Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than tại Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế Coalimex

Từ sau đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI đến nay đã có nhiều đổi mới quan trọng, đặc biệt là việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa nền kinh tế và vậnh hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển nhằm đảm bảo sự lưu thông hàng hoá, thông thương với nước ngoài, khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta và trên thế giới trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế một cách có lợi nhất.

doc90 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than tại Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế Coalimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Từ sau đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI đến nay đã có nhiều đổi mới quan trọng, đặc biệt là việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa nền kinh tế và vậnh hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển nhằm đảm bảo sự lưu thông hàng hoá, thông thương với nước ngoài, khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta và trên thế giới trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế một cách có lợi nhất. Hoạt động xuất khẩu được thừa nhận là phương tiện thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. Việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu còng nh­ cơ sở cho phát triển các cơ sở hạ tầng trong nước. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế Coalimex, trước sự khó khăn hiện tại của ngành than Việt Nam. Em nhận thấy rằng việc nghiên cứu thực trạng của hoạt động này là hết sức cần thiết. Vì vậy, em lùa chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than tại Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế Coalimex” làm luận văn tốt nghiệp cho mình, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty Coalimex trong thời gian tới. Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu nh­ sau: Chương I: Những lý luận cơ bản về việc thúc đẩy xuất khẩu. Chương II: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu than tại Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế trong thời gian qua. Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than tại Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác quốc tế Chuơng I Những lý luận cơ bản của việc thúc đẩy xuất khẩu i. xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp Khái niệm về xuất khẩu. Trong điều kiện hiện nay, xét trên phạm vi quốc tế, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường là là yêu cầu khách quan của mọi quốc gia. Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng tất cả các nước có nền kinh tế phát triển, đều đi lên theo con đường của nền kinh tế thị trường. Cùng với sù phân công của lao động, của lực lượng sản xuất và sự phát triển ngày càng văn minh, thì kinh doanh thương mại thương mại quốc tế nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng cũng ngày càng phát triển rất mạnh mẽ. Bắt đầu từ hình thức trao đổi giản đơn trong nội bộ cuat từng quốc gia, nhưng các nhà kinh doanh không chỉ dừng lại ở đó mà họ đã tìm cách trao đổi những sản phẩm mới độc đáo mà nước mình không có sau đó lại quay lại trao đổi trong nước để kiếm lợi. Dần dần hình thức này ngày càng phát triển và trở thành hoạt động không thể thiếu được trong sự phát triển nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Như vậy hoạt động buôn bán không chỉ diễn ra bó hẹp trong một quốc gia mà nó đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới của các quốc gia và gắn liền với việc sử dụng các đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Hoạt động buôn bán này được gọi là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nó diễn ra với bất cứ quốc gia nào tồn tại trên thế giới. Ta có thể định nghĩa hoạt động xuất khẩu nh­ sau: Xuất khẩu là việc bán hàng hoá của một nước cho một nước khác ( ra khái phạm vi biên giới ) và gắn liền với việc sử dụng các đồng ngoại tệ làm phương tiện trao đổi, thanh toán. Lý do xuất hiện hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói riêng là: một quốc gia còng nh­ cá nhân không thể sống cô lập mà có thể thoả mản đầy đủ các nhu cầu của mình được. Trong khi đó nhu cầu của mình của con người không ngừng tăng lên từ thấp cho đến cao, rất đa dạng và phong phú. Nhưng cùng một lúc, một người hay một quốc gia không thể làm ra mọi thứ mà chúng ta cần bởi vì mguồn lực là có hạn. Do đó chỉ có sự mua bán trao đổi hàng hoá nói chung và sự trao đổi mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng mới đáp ứng được tốt nhất nhu cầu xã hội, không những thế nó còn đem lại hiệu quả kinh tế cao bằng những lợi thế riêng của mình. Nhờ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một đất nước. Điều này cũng đã được thể hiện qua thuyết lợi thế so sánh của nhà kinh tế học nổi tiếng David Ricardo năm 1817. Theo Ricardo lợi thế so sánh là lợi thế tương đối mà một nước được hưởng so với nước khác trong sản xuất các loại hàng hoá. Điều đó xảy ra khi các nức có chi phí cơ hội khác nhau trong sản xuất nột loại hàng hoá nào đó. Việc sản xuất tất cả các loại hàng hoá trên thế giới có thêt tăng lên nếu các nước có thể chuyển nguồn lực sang sản xuất những loại hàng hoá mà nước đó có lợi thế so sánh. Như vậy, quy luật này nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất, coi đó là tiền đề cơ bản của thương mại quốc tế và thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên nếu mổi nươc schuyên môn hoá vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh. Với sự phát triển kinh tế nh­ ngày nay, quan hệ quốc tế và đặc biệt là quan hệ thương mại quốc tế có tác động rất lớn đến sự phát triển của mổi quốc gia. Thương mại quốc tế trở thành nguồn lực kinh tế của mỗi nước, kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ. Trong đó thể hiện rõ nhất đó là thông qua sản phẩm xuất khẩu của mỗi quốc gia. Vì vậy xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại và là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển của mọi quốc gia. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp là vì mục đích lợi nhuận. Đối với những doanh nghiệp có tiềm năng sản xuất lớn trong khi đó nhu cầu tiêu dùng trong nước lại có hạn thì việc xuất khẩu ra thị trường bên ngoài có một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Mặt khác kinh doanh trên thị trường quốc tế và sản xuất với khối lượng lớn sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiêu lợi thế hơn so với việc kinh doanh trong phạm vi nội địa như thúc đẩy thay đổi công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm được chi phí sản xuất. Sau đây chúng ta xem xét vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp. Xuất khẩu đem lại lợi Ých nhiều hơn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm ở thị trường nội địavà thị trường ngoài nước. Nhưng họ có thể có lợi nhiều hơn ở thị trường nươc ngoài. Sở dĩ lợi nhuận thu được ở thị trường nước ngoài nhiều hơn là vì môi trường cạnh tranh ở nước ngoài, giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm ở nước ngoài khác trên thị trường nội địa. Một sản phẩm đang ở giai đoạn chín muồi ở trong nước làm cho giá cả giảm xuống, trong khi nó đang ở giai đoạn phát triển ở nước ngoài, việc giảm giá là không cần thiết. Một lý do khác có thể làm cho lợi nhuận lớn hơn là do sù khác nhau về chính sách của chính phủ trong nước và nước ngoài về thuế khoá hay sự điều chỉnh giá. 2.2. Xuất khẩu làm giảm chi phí. Mét doanh nghiệp có thể giảm được chi phí từ 20 – 30% mỗi lần sản lượng của nó được tăng lên gấp hai lần. Sự giảm giá có thể thực hiện được là do: Mét doanh nghiÖp cã thÓ gi¶m ®­îc chi phÝ tõ 20 – 30% mçi lÇn s¶n l­îng cña nã ®­îc t¨ng lªn gÊp hai lÇn. Sù gi¶m gi¸ cã thÓ thùc hiÖn ®­îc lµ do: Trang trải chi phí cố định nhờ có sản lượng lớn. Gia tăng hiệu quả nhờ kinh nghiệm sản xuất với số lượng lớn. Vận chuyển và mua nguyên liệu với số lượng lớn. Nhờ được giảm chi phí mà hàng hoá của doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn. Một cách để doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng của mình là nó cần khẳng định trên thị trường toàn cầu hơn là thị trường nội địa. Xuất khẩu giúp sử dụng khả năng dư thừa. Các doanh nghiệp có tiềm lực mà chỉ kinh doanh trong nước thôi thì không khai thác được tất cả các thế mạnh của mình bởi vì nhu cầu trong nước là có hạn trong khi đó các doanh nghiệp có khả năng sản xuất với khối lượng lớn hơn nhiều, bằng cách vươn ra thị trường nước ngoài, nơi mà có thị trường, và sức mua của người tiêu dùng lớn gấp nhiều lần so với thị trường nội địa, doanh nghiệp có thể tăng doang số bán và tận dụng khả năng sản xuất dư thừa của mình, giảm được chi phí sản xuất do sản xuất với khối lượng lớn đem lại dẫn đến hàng hóa của doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao trên cả thị trong và ngoài nước. Từ đó tăng được lợi nhuận thậm chí là lợi nhuận cao. Mặt khác các nước nhỏ có khuynh hướng thương mại nhiều hơn các nước lớn. Lý do là kỹ thuật sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải sản xuất với quy mô lớn nếu họ muốn có hiệu quả lớn hơn nhu cầu của thị trường nội địa. 2.4. Nhờ có xuất khẩu mà doanh nghiệp phân tán được các rủi ro trong kinh doanh. Bằng cách mở rộng thị trường ra nước ngoài, nhà sản xuất có thể tối thiểu hoá các biến động về nhu cầu, có được cơ hội là do chu kỳ kinh doanh thay đổi từ nước này qua nước khác, và vì các sản phẩm có thể nằm trong các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của chúng ở các nưóc khác nhau. Do đó, mở rộng thị trường doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng và do đó họ có thể giảm được nguy cơ bị mất khách hàng, tránh được những biến động và sức Ðp của khách hàng trong nước gây ra. Từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn được ổn định. . Xuất khẩu tạo ra cơ hội cho nhập khẩu. Việc kinh doanh có thể đến từ nhà xuất khẩu hay nhập khẩu. Công việc kinh doanh được thúc đẩy có thể từ phía nhà nhập khẩu vì họ đang tìm kiếm nguồn cung cấp rẻ hay các bộ phận có chất lượng hơn để sử dụng cho quy trình sản xuất của họ. Hoặc doanh nghiệp đang tìm kiếm một mặt hàng mới từ nươc sngoài để bổ sung các mặt hàng đang có của họ, nhằm tăng doanh số bán hàng. Nhờ có nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp và rẻ sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thi trường xuất khẩu. Bằng cách mở rộng các nhà phân phối ở nước ngoài, doanh nghiệp sẽ giảm được nguy cơ phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp giúp cho doanh nghiệp chủ động được trong kinh doanh sản xuất. 3. Các hình thức xuất khẩu thông dụng của doanh nghiệp : Kinh doanh xuất khẩu có rất nhiều hình thức giao dịch. Tuỳ loại hình kinh doanh và đắc điểm của sản phẩm kinh doanh mà doanh nghiệp nên lùa chọn cho mình một phương thức phù hợp. Nhìn chung người ta thường áp dụng một số hình thức sau: Xuất khẩu trực tiếp: Trong phương thức này các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ký hợp đồng ngoại thương, với tư cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với các luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời phải bảo đảm được lợi Ých quốc gia và bảo đảm uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Các bước tiến hành: Ký hợp đồng nội mua hàng hoặc tự tổ chức sản xuất. Ký hợp đồng ngoại, giao hàng, thanh toán tiền với bên nước ngoài. Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu thu được thường cao hơn các hình thức khác. Đơn vị ngoại thương đứng ra cới vai trò là người trực tiếp, do đó nếu hàng có quy cách, phẩm chất tốt sẻ nâng cao được uy tín của đơn vị. Tuy nhiên , trước hết nó đòi hỏi đơn vị xuất khẩu phải có lượng vốn khá lớn,ớng trước để mua hàng hoặc sản xuất. Hơn nữahình thức này có mức độ rủi ro lớn vì nếu doanh nghiệp ngoại thương không tự sản xuất, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm không chu đáo dẫn đến bị kiếu nại hoặc do thiên tai mất mùa nên ký hợp đồng xong không có hàng để xuất. Xuất khẩu uỷ thác: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hàng hoá dịch vụ muốn xuất khẩu nhưng doanh nghiệp này không được quyền được xuất khẩu hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp thì uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm dịch vụ kinh doanh xuất khẩu hàng hoá cho mình. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ nhận được một khoản tiền gọi là phí uỷ thác. Về bản chất chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là thù lao đại lý. Các bước tiến hành: Ký hợp đồng nhận uỷ thác với đơn vị sản xuất trong nước. Ký hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài, giao hàng và nhận tiền hàng. Than toán tiền hang và nhận giấy uỷ thác của đơn vị sản xuất. Xuất khẩu gia công uỷ thác: Trong hình thức này, đơn vị ngoại thương đứng ra nhận nguyên liệu hoặc bán thành phẩm về cho doanh nghiệp gia công, sạu đó thu hồi thành phẩm xuất cho bên nước ngoài. Đơn vị được hưởng phí uỷ thác, chi phí này được thoả thuận trước với doanh nghiệp trong nước. Các bước tiến hành: Ký hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị trong nước. Ký hợp đồng gia công với nước ngoài và nhập nguyên liệu. Giao nguyên liệu cho đơn vị gia công. Nhận thành phẩm và giao cho bên nước ngoài. Than toán phí gia công cho đơn vị sản xuất ( bên nước ngoài trả) và đơn vị hưởng phí gia công uỷ thác. Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ vốn vào kinh doanh nhưng đạt hiệu quả tương đối cao rủi ro thấp, thanh toán đảm bảo nhưng đòi hỏi cán bộ quản lý phải có kinh ngiệm về ngiệp vụ này, khi ký hợp đồng nhận gia công với nước ngoài cần phải tính tóan định mức tiêu hao nguyên vật liệu để gia công cho một đơn vị sản phẩm. Hình thức xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài còng tương tự như hình thức này chỉ khác là đơn vị sản xuất phải tự tìm lấy nguyên liệu (trong nước hoặc nhập khẩu) để sản xuất theo đúng mẵu trong đơn đặt hàng. Hình thức gia công xuất khẩu: Đơn vị ngoại thương ký hợp đồng gia công với bên nước ngoài , nhận nguyên liệu sau đó tổ chức gia công hoặc thuê gia công sau đó thu hồi thành phẩm giao cho bên nước ngoài và nhận phí gia công. 3.4. Hàng đổi hàng: Đây là phương thức mà đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu vừa là bên nhập khẩu (bên mua) đồng thời cũng là bên xuất khẩu. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, hai bên tiến hành trao đổi hàng hoá cho nhau dùa trên cơ sở ngang bằng giá trị hàng hoá cũng như các điều kiện khác về thanh toán, vận chuyển. II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP. Có nhiều nhân tố khác nhau tác động đến khả năng và tình hình xuất khẩu của một doanh nghiệp như: Các chế độ chính sách pháp luật, tình hình chính trị- xã hội, kinh tế văn hoá của khu vực và thế giới; Tiềm năng của doanh nghiệp, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp; đối thủ cạnh tranh… Việc nhận thức được các nhận tố ảnh hưởng này sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp khai thác triệt để được những mặt thuận lợi và hạn chế được những mặt khó khăn và rủi ro nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp mình. Để nghiên cứu các nhân tố này ta chia chúng thành hai nhóm: nhóm nhân tố thuộc về môi trường và nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp. 1.CÁC NHÂN TỐ THUỘC VỀ MỘI TRƯỜNG. 1.1. Các chế độ chính sách pháp luật. Đây là những yếu tố tiền đề mà doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu bắt buộc phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện, vì nó thể hiện đường lối lãnh đạo của chính phủ mỗi nước. Nó bảo vệ lợi Ých chung của các tầng líp xã hội, lợi Ých của từng nước trên thị trường quốc tế. Hoạt động xuất khẩu được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau vì vậy chịu sự tác động của các chế dé, chính sách, luật pháp ở các quốc gia đó, đồng thời nó phải tuân theo những quy định luật pháp quốc tế chung. Do đó các nhà kinh doanh xuất khẩu không chỉ phải hiểu về luật pháp của nước mình mà còn phải hiểu rá luật pháp, chính sách của các nướclà thị trường xuất khẩu của mình cùng các thông lệ quốc tế chung. Những chính sách này sẽ có tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là chính sách ngoại thương. Nước ta có mội trường chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác làm ăn với các doanh nghiệp ngoại thương. Chính sách ngoại thương có quan hệ mật thiết với các chính sách đối ngoại của Nhà nước, nó là công cụ hiệu lực để thực hiện chính sáchđối ngoại, mở mang quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước khác, đồng thời nó cũng là nhân tố tác động vào hoạt động quản lý xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tình hình và định hướng phát triển của đất nước trong từng giai đoạn mà chính sách ngoại thương được thực hiện theo cách thức mức độ khác nhau những chính sách ngoại thương được nhà nước sử dụng để quản lý và điều tiết hoạt động xuất khẩu bao gồm: Thuế: Thuế là một công cụ của Nhà nước nhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chính sách thuế là hệ thống các biện pháp của Nhà nước. Thông qua chính sách thuế Nhà nước tác động tới quá trình sản xuất xã hôịi tới phân phối lưu thông, tới tiêu dùng của dân cư, chính sách thuế được thể hiện ở việc tổ chức đánh thuế, phạm vi áp dụng, thuế suất, ưu đãi về thuế, miễn giảm thuế… Thuế xuất khẩu được Nhà nước ban hành nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nâng cao hiệu quả xuất khẩu góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước. Vì chính sách thuế xuất khẩu có thể thúc đẩy hoặc hạn chế xuất khẩu đối với những nhóm mặt hàng khác nhau. Hiện nay Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng tinh chế, do đó chính sách thuế nước ta đang thực hiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, Nhà nước thực hiện chính sách thuế quan cần phải thận trọng trong việc xác định mức thuế xuất khẩu vơí từng nhóm hàng cụ thể để đảm bảo sự hài hoà các mục tiêu do thuế quan tác động. Hạn nghạch (Quota) xuất khẩu. Hạn nghạch xuất khẩu là quy định của Chính phủ về số lượng giá trị của một mặt hàng được phép xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Chính phủ sử dụng hạn nghạch để nhằm bảo hộ sản xuất trong nước bảo vệ tài nguyên, thực hiện cán cân thanh toán quốc tế. Hạn nghạch không đem lại khoản thu cho ngân sách Nhà nước, mà nó chỉ đem lại thuận lợi và có thể là sự độc quyền cho những doanh nghiệp xin được hạn nghạch xuất khẩu. Như vậy hạn nghạch nó tác động đến khả năng xuất khẩu của một doanh nghiệp. Trợ cấp xuất khẩu : Trong một số trường hợp và một số mặt hàng nhất định Chính phủ phải thực hiện trợ cấp xuất khẩu nhằm tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá cả trên thị trường thế giới để phát triển sản xuất trong nước. Chính sách ngoại thương của Chính phủ có sự thay đổi theo các thời kỳ khác nhau sù thay đổi có thể là những thuận lợi, cũng có thể là những khó khăn lớn đối với người làm kinh doanh xuất khẩu vì thế người làm kinh doanh xuất khẩu phải biết nhạy cảm với thời cuộc luôn luôn theo dõi và nắm chắc chiến lược phát triển kinh tế. Từ đó có thể tạo ra được thời cơ kinh doanh thuận lợi và tránh được những rủi rá xảy ra. 1.2. Tình hình kinh tế - chính trị, xã hội của khu vực và thế giới. Thương mại quốc tế có liên quan đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới, do đó tình hình chính trị – xã hội và kinh tế của mỗi quốc gia hay của khu vực đều có ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì thế người làm kinh doanh xuất khẩu phải nắm rõ tình hình chính trị – xã hội và kinh tế của các nước là thị trường xuất khẩu và tình hình chung của khu vực từ đó có các biện pháp đối phó hợp lý với những trường hợp có thể xảy ra. Để minh chứng cho sự ảnh hưởng của tình hình chính trị – xã hội, kinh tế đến hoạt động xuất khẩu ta hãy nhìn vào các sự kiện sau đây: - Sù tan rã Liên bang Xô Viết và sự sụp đổ của hàng loạt các quốc gia khác trong hệ thống XHCN ở Đông Âu đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu của các nước có quan hệ ngoại thương với các nước này bị ảnh hưởng lớn trong đó có Việt Nam, là bạn hàng thân thiết với các quốc gia này. - Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở Châu á năm 1997. Cuộc khủng hoảng này không những ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước trong khu vực Châu á mà cò lan truyền một số nước, khu vực trên thế giới như: Nga, Mỹ và một số nước, thuộc cộng đồng Châu Âu. Đồng thời khủng hoảng này cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các nước trong đó có Việt Nam. Vì để hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng này các nước đã sử dụng giải pháp hạn chế tiêu dùng các nhân, tiết kiệm đầu tư, giảm chi tiêu chính phủ dẫn đến nhu cầu nhập khẩu của các nước này gặp rất nhiều khó khăn. 1.3. Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Hoạt động xuất khẩu không thể tách rời công việc vận chuyển và thông tin liên lạc, vì chính nhờ thông tin liên lạc mà các thoả thuận có thể được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời. Hệ thống giao thông vận tải cùng với các phương tiện vận chuyển hiện đại giúp cho việc lưu thông hàng hoá một cách an toàn, thuận lợi, đúng thời gian quy định, tránh gây ra sự hư háng hay thiếu hụt hàng hoá trong xuất khẩ
Tài liệu liên quan