Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán là một bộ phận cuả thị trường tàichính, hoạt động trong lĩnh vực trao đổi cổ phiếu và trái phiếu dài hạn, là một cấu trúc xã hội đặc biệt của sự vận hành vốn.TTCK có vai trò rất quan trọng không chỉ trong việc huy động vốn cho sự phát triển nền kinh tế mà còn tham gia phân phối lại thu nhập quốc dân, điều hoà phân bổ vốn đầu tư xã hội giữa các ngành nghề, doanh nghiệp, tạo ra môi trường điều tiết vĩ mô, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp Chiến lược phát triển thị TTCK Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ Tướng chính phủ phê duyệt ngày 05/08/2003 tại quyết định số 163/2003/QĐ – TTg thể hiện sự đặc biệt chú trọng của Đảng và Chính phủ trong việc xây dựng thị trường vốn vững mạnh. Theo đó, mục tiêu là phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật t?, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập tài chính quốc tế . Định hướng đầu tiên để phát triển thị trường là mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phát triển thị trường trái phiếu và tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết, đưa TTCK ngày một đi vào ổn định, đa dạng hàng hoá nhằm thu hút nhà đầu tư. TTCK đã trải qua hơn 5 năm hoạt động, kể từ khi Trung tâmGiao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh chính thức ra đời (ngày 20/07/2000), đến 20/07/2005 chỉ có 30 doanh nghiệp tham gia niêm yết chứng khoán. Tiến trình 2 CPH qua chặng đường hơn 10 năm, đã tạo được những thành tựu đáng ghi nhận với số doanh nghiệp CPH trên cả nước đến nay khoảnghơn 2.500 doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp CPH đều có kết quả kinh doanh khả quan, nhưng nếu xét thực chất về nhu cầu hàng hoá hiện nay trên thị trường thì rõ ràng các nhà đầu tư, các CTCK vẫn chưa thoả mãn nhu cầu tạo lập và phát triển danh mục đầu tư cuả họ một cách đầy đủ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp ngại “lên sàn” dẫn đến tình trạng khanhiếm hàng hoá trên TTCK Việt Nam hiện nay? Xuất phát từ tình hình thực tế và câu hỏi nêu trên, việc đề ra các giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yếttrên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết để gia tăng khối lượng hàng hoá cho thị trường, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết huy động vốn qua TTCK được dễ dàng, thuận lợi hơn (vì thực tế cho thấy hiện nay hình thức CPH cuả đa số các doanh nghiệp Nhà nước đều diễn ra trong nội bộ) nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, quảng bá thương hiệu, lành mạnh hoá tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

pdf129 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan