Đề tài Một số biện pháp xây dựng trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quốc Gia

Nhận thức về tầm quan trọng của nền giáo dục nói chung và cấp tiểu học nói riêng: - Như chúng ta đã biết Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển nền gíao dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII), đã định hướng chiến lược phát triển Giáo Dục- Đào Tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phát triển toàn điện trong quá trình hội nhập nền kinh tế của thế giới WTO phải phát triển mạnh Giáo dục- Đào Tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển mạnh và bền vững. Trong nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung Ương II khoá VIII đã chỉ rõ: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu .”. Đúng vậy đất nước muốn phát triển thì phải có con người có đủ đức, đủ tài để sẵn sàng đáp ứng mọi việc. Nơi đào tạo con người “Nhân tài” chính là các trường học không ai giám phủ nhận điều đó. Như vậy cấp tiểu học lại càng quan trọng hơn vì nó là cấp học nền tảng làm cơ sơ sở cho các cấp học trên. Là cấp học không thể thiếu được. Cấp tiểu học có môi trường thuận lợi thì chất lượng càng cao. Có thể so sánh rằng khi ta xây dựng một toà nhà cao tầng thì yêu cầu cốt móng phải vững chắc, đúng như vậy. Mà điều kiện thuận lợi nhất cho cấp tiểu học nâng cao chất lượng toàn diện đó là trường phải đạt các tiêu chí của trường TH Chuẩn Quốc Gia. Với tinh thần cơ bản đó, trong hoạt động Giáo dục- Đào Tạo, đội ngũ CBQL, giáo viên, CSVC- trang thiết bị, công tác XHH giáo dục là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng Giáo Dục- Đào Tạo. Những năm qua, tình hình đội ngũ CBQL, giáo viên trong đơn vị chưa đồng bộ về cơ cấu, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lí, yếu về chuyên môn chưa chuẩn về đào tạo. (Chưa kể đến thực trạng thiếu giáo viên trầm trọng trong những năm trước đây). Có thể nêu một số ví dụ: Giáo viên đào tạo cấp tốc 12+1; 9+3; 9+1; 12+ 3 tháng chiếm tỉ lệ lớn, chất lượng đào tạo các hệ cũng không đồng đều, chưa mang tính thống nhất chung, dẫn đến phân hoá về tay nghề, năng lực giảng dạy của từng giáo viên. Về CSVC thiếu, tạm bợ một số phòng học còn phải mượn hội trường các đội sản xuất, chưa nói đến bàn ghế của GV và HS lại càng thiếu trầm trọng hơn.

doc17 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3237 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp xây dựng trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quốc Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC TT  NỘI DUNG  TRANG  GHI CHÚ   1  Phụ lục  1    2  Sơ yếu lý lịch  2    3  Lý do chọn đề tài  3- 4    4  Nội dung biện pháp giải quyết vấn đề  5 - 14    5  Kết luận  15    6  Bài học kinh nghiệm  16    7  Những ý kiến đề xuất  17    8  Các từ viết tắt: CBGV NV: Cán bộ giáo viên nhân viên. XHHGD: Xã hội hoá giáo dục. HS: Học sinh. SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm. CMHS: Cha mẹ học sinh. CBQL: Cán bộ quản lý. CBCNV: Cán bộ công nhân viên.     SƠ YẾU LÝ LỊCH: Họ và tên : NGUYỄN VĂN HÀ Sinh ngày : 5/9/1962 Chức vu : Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường TH Phan Đình Phùng Xã Êakly Huyện Krông păc Tỉnh Đắk Lắk. Hộ khẩu thường trú: Thôn 6A Xã Eakly Huyện Krông Păc Tỉnh Đắk Lắk. Cơ quan quản lí đề tài : Phòng GD & ĐT Huyện Krông PăcTỉnh Đắk Lắk. I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1/ Cơ sở lý luận: Nhận thức về tầm quan trọng của nền giáo dục nói chung và cấp tiểu học nói riêng: - Như chúng ta đã biết Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển nền gíao dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII), đã định hướng chiến lược phát triển Giáo Dục- Đào Tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phát triển toàn điện trong quá trình hội nhập nền kinh tế của thế giới WTO phải phát triển mạnh Giáo dục- Đào Tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển mạnh và bền vững. Trong nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung Ương II khoá VIII đã chỉ rõ: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu….”. Đúng vậy đất nước muốn phát triển thì phải có con người có đủ đức, đủ tài để sẵn sàng đáp ứng mọi việc. Nơi đào tạo con người “Nhân tài” chính là các trường học không ai giám phủ nhận điều đó. Như vậy cấp tiểu học lại càng quan trọng hơn vì nó là cấp học nền tảng làm cơ sơ sở cho các cấp học trên. Là cấp học không thể thiếu được. Cấp tiểu học có môi trường thuận lợi thì chất lượng càng cao. Có thể so sánh rằng khi ta xây dựng một toà nhà cao tầng thì yêu cầu cốt móng phải vững chắc, đúng như vậy. Mà điều kiện thuận lợi nhất cho cấp tiểu học nâng cao chất lượng toàn diện đó là trường phải đạt các tiêu chí của trường TH Chuẩn Quốc Gia. Với tinh thần cơ bản đó, trong hoạt động Giáo dục- Đào Tạo, đội ngũ CBQL, giáo viên, CSVC- trang thiết bị, công tác XHH giáo dục là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng Giáo Dục- Đào Tạo. Những năm qua, tình hình đội ngũ CBQL, giáo viên trong đơn vị chưa đồng bộ về cơ cấu, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lí, yếu về chuyên môn chưa chuẩn về đào tạo. (Chưa kể đến thực trạng thiếu giáo viên trầm trọng trong những năm trước đây). Có thể nêu một số ví dụ: Giáo viên đào tạo cấp tốc 12+1; 9+3; 9+1; 12+ 3 tháng chiếm tỉ lệ lớn, chất lượng đào tạo các hệ cũng không đồng đều, chưa mang tính thống nhất chung, dẫn đến phân hoá về tay nghề, năng lực giảng dạy của từng giáo viên. Về CSVC thiếu, tạm bợ một số phòng học còn phải mượn hội trường các đội sản xuất, chưa nói đến bàn ghế của GV và HS lại càng thiếu trầm trọng hơn. Từ thực trạng đội ngũ, CSVC đã nêu trên, nhằm tạo ra sự đồng đều, đồng bộ để nâng cao chất lượng dạy học, cần có một kế hoạch tổng thể, chi tiết (Đề ra những giải pháp để hoàn thiện dần 5 tiêu chí của trường TH đạt Chuẩn Quốc Gia). Nhà trường xem đây là bước đột phá, một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt quá trình quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động của đơn vị. Từ chổ đội ngũ giáo viên có độ chín trong nghiệp vụ sư phạm, đầy đủ về CSVC không những giúp cho chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao, mà còn có tác dụng ảnh hưởng tốt trong tập thể, cộng đồng. Uy tín của người thầy, niềm tin của CMHS, nhân dân sẽ là động lực, sự cổ vũ mạnh mẽ, tạo đà cho quá trình phát triển mạnh, toàn diện và vững chắc. Từ đó giải quyết được rất nhiều công việc chung, kể cả nhiệm vụ then chốt XHHGD. Ta khảng định chắc chắn là chất lượng dạy học, giáo dục toàn diện không cao khi chất lượng đội ngũ nhà giáo còn non, thiếu, CSVC không đầy đủ, các điều kiện hỗ trợ không có nếu đạt thì chất lượng giáo dục toàn diện thấp. Tóm lại: Xây dựng đầy đủ CSVC, đội ngũ CBQL có năng lực lãnh đạo, giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng trong nghề nghiệp chuẩn về đào tạo sẽ giúp cho đơn vị phát triển nhanh và vững chắc, quyết định chất lượng dạy và học, tạo được niềm tin của CMHS về việc học của con em mình, cộng đồng cùng chăm lo, xây dựng, hỗ trợ, tạo ra động lực thúc đẩy tiến trình XHHGD cả bề rộng lẫn chiều sâu. Những vấn đề nhà trường đã giải quyết trong quá trình xây dựng trường TH đạt Chuẩn Quốc Gia cũng không thoát ly ngoài những quy định chung của ngành, của các cấp. Điều đáng lưu ý là: Từ những quy định bắt buộc, những vấn đề đã định hướng, đơn vị đã biết chọn lọc, tìm cách làm cho phù hợp với đặc điểm thực tế của nhà trường. Thật ra những nội dung được trình bày sau đây tuy không nổi bật là một Đề Tài Khoa Học rõ nét, nhưng cũng nói lên những việc làm mang tính trọng tâm, cơ bản trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mà đã mang lại kết quả bền vững, đồng thời việc mạnh dạn đột phá, đi tắt đón đầu, tạo được sự chấp nhận, đồng tình ủng hộ của tập thể sư phạm, khơi dậy phong trào, khai thác tiềm năng sẵn có trong tập thể CBQL, GV,NV và toàn xã hội. 2/ Cơ sở thực hiện: Vai trò lãnh đạo của ngành Sở GD&ĐT, Phòng GD&Đ đóng vai trò định hướng. Từ khi có QĐ 1366/1996 ra đời Sở GD&ĐT Tỉnh Đăk Lăk đã có kế hoạch cho các Phòng GD&ĐT các Huyện triển khai thực hiện. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Tỉnh Đăk Lăk Phòng GD&ĐT Huyện Krông Păc đã xây dựng kế hoạch triển khai và quy hoạch một số trường có khả năng đạt các tiêu chí từng bước có kế hoạch đầu tư xây dựng. Trường TH Hoàng Hoa Thám là một trong 3 trường của Huyện Krông păc được diện quy hoạch xây dựng trường chuẩn đợt đầu tiên của Huyện và của Tỉnh. Các tiêu chí yêu cầu của trường TH đạt Chuẩn Quốc Gia theo QĐ 1366/1996 và QĐ 32/2005-BGD&ĐT. Đây là điều kiện thuận lợi nhất cho cấp tiểu học để nâng cao chất chất lượng giáo dục toàn diện trước mắt và lâu dài. Là một môi trường giáo dục toàn diện để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, toàn xã hội cùng quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nhằm đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. 3/ Điều kiện thực tế: Môi trường dạy học của trường Tiểu Hoc đạt chuẩn Quốc Gia đã thuận lợi bắt buộc ý thức của CBGV và toàn xã hội, khi có một môi trường dạy học đầy đủ về CSVC, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, với điều kiện thuận lợi như vậy thì bản thân CBQL đội ngũ thầy cô giáo, học sinh càng phải cố gắng hơn mà mọi đối tượng đều ra sức cố gắng thì kết quả đạt cao hơn. II/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Với mô hình trường TH chuẩn Quốc Gia là một môi trường thật lý tưởng cho việc thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Để thực hiện được yêu cầu trên cần phải có lộ trình, thời gian. Có sự lãnh chỉ đạo, kế hoạch của các cấp triển khai thực hiện, kiểm tra đôn đốc kịp thời. Sự hỗ trợ mọi mặt của chính quyền địa phương, cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, học sinh. Đặc biệt là kế hoạch thật cụ thể của chi bộ, nhà trường phù hợp tình hình thực tế của đơn vị. Chọn trường có điều kiện để triển khai áp dụng đề tài có hiệu quả. 1/ Xây dựng ý tưởng: Từ một môi trường thuận lợi của trường TH đạt chuẩn quốc gia mục đích nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cấp tiểu học để nâng cao chất lượng gíao dục tòan diện. Bản thân tôi có ý tưởng áp dụng đề tài này xây dựng trường Tiểu Hoc Hoàng Hoa Thám Công Ty cà Phê 719 Xã Eakly Huyện Krông Păc Tỉnh Đắk Lăk đạt chuẩn quốc gia đợt đầu tiên của Tỉnh. 2/ Công tác lãnh đạo của chi bộ: Bản thân tôi vừa làm hiệu trưởng vừa giữ chức vụ bí thư Chi Bộ nên trong nghị quyết Chi Bộ đại hội nhiệm kì 1998 – 1999 tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng tham mưu với các cấp xây dựng trường đạt chuẩn Quốc Gia giai đọan 1996 – 2000 vào năm học 1999 – 2000 được toàn thể đảng viên trong Chi Bộ nhất trí rất cao. Căn cứ vào nghị quyết chi bộ tôi xây dựng kế hoạch đó vào trong kế hoach nhiệm vụ năm học 1998 – 1999 và năm học 1999 – 2000 các lộ trình mang tính khả thi việc Xây dựng Trường Tiểu Hoc đạt Chuẩn Quốc Gia giai đoạn 1996 – 2000 được toàn thể CBGV NV nhất trí 100%. Từ chỗ là một ý tưởng mà đã trở thành nghị quyết của Chi Bộ, nghị quyết của nhà trường, tôi tiếp tục xây dựng lộ trình dài hạn và ngan hạn, tìm cách giải quyết nhanh nhất để đạt kết quả. 3/ Trang bị nhận thức cho đội ngũ CBGV NV: Mặc dầu trong Chi Bộ, trong Hội Nghị CBCC đều nhất trí cao với chủ trương chi bộ và kế hoạch của nhà trường nhưng tôi cảm nhận là kế hoạch đưa ra vẫn còn áp đặt một số thành viên vẫn lo sợ khi bản thân mình chưa hội tụ đủ các tiêu chí của trường chuẩn. Nên trong các cuộc họp Chi Bộ, họp hội đồng đều có nội dung phân tích cho số GV có tư tưởng chưa thông về việc nâng cao chất lượng của giáo viên, nâng cao chất lượng của học sinh là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong nhà trường theo sự phát triển của xã hội không chỉ các trường chuẩn, mà việc này là trách nhiệm lương tâm nhà giáo. Việc làm có lợi chung cho toàn dân trong đó có con, em của CBGV chúng ta không ai mở một trường riêng dành cho con em của chúng ta cả. Còn về phía học sinh khi nghe nhà trường thông báo kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia thì có đầy đủ các điều kiện để học sinh học tập tốt học sinh vô cùng phấn khởi. Đó là động lực mạnh thúc đẩy cho tập thể CBGV NV cố gắng để thực hiện thành công kế hoạch. 4/ Công tác tham mưu với các cấp: Trước hết là xin sự chỉ đạo của Trưởng phòng GD&ĐT chỉ đạo trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể và lộ trình thực hiện. Lãnh đạo phòng GD&ĐT cùng nhà trường tham mưu với Đảng uỷ, ban giám đốc công ty cà phê 719 Xin kinh phí xây dựng 12 phòng học cao tầng, các phòng chức năng và hoàn thiện khuôn viên giải toả mặt bằng đền bù đất cho 2 gia đình trong dien phải giải toả để đủ quỹ đất cho 10m2/1 học sinh với trị giá hàng tỷ đồng cho các việc trên. Tất cả nguồn kinh phí trên do công ty 719 đầu tư. Bên cạnh sự đầu tư của công ty 719, Sở GD&ĐT Đăk Lăk cũng đầu tư nâng cấp 6 phòng học. Cùng với sự đầu tư của các cấp nhà trường huy động nguồn kinh phí đóng góp của phụ huynh học sinh, CBGV NV với hình thức tự nguyện để cùng hoàn thiện các yêu cầu về CSVC. 5/ Công tác tuyên truyền vận động: Trong các cuộc họp phụ huynh nhà trường mời Đảng Uỷ, Ban Giám Đốc công ty 719 tham dự kết hợp nhà trường để phân tích cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu sâu về mục đích xây dựng trường chuẩn để cán bộ công nhân phụ huynh đồng tình ủng hộ về chủ trương và đóng góp kinh phí. Đúng như Bác Hồ đã nói: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Phải vận động toàn dân, toàn xã hội quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục là rất quan trọng đóng vai trò then chốt. 6/ Các tư liệu tham khảo: Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn chỉ đạo xây dựng trường TH đạt Chuẩn Quốc Gia trong và ngoài tình. Các yêu cầu của 5 tiêu chí QĐ 1366/1996; QĐ 32/2005 của Bộ GD&ĐT. Kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đăk Lăk, Phòng GD&ĐT Krông Păc. Tham quan học tập các trường đã đạt chuẩn quốc gia trong và ngoài tỉnh như: Trường TH Thị Trấn Thứa Huyện Lương Tài Tỉnh Bắc Ninh (Trường đạt danh hiệu Anh Hùng Lao Động trong thời kì đổi mới) Thành phần đại diện lãnh đạo phòng GD&ĐT, địa phương, chủ tịch hội cha mẹ HS, hiệu trưởng, các tổ trưởng, bí thư đoàn,TPT đội. Tham khảo kế hoạch xây dựng trường TH Thị Trấn Thứa Huyện Lương Tài Tỉnh Bắc Ninh đã đạt Chuẩn Quốc Gia giai đoạn 1996 – 2000. Tham khảo kế hoach xây dựng trường TH Trần Hưng Đạo Huyện Eakar Tỉnh Đăk Lăk đã đạt Chuẩn Quốc Gia giai đoạn 1996 – 2000. Tham khảo kế hoach xây dựng trường TH Nguyễn Văn Bé Huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk đã đạt Chuẩn Quốc Gia giai đoạn 1996 – 2000. Tham khảo kế hoạch xây dựng trường TH Nguyễn Văn Bé Huyện Krông Păc Tỉnh Đăk Lăk đã đạt Chuẩn Quốc Gia giai đoạn 1996 – 2000. Tham khảo kế hoach xây dựng trường TH Ngô Quyền Huyện Krông Păc Tỉnh Đăk Lăk đã đạt Chuẩn Quốc Gia giai đoạn 1996 – 2000. 7/ Xây dựng kế hoạch cụ thể: 7.1/ Tình hình chung về cán bộ quản lý: Trường được thành lập từ ngày 01 tháng 9 năm 1992 tách ra từ trường Tiểu Học Phan Đình Phùng Công Ty Cà Fê 719 Xã Eakly Huyện Krông Păc Tỉnh Đăk Lăk. Các thời kì cán bộ quản lý: * Thầy Nguyễn Văn Hà Bí thư Chi Bộ- Hiệu Trưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 1992 đến 20 tháng 8 năm 2009. * Thầy Trần Thanh Hải PHT từ ngày 01 tháng 9 năm 1992 đến 30 tháng 8 năm 1994. * Thầy Nguyễn Văn Quyết PHT từ ngày 01 tháng 9 năm 1994 đến 20 tháng 8 năm 2009. * Cô Phạm Thị Minh PHT từ ngày 01 tháng 01 năm 2008. * Cô Bùi Thị Hạnh Bí thư Chi Bộ- Hiệu Trưởng từ ngày 20 tháng 8 năm 2009. 7-2/ Thuận lợi : - Trường Hoàng Hoa Thám đóng trên địa bàn Đội 2 Công Ty Cà Fê 719 ( nay là Thôn 2A) , các thôn thuộc xã Eakli – Huyện Krông Păc Tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm công ty 719: 5 km về phía phí Tây Nam, cách trung tâm Huyện 25 km. Được sự chỉ đạo trực tiếp của phòng GD Huyện Krông păc . Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng uỷ ,Ban Giám Đốc , Công Ty Cà Fê 719, Đảng uỷ, UBND xã Eakli đã xây dựng đủ CSVC đảm bảo cho dạy và học. - Trường có hội phụ huynh rất tâm huyết với ngành giáo dục, hoạt động có hiệu qủa tốt đã tạo mọi điều kiện tốt cho việc dạy học và giáo dục HS. Hội phụ huynh đã huy động toàn thể phụ huynh HS đóng góp cùng các cấp xây dựng CSVC phục vụ cho dạy và học . Tòan thể các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc dạy học của thầy và trò. Tất cả CB GV NV của trường đều nổ lực cố gắng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có ý thức xây dựng trường phat triển phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực. Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, quy chế của ngành đề ra . Có ý thức rất cao về xây dựng đoàn kết nội bộ. Đời sống kinh tế của CBGV NV cơ bản ổn định. HS ngoan, có thức về học tập và chấp hành tốt kỉ cương nề nếp theo quy định của ngành , trường , lớp . Thuận lợi của trường cũng rat nhiều nhưng vẫn còn một số khó khăn cụ thể: 7-3 / Khó khăn: - Trường xa trung tâm của Huyện, Công Ty 719 nên mọi thông tin chậm. - Trong địa bàn công ty 719 có nhiều trường nên việc đầu tư kinh phí xây dựng rất khó khăn, CSVC thiếu lại tạm bợ xuống cấp . - Trường đóng trên địa bàn thuần nông dân các dân tộc phía Bắc mới vào xây dựng kinh tế (tính trước năm 2000) trình độ dân trí không đồng đều, khó khăn về kinh tế. - Nhiều năm liên tục giá cả sản phẩm làm ra của người dân qúa thấp , thiên tai khắc nghiệt làm ảnh hưởng rất lớn đời sống của CBCNV và người dân lao động địa bàn. Nên việc đầu tư cho mọi hoạt động giáo dục hạn chế rất nhiều . Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. Công tác xã hội hóa giáo dục còn gặp khó khăn, dân trí không đồng đều nhận thức về giáo dục hạn chế. Là trường đầu tiên xây dựng chuẩn nên việc tham mưu vận động gặp nhiều khó khăn. Thực trạng CSVC, đội ngũ CBQL, giáo viên của trường, học sinh (năm học 1997 – 1998): Tổng số phòng học: Có 15 phòng học/28 lớp/952 em; lấy 1 phòng làm văn phòng, 1 phòng làm phòng thư viện; mượn 2 phòng học ở 2 đội sản xuất. Bàn ghế GV, học sinh rất tạm bợ chỉ có tạm đủ sử dụng. Thiết bị dạy học cơ bản là không có. Diện tích đất không đủ theo yêu cầu 10m2/em. Đội ngũ CBQL, giáo viên: 36 CBQL: 2/2 chuẩn về đào tạo. Giáo viên: 33; đạt chuẩn 15/33.Tỷ lệ: 45%. Nhân viên: 1 (kế toán) Chất lượng giáo viên: Giáo viên giỏi cấp Tỉnh: 1 Giáo viên giỏi cấp Huyện: 5 Giáo viên giỏi cấp Trường: 10 Chất lượng học sinh: Tổng số học sinh: 952 em. Học sinh giỏi cấp Tỉnh: 0 Hoc sinh giỏi cấp Huyện: 10 Hoc sinh giỏi cấp Trường: 95 Hạnh kiểm tốt; khá tốt: 85% Học lực: Giỏi: 6,0% Khá: 24,3% TB: 58,2% Yếu: 11.5%. 8/ Kế hoạch xây dựng CSVC, phòng học, các phòng chức năng: Xây dựng kế hoạch tổng thể về quy hoạch khuôn viên để đủ 10.000 m2. Hiện có 8000 m2 đề xuất địa phương mở rộng khuôn viên thêm 2000 m2 làm sân giáo dục thể chất. Quy hoach trồng cây bóng mát, cây cảnh trong khuôn viên trường. Về phòng học và các phòng chức năng: Làm tờ trình xin công ty 719 chủ trương và kinh phí xây dựng 12 phòng học cao tầng. Làm tờ trình xin Sở GD&ĐT nâng cấp 6 phòng học làm 4 phòng chức năng. Thống nhất huy động CBQL, giáo viên phụ huynh HS đóng góp kinh phí xây nhà vệ sinh tự hoại cho HS, GV, mua máy tính, mua bảng chống loá, mua bàn ghế chuẩn đúng quy cách. Làm tờ trình xin phòng GD&ĐT rang bị bên trong cho văn phòng, phòng chức năng. Kết quả sau 2 năm thực hiện kế hoach: Đầu năm học 1999-2000 đã đưa vào sử dụng 12 phòng học 2 tầng tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng do Công Ty Cà Phê 719 xây dựng. Hoàn thành cải tạo 6 phòng học làm 4 phòng chức năng 120 triệu đồng; Sở GD&ĐT hỗ trợ 60 triệu đồng; huy động HS, CBGV NV 60 triệu đồng. Phòng GD&ĐT trang bị hệ thống bàn ghế văn phòng, các phòng làm việc. - Bằng nguồn huy động lắp đặt 1 phòng máy vi tính 5 máy, 1 máy văn phòng. Đủ phòng học tổ chức dạy học 2b/ngày 80% số lớp; có 100% bàn ghế chuẩn 2 chổ ngồi, 100% bảng chống loá. 9/ Xây dựng kế hoạch quy hoạch CBQL: Quy hoạch tạo nguồn, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học. Sắp xếp thời gian tham gia học lớp quản lý giáo dục. - Tham gia các lớp học tại chức, từ xa đảm bảo trên chuẩn về đào tạo. Học lớp Trung cấp lý luận chính trị. Học tin học, ngoại ngữ, Eđê Việt. Kết quả: Đạt chuẩn về đào tạo: 2/2; trên chuẩn: 1. Trình độ tin học chứng chỉ A: 2/2. Bồi dưỡng CBQL: 2/2. 10/ Xây dựng đội ngũ giáo viên: - Quán triệt tư tưởng trong CBGV NV chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. - Đổi mới tư duy trong công tác dạy học, các mối quan hệ. - On định số lượng giáo viên trong nhà trường đủ 1,1 theo định biên; làm kế hoạch luân chuyển số gíao viên thừa theo kế hoach của ngành. - Bồi dưỡng chuẩn đào tạo chuẩn18/18 giáo viên học hệ 12+2. - Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho GV, chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên giáo viên giỏi các cấp. - Hợp đồng giáo viên dạy tin học, ngoại ngữ, các môn tự chọn. - Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học. - Thường xuyên trau dồi ý thức trách nhiệm cho CBGV NV có thái độ tốt trước công việc được giao. - Quán triệt việc ý thức chấp hành sự điều động của tổ chức. - Tăng cường xây dựng khối đoàn kết trong nội bộ làm tốt công tác động khen thưởng, động viên thăm hỏi. - Tăng cường xây dựng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. * Kết quả: - 100% CBGV NV ổn định tư tưởng chấp hành tốt mọi kế hoạch của các cấp. - Đoàn kết nội bộ tốt, các mối quan hệ rất hài hoà. - Bồi dưỡng chuẩn 18/18 GV, tiếp tục học các lớp đại học từ xa để đạt trên chuẩn. - Gíao viên giỏi các cấp nâng lên; cấp Tỉnh 2; cấp Huyện và cấp trường đạt 100%. Niềm tin từ CBQL, GV được cũng cố khi kết quả nâng lên theo thời gian. 11/ Kế hoạch nâng cao chất lượng học sinh: Từ đầu năm học chia tách HS trong khối có tỷ lệ G,K,TB đều nhau làm căn cứ cân bằng chất lượng đầu vào, ổn định số lượng. Thống nhất kế hoạch chương trình dạy học các lớp 1b/ngày; 2b/ngày; việc tổ chức học 2b/ngày trước hết là ưu tiên cho các lớp đầu cấp, cuối cấp. - Thực nghiệm khoán chất lượng HS cho GV chủ nghiệm lớp. - Tổ chức tốt việc bồi dưỡng học sinh giỏi cử GV có khả năng, phụ đạo HS yếu giao cho GV chủ nhiệm các lớp để cùng giải quyết chất lượng mũi nhọn, chất lượng đại trà. Xây dựng quy trình tổ chức tốt các kì thi định kì. Hiệu trưởng và PHT ra đề thi; đề chẳn, lẽ. Sắp xếp HS các khối theo ABC; đổi GV coi thi, chấm thi chéo khối; cắt phách bài thi. Thông qua kết quả để đánh giá thực chất chất lượng của học sinh để động viên khen thưởng giáo viên, học sinh kịp thời. Triển khai thực hiện kế hoạch “ Vở sạch, Chữ đẹp” theo kế hoạch của ngành. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho GV rèn chữ viết. Giáo viên cho HS tiếp cận chữ mẫu, sau đó từng bước sửa lỗi từng con chữ, từ đúng đến đẹp, cho HS tập tô chữ theo bảng chữ mẫu. Chọn đội tuyển
Tài liệu liên quan