801 11 Tổng nguồn vốn 595,632,708 Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Trong năm 2007, Công ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước 279 triệu đồng. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2007 Công ty chứng khoán FPT được cấp phép thành lập và hoạt động theo Giấy phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 13/7/2007, với các nghiệp vụ kinh doanh: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán và Lưu ký chứng khoán. Ngoài các chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận kể trên, Công ty còn triển khai được rất nhiều hoạt động nhằm chuẩn bị nền móng cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Con người Xác định con người là sức mạnh cốt lõi, Công ty chứng khoán FPT luôn chú trọng xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, mang đậm văn hóa FPT. Nhờ những nỗ lực trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự, trọng dụng nhân tài, quan tâm đào tạo cán bộ, đề cao đạo đức nghề nghiệp, đến cuối năm 2007, Công ty đã có 200 cán bộ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm làm việc ở cả môi trường trong nước và quốc tế. Công nghệ Đầu tư tập trung, khai thác tối đa các ưu thế về công nghệ, Công ty đã xây dựng thành công hệ thống công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với các thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, hệ thống giao dịch của Công ty có thể phục vụ được số lượng rất lớn khách hàng với tốc độ cao, mọi lúc, mọi nơi tại sàn giao dịch cũng như qua điện thoại hay internet. Các phần mềm phục vụ giao dịch chứng khoán được lựa chọn để đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai theo tiêu chuẩn quốc tế, đang được sử dụng rộng rãi tại các quốc gia có thị trường chứng khoán rất phát triển như Úc, Anh, Hồng Kông, Ấn độ, Malaysia, Singapore,... Các trang WEB của Công ty được chứng thực bởi tổ chức có uy tín trên thế giới Verisign với giao thức SSL, đảm bảo an toàn về dữ liệu truy cập và dữ liệu trên đường truyền. Các giao dịch từ xa qua Internet, qua điện thoại được bảo mật bằng Thiết bị xác thực người dùng - Token Card của Hãng RSA. Trong năm 2007 Công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các sản phẩm dịch vụ trực tuyến: EzTrade – Đặt lệnh giao dịch trực tuyến; EzSearch – Cổng thông tin trực tuyến; EzTransfer – Đặt lệnh chuyển tiền trực tuyến; EzOpen – Mở Tài khoản trực tuyến; EzLink – Quản lý Cổ đông trực tuyến; và đang nghiên cứu, phát triển nhiều các sản phẩm tiện ích khác. Văn phòng Văn phòng của Công ty được xây dựng với các trang thiết bị qui mô và hiện đại. Đặc biệt, sàn giao dịch chứng khoán của Công ty tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những sàn có qui mô và hiện đại nhất tại Việt nam. Phát triển mạng lưới Trong năm 2007, Công ty đã thành lập Chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh theo đúng mô hình của trụ sở chính tại Hà Nội. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2008 Kế hoạch tăng trưởng năm 2008 Thị trường năm 2008 được nhận định là sẽ khó khăn hơn do nguy cơ về khủng hoảng kinh tế cục bộ và toàn cầu. Dự báo kinh tế thế giới sẽ phát triển chậm, lạm phát tại Việt Nam tăng. Các nhân tố ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán năm 2007 sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong năm 2008 như Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước, thuế chứng khoán, lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước lớn. Năm 2008, các cơ quan quản lý thị trường như: UBCK, HOSE, HASTC, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán đều có kế hoạch đầu tư công nghệ. Theo dự kiến, HASTC sẽ triển khai dự án xây dựng thị trường chứng khoán phi tập trung OTC vào khoảng cuối quí 2/2008. Cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán sẽ ngày càng quyết liệt. Căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại và dự kiến tình hình thị trường năm 2008, Hội đồng Quản trị trình Đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2008 như sau: Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu dự kiến Năm 2008 Doanh số 163,000,000 Lãi ròng 80,000,000 Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn CSH (ROE) 18% Kế hoạch triển khai năm 2008 Tăng thị phần môi giới của FPTS đạt 4.48% trên tổng thị trường; Tiếp tục xây dựng và cung cấp các sản phẩm Tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức cũng như các nhà đầu tư; Triển khai nghiệp vụ là Bảo lãnh phát hành. Phát triển mạng lưới giao dịch, mở thêm chi nhánh tại Đà nẵng, các phòng giao dịch tại HCM, Hà Nội và Đại lý nhận lệnh tại các tỉnh, thành phố khác; Chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp và hạ tầng công nghệ cho việc kết nối trực tiếp vào các sàn giao dịch HOSE và HASTC; Tiếp tục hoàn thiện và đưa vào hoạt động Sàn giao dịch chứng khoán OTC; Hoàn thiện các sản phẩm đã xây dựng năm 2007, tiếp tục triển khai các dịch vụ tiện ích khác phục vụ khách hàng; Hoàn thiện các ứng dụng quản trị nội bộ DỊCH VỤ DO FPTS CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tư vấn cổ phần hoá Tư vấn IPO Tư vấn phát hành Tư vấn bảo lãnh phát hành Tư vấn niêm yết Tư vấn tái cấu trúc vốn Tư vấn thẩm định dự án đầu tư Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư DỊCH VỤ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A) Tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Tư vấn hoàn thiện doanh nghiệp Sàn giao dịch M&A trực tuyến DỊCH VỤ PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ Định giá doanh nghiệp Rà soát đặc biệt Dự báo tài chính DỊCH VỤ TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA Dịch vụ tư vấn cổ phần hóa bao gồm toàn bộ các hoạt động cơ bản liên quan đến quá trình chuyển đổi, giúp khách hàng đạt được kết quả cao nhất của giai đoạn trong và sau CPH trên các khía cạnh: mô hình hoạt động, hiệu quả tài chính, uy tín và thương hiệu. Tư vấn xây dựng kế hoạch thực hiện Cổ phần hóa khả thi và hiệu quả; Hướng dẫn thực hiện kiểm kê/ phân loại tài sản; đối chiếu/xác nhận, phân loại công nợ đảm bảo tuân thủ quy định hiện hành; Tư vấn xử lý các vấn đề tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp; Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, đảm bảo sử dụng phương pháp định giá phù hợp nhất với doanh nghiệp và tuân thủ quy định hiện hành; Tư vấn xây dựng phương án sử dụng nhân lực đảm bảo hiệu quả hoạt động của Công ty sau khi chuyển sang công ty cổ phần; Tư vấn xây dựng phương án kinh doanh của Doanh nghiệp (giai đoạn 3– 5 năm sau khi cổ phần hóa) dựa trên năng lực của Doanh nghiệp và cơ hội của thị trường; Tư vấn xây dựng phương án bán cổ phần, bao gồm: hình thức cổ phần hoá, cơ cấu vốn điều lệ, phương thức phát hành phù hợp với hoạt động SXKD của công ty; Tư vấn lập và bảo vệ hồ sơ phê duyệt phương án cổ phần hoá; Tư vấn giới thiệu, quảng bá cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng; Tư vấn xây dựng Điều lệ doanh nghiệp, Quy trình quản lý các mặt hoạt động của Công ty cổ phần, đảm bảo phù hợp quy định hiện hành và phát huy tối đa hiệu quả quản lý; Tư vấn hoàn tất các công đoạn chuyển doanh nghiệp thành Công ty cổ phần theo quy định pháp luật: tổ chức Đại hội cổ đông, lập Báo cáo tài chính, phân phối Cổ phiếu, các thủ tục ra mắt/bàn giao Công ty cổ phần
Tài liệu liên quan