Đề tài Một số giải pháp nhằm hạn chế những tranh chấp phát sinh trong quy trình nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu vật tư đường biển

Những năm gần đây, từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và cũng rất đa dạng, các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các thương nhân Việt Nam với các thương nhân nước ngoài ngày càng nhiều hơn về số lượng và lớn hơn về trị giá hợp đồng.

doc77 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hạn chế những tranh chấp phát sinh trong quy trình nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu vật tư đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Những năm gần đây, từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và cũng rất đa dạng, các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các thương nhân Việt Nam với các thương nhân nước ngoài ngày càng nhiều hơn về số lượng và lớn hơn về trị giá hợp đồng. Trong việc kinh doanh nhập khẩu đặc biệt là trong việc ký kết hợp và thực hiện hợp đồng nhập khâủ, do sự khác biệt về nhiều yếu tố như ngôn ngữ, tập quán, luật pháp và nhất là sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu nên các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng này nhiều khi là khó tránh khỏi. Khi phải đương đầu với các tranh chấp trong quá trình kinh doanh XNK hàng hoá các nhà kinh doanh luôn mong muốn làm thế nào để hạn chế rủi ro và giải quyết các tranh chấp đó một cách nhanh chóng, suôn sẻ, đạt được kết quả cao nhất mà vẫn giữ được uy tín và bí mật trong kinh doanh chính vì vậy sau một thời gian thực tập tại công ty XNK vật tư đường biển ( MARINE SUPPLY), với mong muốn vận dụng những kiến thức lý thuyết đã tích luỹ được vào thực tiễn, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế những tranh chấp phát sinh trong quy trình nhập khẩu tại công ty XNK vật tư đường biển ”. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Mục đích cơ bản của đề tài này là nhằm giúp doanh nghiệp hiểu được thấu đáo các loại tranh chấp có thể phát sinh trong quy trình NK và các phương có thể áp dụng để giải quyết các tranh chấp đó giúp doanh nghiệp tìm ra được những nguyên nhân và trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp hợp lý nhất để hạn chế và giải quyết các tranh chấp. Với mục đích trên đề tài hy vọng sẽ có ý nghĩa trong việc giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong kinh doanh nhập khẩu, qua đó có thể quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . Đề tài tập trung nghiên cứu các loại tranh chấp phổ biến thường phát sinh trong việc thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hoá, các biện pháp nhằm hạn chế tranh chấp đó tại công ty XNK vật tư đường biển. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết được những vấn đề đặt ra ở gần đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài sẽ áp dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin. Đây là những phương pháp chung nhất có tính chất bao trùm nhất. Các phương pháp cụ thể bao gồm: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp mô tả và khái quát hoá đối tượng nghiên cứu các phương pháp này được sử dụng trong sự kết hợp chặt chẽ với nhau trên cơ sở các quan điểm kinh doanh thương mại và pháp lý của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài ra còn vận dụng các môn học khác như môn lý thuyết xác suất thống kê, kinh doanh quốc tế... mà còn đã được học để hoàn thành đề tài của mình. Bố cục của luận văn. Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương I: cơ sở lý luận về tranh chấp trong quá trình nhập khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh XNK; Chương II: Thực trạng các tranh chấp phát sinh trong quá trình nhập khâủ tại công ty XNK Vật tư đường biển. Chương III: Một số giải pháp hạn chế các tranh chấp phát sinh trong quá trình nhập khẩu. Chương I Cơ sở lý luận về tranh chấp trong quá trình nhập khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh XNK Quy trình nhập khẩu. Khái niệm và vai trò của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường 1.1 Khái niệm NK: Xuất khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nói không phải là hanh vị mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước ổn định và từng bước nâng cao đời sống kinh tế trong nước ổn định và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Do đó XNK nói chung và NK nói riêng là hoạt động kinh tế đối ngoại dễ đem lại hiệu quả đột biến rất cao hoặc có thể gây thiệt hại rất lớn vì nó phải đương đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể tham gia hoạt động nhập khẩu không dễ gì khống chế được hoạt động nhập khẩu hàng hoá là hạot động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với. Thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm cả hoạt động tam nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập. ý nghĩa của nhập khẩu: Nhập khẩu tác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất nâng cao đời sống nhân dân và có nhiệm vụ sau: + Nhập khẩu phải bổ sung kịp thời các hàng hoá cần thiết và thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng trong nước để tránh tình trạng mất cân đối của nền kinh tế. Nhập khẩu phải cùng với chính phủ bảo vệ người sản xuất trong nước tránh tình trạng bán phá giá, nhập lậu và tránh tình trạng gian lận thương mại. 1.2 Vai trò của nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay sự giao lưu giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng theo xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Đặc biệt sự hình thành tồn tại và phát triển của tổ chức kinh tế và các công ty đa quốc gia trong những thập kỷ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của nền kinh tế quốc tế. Tình hình này khiến cho các nước không thể chỉ bó hẹp hoạt động Kinh tế của mình trong phạm vi quốc gia mà phải tham gia vào các hoạt động kinh tế trong khu vực hoặc toàn cầu để tận dụng mọi lợi thế so sánh của mình. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay của nước ta, vai trò của nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau: Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhập khẩu làm tăng khả năng tiêu dùng, đa dạng hoá các mặt hàng, chủng loại, quy cách, cho phép thoả mãn tốt hơn nhu cầu trong nước. Nhập khẩu tăng cường sự chuyển giao công nghệ, tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí sản xuất và thời gian lao động. Đồng thời nhập khẩu cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng nội và hàng ngoại tức là tạo ra động lực buộc các nhà sản xuất. Quy trình nhập khẩu Kinh doanh TMQT là một quá trình phức tạp bao gồm một tổng thể các hoạt động có tính logic và quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và là tiền đề của nhau. Sơ đồ các bước trong quy trình nhập khẩu. Chuẩn bị tiến hành giao dịch Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu Giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng Mục tiêu cơ bản của quá trình giao dịch đàm phán mà các Doanh nghiệp kinh doanh XNK cần đạt tới là tiến hành ký kết được các hợp đồng TMQT, và là những hợp đồng có lợi nhất có thể thực hiện được, ít rủi ro và mang lại hiệu qủa cao trong quá trình kinh doanh. Muốn đạt được điều đó thì quá trình chuẩn bị giao dịch và quá trình giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng giữ một vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến mục tiêu trên của DN. 2.1 Bước 1: Chuẩn bị tiến hành giao dịch Nghiên cứu thị trường NK Nghiên cứu thị trường trong KD TMQT là một loạt các thủ tục và kỹ thuật được đưa ra nhằm giúp cho các nhà KD TMQT có đầy đủ thông tin cần thiết để từ đó đưa ra những quyết định chính xác về Marketing. Nghiên cứu thị trường là cả một quá trình tìm kiếm khách quan và có hệ thống cùng với sự phân tích các thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề Marketing. Bởi vậy nghiên cứu thị trường ngày càng đóng một vai trò quan trọng để giúp các nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong kinh doanh TMQT. Nội dung nghiên cứu thị trường trong NK hàng hoá thường bao gồm những nội dung sau: + Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu . + Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng. + Lựa chọn đối tượng giao dịch + Nghiên cứu giá cả hàng hoá, nhập khẩu. Một điểm lưu ý trong quá trình này là chúng ta nên lựa chọn cho mình thị trường trọng điểm và lựa chọn mặt hàng kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Đồng thời chúng ta nên sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng thị trường đối với từng mặt hàng cụ thể để thuận lợi hơn trong qúa trình lựa chọn đối tác giao dịch và mặt hàng kinh doanh phù hợp với mình. Lựa chọn các đối tác để tiến hành giao dịch cũng giữ một vai trò quan trọng. Lựa chọn được những khách hàng có khả năng thanh toán, có uy tín trên thị trường có điều kiện giao dịch và thương mại thuận lợi, mới có khả năng ký kết được các hợp đồng NK lớn, có hiệu quả, ổn định và phát triển lâu dài. Cũng như khi lựa chọn được các nguồn cung cấp tốt, có chất lượng, mới có thể hy vọng tiến hành giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng NK đảm bảo được các mục tieu NK của DN. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phẩi sử dụng các phương thích hợp để đánh giá và lựa chọn các đối tượng tối ưu nhất để tiến hành giao dịch. Lập phương án kinh doanh: Phương án kinh doanh thực chất là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục đích cụ thể của DN trong KD. Vì vậy việc lập phương án kinh doanh là rất cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động KD của các doanh nghiệp kinh doanh TMQT. Khi lập phương án kinh doanh phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Một là, phương án kinh doanh phải thích ứng sự thay đổi của môi trường và thị trường; Hai là phù hợp với điều kiện của DN, Ba là phải đảm bảo được mục tiêu bao trùm của DN; Ba là phải đảm bảo được mục tiêu bao trùm của DN; Bốn là, phải có tính khả thi và an toàn; Năm là , phải đảm bảo được mối qua hệ biện chứng giữa lợi ích của DN và lợi ích của xã hôi. 2.2 Bước 2: Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng . Đặt hàng và hỏi hàng trong thương mại quốc tế. + Đặt hàng là lời đề nghị của người nhập khẩu gửi cho nhà xuất khẩu biểu thị muốn mua hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định theo những điều kiện nhất định về giá cả, thời gian giao hàng và phương thức thanh toán. Đây là các lời đề nghị ký kết hợp đồng, hai bên chưa có gì ràng buộc với nhau. Đàm phán và ký kết hợp đồng: Sau khi nhận được thư chào hàng hay đặt hàng và có sự trả lời của phía bên kia, hai bên tổ chức đàm phán, thương lượng để đến một thoả mãn chug về điều kiện mua bán và ký kết hợp đồng. Đàm phán: Là việc bàn bạc trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các nhà kinh doanh để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng trong TMQT thường có 3 hình thức đàm phán sau: Đàm phán qua thư tín. Đàm phán qua điện thoại Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Mỗi hình thức đều có ưu nhược điểm nhất định, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn hình thức đàm phán cho phù hợp. Các bước đàm phán trong nhập khẩu bao gồm: Hỏi giá Chào hàng ( phát giá) Hoàn giá (mặc cả) Chấp nhận Xác nhận Hợp đồng NK hàng hoá. Hợp đồng TMQT là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên XK) có nghĩa vụ chuyên quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên NK) một bên tài sản nhất định gọi là hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Hình thức hợp đồng bằng văn bản là một hình thức bặt buộc đối với các đơn vị XNK ở nước ta. Các điều khoản trong hợp đồng do bên mua và bên bán thoả thuận chi tiết mặc dù trước đó đã có đơn đặt hàng và chào hàng nhưng vẫn phải thiết lập văn bản hợp đồng so cho có cơ sở pháp lý cụ thể để tạo điều kiện cho các hạt động trao đổi hàng hoá từ quốc gia này sang quốc gia khác và làm căn cứ cho việc xác định lỗi (Trách nhiệm ) khi có tranh chấp xảy ra. Hợp đồng kinh tế ngoại thương có vai trò rất quan trọng như: Đây là bằng chứng bảo vệ quyền lợi các bên tham gia ký kết. + Đây là bằng chứng để quy trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng + Hợp đồng kinh tế ngoại thương tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống kê theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hiện hợp đồng Đặc điểm của hợp đồng kinh tế ngoại thương. + Chủ thể các hợp đồng mua bán ngoại thương là các pháp nhân có quốc tịch khác nhau. + Hàng được chuyển từ nước này sang nước khác. + Đồng tiên thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ hay có nguồn gốc ngoại tệ đổi một trong hai bên ký kết hợp đồng Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương bao gồm những điều khoản chính sau: + Điều Khoản về tên hàng (Commolity) + Điều Khoản về chất lượng (Quality) + Điều Khoản về số lượng (Quatily) + Điều Khoản về bao bì , ký mã hiệu ( packing and marking) + Điều Khoản về giá cả (Price) + Điều Khoản về thanh toán ( Payment) + Điều Khoản về giao hàng (Shipment /Dolivery) + Điều Khoản về trường hợp muốn tách (Force majeure, acts of god) + Điều Khoản về khiếu nại (Claim) + Điều Khoản về bảo hành (Warranty) + Phạt và bồi thường thiệt hại (penalty) + Điều Khoản về trọng tài (arbitration) 2.3 Bước 3: tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu: Việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá Thường bao gồm các bước sau: Xin giấy phép nhập khẩu: Xin giấy phép nhập khẩu là vấn đề rất quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu tiếp theo trong quá trình nhập khẩu hàng hoá Mở L/C: Nếu là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bên mua phải làm thủ tục mở L/C khi bên bán yêu cầu. L/C phải là một văn bản pháp lý trong đó nguồn ngân sách mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C, các đặc điểm của L/C xem trình bày thêm ở phần thanh toán. Đây là một sự thoản thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người nhập khẩu) trả tiền cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người hưởng lợi) hoặc sẽ trả hoặc chấp nhận mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành, hoặc cho pháep một ngân hàng khác trả tiền, chấm nhận hay mua hối phiếu khi người này xuất trình đầy đủ các bộ chứng từ đã quy định và mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ. Thuê tài liệu cước hoặc uỷ thác thuê tàu: Trong trường hợp nhập khẩu theo điều kiện F80 chúng ta phải thuê tàu dựa vào các căn cứ sau đây: + Những điều khoản của hợp đồng. + Đặc điểm của hàng hoá nhập khẩu. + Điều kiện vận tải . Tuỳ vào khối lượng và đặc điểm hàng hoá cần chuyên chở mà lựa chọn thuê tàu cho phù hợp đảm bảo thuận lợi và nhanh chóng nhưng an toàn. Chẳng hạn hàng hoá có khối lượng nhỏ thường thuê tàu chở, hàng có khối lượng lớn và tính chất phức tạp thì phải thuê tàu chuyến. Tuy nhiên hiện nay do điều kiện về tàu của chúng ta rất hạn chế và việc thêu tàu nước ngoài chúng ta rất hạn chế và việc thuê tàu nước ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam không dễ làm nên các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu thường áp dụng nhập khẩu theo điều kiện CIF Incoterm 2001. Mua bảo hiểm cho hàng hoá: Hiện nay phần lớn hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện thông qua chuyên chở hàng hoá bằng đường biển. Mà hình thức chuyên chở này thường gặp rủi ro và tổn thất. Bởi vậy trong kinh doanh ngoại thương bảo hiểm đường biển là loại hình bảo hiểm phổ biến nhất. Các đơn vị kinh doanh khi mua bảo hiểm. Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá cũngnhư điều kiện vận chuyển mà mua bảo hiểm chuyến hay bảo hiểm bao trong một khoảng thời gian nhất định. Lạm thủ tục hải quan: Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để NK hay XK đều phải làm thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là một công cụ quảnlý hành vi mua bán qua biên giới của nhà nước để ngăn chặn việc buôn lậu. Việc làm thủ tục hải quan bao gồ các bước chủ yếu sau: + Khai báo hải quan : chủ hàng phải kê khai chi tiết hàng hoá lên tờ khai hải quan để cơ quan chức năng kiểm tra và làm thủ tục giấy tờ cần thiết. + Xuất trình hàng hoá: Hàng hoá phải được xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát. Hải quan đối chiếu hàng hoá trong tờ khai với thực tế để quyết định có cho hàng hoá qua biên giới hay không. + Thực hiện các quy định của hải quan: Sau khi kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, hải quan quyết định có cho hàng hoá qua biên giới hay không hoặc cho qua với các điều kiện mà chủ hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh. Nếu vi phạm các quyết định của hải quan sẽ bị xử phạt tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ. + Đóng thuế nhập khẩu (nếu có) Nhận hàng nhập khẩu: Theo nghị định 200/CP ngày 32/12/1994 của chính phủ thì mọi việc giao nhận hàng hoá đều phải uỷ thác qua cảng. Khi hàng về cảng báo cho chủ hàng biết và chủ hàng sẽ làm thủ tục nhận hàng. - Kiểm tra hàng hoá: Sau khi nhận hàng, bên nhập khẩu làm thủ tục kiểm tra quy cách, phẩm chất hàng nhập. Thông thường hai bên chủ thể lựa chọn một cơ quan giám định có đủ thẩm quyền (phía Việt Nam thường lựa chọn Vina cotrol) - Thanh toán tiền hàng nhập khẩu: Nghiệp vụ thanh toán là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán quốc tế, là nghiệp vụ quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Trong kinh doang thương mại quốc tế hiện nay có rất nhiều phương thức thành toán khác nhau như: Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), thanh toán bằng phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền,... Hiện nay phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến nhất. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có). II. Các tranh chấp thường xảy ra trong quá trình NK của các DN kinh doanh XNK Tranh chấp xảy ra khi đàm phán. Đàm phán thương mại là một quá trình mà các bên tiến hành thương lượng thảo luận nhằm thống nhất các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để có thể đi đến một hợp đồng thương mại. Hiện nay trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức cơ bản là: Đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại , đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Tranh chấp thường gặp trong hình thức đàm phán qua thư tín đó là thời gian đòi hỏi lâu và nhiều khi không hiểu hết ý của nhau dẫn đến xảy ra tranh chấp và gây hậu quả xấu tới hoạt động kinh doanh. Tranh chấp xảy ra trong quá tình đàm phán qua điện thoại do việc kinh doanh NK thường diễn ra giưã các thương nhân của các quốc gia khác nhau, khoảng cách xa nhau, vì vậy chi phí đàm phán rất cao. Thương lượng qua điện thoại phải hạn chế về thời gian, cho nên các bên không thể trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các vấn đề định bàn. Mặt khác mỗi quốc gia có một nền văn hoá khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, do đó ciệc thương lượng qua điện thoại sẽ gặp khó khăn do không hiểu hết ngôn ngữ của nhau, và điều cơ bản là trao đổi qua điện thoại thực chất vẫn là trao đổi miệng, không có gì làm bằng chứng cho việc thoả thuận. Do đó sẽ có thể xảy ra tranh chấp giữa hai bên. 2. Tranh chấp xảy ra liên quan đến việc ký kết hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng NK. Các tranh chấp liên quan đến việc ký kết hợp đồng: Việc ký kết HĐNKHH trước hế phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện theo đó hợp đồng trước tiên phải thẻe hiện ý chí thực, ý chí tự nguyện của các bên ký kết. Bên bán tự nguyện thảo thuận bán và bên mua tự nguyện thoả thuận mua. Để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện đó thì hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý khi nó không vi phạm các trường hợp pháp luật ngăn cấm như sau: Hợp đồng ký kết do có sự cưỡng bức hoặc đe doạ: Cưỡng bức đê doạ là sự tác động về thể chất hoặc tinh thần làm cho đối phương buộc phải ký kết hợp đồng ngoài ý muốn của họ. Sự cưỡng bức đó có thể là sự tác động về thể chất như chuốc rượu cho người giao kết bị say để họ ký hợp đồng trong tình trạng mất tỉnh táo, hoặc dùng áp lực tinh thần buộc đối phương phải chấp nhận ký hợp đồng với những cam kết bất lợi cho họ. Khi đó dù hợp đồng được thành lập với đầy đủ mọi yếu tố hợp pháp khác thì vẫ bị coi là vô hiệu. Hợp đồng ký kết do có sự lừa dối: Lừa dối là hành vi có stính chất gian trá cố ý như bịa đặt công ty giả, đưa ra các chứng từ, tài liệu về khả năng tài chính của công ty hoặc cố ý dấu giếm khuyết tật của hàng hoá để làm cho đối phương ký kết hợp đồng. Ví dụ: máy móc thiết bị đã qua sử dụng nhưng người bán tân trang lại để lừa dối người mua đó là máy móc thiết bị mới. Những hành vi như vậy cũng dẫn đến hợp đồng vô hiệu (nên biết). c. Hợp đồng ký kết có sự nhầm lẫn Nhầm lẫn là hành vi có tính khách quan (vô ý ) khiến cho một hoặc cả hai bên hiểu sai lệch bản chất của sự việc, hiện tượng do vậy cũng không thể dẫn đến một sự thoả thuận tự nguyện, không thể coi là ý chí thực của hai bên. Ví dụ theo quy ước của các nước Phương tây thì dấu (.) được sử dụng để phân biệt các chữ số hàng thập phân, chẳng hạn: 1.00, thì ở việt nam dấu chấm lại được dùng để tách biệt giữa chữ số hàng ngàn trở lên cộng với chữ số hàng trăm, chẳng hạn: 1000, nên
Tài liệu liên quan