Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu điện thoại di động tại công ty FPT

Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư công nghệ FPT là một đơn vị doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tin học và công nghệ. Hiện nay công ty là đơn vị hàng đầu kinh doanh trong lĩnh vực này. Ngoµi ra c«ng ty cßn kinh doanh ë c¸c lÜnh vùc kh¸c nh­: xuÊt nhËp khÈu uû th¸c, nhËp khÈu vµ kinh doanh c¸c thiÕt bÞ viÔn th«ng, t­ vÊn ®Çu t­ n­íc ngoµi, nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn s¶n xuÊt kinh doanh, t­ vÊn ®Çu t­ chuyÓn giao c«ng nghÖ trong lÜnh vùc m«i tr­êng, dÞch vu xuÊt khÈu lao ®éng. Trong thời gian qua khi công tác tại công ty FPT, em nhận thấy rằng đề tài:"mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ nhËp khÈu ®iÖn tho¹i di ®éng t¹i c«ng ty FPT" là một đề tài thú vị. Đây là đề tài phù hợp với những lý luận đã được học ở trường và qua quá trình thực tập, đề tài này đã đem lại cho em những kiến thức thực tế và cụ thể, phù hợp với những gì đã thu nhận tại trường. Vì những lí do thuận lợi đó, em quyết định chọn đề tài để làm bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp cuối khóa. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong bộ phận nhập khẩu và bộ phận kinh doanh điện thoại di động của công ty FPT đã cung cấp những số liệu cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất cho em được tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu của công ty liên quan đến đề tài này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. TrÇn V¨n B•o, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành tốt bài thu hoạch thực tập này.

doc49 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu điện thoại di động tại công ty FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư công nghệ FPT là một đơn vị doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tin học và công nghệ. Hiện nay công ty là đơn vị hàng đầu kinh doanh trong lĩnh vực này. Ngoµi ra c«ng ty cßn kinh doanh ë c¸c lÜnh vùc kh¸c nh­: xuÊt nhËp khÈu uû th¸c, nhËp khÈu vµ kinh doanh c¸c thiÕt bÞ viÔn th«ng, t­ vÊn ®Çu t­ n­íc ngoµi, nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn s¶n xuÊt kinh doanh, t­ vÊn ®Çu t­ chuyÓn giao c«ng nghÖ trong lÜnh vùc m«i tr­êng, dÞch vu xuÊt khÈu lao ®éng... Trong thời gian qua khi công tác tại công ty FPT, em nhận thấy rằng đề tài:"mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ nhËp khÈu ®iÖn tho¹i di ®éng t¹i c«ng ty FPT" là một đề tài thú vị. Đây là đề tài phù hợp với những lý luận đã được học ở trường và qua quá trình thực tập, đề tài này đã đem lại cho em những kiến thức thực tế và cụ thể, phù hợp với những gì đã thu nhận tại trường. Vì những lí do thuận lợi đó, em quyết định chọn đề tài để làm bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp cuối khóa. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong bộ phận nhập khẩu và bộ phận kinh doanh điện thoại di động của công ty FPT đã cung cấp những số liệu cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất cho em được tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu của công ty liên quan đến đề tài này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. TrÇn V¨n B·o, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành tốt bài thu hoạch thực tập này. Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2004 Sinh viên: Nguyễn ThÞ Ph­¬ng Th¶o MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 Mục lục 2 Chương I: Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu hàng hoá 4 I. Khái niệm và vai trò của nhập khẩu hàng hóa 4 1. Khái niệm 4 2. Vai trò của nhập khẩu hàng hóa 5 2. Vai trò của nhập khẩu hàng hóa với nền kinh tế quốc dân 5 2. Vai trò của nhập khẩu hàng hóa với doanh nghiệp 8 II. Những nội dung cơ bản của nhập khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp 8 1. Nghiên cứu thị trường 8 1.1 Nghiên cứu thị trường nhập khấu 9 1.2 Nghiên cứu thị trường trong nước 10 2. Lựa chọn phương thức giao dịch nhập khẩu 13 3. Lập phương án kinh doanh hàng hóa 15 4. Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh 17 5. Tổ chức thực hiện hợp đồng 19 5.1 Xin giấy phép nhập khẩu 19 5.2 Mở thư tin dụng (L/C) 21 5.3. Thuê phương tiện vận chuyển 21 5.4. Nhận hàng nhập khẩu 24 Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu điện thoại di động tại công ty FPT 26 I. Khái quát về công ty FPT 26 II. Quá trình nhập khẩu – phân phối điện thoại di động tại công ty FPT 29 1. Hiện trạng nhập khẩu – phân phối điện thoại di đông tại công ty FPT 29 2. Quy trình nhập khẩu Điện thoại di động tại công ty FPT 32 3. Những khó khăn và tồn tại trong quá trình nhập khẩu – phân phối 35 Chương III: Một số biện pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động nhập khẩu điện thoại di động tại công fpt 37 I. Mục tiêu và phương hướng phát triển 38 II. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu điện thoại di động tại công ty FPT 38 1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 38 2. Phát triển quan hệ với các đối tác 40 3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ xuất nhập khẩu 41 III. Đề xuất với nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển hoạt động nhập khẩu của công ty 42 1. Kiến nghị về thủ tục hành chính 42 2.Tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại 40 3. Hỗ trợ thuế suất cho công ty 41 Danh mục tài liệu tham khảo 42 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ 1. Khái niệm Hoạt động Nhập khẩu là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp và cá nhân có quốc tịch khác nhau trên nguyên tắc ngang giá, lấy tiền tệ làm môi giới để đưa lại lợi ích cho các bên. Nhập khẩu là một khâu cơ bản nhất của hoạt động ngoại thương. Có thể hiểu một cách đơn giản nhập khẩu là việc mua bán hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và việc tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu thụ giữa các quốc gia. Thực tế chứng minh rằng, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển một cách lành mạnh khi không mở rộng mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Nhận thức được vấn đề này trong quá trình phát triển của mình các quốc gia đã nỗ lực tham gia vào các tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế. Trong bối cảnh ấy, nhập khẩu với tư cách là một trong hai hoạt động chủ yếu của thương mại quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như đối với sự phát triển của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, nhập khẩu không phải là con đường chủ yếu để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Nhìn chung hiện nay xu hướng của thế giới là "Thay thế hàng nhập khẩu là con đường dẫn tới công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước". 2. Vai trò của nhập khẩu hàng hóa 2.1 Vai trò của nhập khẩu hàng hóa với nền kinh tế quốc dân Đối với Việt Nam, một nước có nền kinh tế đang phát triển nếu như không muốn nói là kém phát triển, tình trạng mất cân đối trên nhiều mặt: tiền tệ-hàng hóa; sản xuất-tiêu dùng, do đó nhập khẩu vẫn là một trong những vấn đề quan trọng và tối cần thiết. Điều đó được thể hiện khá rõ qua vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế nói chung và đối với mỗi Doanh nghiệp nói riêng. Trước hết, nhập khẩu có vai trò to lớn trong việc bù đắp những thiếu hụt về cầu do sản xuất nội địa chưa đáp ứng được. Không những thế, nhập khẩu còn tạo ra những nhu cầu mới cho xã hội, tạo nên sự phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng cho thị trường. Điều đó có nghĩa là nhập khẩu đã tạo nên sự cân đối tích cực giữa cung và cầu trên thị trường quốc gia. Thứ hai, nhập khẩu giúp cho quốc gia khai thác được lợi thế so sánh của mình, khai thác được tính lợi thế về quy mô khi tham gia vào thương mại quốc tế. Không chỉ tạo thêm nguồn hàng trong nước, nhập khẩu còn tạo thêm nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất trong nước, tạo sự chuyển giao công nghệ. Nhờ đó nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí và thời gian cũng như tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất và kinh doanh trong nước, phát huy nhân tố mới trong sản xuất nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế có cơ hội tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thứ ba, nhập khẩu tạo ra năng lực mới trong sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống xã hội, hạn chế các tệ nạn xã hội, tạo thu nhập ổn định phát triển kinh tế xã hội. Thứ tư, nhập khẩu có tác động mạnh vào đổi mới trang thiết bị công nghệ sản xuất ở nước ta, tăng cường chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Góp phần nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm-đó là kết quả của việc nhập khẩu trang thiết vị máy móc tiên tiến trên thế giới nhằm hiện đại hóa quá trình sản xuất ở Việt Nam. Thứ năm, nhập khẩu có vai trò tích cực để thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động này thể hiện ở chỗ Nhập khẩu tạo điều kiện đầu vào cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước xuất khẩu Thứ sáu, nhập khẩu tạo sự cạnh tranh lành mạnh với sản xuất trong nước, khuyến khích các nhà sản xuất trong nước cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với các mặt hàng ngoại, từ đó đưa nền sản xuất nội địa đi lên. Cuối cùng, cùng với xuất khẩu tạo ra sự liên kết kinh tế chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho phân công lao động quốc tế phát triển. Điều đó có ý nghĩa lớn trong bối cảnh quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ ngày nay. Nó mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nền kinh tế. Tuy nhiên, việc có phát huy được hết vai trò của nhập khẩu hay không còn phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, kể từ sau Đại hội lần thứ 6, nền kinh tế đã có thêm nhiều sức mạnh mới, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp với nhiều nhược điểm từng bước được thay thế bằng tính năng động, tự chủ của cơ chế thị trường. Ngoại thương Việt Nam không còn bó hẹp trong phạm vi khối xã hội chủ nghĩa qua các khoản viện trợ hay các nghị định thư mà được mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Chính sách phát triển kinh tế, thương mại của Việt Nam từng bước được điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng chung của thời đại hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế giới. Kinh tế thị trường đã thổi một luồng sinh khí mới cho các doanh nghiệp Việt Nam ở mọi thành phần kinh tế và chính trong cơ chế này vai trò của Nhập khẩu ngày càng được khẳng định. Nhập khẩu đã góp phần phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Với định hướng phát triển nền kinh tế, nhập khẩu luôn là giải pháp có tầm cỡ chiến lược nhằm phục vụ phát triển nền KTQD. Chính sách nhập khẩu phải luôn luôn tranh thủ được nguồn vốn, khoa học công nghệ tiên tiến một cách cao nhất, cũng như bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa của nước ta một cách phát triển với mục đích vừa sản xuất vừa tiêu dùng trong nước vừa xuất khẩu thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho đất nước. Nhờ các hoạt động nhập khẩu mà các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khi đó bắt buộc các doanh nghiệp phải hình thành một chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường, đồng thời hoàn thiện công tác quản lý phù hợp với xu thế chung nhằm tạo ra nhiều cơ hội mới thông qua quan hệ với các đối tác nước ngoài trên cơ sở nâng cao lợi ích của cả hai bên. Để tiếp tục phát huy vai trò của nhập khẩu Nhà nước ta xác định "Trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh nhập khẩu, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cần chú ý tạo uy tín và quan hệ lâu dài với các bạn hàng, coi trọng tính hiệu quả kinh tế trong nhập khẩu, biết kết hợp hài hòa giữa các mặt lợi ích". 2.2 Vai trò của nhập khẩu hàng hoá đối với doanh nghiệp Nhập khẩu hàng hoá tạo cho doanh nghiệp sự lựa chọn về hàng hoá mà mình kinh doanh. Vì vậy nhập khẩu theo nguyên tắc “nước chảy chỗ trũng” giúp cho doanh nghiệp có cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng hàng hoá nhập khẩu đã được lựa chọn. Doanh nghiệp có thể nhập về hàng hoá có chất lượng, giá cả và dịch vụ cao hơn hàng hoá địa phương nhằm phục vụ nhu cầu trong trước hoặc cung cấp các hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao Nhập khẩu hàng hoá cũng giúp cho doanh nghiệp khả năng cung cấp các loại hàng hoá mà trong nước sản xuất không sản xuất được nhằm giúp doanh nghiệp có một hiệu quả kinh doanh cao nhất. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP 1. Nghiên cứu thị trường Thị trường có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp, bởi thị trường là tổng thể các mối quan hệ lưu thông hàng hóa và tiền tệ. Qua thị trường, doanh nghiệp có thể dự tính được lượng cầu hay lượng cung cũng như biết được thị hiếu của khách hàng và những thay đổi ở hiện tại hay trong tương lai, từ đó có kế hoạch sản xuất và kinh doanh thích hợp. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu việc nghiên cứu thị trường bao gồm: Nghiên cứu thị trường Nhập khẩu và việc nghiên cứu thị trường trong nước. Trong nền kinh tế hàng hóa thị trường giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mục đích của người sản xuất hàng hóa là để bán, để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, do vậy thị trường là yếu tố sống còn đối với sản xuất kinh doanh hàng hóa. Vì lẽ đó còn thị trường thì còn sản xuất kinh doanh, mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ. 1.1 Nghiên cứu thị trường nhập khẩu Khi nghiên cứu thị trường mua cần nắm rõ các yếu tố về tình hình chính trị, phát triển của những nước hay khu vực mà họ cần nhập, điều kiện chính trị, luật pháp thương mại cũng như chính sách buôn bán, tình hình tài chính tiền tệ, điều kiện vận tải và giá cước. Vì đây là thị trường nước ngoài nên việc nghiên cứu thị trường sẽ gặp một số khó khăn và không được kỹ lưỡng như thị trường trong nước. Việc nghiên cứu thị trường mua có thể được thực hiện qua việc nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tạp chí...về thị trường đó hoặc trực tiếp thông qua tham quan hay giao dịch. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những nhân tố ảnh hưởng trên, doanh nghiệp sẽ có thể lựa chọn được mặt hàng nhập khẩu phù hợp nhất với kiểu dáng, chủng loại, mẫu mã...mà người tiêu dùng trong nước chấp nhận và yêu thích. Việc nghiên cứu này giúp doanh nghiệp tìm kiếm được thị trường nhập khẩu, lựa chọn được bạn hàng và nắm bắt được mức giá nhập khẩu có thể chấp nhận được. Khi nắm bắt được nhu cầu mặt hàng doanh nghiệp có thể thực hiện kinh doanh. Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường thì việc lựa chọn bạn hàng đóng vai trò rất quan trọng, nó có thể tạo ra thành công hay thất bại trong quá trình hoạt động kinh doanh. Việc lựa chọn bạn hàng kinh doanh phải tuân theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Công việc lựa chọn bạn hàng phải nắm bắt được thông tin quan trọng từ phía bạn hàng. Bao gồm: Ø Quan điểm kinh doanh của bạn hàng. Ø Lĩnh vực kinh doanh của bạn hàng. Ø Khả năng tài chính và cơ sở vật chất cho việc lựa chọn đối tác và xây dựng được phương thức kinh doanh phù hợp với đối tác đã lựa chọn. Ngoài ra khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp phải nắm rõ các yếu tố của thị trường, khả năng sản xuất, giá cả, sự biến động của thị trường đó. Doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến hàng hóa vì đây là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Trong buôn bán ngoại thương thì sự biến động giá cả cũng trở nên phức tạp do việc buôn bán diễn ra trong một thời gian dài và giữa hai quốc gia, hai khu vực khác nhau. Trong nghiên cứu thị trường về giá cả tại từng thời điểm khác nhau, với số lượng trao đổi buôn bán là bao nhiêu, các loại giá cả và các nhân tố tạo nên sự biến động của giá cả. 1.2 Nghiên cứu thị trường trong nước Nhu cầu thị trường: Khi nghiên cứu thị trường trong nước nhân tố đầu tiên cần nghiên cứu đó là nhu cầu. Nhu cầu là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các nhà doanh nghiệp trên thương trường. Kinh nghiệm kinh doanh đã chỉ ra rằng cần phải nghiên cứu nhu cầu trước rồi mới tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đó. Thực tế nhiều doanh nghiệp nước ta trong hoạt động Nhập khẩu chưa nghiên cứu hay chưa nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường trong nước, do vậy hàng hóa Nhập khẩu về không phù hợp với đòi hỏi của tiêu dùng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Đa số hàng hóa Nhập khẩu chỉ dựa trên suy nghĩ đánh giá chủ quan hoặc dựa vào các đơn đặt hàng, chào hàng của các Công ty nước ngoài. Nghiên cứu nhu cầu ở đây là phải căn cứ vào sản xuất và tiêu dùng, về quy cách chủng loại, kích cỡ, giá cả, các thị hiếu, các tập quán từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất, từ đó tiến hành xem xét các khía cạnh của hàng hóa đó trên thế giới.Việc nghiên cứu này phát hiện ra nhiều sự biến đổi trong tiêu dùng khi có tác động của nhân tố khác, đặc biệt là giá cả. Dung lượng thị trường: Đối với doanh nghiệp kinh doanh việc tìm hiểu dung lượng thị trường hàng hóa là rất quan trọng. Có thể hiểu dung lượng thị trường của một loại hàng hóa là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định trong một thời gian nhất định. Dung lượng thị trường kinh doanh thay đổi theo diễn biến của tình hình tác động tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau trong từng giai đoạn nhất định. Các nhân tố làm dung lượng thị trường biến đổi có tính chất chu kỳ như sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa, tính chất thời vụ trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Các nhân tố này ảnh hưởng đến sự biến đổi dung lượng thị trường. Các nhân tố này có rất nhiều tuy nhiên các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến dung lượng thị trường trong thời gian tương đối dài là: + Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. + Các biện pháp chính sách của Nhà nước. + Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng. + Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đối với dung lượng thị trường đó là các nhân tố như đầu cơ trên thị trường gây ra những biến đổi về cung cầu, xung đột chính trị-xã hội hoặc các yếu tố tự nhiên. Tuy nhiên, khi nghiên cứu tình hình thị trường của các hàng hóa khác nhau phải căn cứ vào đặc điểm của chúng để đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố. Khi xác định giá nhập khẩu của mặt hàng ta định nhập từ thị trường có quan hệ giao dịch có thể tham khảo giá xuất khẩu từ thị trường mới đi các nơi khác. Song cũng cần chú ý tới giá cước vận chuyển khi tham khảo giá này. Lựa chọn mặt hàng: Doanh nghiệp phải lựa chọn mặt hàng kinh doanh có lợi nhất. Muốn vậy không những phải căn cứ vào nhu cầu thị trường mà còn phải dựa trên một số vấn đề sau: + Tình hình tiêu thụ của mặt hàng trên thị trường: Mỗi mặt hàng có thói quen tiêu dùng riêng biệt thể hiện ở: Thời gian tiêu dùng, thị trường tiêu dùng, quy luật biến động của quan hệ cung cầu về mặt hàng đó. Việc nghiên cứu các nhân tố đó gọi là nghiên cứu tập quán tiêu dùng. Có nắm vững được nhân tố này chúng ta mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. + Mặt hàng đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống. Mỗi sản phẩm đều có chu kỳ sống riêng, chu kỳ này diễn ra qua các pha: Giới thiệu, phát triển, chín muồi, bão hòa và suy thoái. Nắm vững mặt hàng mà ta dự tính Nhập khẩu đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống mới xác định được những biện pháp cần làm để nâng cao doanh số. + Tình hình sản xuất mặt hàng đó như thế nào. Muốn kinh doanh có hiệu quả, người kinh doanh phải nắm vững cung cầu về mặt hàng của mình. Điều rất quan trọng của quan hệ cung cầu là mặt hàng cung, tức là khả năng sản xuất, tốc độ phát triển của sản xuất mặt hàng đó. + Tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng đó là bao nhiêu. Trong kinh doanh Thương mại quốc tế, do các nước có hệ thống tiền tệ khác nhau cho nên việc tính toán tỷ suất ngoại tệ là rất quan trọng. Tỷ suất ngoại tệ đối với mặt hàng nhập khẩu là bản tệ (tiền Việt Nam) có thể thu về khi phải chi ra một đơn vị ngoại tệ. 2. Lựa chọn phương thức giao dịch nhập khẩu Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi đi vào ký kết hợp đồng các doanh nghiệp cần phải lựa chọn được một phương thức giao dịch nhập khẩu phù hợp. Trên thị trường thế giới đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật tiến hành riêng. Căn cứ vào mặt hàng dự định nhập, đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực của người tiến hành giao dịch mà doanh nghiệp lựa chọn phương thức giao dịch phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương thức giao dịch cơ bản: Giao dịch thông thường Giao dịch thông thường là giao dịch được diễn ra ở mọi nơi, người mua và người bán quan hệ trực tiếp với nhau thông qua gặp mặt trực tiếp, qua thư từ, điện tín...để bàn về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán...Những nội dung này được thoả thuận một cách tự nguyện, không có sự ràng buộc nào trước đó. Ngày nay giao dịch theo hình thức này tương đối phát triển vì hai bên có thể trực tiếp gặp gỡ đàm phán, cắt giảm được chi phí trung gian và có điều kiện để thâm nhập thị trường, chủ động trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hóa xuất nhập khẩu nhất là trong điều kiện thị trường có nhiều biến động. Giao dịch qua trung gian Giao dịch qua trung gian trong kinh doanh Thương mại quốc tế là giao dịch mà người mua (hoặc người bán) quyết định điều kiện trong giao dịch mua bán về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán...Họ là những người được người mua hoặc người bán ủy thác tiến hành mua bán hộ mình hàng hóa hoặc dịch vụ, khi thực hiện nhiệm vụ không đứng tên mình. Thông thường những người trung gian hiểu biết rất rõ về thị trường, pháp luật, tập quán buôn bán ở địa phương, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có. Tuy nhiên, đối với nhà nhập khẩu hình thức này thường làm giảm sự tiếp xúc với thị trường và lợi nhuận bị chia sẻ, ngoài ra kinh doanh buôn bán tùy thuộc vào năng lực phẩm chất của người trun
Tài liệu liên quan