Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì

Ngày nay, đa số các quốc gia trên thế giới có nền kinh tế mở. Chính phủ các quốc gia này coi việc phát triển quan hệ kinh tế với nước ngoài là động lực trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước mình. Một trong những quan hệ kinh tế đối ngoại đó là hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt động này có vai trò hết sức quan trọng và nó trở thành vấn đề sống còn với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nước ta là một nước đang phát triển, do đó việc nhận thức đầy đủ xu thế của thời đại ngày nay và đặt chiến lược kinh tế của mình trong xu thế đó có một ý nghĩa to lớn, thậm chí có tính chất quyết định. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chỉ rõ “Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế (Văn kiện đại hội VII)”. Từ quan điểm đổi mới và hợp thời đại này, nền kinh tế nước ta dã có bước chuyển đáng kể đánh dấu sự thành công ở vai trò lãnh đạo của Đảng và sự điều hành đất nước của Chính Phủ Việt Nam. Sự thành công đó có đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ sau đổi mới nhất là từ khi công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước bắt đầu, các doanh nghiệp như trăm hoa đua nở , thực hiện tốt công việc sản xuất kinh doanh của mình. Chính phủ tạo ra rân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Trên rân chơi đó các doanh nghiệp hợp tác và cạnh tranh với nhau để tìm kiếm lợi nhuận nhằm mục đích tồn tại và phát triển. Mỗi một doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là một mắt xích của nền kih tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua không ngừng tăng nên và đạt mức cao nhất 8-9% trong nhiều năm qua là nhờ một phần không nhỏ vào sự đóng góp của xuất khẩu. Theo quy luật của lợi thế so sánh Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng mà mình có thế mạnh như nông lâm hải sản. Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì chuyên xuất khẩu các sản phẩm. Tinh dầu các loại, dược liệu (quế,long nhãn) chè, hàng gốm. Giá trị hàng xuất khẩu các mặt hàng này qua như sau:15.2tỷVND năm 1997, 13.9 tỷ VND năm 1998, 16.02 tỷ VND năm 1999 với tỷ lệ phần trăm tương ứng là12.3%, 13.56%, 21.86% trong tổng doanh số bán ra tại công ty. Con số này tuy nhá so với giá trị hàng xuất khẩu của toàn ngành nhưng nó có vai trò hết sức to lớn đối với tài chính của công ty. Những mặt hàng này thu mua ở trong nước có nhiều thuận lợi do nguồn hàng ở trong nước nhiều. Ban giám đốc của công ty đã dÒ ra định hướng: sản xuất bao bì là chủ yếu, nhập khẩu những mặt hàng nguyên liệu đầu vào ở trong nước không có hoặc khan hiếm cho ngành bao bì, nhưng đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng trên, phấn đấu trong những năm tới tăng giá trị hàng xuất khẩu. Hiện nay, một loạt những vấn đề tồn tại như: lượng hàng xuất khẩu uỷ thác vẫn còn chiếm tỉ trọng nhiều, nguồn nguyên liệu phải thu mua cho nên chất lượng phụ thuộc vào phía nhà cung cấp, hợp đồng thu mua, hợp đồng xuất khẩu, thị trường tiêu thô. . Vấn đề trên đây chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nghiên cứu thị trườg đầu ra thị trường đầu vào, triệt để tận dụng những lợi thế mà công ty có được, toàn tập thể công ty chung sức đưa công ty phát triển. Tập chung đánh giá điểm mạnh điểm yếu của công ty, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực nhất. Bằng những nhận thức của mình sau quá trình học tập tại trường đại học kinh tế quốc dân và được thực tập tại công ty mà sự giúp đỡ trực tiếp của các cán bộ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch, phòg tổ chức hành chính, thầy giáo hướng dẫn nên tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì" với mục đích cùng công ty tìm kiếm nhưng câu trả lời cho những khó khăn thách thức trên nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đưa công ty phát triển

doc89 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài viết này do bản thân tôi viết ra, những tài liệu chỉ được dùng với mục đích tham khảo. Nếu có vi phạm gì em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ký tên Nguyến Công Dũng LỜI CẢM ƠN Hơn ba tháng thực tập tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì, được sự giúp đỡ của cán bộ các phòng kế hoach, phòng xuất nhập khẩu I, thầy giáo hướng dẫn em đã hoàn thành công việc thực tập của mình. Chỉ với kiến thức học được ở trường đại học, kinh nghiệm của bản thân em thực sự gặp rất nhiều khó khăn trong công việc tìm kiếm tài liệu và xủ lý con số. Nhưng các cán bộ kinh doanh, cán bộ phòng kế hoach, phòng tổ chức hành chính đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn công việc cho em để em hoàn thành tốt bài viết của mình. Xin cảm ơn thày giáo Th.s. Bùi Huy Nhượng giáo viên trực tiếp hướng đẫn chỉ bảo em giúp em hoàn thành luận văn này. Do trình độ hạn hẹp của bản thân, do thời gian, do đề tài quá rộng, nên luận văn này không phải không tránh khỏi những thiếu sót. Mong rằng các thầy giáo, các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề này hoàn thiện hơn. Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Lợi thế so sánh giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm từ 1997- 1999. Bảng 3: Tình hình tài chính của công ty qua các năm 1997-1999. Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty qua các năm từ 1997-1999. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính của công ty từ năm 1997--1999. Bảng 6: Giá trị hàng xuất khẩu theo các nước thuộc Châu Á. Bảng 7: Xuất khẩu theo thị trường. Bảng 8: Giá cả một số mặt hàng xuất khẩu. Bảng 9: So sánh giá cả hàng quế của công ty với thế giới. Bảng 10: Cơ cấu, tỷ trọng, tỷ lệ chính của hoạt động sản xuất kinh doanh. MỤC LỤC Lời nói đầu Phần I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu. I. Khái niệm, vai trò và các hình thức xuất khẩu. 1. Khái niệm. 2. Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế. a. Lý thuyết lợi thế so sánh. b. Mô hình Heckscher-Ohlin. 3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. a. Đối với nền kinh tế. b. Đối với doanh nghiệp. 4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. a. Xuất khẩu trực tiếp. b. Xuất khẩu gia công uỷ thác. c. Xuất khẩu uỷ thác. d. Buôn bán đối lưu. e. Xuất khẩu theo nghị định thư. f. Xuất khẩu tại chỗ. g. Tạm nhập tái xuất. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 1. Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô. a. Thuế quan. b. Các công cụ phi thuế quan. c. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất nhập khẩu. d. Chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại. 2. Các yếu tố khoa học công nghệ. III. Nội dung của công tác xuất khẩu. 1. Nghiên cứu thị trường quốc tế. 2. Lập phương án kinh doanh. 3. Nguồn hàng cho xuất khẩu. 4. Đàm phán và ký kết hợp dồng. a. Đàm phán qua thư tín. b. Đàm phán qua điện thoại. c. Đàm phán trực tiếp. Phần III: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. a. Đặc điểm. b. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. II. Phân tích về tình hình xuất khẩu hàng hoá ở công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. 1. Kim ngạch xuất khẩu. 2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. a. Thị trường các nước Châu Á. b. Thị trường Mỹ. c. Thị trường liên minh Châu Âu. 4. Giá cả hàng hoá xuất khẩu. 5. Các hình thức xuất khẩu của công ty. a. Xuất khẩu uỷ thác. b. Xuất khẩu trực tiếp. 6. Tổ chức hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì a. Nghiên cứu thị trường, giao dịch và đàm phán hợp đồng xuất khẩu b. Ký kết hợp đồn xuất khẩu hàng hoá c. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu III. Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì trong thời gian qua. 1. Những thành tựu đạt được. 2. Những khó khăn. a. Hợp đồng thu gom hàng xuất khẩu. b. Thông tin thị trường. c. Vấn đề kinh doanh. d. Trình độ cán bộ. Phần III: Phương hướng phát triển và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. I. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước. 2. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. a. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất lấy hoạt động sản xuất làm trung tâm. Đồng thời tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. b. Nâng cao tính tích cực chủ động sáng tạo của công ty và khai thác triệt để sự ủng hộ của cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp khác. II. Các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hàng xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. 1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 2. Mở rộng hình thức liên kết kinh tế. 3. Xây dựng chiến lược kinh doanh và lùa chọn phương án kinh doanh. a. Xây dựng chiến lược kinh doanh. b. Lùa chọn phương án kinh doanh tối ưu. 4. Kiện toàn công tác tài chính kế toán, quản lý chặt chẽ nguồn vốn kinh doanh, có tầm nhìn chiến lược trong huy động và sử dụng vốn. 5. Duy trì và không ngừng mở rộng thị trường đồng thời đi sâu vào khai thác thị trường trọng điểm. 6. Đẩy mạnh việc thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. a. Tăng cường công tác cung cấp tín dụng cho người sản xuất ra sản phẩm. b. Công ty nên cử những cán bộ có trình độ chuyên sâu đi nhận hàng. 7. Áp dụng chế độ thù lao lao động có tác dụng kích thích sản xuất kinh doanh phát huy tối đa năng lực hiện có của mỗi thành viên. 8. Nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngò cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu. 9. Hoàn thiện khâu thanh toán. III. Một số kiến nghị với Nhà nước và bộ chủ quản. 1. Hỗ trợ nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới. 2. Hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cán bộ. 3. Trợ giúp công ty về vốn. Kết luận. Tài liệu tham khảo. LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, đa số các quốc gia trên thế giới có nền kinh tế mở. Chính phủ các quốc gia này coi việc phát triển quan hệ kinh tế với nước ngoài là động lực trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước mình. Một trong những quan hệ kinh tế đối ngoại đó là hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt động này có vai trò hết sức quan trọng và nó trở thành vấn đề sống còn với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nước ta là một nước đang phát triển, do đó việc nhận thức đầy đủ xu thế của thời đại ngày nay và đặt chiến lược kinh tế của mình trong xu thế đó có một ý nghĩa to lớn, thậm chí có tính chất quyết định. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chỉ rõ “Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế (Văn kiện đại hội VII)”. Từ quan điểm đổi mới và hợp thời đại này, nền kinh tế nước ta dã có bước chuyển đáng kể đánh dấu sự thành công ở vai trò lãnh đạo của Đảng và sự điều hành đất nước của Chính Phủ Việt Nam. Sự thành công đó có đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ sau đổi mới nhất là từ khi công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước bắt đầu, các doanh nghiệp như trăm hoa đua nở , thực hiện tốt công việc sản xuất kinh doanh của mình. Chính phủ tạo ra rân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Trên rân chơi đó các doanh nghiệp hợp tác và cạnh tranh với nhau để tìm kiếm lợi nhuận nhằm mục đích tồn tại và phát triển. Mỗi một doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là một mắt xích của nền kih tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua không ngừng tăng nên và đạt mức cao nhất 8-9% trong nhiều năm qua là nhờ một phần không nhỏ vào sự đóng góp của xuất khẩu. Theo quy luật của lợi thế so sánh Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng mà mình có thế mạnh như nông lâm hải sản. Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì chuyên xuất khẩu các sản phẩm. Tinh dầu các loại, dược liệu (quế,long nhãn) chè, hàng gốm. Giá trị hàng xuất khẩu các mặt hàng này qua như sau:15.2tỷVND năm 1997, 13.9 tỷ VND năm 1998, 16.02 tỷ VND năm 1999 với tỷ lệ phần trăm tương ứng là12.3%, 13.56%, 21.86% trong tổng doanh số bán ra tại công ty. Con số này tuy nhá so với giá trị hàng xuất khẩu của toàn ngành nhưng nó có vai trò hết sức to lớn đối với tài chính của công ty. Những mặt hàng này thu mua ở trong nước có nhiều thuận lợi do nguồn hàng ở trong nước nhiều. Ban giám đốc của công ty đã dÒ ra định hướng: sản xuất bao bì là chủ yếu, nhập khẩu những mặt hàng nguyên liệu đầu vào ở trong nước không có hoặc khan hiếm cho ngành bao bì, nhưng đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng trên, phấn đấu trong những năm tới tăng giá trị hàng xuất khẩu. Hiện nay, một loạt những vấn đề tồn tại như: lượng hàng xuất khẩu uỷ thác vẫn còn chiếm tỉ trọng nhiều, nguồn nguyên liệu phải thu mua cho nên chất lượng phụ thuộc vào phía nhà cung cấp, hợp đồng thu mua, hợp đồng xuất khẩu, thị trường tiêu thô... . Vấn đề trên đây chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nghiên cứu thị trườg đầu ra thị trường đầu vào, triệt để tận dụng những lợi thế mà công ty có được, toàn tập thể công ty chung sức đưa công ty phát triển. Tập chung đánh giá điểm mạnh điểm yếu của công ty, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực nhất. Bằng những nhận thức của mình sau quá trình học tập tại trường đại học kinh tế quốc dân và được thực tập tại công ty mà sự giúp đỡ trực tiếp của các cán bộ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch, phòg tổ chức hành chính, thầy giáo hướng dẫn nên tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì" với mục đích cùng công ty tìm kiếm nhưng câu trả lời cho những khó khăn thách thức trên nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đưa công ty phát triển. Mục đích đối tượng phương pháp nghiên cứu. Mục đích: Đề tài này được nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Công ty. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Công ty, đưa hàng hoá của Công ty xâm nhập vào thị trường thế giới, gia sức cạnh tranh của hàng hoá, đưa Công ty ngày càng phát triển và không ngừng lớn mạnh. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu của Công ty cụ thể là các công việc như nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng chuẩn bị hàng xuất khẩu .v.v... Tác giả muốn phân tích và làm sáng tỏ những mặt đạt được và chưa đạt được để từ đó đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn. Phương pháp: Bài viết này được sử dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, lịch sử.v.v... và quan trong hơn là phương pháp tổng hợp, phân tích để từ đó làm sáng tỏ nội dung của bài viết. Nội dung của chuyên đề gồm có các phần: Phần I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu. Phần II:Thực trạng hoạt động kinh doanh hàng xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. Phần III: Phương hướng phát triển và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. Do thời gian, kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế, nên trong quá trình làm đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cùng các bạn để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU I .Khái niệm, vai trò và các hình thức xuất khẩu. 1. Khái niệm. Theo quan điểm kinh doanh sản phẩm là tất cả những gì mà có thể thoả mãn đựoc nhu cầu của khách hàng và có thể bán được. Do vậy, mà xuất khẩu là hoạt động bán sản phẩm của nước này cho các nước khác trên cơ sở đồng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Đồng tiền ngoại tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc nhiều hơn một quốc gia. Trước đây ngưòi ta gắn xuất khẩu với những hàng hoá cụ thể như máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm... nhưng theo sự phát triển của kinh tế thế giới các quốc gia không chỉ xuất khẩu những sản phẩm loại này mà còn xuất khẩu những sản phẩm loại khác như: Bưu điện, ngân hàng tín dụng... và người ta gọi chung dó là dịch vụ. Chính các loại dịch vụ này mới mang về nguồn lợi nhiều cho các quốc gia. Cho nên không chỉ quy xuất khẩu là xuất khẩu những hàng hoá hữu hình mà còn cả hàng hoá vô hình. Cơ sở của hoạt động này là hoạt động mua bán trao đổi trong nước. Khi hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia này có lợi nhuận thì chính phủ các quốc gia khuyến khích các doanh nghiệp mình đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. 2. Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế có đặc điểm là trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các nước, thông qua buôn bán, là mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Hoạt động buôn bán này diễn ra ngay cả khi có sự khác biệt về ngôn ngữ phong tục tập quán, văn hoá xã hội, pháp luật.... Ngày nay, thì hoạt động này không ngừng phát triển mặc cho những khó khăn cản trở trên do: Quốc gia cá nhân không thể sống riêng lẻ mà vẫn có thể tồn tại được. Cùng một lúc chúng ta không thể có được mọi thứ đẹp, độc đáo nếu không có sự trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. Hơn thế nữa, thương mại quốc tế còn góp phần mở rộng thị trường phát triển thị hiếu mỗi người dân ở một nước thông qua việc mỗi quốc gia có thể sử dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra nhiều sản phẩm hơn, năng xuất chất lượng cao hơn, gía thành thấp hơn và qua đó có thể mua sản phẩm rẻ hơn và bán sản phẩm trên thị trường có giá trị cao mà chính là ta lợi dụng được lợi thế so sánh. Davidricacdo một nhà kinh tế học nổi tiếng đã đưa ra một bằng chứng là chuyên môn hoá quốc tế có lợi cho mỗi quốc gia và gọi qui luật này là lợi thế tương đối. Quy luật này nhấn mạnh đến sự khác nhau về chi phí sản xuất sản phẩm mà mình có lợi thế thì thương mại quốc tế có lợi cho cả hai bên. Quy luật lợi thế nói rằng các nước hay cá nhân chuyên môn hoá trong việc sản xuất các sản phẩm mà mình làm ra với chi phí tương đối thấp hơn thì có lợi thế hơn. Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ có lợi cho tất cả các nước từ đó mà qui mô tiêu dùng, sản xuất trong nước đều tăng lên. Như vậy, thương mại quốc tế là tất yếu khách quan nó tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong nền sản xuất cuả mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới. a. Lý thuyết lợi thế so sánh của Davidricardo. Daviđricacdo đưa ra thuyết lợi thế so sánh. Lý thuyết này đề cập đến vấn đề có liên quan đến việc thu lợi nhuận trong buôn bán quốc tế với nội dung cơ bản là: : mỗi nước có điều kiện sản xuất khác nhau về tài nguyên thiên, lao động sản xuất, kỹ thuật, tư bản ... Do vậy, năng xuất lao động, chi phí sản xuất ra cùng một loại hàng hoá ở những nước đó không giống nhau. Vì vậy, mỗi nước cần chuyên môn hoá những mặt hàng mà mình sản xuất được với chi phí thấp nhất để đổi lấy mặt hàng của các nước khác mà đối với họ việc sẩn xuất lại có lợi hơn. Mô hình của nhà kinh tế này với giả thuyết được đơn giản như sau: Thế giới chỉ có hai quốc gia: Chẳng hạn Việt Nam và Nhật Bản hai nước này sản xuất hai loại mặt hàng là vải và tivi màu. Mỗi quốc gia chỉ có lợi thế về một mặt hàng ( Nhật Bản có lợi thế về tivi, Việt Nam có lợi thế về vải ) Yếu tố sản xuất duy nhất là lao động có thể di chuyển tự do trong mỗi nước nhưng không di chuyển giữa các quốc gia. Công nghệ sản xuất của Việt Nam và Nhật Bản là cố định. Chi phí sản xuất là không đổi, không phát sing các chi phí khác. Hoàn toàn tự do trao đổi thương mại giữa hai nước. Bảng1: Lợi thế so sánh giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản: Quốc gia Mặt hàng Việt Nam Nhật Bản Ti vi ( h/cái ) 35 20 Vải (h/cái ) 7 5 Bước 1: Tính chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội của tivi: Việt Nam 35/50 = 5 (mét vải). Nhật Bản 20/5 = 4 (mét vải) Nhật Bản có chi phí cơ hội sản xuất tivi. Chi phí cơ hội của vải: Việt Nam 7/35 = 1/5 (cái) Nhật Bản 5/20 = 1/4 (cái) Việt Nam có chi phí cơ hội sản xuất vải. Bước 2: Dùng luật lợi thế so sánh để phân công. Quy luật lợi thế so sánh: Mỗi nước sẽ sản xuất và xuất khẩu sang nước khác các mặt hàng mà ở đó có chi phí cơ hội thấp hơn và nhập các mặt hàng mà ở đó có chi phí cơ hội cao hơn. Việt nam xuất khẩu vải và nhập tivi. Nhật Bản xuất khẩu tivi và nhập vải. Như vậy, bất cứ nước nào cũng có thể tăng thu nhập của nước mình bằng buôn bán quốc tế, kể cả nước nhỏ năng suất thấp. Bởi vì, thị trường thế giới tạo ra cơ hội để các quốc gia mua hàng hoá với giá tương đối rẻ, giá này thấp hơn giá đang lưu hành trong nước, nếu không có trao đổi hàng hoá với nước ngoài. Do vậy, thu nhập thực tế của dân cư tăng lên và cao hơn ngay cả khi sử dụng tối ưu tiềm năng giới hạn của nền kinh tế nhưng không có ngoại thương. b. Mô hình Heckscher - Ohlin. Lý thuyết lợi thế so sánh được hai nhà kinh tế học Thuỵ Điển là Hecskcher và Ohlin mở rộng. Hai ông đã đề cập đến nhiều yếu tố và có tính ứng dụng. Hai ông đã chứng minh rằng một nước xuất khẩu sử dụng nhiều yếu tố sẵn có để tăng cường sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm đòi hỏi một cách tương đối nhiều yếu tố sản xuất trong nước. Điều đó đưa đến mỗi nước có thể sản xuất nhiều hơn mặt hàng là thế mạnh của mình và hai nước tham gia trao đổi sẽ đảm bảo tiêu thụ nhiều hơn hai loại sản phẩm. Các nhà kinh tế học thuộc trường phái chính hiện đại trong lý thuyết kinh tế học bàn về các nước đang phát triển cho rằng: Để tăng trưởng kinh tế nói chung phải đảm bảo bốn nhân tố: Nhân lực tài nguyên thiên nhiên, cấu thành tư bản và kỹ thuật. Ở các nước đang phát triển cả bốn nhân tố này đều khan hiếm và tồn tại cái vòng luẩn quẩn: Thu nhập trung bình thấp dẫn đến tiết kiệm đầu tư thấp dẫn đến năng suất lao động thấp dấn đến thu nhập thấp và cứ như thế các nước này không sao thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó. Để phá cái vòng luẩn quẩn này theo trường phái chính hiện đại phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nước ngoài. Từ những phân tích và lập luận trên các nhà kinh tế kết luận: Mở rộng ngoại thương và hoà nhập thị trường mỗi nước vào thị trường thế giới là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển, đặc biệt là sự phát triển của các nước nghèo và kém phát triển. 3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. a. Đối với nền kinh tế Nó là nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên trong thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quôc gia cũng như trên toàn thế giới. Do những điều kiện khác nhau cho nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về một loại mặt hàng này nhưng lại yếu về một loại mặt hàng khác. Để có thể khai thác được lợi thế tạo ra quá trình cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dùa trên lý thuyết lợi thế so sánh của Davidricacdo. Suy cho đến cùng các quốc gia trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá đó đã làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực như vốn tài nguyên... trong quá trình sản xuất hàng hoá. Vì vậy trên qui mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ được ra tăng. Đối với nền kinh tế quốc gia: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có bốn điều kiện. Nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc giá nào cũng có đủ điều kiện Êy. Trong thời kỳ hiện nay, hầu hết các nước đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật và thừa lao động. Để giải quyết tình trạng này, buộc họ phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước không có khả năng đáp ứng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào có đủ lượng ngoại tệ cho việc nhập khẩu này. Thực tiễn cho thấy, để có nguồn vốn cho nhập khẩu của một nước mà đặc biệt là nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính: Đầu tư nước ngoài. Vay nợ, viện trợ. Thu từ nhập khẩu. ... Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn viện trợ thì không ai có thể phủ nhận được. Song việc huy động nguồn vốn này không phải là dễ dàng. Khi sử dụng nguồn vốn này thì các nước đi vay phải chịu những thiệt thòi n
Tài liệu liên quan