Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thương mại điện tử (TMĐT) ra đời là kết quả hợp thành của nền “kinh tế số hoá” và “xã hội thông tin”. Thương mại điện tử bao trùm một phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế và xã hội, nó mang đến lợi ích tiềm năng và đồng thời cả thách thức lớn cho người sử dụng.

doc45 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thương mại điện tử (TMĐT) ra đời là kết quả hợp thành của nền “kinh tế số hoá” và “xã hội thông tin”. Thương mại điện tử bao trùm một phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế và xã hội, nó mang đến lợi ích tiềm năng và đồng thời cả thách thức lớn cho người sử dụng. Thương mại điện tử đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu, tuy hiện nay đang áp dụng chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển nhưng các nước đang phát triển cũng bắt đầu tham gia. Toàn cầu đang hướng tới giao dịch thông qua TMĐT. Việt Nam tuy cơ sở hạ tầng cho TMĐT chưa hình thành hoàn thiện, song cùng xu hướng hội nhập, chúng ta là thành viên của APEC, của ASEAN là quan sát viên của WTO, Việt Nam “không thể sớm” cũng “không thể muộn“ tham gia TMĐT. Thương mại điện tử đưa lại lợi ích tiềm tàng giúp người tham gia thu được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí, mở rộng quy mô doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ kinh doanh và đặc biệt với nước đang phát triển đây là cơ hội tạo bước tiến nhảy vọt rút ngắn khoảng cách với các nước tiến triển. Song như lời khuyên của một chuyên gia trung tâm thương mại quốc tế: “Chớ nên nhìn nhận TMĐT chỉ đơn thuần là dùng phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động buôn bán truyền thống mà nên hiểu rằng khi chấp nhận và ứng dụng TMĐT thì toàn bộ hình thái hoạt động của một nước sẽ thay đổi, cả hệ thống giáo dục, cả tập quán làm việc, cả quan hệ quốc tế”. Nhận thức được vai trò lớn của TMĐT với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,... Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam môi trường cho TMĐT chưa hình thành ngay cả việc nhận thức về TMĐT cũng còn sơ sài và chưa phổ biến trong dân chúng. Song Việt Nam đang bắt đầu xây dựng các quy định khung để hình thành chiến lược về TMĐT tiếp đó xây dựng và thực hiện chương trình tổng thể chấp nhận và áp dụng TMĐT. Cùng với việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước kết hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, em xin mạnh dạn đề xuất "một số biện pháp thúc đẩy phát triển TMĐT ở Việt nam". Thương mại điện tử là vấn đề mới mẻ với kiến thức có hạn, đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được học hỏi thêm cũng như mong muốn một ngày gần đây TMĐT sẽ góp phần đưa Việt nam trở thành con rồng Châu á. Nội dung đề tài gồm ba chương lớn: - chương 1: Những vấn đề cơ bản về tMĐT. - chương 2: Thực trạng phát triển tMĐT trên thế giới và ở việt Nam. - chương 3: Một số biện pháp thúc đẩy TMĐT ở Việt nam. Chương I Những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử I-/ Tầm quan trọng của thương mại điện tử: 1-/ Khái niệm thương mại điện tử: Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã đưa tới cuộc “cách mạng số hoá” thúc đẩy sự ra đời của “kinh tế số hoá” và “xã hội thông tin” mà TMĐT là một bộ phận hợp thành. TMĐT là gì ? TMĐT - “Electrolic Commerce”, một số yếu tố hợp thành của nền kinh tế số hoá, là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử, là việc trao đổi thông tin thương mại thông tin qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là “thương mại không có giấy tờ”). “Thông tin” trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm các thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ hoạ, quảng cáo,... “Thương mại” - (commerce) được hiểu là mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ứng thác hoa hồng, tư vấn, xây dựng công trình,... Như vậy, phạm vi của TMĐT rất rộng bao quát hầu như mọi hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hoá dịch vụ (Trade), nó chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của TMĐT. 2-/ Thương mại điện tử là thách thức và cơ hội cần lợi dụng để thực hiện thương mại: Thương mại điện tử mang lại những tiềm năng to lớn cho doanh nghiệp và toàn xã hội. Nhờ các phương tiện của TMĐT các doanh nghiệp có được thông tinh phong phú giúp các cơ hội kinh doanh, giao dịch với nhiều đối tác trong cùng thời điểm; các chi phí văn phòng, bán hàng, giao dịch giảm hàng trăm lần; dễ dàng tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng. Rút ngắn chu kỳ thời gian sản xuất, và trên quan điểm chiến lược lâu dài, việc khuếch trương TMĐT sẽ trực tiếp giúp cho sự phát triển của công nghệ thông tin. Với các nước đang phát triển TMĐT giúp cho họ dễ dàng tiếp xúc với thị trường rộng lớn, trong cũng như ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển văn minh của đất nước. Chính vì vậy, tuy TMĐT là phương thức mới phát triển tốc độ nhanh: Năm 1997, tổng doanh số TMĐT toàn thế giới mới đạt 18 tỷ USD, năm 1999 đã lên gần 71 tỷ USD theo dự báo của APEC, doanh số này vào 2002 có thể lên tới 1 nghìn tỷ USD: trong đó trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp chiếm khoảng 50%, dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác khoảng 45%, dịch vụ bán lẻ khoảng 5%. Thách thức: “Tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó”. Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ ký) đều ở dạng số hoá. Chỉ cần một sự xâm nhập thông tin chính xác của “giác máy tính” có thể dẫn đến rủi ro khôn lường như mất tiền, mất thông tin mật, có thể dẫn đến phá sản ở doanh nghiệp và nguy hại tới an ninh quốc gia. Ngoài ra trên lĩnh vực văn hoá xã hội, cùng với tác dụng bao trùm của Internet làm công cụ gián tiếp, nó có thể trở thành “hòm thư” mua - bán dâm, ma tuý và buôn lậu; các lực lượng phản xã hội đưa lên Internet phim con heo, tuyên truyền kích dục trẻ em, hướng dẫn làm bom thư; làm chất nổ phá hoại; tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo. Đặc biệt trong giao dịch, mua bán. Quy cách phẩm chất hàng hoá và các thông tin liên quan đều ở dạng số hoá, nên người mua không hiểu rõ về sản phẩm như buôn bán vật thể, do đó rủi ro sẽ rất cao, dễ bị kẻ xấu lợi dụng lừa gạt. Nhất là với một nước nghèo như nước ta trình độ tin học còn non yếu thì trong thời kỳ đầu phòng tránh những “cú lừa có quy mô” là điều cần lưu ý. Còn vấn đề cốt lõi xâu xa với các nước nghèo đó là Mỹ với sự khống chế công nghệ thông tin quốc tế cả phần cứng, phần mềm. Mỹ đi đầu trong kinh tế số hoá và TMĐT. Vì vậy toàn thế giới sẽ chịu sự khống chế công nghệ của Mỹ và các nước tiên tiến gần với Mỹ. 3-/ TMĐT đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu: Nền tảng TMĐT quốc tế là Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại (vệ tinh viễn thông, cáp, vô tuyến, các khí cụ điện tử). Internet đang phát triển rất nhanh cả về phạm vi bao thư, phạm vi ứng dụng, và chất lượng vận hành. Năm 1991 mới có 31 nước nối mạng Internet, tới giữa năm 1997 đã có 171 nước; Số trang Web vào giữa năm 1993 là 130, tới cuối năm 1998 đã lên tới 3,69 triệu trang. Giữa năm 1994, toàn thế giới có 3,2 triệu địa chỉ Internet, tới 1996 đã lên tới 12,9 triệu địa chỉ với khoảng 67,5 triệu người sử dụng ở khắp Châu lục, giữa 1998 đã có 36,7 triệu địa chỉ Internet với 100 triệu người sử dụng. Theo dự báo số người sử dụng Internet toàn thế giới năm 2000 sẽ lên đến 365 triệu, và 2005 sẽ lên khoảng 1 tỷ người. Người Mỹ đã liên tục nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại vào Internet. Họ đã có chương trình 5 năm 1998-2000 xây dựng mạng liên lạc viễn thông băng rộng toàn cầu qua các vệ tinh, cho phép với tới hầu hết số dân 2 tỷ người đang sống không có điện thoại trên toàn thế giới. Các phương tiện liên lạc vô tuyến đang hội nhập vào Internet. Các tuyến cáp quang đang được rải trên khắp Châu lục để liên kết tất cả các khí cụ điện tử vào Internet, sẽ cho phép truy cập nhanh gấp 10 lần so với mạng lưới cáp điện thoại hiện nay. Theo ước tính Internet/Web đang phát triển với tốc độ cứ 100 ngày thì tổng lượng thông tin qua "võng mạc toàn cầu" lại tăng lên gấp đôi. Số liệu trung bình các nguồn doanh số TMĐT toàn thế giới năm 1997 đạt khoảng 18 tỷ USD, năm 1998 ước 31 tỷ USD, năm 1999 (dự báo) 71 tỷ USD, năm 2000 (dự báo) 200-250 tỷ USD và năm 2002 là 300 tỷ USD. Về luật lệ liên quan TMĐT: ã Tháng 12-1985 Đại hội đồng liên hiệp quốc ra Nghị quyết yêu cầu các Chính phủ và tổ chức quốc tế áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn pháp lý của các giao dịch điện tử. ã Tháng 2-1992 Hội nghị các tổ chức (UNCTAD) đề xuất sáng kiến về hiệu quả thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào sâu hơn buôn bán quốc tế. ã Tháng 10-1994 UNCTAD đề xuất chương trình "tâm điểm mậu dịch" (Trade Point Programe). ã Tháng 12-1996 Đại hội đồng liên hiệp quốc yêu cầu các nước phổ biến rộng rãi nội dung đạo luật mẫu về TMĐT do UNCTAD thảo ra. ã Tháng 7-1997 Uỷ ban Châu Âu phát hành tài liệu mang tính chính sách vạch ra khuôn khổ cho TMĐT ở Châu Âu. ã Tháng 11-1997 APEC đã vạch ra chương trình công tác về TMĐT trong khu vực APEC và thành lập một tổ chức mang tên là "APEC Electronic commerce Task Force". ã Tháng 10-1997 ASEAN tổ chức Hội nghị bàn tròn về TMĐT tại Mã Lai. ã Tháng 7-1998 "Tiểu ban điều phối về TMĐT" của ASEAN họp lần thứ nhất. ã Tháng 9-1998 UNCTAD tổ chức Hội thảo khu vực các nước ảrập về TMĐT. ã Tháng 11-1998 UNCTAD ra tuyên bố báo chí kêu gọi các nước đang phát triển tăng cường tham gia vào TMĐT, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ã Tháng 9-1998 Hội nghị lần thứ 2 tại ASEAN về TMĐT. ã Tháng 11-1998 APEC công bố "Chương trình hành động của APEC về TMĐT" ã Tháng 1-1999 "Các nguyên tắc chỉ đạo về TMĐT ASEAN" thông qua lần cuối để chuẩn bị đưa ra Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (lần thứ 30) phê chuẩn. Như vậy TMĐT là vấn đề toàn cầu, không một quốc gia nào trên thế giới đến bây giờ không đưa ra chiến lược cho mình. 4-/ TMĐT với bối cảnh Việt Nam đang tham gia hội nhập khu vực và quốc tế. Việt Nam đã hội nhập APEC, là thành viên của ASEAN và là quan sát của WTO. Với tốc độ phát triển của TMĐT, đòi hỏi công việc giao dịch - buôn bán đã, đang và sẽ sử dụng ngày một nhiều hơn bằng các phương tiện điện tử. Hiện nay, môi trường cho TMĐT theo đúng nghĩa chưa hình thành ở Việt Nam, bước vào lĩnh vực TMĐT Việt Nam không thể tránh khỏi những thách thức lớn như đã nêu và nó sẽ là thách thức lớn hơn nữa nếu ngay từ bây giờ chúng ta không có cái nhìn xác thực về TMĐT và tầm quan trọng của nó. TMĐT mới vào Việt Nam từ năm 1997, vấn đề này còn là mới mẻ, và nhiều bí ẩn đối với chúng ta. Việt Nam đã tham gia thảo luận và cam kết quốc tế về TMĐT cụ thể với APEC và ASEAN. Từ đây cho thấy Việt Nam "không thể sớm, cũng không thể muộn" triển khai công việc theo hướng TMĐT. Việt Nam phải có quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, tạo dựng tốt hạ tầng cơ sở, đồng thời phải có chương trình thử nghiệm để tiến tới hoà nhập vào TMĐT thế giới. II-/ Những vấn đề chung về Thương mại điện tử. 1-/ Nhận thức về TMĐT. 1.1-/ Số hoá và "nền kinh tế số hoá" Cho tới đầu thế kỷ này, để liên lạc với nhau, người ta sử dụng các hệ số ký hiệu như âm thanh, hình ảnh, và chữ viết. Trong nửa đầu thế kỷ, kỹ thuật số trên cơ sở hệ nhị phân. Kỹ thuật số được áp dụng trước hết vào máy tính điện tử, tiếp đó sang lĩnh vực khác. Việc áp dụng kỹ thuật số có thể coi là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại gọi là cuộc cách mạng số hoá. Cách mạng số hoá diễn ra với tốc độ cao, chiếc máy tính điện tử đầu tiên có chương trình hoá ra đời 1946, kích thước 4 - 5 gian buồng trị giá nhiều triệu đô la, và chỉ thực hiện 5000 lệnh một giây. 50 năm sau, máy tính điện tử cá nhân thông dụng chỉ có kích thước để bàn trị giá gần 1 nghìn đô la, và thực hiện trên 400 triệu lệnh; dự kiến vào 2012 là 1000 triệu lệnh. Ngoài ra còn có siêu máy tính mà Bộ Quốc phòng Mỹ đặt cho hãng IBM tốc độ hàng nghìn tỷ lệnh trong một giây; các phương tiện hiện đại cũng song song phát triển, một sợi cáp quang mỏng như sợi tóc có thể truyền được lượng thông tin chứa đựng trong 90 nghìn cuốn từ điển bách khoa trong một giây. Trong bối cảnh này khái niệm "TMĐT" đang hình thành và ứng dụng rộng rãi. 1.2-/ Các phương tiện kỹ thuật điện tử bao gồm: 1.2.1 Điện thoại. Toàn thế giới có khoảng một tỷ đường dây thuê bao điện thoại và khoảng 340 triệu người dùng điện thoại. Điện thoại là phương tiện phổ thông để sử dụng và thường mở đầu cho các giao dịch thương mại với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng điện thoại đang và sẽ trở lên càng rộng rãi hơn. 1.2.2 Máy điện báo (Telex) và Fax. Máy Fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống; và nay gần như đã thay thế hẳn máy Telex chỉ truyền được lời văn. 1.2.3 Truyền hình Toàn thế giới có khoảng 1 tỷ máy thu truyền hình, truyền hình đóng vai trò quan trọng trong thương mại, nhất là trong quảng cáo hàng hoá, song truyền hình chỉ là một công cụ viễn thông một chiều, qua truyền hình khách hàng không thể tìm kiếm được các chào hàng, không thể đàm phán với người bán về các điều khoản mua bán. 1.2.4 Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử. Thanh toán là khâu quan trọng nhất của thương mại, và TMĐT không thể thiếu được công cụ thanh toán điện tử thông qua các hệ thống thanh toán điện tử thông qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. 1.2.5 Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ. Mạng nội bộ là toàn bộ mạng thông tin của một xí nghiệp hay cơ quan và các liên lạc mọi kiểu giữa các máy tính điện tử trong cơ quan xí nghiệp đó, cộng với liên lạc di động. 1.2.6 Internet và Web. Internet là liên mạng. Năm 1985 ở Mỹ có 2000 máy chủ thuê bao, năm 1986 các máy tính ngoài biên giới Mỹ cũng nối kết vào. Năm 1994 toàn thế giới có khoảng 3 triệu người sử dụng Internet, năm 1996 con số đã là 67 triệu người. Năm 1998 toàn thế giới có khoảng 100 triệu người sử dụng Internet/Web. Dự báo 1999 là 150 triệu người sử dụng. Nhờ có mạng và các máy tính có địa chỉ Internet có thể giao tiếp với nhau, truyền gửi cho nhau các thông điệp. Internet được gọi là "toàn cầu võng mạc" hay còn gọi là "võng mạng toàn cầu". Công nghệ Internet chỉ thực sự trở thành công cụ đắc lực khi áp dụng thêm giao thức chuẩn quốc tế HTTP (HyperText Transfer Protocol) bằng dịch vụ Web, người sử dụng đọc các thông tin viết bằng ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language) hoặc các ngôn ngữ khác kết hợp với HTML, và truyền từ nơi này tới nơi khác trên cơ sở giao thức quốc tế. FTP (File Transfer Protocal), POP (Post office Protocol), SMTP (Simple Message Transfer Protocol), NNTP (Net News Transfer protocol). Web còn được gọi là "võng thị toàn cầu", Web giống như một thư viện không lồ có hàng triệu sách, mỗi cuốn có hàng triệu trang và mỗi trang có một gói tin với nội dung nhất định. Ngày nay do công nghệ Internet được áp dụng rộng rãi vào việc xây dựng và các mạng nội bộ và mạng ngoại bộ. Internet ra đời và phát triển đã tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá. Dù rằng, không dùng Internet/Web vẫn có thể làm thương mại điện tử, song ngày nay nói tới TMĐT thường có nghĩa là nói tới Internet và Web, vì thương mại đã và đang trong quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và hiệu quả hoá, cả hai xu hướng ấy đều đòi hỏi phải sử dụng triệt để Internet và Web như các phương tiện đã được quốc tế hoá cao độ và có hiệu quả sử dụng cao. 1.3-/ Các hình thức hoạt động thương mại điện tử. 1.3.1 Thư tín điện tử. Các đối tác sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng gọi là thư tín điện tử (e-mail). Đây là thể thông tin ở dạng “phi cấu trúc” nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thoả thuận. 1.3.2 Thanh toán điện tử: Là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử thay vì việc giao tay tiền mặt; việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng,... là các dạng của thanh toán điện tử. Ngày nay thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: ã Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính: Phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty. ã Tiền mặt Internet: Là tiền được mua từ một nơi phát hành sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong phạm vi một nước cũng như các quốc gia, được thực hiện bằng kỹ thuật số hoá đ tiền được gọi là “tiền mặt số hoá”. ã Túi tiền điện tử: Là nơi để tiền mặt Internet mà chủ yếu là thẻ khôn minh, kỹ thuật của nó là “mã hoá khoá công khai/bí mật”. ã Thẻ khôn minh: ở mặt sau của thẻ là một chip máy tính điện tử có bộ nhớ để lưu trữ tiền số hoá, tiền ấy chỉ được “chi trả” khi người sử dụng và thông điệp được xác thực là “đúng”. ã Giao dịch ngân hàng số hoá: Là giao dịch chứng khoán số hoá. 1.3.3. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): Là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin. EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên bình diện toàn cầu. EDI được áp dụng từ trước khi có Internet. Nay EDI được thực hiện thông qua Internet. EDI xuất hiện khái niệm “mang ảo mật” là mang riêng giữa hai công ty nhưng được thiết lập trên Web. TMĐT qua biên giới về bản chất là EDI với các nội dung. * Giao dịch kết nối. Đặt hàng. Giao dịch gửi hàng. Thanh toán. 1.3.4. Giao gửi số hoá các dung liệu: Dung liệu là các hàng hoá mà cái người ta cần đến là nội dung của nó mà không phải là bản thân vật mang nội dung như: tin tức, phim,... Trước đây dung liệu được giao dưới dạng hiện vật. Nay dung liệu được số hoá và truyền giữ theo mạng gọi là “giao gửi số hoá”. ở Mỹ hiện nay 90% dân chúng dùng Internet/Web để thu nhận tin tức và thông tin, và khoảng 80,5% sử dụng Internet/Web làm công cụ phục vụ nghiên cứu. 1.3.5 Bán lẻ hàng hoá hữu hình: Cho tới 1994-1995 hình thức bán hàng này còn chưa phát triển, ngay ở Mỹ cũng chỉ có vài cửa hàng có mặt trên Internet. Nay danh sách này đã mở rộng về bề sâu và chiều rộng, từ hoa, quần áo tới ô tô,... gọi là “mua hàng trên mạng”. ở một số nước Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hoá hữu hình. Dưới đây là biểu tỷ trọng các loại hàng hoá và dịch vụ trong TMĐT thế giới: Ngành công nghiệp 1997 2000 Dịch vụ ngân hàng và tài chính 21,05% 34,04% Giao dịch chứng khoán 7,89% 17,02% Mua hàng bằng giỏ hàng điện tử 31,47% 10,21% Phần mềm máy tính điện tử 10,39% 5,11% Phần cứng máy tính điện tử 2,10% 6,81% Sách báo 2,62% 1,28% Nhạc 2,62% 1,7% Lữ hành (chọn tuyến đi, mua vé máy bay) 18,35% 10,21% Đặt mua vé (xem hát, phim,...) 1,41% 1,7% Điện thoại 1,05% 5,11% Quảng cáo 1,05% 6,81% Tổng số 100% 100% 1.4-/ Giao dịch TMĐT: ã Người với người. Qua điện thoại, máy Fax và thư điện tử. ã Người với máy tính điện tử. Trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử. ã Máy tính điện tử với máy tính điện tử. Qua trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) thẻ khôn minh, các dữ liệu mã hoá bằng vạch. ã Máy tính điện tử với người. Qua thư tín do máy tính tự động sản ra, máy Fax, và thư điện tử. 1.5-/ Các bên tham gia TMĐT: ã Giữa doanh nghiệp với người tiêu thụ. Giao dịch qua điện thoại, các biểu mẫu điện tử, thư điện tử, fax. Mục đích giúp người tiêu thụ có thể mua hàng tại nhà. ã Giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch qua EDI, các biểu mẫu điện tử, thẻ khôn minh, mã vạch. Trao đổi dữ liệu mua bán và thanh toán hàng hoá và lao vụ mục đích đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. ã Giữa doanh nghiệp với các cơ quan Chính phủ. Dùng điện thoại, E-mail, Fax, các biểu mẫu điện tử. Nhằm mục đích mua sắm Chính phủ theo kiểu trực tuyến, các mục đích quản lý thuế quan, thông tin. ã Giữa người tiêu thụ với các cơ quan Chính phủ. Điện thoại, Fax, biểu mẫu điện tử. Giải quyết các vấn đề thuế, hải quản, thông tin. ã Giữa các Chính phủ. Fax, điện thoại, các biểu mẫu điện tử, EDI. Nhằm trao đổi thông tin. 1.6-/ Hình thái hợp đồng TMĐT: TMĐT bao quát cả giao dịch có hợp đồng và giao dịch không có hợp đồng. Xét riêng về giao dịch có hợp đồng thì hợp đồng TMĐT có một số điểm khác với hợp đồng thông thường: ã Địa chỉ pháp lý của các bên: Ngoài địa chỉ địa
Tài liệu liên quan